[ Sinh 10] Các câu hỏi lý thuyết về ADN, ARN, Protein

T

thaibinh96dn

Còn peptidoglican thì cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđat có cấu trúc mền dẻo ( cấu trúc này khá phức tạp, chỉ cần biết là nó tương đối mền dẻo và linh động thui, ko cần tìm hiểu kĩ làm gì:p) lk vs nhau = các đoạn polipeptit ngắn \Rightarrow phù hợp vs sự phân chia bằng cách hình thành eo thắt từ ngoài vào trong :)
Vấn đề nằm ở chỗ em có đọc một tài liệu nó bào thành tb vi khuẩn cứng chắc nên em mới phân vân...........h đã hiểu........tks chị nhìu:)
 
H

hieupyqtvn

[ Sinh 10 ]

Đơn phân của ADN và ARN đều gồm có
  • đường pentôzơ và nhóm phôtphat.
  • đường pentôzơ, nhóm phôtphat và bazơ nitơ.
  • nhóm phôtphat và bazơ nitơ.
  • đường pentôzơ và bazơ nitơ.
sao dap an la b.adn lam j ma co pentozo
khong hieu noi
 
H

hoan1793

Axit nucleic: AXIT NUCLÊIC Axit nuclêic gồm có ADN (axit đêôxiribônuclêic) và ARN (axit ribônuclêic). Axit nuclêic là pôlinuclêôtit, được tạp thành do các nuclêôtit kết hợp với nhau theo nguyên tắc đa phân nhờ liên kết phôtphođieste.

+)Cấu trúc: nuclêôtit – đơn phân của ADN Bazơ nitơ có 4 loại là A: Ađênin; G: Guanin; T: Timin; X: Xitôzin 2. Cấu trúc ADN ADN tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào và cũng có ở ti thể, lạp thể trong tế bào chất. Đó là một axit hữu cơ, có chứa các nguyên tố C, H, O, N và P mà mô hình cấu trúc của nó được hai nhà bác học J. Watson và F. Crick công bố vào năm 1953.Theo mô hình này, cấu trúc của phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch pôlinuclêôtit (mỗi mạch do các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste) chạy song song và ngược chiều nhau xoắn đều đặn quanh trục phân tử. Chiều xoắn là 2 nanômet (nm), chiều cao vòng xoắn là 3,4nm (một chu kì xoắn) gồm 10 cặp nuclêôtit.Đa số các phân tử ADN được cấu tạo từ hai mạch pôlinuclêôtit cấu trúc theo nguyên tắc đa phân (gồm nhiều đơn phân kết hợp với nhau) và nguyên tắc bổ sung (A của mạch này thì liên kết với T của mạch kia bằng hai mối liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này thì liên kết với X của mạch kia bằng ba mối liên kết hiđrô và ngược lại....

+)Chức năng của ADN Nguyên tắc cấu trúc đa phân làm cho ADN vừa đa dạng lại vừa đặc thù. Mỗi loại ADN có cấu trúc riêng, phân biệt với nhau ở số lượng, thành phần, trật tự các nuclêôtit. Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở hình thành tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật. ADN đảm nhận chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật....(ARN......) :D
 
T

thaibinh96dn

[Sinh 10] Protein

Mấy bác cho em hỏi: Vì sao cấu trúc xoắn alpha của protein trong cấu trúc bậc 2 lại bền hơn cấu trúc gấp nếp bêta? Theo em nghĩ gấp nếp bêta bền hơn chứ..do alpha thì 4 axit amin mới có 1 liên kết còn bêta thì gặp đâu liên kết đó mà.
 
A

alexandertuan

Cấu trúc xoắn α (α helix):
_Sự tạo thành và độ bền của cấu trúc xoắn α phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ thành phần và trình tự sắp xếp của các acid amine trong mạch polipeptide, pH môi trường
Trình tự amino acid ảnh hưởng đến tính bền vững của chuỗi α-helix
Str5.JPG

