[ Sinh 10] Các câu hỏi lý thuyết về ADN, ARN, Protein

L

lananh_vy_vp

Câu 3:
ADN:
- Cấu trúc mạch kép , xoắn phải.

- Nucleotit : A,T,G,X.

- Đường C5H10O4.

- Khối lượng và kích thước lớn.

- Số lượng đơn phân lớn .
ARN
-Cấu trúc mạch đơn.

-Ribonucleotit : A,U,G,X.

- Đường C5H10O5.

- Khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN.

- Số lượng đơn phân ít hơn .

Câu 4:

: Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ thể sống
+ Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, sự sống chỉ xuất hiện khi có tổ chức tế bào. Các đại phân tử chỉ thể hiện chức năng sống trong tổ chức tế bào. Các quá trình chuyển hóa v/c và di truyền đều được diễn ra trong TB, TB được sinh ra từ TB.
+ TB tồn tại dưới những cấp độ khác nhau của tổ chức vật chất sống.
- Ở cơ thể đơn bào nó là mức độ cơ thể, cơ thể đa bào đã có những phương thức thích nghi đa dạng để tồn tại nhưng không vượt ra ngoài giới hạn mô hình chung của cấu tạo tế bào.
- Ở cơ thể đa bào chúng thuộc mức độ dưới cơ thể, trong quá trình tiến hóa đã xuất hiện những dạng sống khác nhau, bằng chứng là đã có sự phân hóa về cấu tạo, và chuyên hóa về chức năng sinh lí, sinh thái, di truyền.
- TB cũng như các hệ thống sống khác: có sinh trưởng, phát triển, bảo tồn, phục hồi tính nguyên vẹn và sinh sản nhờ năng lượng- vật chất lấy từ môi trường. TB là một hệ thống sống gồm 2 thành phần: Nhân và tế bào chất có quan hệ chặt chẽ với nhau, là cơ sở của sự phát triển, cấu tạo và hoạt động của mọi thực vật, động vật.
- Nói cách khác TB không chỉ là 1 phần cử cơ thể đa bào mà còn là một đơn vị sống nguyên vẹn.
- Vì vậy có thể nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng di truyền của tất cả cơ thể sống.

Câu 2:
*Cacbonhidrat:
- Có các nguyên tố : C,H,O
- Tỉ lê H:O : 2:1 ( như nước)
- Cấu trúc theo nguyên tác đa phân (gồm nhiều đơn phân)
- Tính chất : tan nhiều trong nước , dễ phân hủy hơn .

*Lipit:
- Có các nguyên tố : C,H,O,đôi khi có : N,P.
- Tỉ lệ : O ít
-Cấu trúc không theo nguyên tắc đa phân.
- Tính chất : ít tan trong nước , tan trong dung môi hữu cơ (benzen).
 
P

protankhai

[Sinh 10 nâng cao]Cần giúp

em học mà ko đúc kết đc các công thức tính ADN của sinh 10
có ai hay , giỏi cho em 1 cái đề cương công thức tính đi
:-SS
 
L

lazy310

Giống nhau:
*Cả hai đều có 3 thành phần(...)
*Có A,G,X
*Có đường 5 cacbon(đường C5)
*Có nhóm axit photphoric
Khác nhau:
ADN
*Có T ko có U
*Đường [TEX]C_5 H_1_0 O_4[/TEX]
ARN
*Có U ko có T
*Đường [TEX]C_5 H_1_0 O_5[/TEX]
Không biết đủ chưa nữa
Còn thiếu gì bận bổ sung thêm nha
 
