[ Sinh 10] Các câu hỏi lý thuyết về ADN, ARN, Protein

N

nguyenlamlll

thế bò thuộc loài nào hả ck ;))
p/s: bác nào biết chỉ giùm em cái,em không có tí thông tin nào về loài của bò

~~ Nhớ có nhắn tin qua rùi mà vk ui... giờ đâu mất tiu rùi ý TT.TT



1. Bò là tên để gọi chung các loài động vật trong chi Bos (động vật có vú), bao gồm bò hoang dã và bò thuần hóa.

vd: Bò nhà (Bos primigenius); Bò tót (Bos gaurus)

2. Trâu là một loài động vật thuộc họ Trâu bò (Bovidae), chi Trâu (Bubalus) > Bubalus bubalis
:D uki??
 
H

happy.swan

[Sinh 10] Adn:arn

bạn ơi hãy cho mình biết:
-"trình bày sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của ADN;ARN"
mình đang cần gấp giúp nhanh nha
__________________________thanks you very much________________________

tomandjerry789 said:
Chú ý tiêu đề: [Sinh 10] + Tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
C

cattrang2601

Chức năng của ADN là bảo quản, lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. ADN có cấu trúc phù hợp để thực hiện chức năng của nó.
– Đầu tiên xét chức năng của ADN là bảo quản, lưu trữ thông tin di truyền nên nó phải thật bền vững. ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các nuclêôtit, các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste tạo thành chuỗi pôlynuclêôtit. Các liên kết phôtphodieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit là các liên kết bền vững, chỉ những tác nhân đột biến có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng tới liên kết này do đó liên kết phôtphodieste giữ cho phân tử ADN sự bền vững nhất định giúp nó bảo quản và lưu trữ tốt thông tin di truyền. Mặt khác, các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại). Liên kết hiđrô là liên kết yếu nhưng ADN có rất nhiều liên kết hiđrô nên ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, chính nhờ tính linh họat này mà các enzim có thể sữa chữa các sai sót về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
– ADN phiên mã tạo ra ARN, nhờ đó mà thông tin di truyền được truyền đạt từ ADN tới prôtêin theo sơ đồ ADN → ARN → prôtêin. Liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit của 2 mạch đơn làm cho ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, tính bền vững giúp nó bảo quản, lưu trữ thông tin di truyền tốt còn tính linh hoạt giúp cho 2 mạch đơn của nó dễ dàng tách nhau ra trong quá trình tái bản (truyền đạt thông tin di truyền giữa các thế hệ tế bào và cơ thể) và phiên mã (truyền đạt thông tin di truyền từ ADN tới prôtêin để biểu hiện thành tính trạng cơ thể). Mặt khác, nhờ nguyên tắc bổ sung mà thông tin di truyền được sao chép một cách chính xác nhất, hạn chế tới mức tối thiểu những sai sót, đảm bảo truyền đạt thông tin chính xác.
– Ngoài ra, nguyên tắc cấu trúc đa phân làm cho ADN vừa đa dạng lại vừa đặc thù. Mỗi loại ADN có cấu trúc riêng, phân biệt với nhau ở số lượng, thành phần, trật tự các nuclêôtit. Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở hình thành tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.


ARN bạn khai thác tương tự nhé! :)

 
H

happy.swan

[Sinh 10] phân biệt adn :arn

phân biệt cấu tạo và chức năng của ADN; ARN
<mình đang cần gấp sáng mai kt>
____________________thank you very much________________________

tomandjerry789 said:
Chú ý tiêu đề: [Sinh 10] + Tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
P

phuc832061

Giống nhau:
- Đều là axit nucleic được cấu tạo bởi các chất C, H, O, N, P
- Đều có 3 thành phần chủ yếu là đường pentose, axit phosphoric, base nito
- Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân. Mỗi đơn phân là một nucleotit. Có 3 loại nucleotit giống nhau là A, G, C.
- Đều có tính đa dạng và đặc thù bởi số lượng thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotit.
- Đều có khả năng truyền đạt thông tin di truyền.