Không phải tất cả polypeptide có thể tạo nên cấu trúc xoắn bền vững. sự tương tác giữa các chuỗi bên amino acid có thể làm bền hóa hoặc mất ổn định cấu trúc này. Ví dụ, nếu một chuỗi polypeptide có một đoạn dài mang Glu, đoạn này sẽ không hình thành dạng xoắn ở pH=7. Nhóm carboxyl tích điện âm gần kề với Glu còn lại sẽ đẩy nhau mạnh ngăn cản sự hình thành chuỗi xoắn. Vì một nguyên nhân tương tự, nếu có nhiều Lys và/hoặc Arg mang nhóm R tích điện dương ở pH=7, chúng sẽ đẩy nhau và ngăn cản sự hình thành cấu trúc xoắn. Các amino acid khác như Asn, Ser, Thr và Cys có thể làm mất sự ổn định của chuỗi xoắn nếu chúng gần nhau trong chuỗi.
Sự xoắn cuộn của chuỗi xoắn xảy ra giữa một chuỗi amino acid và phần dư 3 chuỗi (đôi khi là 4) nằm cách xa vùng kia. Amino acid tích điện dương thường thấy cách 3 amino acid so với tích điện âm, cho phép sự hình thành một cặp ion. 2 amino acid thơm thường nằm ở vị trí giống nhau hình thành tương tác kỵ nước, và một số amino acid ức chế sự hình thành dạng xoắn alpha là Pro và Gly.
Trong Proline, nguyên tử nitrogen là một phần của một vòng vững chắc nên liên kết NOC không thể quay được. Vì thế, Pro không ủng hộ việc hình thành dạng xoắn, hơn nữa nitrogen của Pro trong liên kết peptide không có hydrogen thay thế tham gia vào liên kết hydrogen với amino acid khác. Vì những kí do này, proline hiếm khi thấy trong cấu trúc xoắn.
Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến sự bền vững của chuỗi xoắn là sự đồng nhất của các amino acid nằm gần điểm cuối của mỗi đoạng xoắn. Mỗi liên kết peptide tồn tại 2 cực điện. Các cực này liên kết với nhau thông qua liên kết hydrogen của chuỗi xoắn, dẫn đến mạng lưới lưỡng cực dọc theo chiều dài của chuỗi. 4 amino acid nằm cuối cùng của chuỗi không tham gia vào liên kết hydrogen. Cực âm và cực dương của vùng lưỡng cực chính tại nhóm amino và carbonyl gần đầu tận cùng amino và carbonyl tương ứng. Vì thế, các amino acid thường thấy ở đầu tận cùng amino của đoạn xoắn, nơi có tương tác bền với cực dương của đoạn xoắn lưỡng cực; amino acid tích điện dương ở đầu tận cùng amino ít bền vững. Điều ngược lại xảy ra ở đầu tận cùng của đoạn xoắn.
Có 5 mối liên hệ khác ảnh hưởng đến sự bền vững của chuỗi xoắn: 1) lực đẩy tĩnh điện (lực hấp dẫn) giữa các amino acid liền kề với nhóm R tích điện, 2) cấu hình của nhóm R kề bên, 3) sự tương tác giữa nhóm R của 3 hoặc 4 amino acid riêng biệt, 4) sự hiện diện của Pro và Gly, 5) sự tương tác giữa amino acid ở cuỗi đoạn xoắn và điểm lưỡng cực vốn có của chuỗi xoắn. Kiểu cấu thành chuỗi xoắn trên phụ thuộc vào sự đồng nhất và trình tự của amino acid bên trong đoạn xoắn.
_Đặc tính của cấu trúc chuỗi α-helix
Cấu trúc này được bền vững hóa nhờ liên kết hydrogen gắn với nguyên tử nitrogen tích điện âm của liên kết peptide và nguyên tử carbonyl oxygen tích điện âm của amino acid thứ 4 trên vùng tận cùng của amino acid của liên kết peptide. Bên trong chuỗi helix, mỗi liên kết peptide (trừ liên kết kề với 2 đầu của chuỗi) tham gia vào liên kết peptide đó. Mỗi vòng liên tiếp của chuỗi helix chứa 3 đến 4 liên kết hydrogen. Tất cả liên kết hydrogen đó tạo nên tính ổn định cho cấu trúc chuỗi xoắn helix.
(*)Cấu trúc phiến gấp β tìm thấy trong fiborin của tơ, nó khác với xoắn α ở một số điểm như sau:
+Đoạn mạch polipeptide có cấu trúc phiến gấp β thường duỗi dài ra chú không cuộn xoắn chặt như xoắn α. Khoảng cách giữa 2 gốc acid amine kề nhau là 3,5AO.
+Liên kết hidro được tạo thành giữa các nhóm –NH- và –CO- trên 2 mạch polipeptide khác nhau, các mạch này có thể chạy cùng hướng hay ngược hướng với nhau.
 
Y

yuper

Vì sao cấu trúc xoắn alpha của protein trong cấu trúc bậc 2 lại bền hơn cấu trúc gấp nếp bêta? Theo em nghĩ gấp nếp bêta bền hơn chứ..do alpha thì 4 axit amin mới có 1 liên kết còn bêta thì gặp đâu liên kết đó mà

- Chú hiểu thế này:

- Các liên kết hidro trong gấp beta tuy nhiều nhưng chúng đã được kéo căng, nên nếu kéo căng nó sẽ đứt dễ dàng

- Còn liên kết hidro trong xoắn alpha làm cho nó có tính đàn hồi ( như sợi len ), cái này là do năng lượng của liên kết hydro trong xoắn alpha ( cái này a ko biết cụ thể là bao nhiêu )
 
H

hiephoatran01

bài thực hành tách chiết ADN

:confused::confused::confused:help me!!!!!!!!!!!!!!!! mình đang cần gấp lắm!
khi tách chiết ADN từ gan,phải nghiền nát gan rồi cho nước vào tạo thành dịch nghiền.ta cho nước rửa chén vào để làm gì?giải thích việc làm đó??
Xin chân thành cảm ơn!!
 