Last edited by a moderator:
C

cloudyls95

Đề thi học sinh giỏi sinh học

Câu 1. Trình bày nội dung thuyết cộng sinh về nguồn gốc chủng loại của ti thể? nêu các dẫn chứng minh cho giả thuyết này.
Câu 2. a) Trạng thái nhiễm sắc thể kép tồn tại ở những giai đoạn nào của tế bào?
b) Tính ổn định bộ NST của loài được duy trì nhờ nhũng cơ chế nào?
Câu 3.1) Đặc điểm cơ bản nào về cấu tạo tế bào của vi khuẩn giúp chúng thích nghi cao với các điều kiện môi trường khác nhau?
2) Virut sao chép ngược (retrovirut) có vật chất di truyền là gì và được nhân lên như thế nào?
Câu 4. Nêu đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng?
Câu 5. Vai trò của nitơ đối với thực vật? Quá trình chuyển hoá các hợp chất hữu cơ trong đất diễn ra như thế nào? Câu 6. a) Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? nếu tim của nột phụ nữ đập 60 lần trong một phút, khối lượng máu trong tim cô ta là 120ml vào cuối tâm trương và 75ml ở cuối tâm thu, lượng máu bơm/phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu?
b) Tại sao ở các động vật có vú, nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể?
Đây là đề thi HSG môn sinh 11 của trường mình, mình học lớp 10 nhưng cũng đã thử tham gia thi, đề có 10 câu nhưng mình post thử mấy câu hay hay lên cho mọi người tham khảo.

~>Chú ý:tiêu đề+đã sửa
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Câu 3.
2) Virut sao chép ngược (retrovirut) có vật chất di truyền là gì và được nhân lên như thế nào?
VCDT:ARN
Đc nhân lên bằng cách:
Giai đoạn đầu dùng enzim phiêm mã ngược mang theo chuyển ARN-->ADN (xảy ra trong TBC)
Giai đoạn sau khi ADN của virus đã gắn vào NST của tế bào ở trong nhân thì tiến hành phiêm mã tạo mARN nhờ enzim ARN polimeraza của tế bào.
 
A

anhvodoi94

b) Tại sao ở các động vật có vú, nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể?

Trả lời :

- Do tỉ lệ S/V càng lớn ( khối lượng nhỏ _ sinh vật nhỏ như chuột,... ) thì nhiệt tiêu hao ra môi trường lớn => tim đập nhanh cung cấp đủ dinh dưỡng .

- Ngược lại : S/V càng nhỏ ( khối lượng lớn như voi ,...) mất ít nhiệt hơn => tim đập chậm hơn .
 
V

volongkhung

[ sinh 10] ADN và nhân đôi ADN

1, GEN
a, Cấu trúc hóa học của gen
- Gen là một đoạn của phân tử ADN ( axit deoxiribo nucleit)
- Gen có hai đoạn polynu xoắn lại vs đơn phân là nuclêôtit. Mỗi nu có
+ L = 3,4 Ao
+ m= 300 đvc
+ 3 phần : * 1 phân tử đường đeoxiribo ( C5H10O4 )
* 1 phân tử axit H3PO4
* 1 trong 4 bazơ nitơ : A, T ,G ,X
- Các nu đều gióng nhau ở thành phần đường và axit H3PO4 , chỉ khác nhau ở bazơ ni tơ nên dựa vào sự khác nhau đó để đặt tên cho nu \Rightarrow Có 4 loại nu : A, T , G ,X
* Liên kết hóa học trong Gen:
+ Giữa các nu trên 1 mạch của Gen liên kết vs nhau bằng liên kết photpho đi este - là liên kết giữa phân tử đườngcủa nu này và axit H3PO4 của nu kế cận tạo thành chuỗi polynu
+ Giữa các nu trên 2 mạch của gen liên kết vs nhau bằng liên kết hiđro theo nguyên tắc bổ sung
+ Hai đoạn polynu của gen xoắn lại tạo nhiều vòng xoắn mang tính chu kì , những vingf xoắn chưa 10 cặp nu ( tính trên 2 mạch ) có L= 3,4nm
b, Cấu trúc di truyền của gen :
- Về mặt di truyền : gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho 1 sản phâm rnhất định ( sản phẩm đó là ARN hoặc Pr). Thông tin di truyền của gen được đặt trưng bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các bộ ba nu trên 1 mạch của gen
- Trình tự sắp xếp các bộ ba nu trong gen được gọi là mã di truyền. Nó quy định trình tự các bộ ba ribonu của ARN và trình tự của các axit amin trong chuỗi polipeptic của phân tử protêin
2, Các dạng toán liên quan đến Gen:
a, Dạng 1: Tính số lượng , tỉ lệ từng loại nu của gen:
* Tính số lượng từng loại nu của gen
Gọi A1, T1, G1, X1 lần lượt là số lượng từng loại nu / mạch 1
A2, T2, G2, X2 lần lượt là số lượng từng loại nu / mạch 2
Ta có : A1 + T1 + G1+ X1 = A2+ T2+ G2 + X2 = N/2
theo nguyên tắc bổ sung
A1= T2
G1= X2
T1= A2
X1= G2
* Xét trên cả gen
- N = A + T + G + X = 2A + 2G
\Rightarrow N/2 = A+ G
( còn nữa )