Khác nhau (tốt nhất bạn nên kẻ bảng ra nhé):
- Cấu tạo:
+ DNA: đường deoxyribose
đơn phân có T, không có U
có cấu trúc 2 mạch nên có liên kết Hydro giữa các đơn phân theo từng cặp hai chuỗi xoắn theo chiều từ trái sang phải.
có khối lượng lớn hơn RNA
+ RNA: đường ribose
đơn phân có U, không có T.
có cấu trúc một chuỗi không có liên kết hydro trong phân tử RNA và rRNA một số chỗ có liên kết hydro.
một chuỗi không xoắn cuộn ( mDRA) hay cuộn một vài chỗ ( rRNA, tRNA )
có kích thước khối lượng nhỏ hơn DNA.
- Chức năng:
+ DNA: lưu trữ truyền đạt biến đổi thông tin di truyền
+ RNA: mRNA làm khuôn cho sự tổng hợp Protein
rRNA liên kết với protein đặc hiệu tạo thành các tiểu phần ribosome
tRNA vận chuyển axit amin tới nơi tổng hợp Protein .
 
V

vitconxauxi_vodoi

(*)Giống nhau:
a, Cấu tạo:
_ Đều là những đại phân tử, có cấu trúc đa phân.
_ Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P.
_ Đơn phân đều là các nuclêôtit. Có cùng 3 trong 4 loại nu giống nhau là: ađênin, guanin và xitozin.
_ Giữa các đơn phân có các liên kết cộng hóa trị tạo thành mạch. b, Chức năng: đều có chức năng trong quá trình tổng hợp prôtêin để truyền đạt thông tin di truyền.
(*)Khác nhau:
a, Cấu trúc:
+ ADN (theo Watson và Crick 1953):
- Gồm 2 mạch polinuclêotit xoắn đều, ngược chiều nhau.
- Số lượng đơn phân lớn (hàng triệu). Có 4 loại đơn phân chính: A, T, G, X.
- Đường kính: 20A, chiều dài vòng xoắn 34A (gồm 10 cặp nu cách đều 3,4A).
- Liên kết trên 2 mạch theo NTBS bằng liên kết hiđrô ( A vs T 2 lk; G vs X 3 lk).
- Phân loại: dạng B, A, C, T, Z.
- ADN là cấu trúc nằm trong nhân.
+ ARN:
- một mạch poliribnucleotit dạng thẳng hoặc xoắn theo từng đoạn.
- Số lượng đơn phân ít hơn (hàng trăm, hàng nghìn). Có 4 loại đơn phân chính: A, U, G, X
- Tùy theo mỗi loại ARN có cấu trúc và chức năng khác nhau. - Liên kết ở những điểm xoắn (nhất là rARN): A vs U 2lk; G vs X 3 lk.
- Phân loại: mARN, tARN, rARN.
- ARN sau khi được tổng hợp sẽ ra khỏi nhân thực hiện chức năng.
b, Chức năng:
+ ADN:
- có tính đa dạng và đặc thù là cơ sở hình thành tính đa dạng, đặc thù của các loài sinh vật.
- lưu giữ bảo quản thông tin di truyền.
- quy định trình tự các ribônucletit trên ARN ----> quy định trình tự a.a của prôtêin.
- Những đột biến trên ADN có thể dẫn đến biến đổi kiểu hình.
+ ARN: (tùy từng loại có chức năng riêng):
- truyền đạt thông tin di truyền (mARN).
- Vận chuyển a.a đến nơi tổng hợp prôtêin (dịch mã). - Sau quá trình dịch mã, mARN biến mất, không làm ảnh hưởng đến kiểu hình
 
Last edited by a moderator:
N

ngocanhbl

[sinh 10]protein

tại sao sữa chua sau khi ủ lại sánh đặc không lỏng như ban đầu?
các anh chị giúp em với.thank you vẻy much(*)
Chú ý cách đạt tiêu đề
Đã sửa.Thân !
 