H

haphuong2396

- Khi ta nghiền nát gan, tức là đã phá bỏ lớp màng tế bào cùng lớp màng nhân để cho ADN được giải phóng ra. Tuy nhiên lớp màng tế bào được cấu tạo bởi lớp kép photpholipit nên cho dầu rửa bát vào để làm tan cái lớp màng tế bào và màng nhân, giúp ADN được giải phóng.
Hình như là như thế hay sao ý, mình cũng k nhớ rõ lắm :(
 
T

tuyetmuadong97

tính chất của protein

tại sao khi đun nước gạch cua, lúc sôi gạch cua lại nổi lên và đóng thành mảng?
 
P

p3nh0ctapy3u

khi đun lửa đã cho thịt cua giã nhuyễn vào trước khi đun thì thịt cua "bị chín" ( protêin bị đông tụ khi đun nóng trong nước ) , mặt khác khi đông tụ thể tích chất protêin sẽ tăng lên so với ban đầu do bị đun nóng, lúc này khối lượng riêng giảm đi và thấp hơn nước nên sẽ nổi lên trên tạo thành từng mảng ( tạo mảng là do thịt cua bị giã nhuyễn và tơi nhỏ, khi đun lửa thì các thớ thịt của sẽ đông tụ và nổi lên từ từ nổi lên và kết lại thành từng mảng )
~>Chúc bạn học tốt ;)
 
B

bilemlinh97

[Sinh 10] Bài thực hành 12

1.Vì sao phải nghiền mẫu vật khi tách chiết ADN?
2.Vì sao nước rửa chén có thể phá vỡ màng tế bào?
3.Vì sao nước dứa có thể loại bỏ protein?

Giúp e với,chiều kiểm tra rồi...
 
N

nguyenbahiep1

2.Vì sao nước rửa chén có thể phá vỡ màng tế bào?
3.Vì sao nước dứa có thể loại bỏ protein?

Giúp e với,chiều kiểm tra rồi...

Phân tử nước rửa chén có chứa đồng thời các nhóm ưa nước và kị nước. Do đó, nhóm kị nước sẽ hấp phụ ( bám ) vào bề mặt các giọt lipit, nhóm ưa nước quay ra tiếp xúc với nước. Vì thế các giọt lipit của màng tế bào không thể kết tụ với nhau.
- Nước dứa có chứa nhiều axit hữu cơ ( tạo nên vị chua của dứa ) giúp phá vỡ protein


nguồn goole
 
L

letayson

3.Vì sao nước dứa có thể loại bỏ protein?


trong nước dứa có enzim nhằm thuỷ phân prôtein và giải phóng ADN ra khỏi prôtêin
 
P

p3nh0ctapy3u

Vì ADN của trâu khác ADN của bò cho nên dù có cùng 1 nguyên liêụ axit amin giống nhau lấy từ cỏ nhưng dưới khuôn mẫu ADN của trâu khác của bò nên đã tổng hợp nên protein ở trâu và bò là khác nhau.
 
L

linhtrang2012

[Sinh 10] Protein

Mỗi loài có cấu trúc ADN được cấu tạo bởi các nuclêôtit xác định và đặc trưng cho loài đó. Do đó việc tổng hợp protein để cấu tạo nên cơ thể các loài là khác nhau hoàn toàn. Do đó thịt không được phân biệt bằng thức ăn mà phải phân biệt qua ADN.:)>-
 
N

nguyenlamlll

Vì ADN của trâu khác ADN của bò cho nên dù có cùng 1 nguyên liêụ axit amin giống nhau lấy từ cỏ nhưng dưới khuôn mẫu ADN của trâu khác của bò nên đã tổng hợp nên protein ở trâu và bò là khác nhau.

:D cái này vk làm cũng ok rồi.. nhưng mà giải thích lại cho có đầu có đuôi nè.. =]

_ Protein được quy định bởi các trình tự các đơn phân trên chuỗi polypeptide là amino acid
_ Chuỗi amino acid được tổng hợp dựa trên trình tự các ribonucleotide trên mRNA
_ Trình tự các ribonucleotide trên mRNA được quy định bởi trình tự các nucleotide trên DNA

DNA là đặc trưng cho từng loài sinh vật. Nên trâu (loài Bubalus bubalis) sẽ có bộ DNA khác so với bò (thuộc loài khác so với trâu)
Cùng ăn cỏ, cùng hấp thu một số loại amino acid nhất định như nhau, nhưng do có trình tự sắp xếp khác nhau, đã tạo nên những mRNA khác nhau, dẫn đến chuỗi polypeptide khác nhau, protein khác nhau
 
P

p3nh0ctapy3u

DNA là đặc trưng cho từng loài sinh vật. Nên trâu (loài Bubalus bubalis) sẽ có bộ DNA khác so với bò (thuộc loài khác so với trâu)
thế bò thuộc loài nào hả ck ;))
p/s: bác nào biết chỉ giùm em cái,em không có tí thông tin nào về loài của bò
 
Top Bottom