 
V

volongkhung

Pic này trùng với mấy chuyên đề mà cả nhà đang làm ở box 12 :) Hiện tại mới chỉ có chị gril, tớ và anh Linh cùng một số mem khác tham gia :) cậu vào luôn để bổ sung nhân lực nhé ;)
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=155089
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=155091
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=157061
Mình chỉ post lý thuyết thôi mak, mấy link này là bài tập, có lý thuyết thì mới áp dụng vào bài tập được chứ ;))
Tiếp nek :
Dạng 2: Tính chiều dài, số vòng xoắn , khối lượng của gen
a, Tính chiều dài gen ( L )
Do hai mạch gen luôn song song và bằng nhau nên chiều dài của gen bằng chiều dài 1 mạch gen . Một mạch của gen có N/2( nu) . 1 Nu có L=3,4 nm . Nên chiều dài của gen đc ác định bởi công thức :
L= N/2 x 3,4
b, Số vòng xoắn và khối lượng của gen :
* số vòng xoắn ( C )
C = N / 20 = L / 3,4
* Khối lượng của gen :
M = 300 N
Dạng 3 : Tính số liên kết hóa học trong gen
a, Số liên kết hidro
H = 2A + 3G
b, Số liên kết hóa học
* Số liên kết hóa học ( liên kết photpho dieste ) giữa các nu :
- Giữa 2 nu hình thành liên kết photpho dieste, Giữa 3 nu hình thành 2 liên kết photpho dieste ... Trên 1 mạch của gen có N/2 nu hình thành N/2 _ 1 liên kết
* số liên kết photpho dieste giữa và trong các nu ( tổng số liên kết giữa đường và axit của gen )
- Giữa các nu của gen có N - 2 liên kết giữa đường và axit, Trong 1 nu lại có liên kết đường và axit mak mọt gen có N nu nên có thêm n liên kết
N - 2 + N = 2n - 2
 
H

hardyboywwe

riboxom

RNA riboxom (ribosomal RNA-rRNA)




rRNA cùng với protein cấu tạo nên ribosome. rRNA chiếm tỷ lệ cao trong tế bào có thể đến 75% của tổng RNA. Ở các ribosome khác nhau có các rRNA khác nhau, chúng được đặc trưng bởi hằng số lắng S:

- Eukaryote : ribosome có hệ số lắng khi ly tâm là 80S, gồm hai đơn vị:
+ Đơn vị lớn ( 60S) có rRNA 28S; 5,8S; 5S
+ Đơn vị nhỏ (40S) có rRNA 18S
- Prokaryote và lục lạp, ty thể có hệ số lắng khi ly tâm là 70S, gồm 2
+ Đơn vị lớn (50S): có loại rRNA 23S; 5S
+ Đơn vị nhỏ (30S): có rRNA 16S
RNA ribosom có cấu trúc bậc I (mạch thẳng) và cấu trúc bậc hai. Trong ribosome, các rRNA tồn tại ở dạng cấu trúc bậc hai. RNA ribosom có cấu tạo là một sợi xoắn có nhiều vùng liên kết đôi theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với U, G liên kết với X và có khi G liên kết với U. Trong tế bào rRNA chiếm tỷ lệ cao có thể lên đến 75-80% tổng số RNA

bf079dab58142227b182db5d134fea8c5g.jpg
 
M

marytran96

ARN cấu trúc vào chức năng?

cô giáo bảo về nhà kẻ bảng:
cột 1 ghi các loại arn: marn,tarn, rarn
cột 2 ghi cấu trúc của 3 loại arn trên
cột 3 ghi chức năng của 3 loại arn trên.
- ngày mai mình học môn sinh rồi mà chưa biết ghi sao cho hoàn chỉnh mà lại ngắn gọn, có bạn, anh, chị, cô, thầy,... nào biết thì giúp em với nhé! thanks
 