Last edited by a moderator:
P

p3nh0ctapy3u

sữa chuyển từ lỏng sang đặc là vì khi bạn làm sữa chua có chứa các vi sinh vật lên men chua . Sau đó bạn ủ dung dịch sữa với sữa chua , các vi khuẩn lactic sẽ phân chia và nhân lên rất nhanh, lên men tạo ra axit lactic làm cho sữa chua lên, protein trong sữa (gọi là cazein) kết tủa làm sữa chuyển sang trang thái đặc.
 
H

hochoidieuhay

[Sinh 10] câu hỏi

các bạn giúp tớ 2 câu hỏi sau nhé,đang cần gấp lắm chiều thứ 3-23/10 là nộp bài rồi:-SS:-SS,thank you !:)
Câu 1:hãy so sánh về cấu tạo của ADN với ARN .
câu 2:Em hãy phân tích đặc điểm của cấu tạo của nhân tế bào thích nghi với chức năng của nó .



tomandjerry789 said:
Chú ý tiêu đề: [Sinh 10] + Tiêu đề.
 
Last edited by a moderator:
C

cattrang2601

Câu 1:hãy so sánh về cấu tạo của ADN với ARN .


Giống nhau:
a, Cấu tạo:
_ Đều là những đại phân tử, có cấu trúc đa phân.
_ Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P.
_ Đơn phân đều là các nuclêôtit. Có cùng 3 trong 4 loại nu giống nhau là: ađênin, guanin và xitozin.
_ Giữa các đơn phân có các liên kết cộng hóa trị tạo thành mạch. b, Chức năng: đều có chức năng trong quá trình tổng hợp prôtêin để truyền đạt thông tin di truyền.
Khác nhau:
a, Cấu trúc:
+ ADN (theo Watson và Crick 1953):
- Gồm 2 mạch polinuclêotit xoắn đều, ngược chiều nhau.
- Số lượng đơn phân lớn (hàng triệu). Có 4 loại đơn phân chính: A, T, G, X.
- Đường kính: 20A, chiều dài vòng xoắn 34A (gồm 10 cặp nu cách đều 3,4A).
- Liên kết trên 2 mạch theo NTBS bằng liên kết hiđrô ( A vs T 2 lk; G vs X 3 lk).
- Phân loại: dạng B, A, C, T, Z.
- ADN là cấu trúc nằm trong nhân.
+ ARN:
- một mạch poliribnucleotit dạng thẳng hoặc xoắn theo từng đoạn.
- Số lượng đơn phân ít hơn (hàng trăm, hàng nghìn). Có 4 loại đơn phân chính: A, U, G, X
- Tùy theo mỗi loại ARN có cấu trúc và chức năng khác nhau. - Liên kết ở những điểm xoắn (nhất là rARN): A vs U 2lk; G vs X 3 lk.
- Phân loại: mARN, tARN, rARN.
- ARN sau khi được tổng hợp sẽ ra khỏi nhân thực hiện chức năng.
 
L

ludbs

_Độ bền vững của ARN phụ thuộc vào số liên kết H
+mARN ko có liên kết hiđoro nên dễ bị enzim trong tế bào phân huy........>thời gian tồn tại ngắn nhất
+rARN có 70% là liên kết hiđoro nên .......>dài nhất

Mặt khác mARN là bản sao của ADN, thực hiện việc tổng hợp protein, cần độ chính xác cao nên có thới gian tồn tại ngắn.
rARn liên kết với protein tạo nên riboxom--> tồn tại lâu nhất

Bạn phân tích đúng ý sau còn ý đầu thì mình thấy không cần thiết lắm, bởi vì t ARN cũng có lk hidro
 
Top Bottom