L

lananh_vy_vp

Đặc điểm so sánh|mARN|tARN|rARN
Cấu trúc|Một chuỗi poliribonucleotit mạch thẳng bao gồm hàng trăm đến hàng ngàn đơn phân, sao chép đúng một đoạn ADN.|Một chuỗi poliribonucleotit có từ 80-100 đơn phân quấn trở lại một đầu có những đoạn liên kết theo nguyên tắc bổ sung tạo thành các thuỳ tròn và trong các thuỳ mang bộ ba đối mã (khớp với bộ ba mã sao trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), một đầu mang tARN gắn với axit amin.|Một chuỗi poliribonucleotit quấn trở lại một đầu, chứa hàng ngàn đơn phân, trong đó có khoảng 70% số ribonucleotit liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
Chức năng|Chứa đựng và truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến riboxom (từ nhân ra tế bào chất).|Vận chuyển axit amin tới riboxom để tham gia quá trình tổng hợp protein, có vai trò như "người dịch mã".|Là thành phần cấu tạo nên riboxom.
 
H

hardyboywwe

Đây là phần so sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu trúc và chức giữa ADN và ARN,bạn có thể tham khảo :)

Giống nhau:
a, Cấu tạo:
_ Đều là những đại phân tử, có cấu trúc đa phân.
_ Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P.
_ Đơn phân đều là các nuclêôtit. Có cùng 3 trong 4 loại nu giống nhau là: ađênin, guanin và xitozin.
_ Giữa các đơn phân có các liên kết cộng hóa trị tạo thành mạch.
b, Chức năng: đều có chức năng trong quá trình tổng hợp prôtêin để truyền đạt thông tin di truyền.
** Khác nhau:
a, Cấu trúc:
+ ADN (theo Watson và Crick 1953):
- Gồm 2 mạch polinuclêotit xoắn đều, ngược chiều nhau.
- Số lượng đơn phân lớn (hàng triệu). Có 4 loại đơn phân chính: A, T, G, X.
- Đường kính: 20A, chiều dài vòng xoắn 34A (gồm 10 cặp nu cách đều 3,4A).
- Liên kết trên 2 mạch theo NTBS bằng liên kết hiđrô ( A vs T 2 lk; G vs X 3 lk).
- Phân loại: dạng B, A, C, T, Z.
- ADN là cấu trúc nằm trong nhân.
+ ARN:
- một mạch poliribnucleotit dạng thẳng hoặc xoắn theo từng đoạn.
- Số lượng đơn phân ít hơn (hàng trăm, hàng nghìn). Có 4 loại đơn phân chính: A, U, G, X
- Tùy theo mỗi loại ARN có cấu trúc và chức năng khác nhau.
- Liên kết ở những điểm xoắn (nhất là rARN): A vs U 2lk; G vs X 3 lk.
- Phân loại: mARN, tARN, rARN.
- ARN sau khi được tổng hợp sẽ ra khỏi nhân thực hiện chức năng.
b, Chức năng:
+ ADN:
- có tính đa dạng và đặc thù là cơ sở hình thành tính đa dạng, đặc thù của các loài sinh vật.
- lưu giữ bảo quản thông tin di truyền.
- quy định trình tự các ribônucletit trên ARN ----> quy định trình tự a.a của prôtêin.
- Những đột biến trên ADN có thể dẫn đến biến đổi kiểu hình.
+ ARN: (tùy từng loại có chức năng riêng):
- truyền đạt thông tin di truyền (mARN).
- Vận chuyển a.a đến nơi tổng hợp prôtêin (dịch mã).
- Sau quá trình dịch mã, mARN biến mất, không làm ảnh hưởng đến kiểu hình.
 
B

bingot_lovely_sweet

Đề ôn tập sinh học nâng cao

(Mình tìm được trên google một bộ đề rất hay, nhưng lại không có câu trả lời, các câu hỏi đều mang tính chất nâng cao, mong các bạn Giúp mình để mình có thể hoàn thiện bộ đề ôn tập 1 cách đầy đủ nhất! Chân thành!)


CÂU HỎI ÔN TẬP SINH HỌC 10 NÂNG CAO
Câu 1: Nêu các cấp tổ chức chính của thế giới sống từ thấp đến cao và mối tương quan của các cấp tổ chức đó.
Câu 2: Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể sống?
Câu 3: Nêu đặc điểm của các giới sinh vật.
Câu 4: Trình bày cấu trúc hoá học, đặc tính hoá lý và ý nghĩa sinh học của nước.
Câu 5: Nêu cấu trúc và chức năng của các loại cacbohidrat.
Câu 6: Nêu cấu trúc và chức năng của các dạng lipit.
Câu 7: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa lipit và cacbohidrat.
Câu 8: Trình bày các bậc cấu trúc của prôtêin.
Câu 9: Trình bày chức năng của prôtêin.
Câu 10: Tại sao chúng ta phải ăn các nguồn thức ăn khác nhau?
Câu 11: Trình bày cấu trúc và chức năng của ADN.
Câu 12: Trình bày cấu trúc và chức năng của ARN.
Câu 13: So sánh ADN với ARN về cấu trúc và chức năng.
Câu 14: Phân biệt cấu trúc và chức năng của các loại ARN.
Câu 15: So sánh đặc điểm của tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực.
Câu 16: Trình bày cấu trúc và chức năng của nhân tế bào.
Câu 17: Trình bày cấu trúc và chức năng của ribôxôm.
Câu 18: Trình bày cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào.
Câu 19: Trình bày cấu trúc và chức năng của trung thể.
Câu 20: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa ti thể và lục lạp.
Câu 21: Phân biệt lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn về cấu trúc và chức năng.
Câu 22: Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi.
Câu 23: Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm.
Câu 24: Trình bày cấu trúc và chức năng của không bào.
Câu 25: Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
Câu 26: Trình bày đặc điểm cấu trúc và chức năng của các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất.
Câu 27: Nêu đặc điểm của hình thức vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất.
Câu 28: Nêu đặc điểm của hình thức vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất.
Câu 29: Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất.cho ví dụ minh hoạ.
Câu 30: So sánh hình thức nhập bào và xuất bào.
Câu 31: Trình bày cấu trúc và việc sử dụng ATP trong tế bào. Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?
Câu 32: Trình bày cấu trúc và cơ chế tác động của enzim.
Câu 33: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.Tại sao khí tăng nhiệt độ cao quá nhiệt độ tối ưu của enzim nào đó thì hoạt tính của enzim giảm dần hoặc mất hoạt tính?
Câu 34: Nêu khái niệm, bản chất và viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào.
Câu 35: Phân biệt 3 giai đoạn của hô hấp tế bào: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron về các đặc điểm sau: vị trí xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm và năng lượng.
Câu 36: Nêu khái niệm, viết phương trình tổng quát của quá trình hoá tổng hợp.
Câu 37: Trình bày quá trình hoá tổng hợ ở các nhóm vi khuẩn.
Câu 38: Nêu khái niệm, viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp.
Câu 39: Thế nào là sắc tố quang hợp? Nêu đặc điểm của các nhóm sắc tố quang hợp.
Câu 40: Trình bày cơ chế của quang hợp.
Câu 41: Oxi sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình nào? Từ nơi được tạo ra oxi phải đi qua mấy lớp màng để ra khỏi tế bào?
Câu 42: Mô tả pha tối của quang hợp. Tại sao gọi pha tối của quang hợp là chu trình cố định CO2?
Câu 43: Trình bày diễn biến của quá trình nguyên phân.Thực chất của nguyên phân là gì?
Câu 44: Nguyên phân có ý nghĩa gì về mặt lí luận và về mặt thực tiễn?
Câu 45: Nêu khái niệm chu kì tế bào và những diễn biến cơ bản ở các pha của kì trung gian.
Câu 46: Trình bày diễn biến ở sự phân bào ở tế bào nhân sơ. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phân bào của sinh vật nhân sơ với phân bào của sinh vật nhân thực.
Câu 47: Trình bày những diễn biến cơ bản của quá trình giảm phân.
Câu 48: So sánh nguyên phân và giảm phân.
Câu 49: Nêu ý nghĩa của giảm phân.
Câu 50: Tại sao quá trình giảm phân lại tạo ra được các giao tử khác nhau về tổ hợp các nhiễm sắc thể?
Câu 51: Trình bày những đặc điểm giúp vi khuẩn có khả năng sống và phân bố rộng ở nhiều môi trường khác nhau. Khi gặp điều kiện bất lợi của môi trường, vi khuẩn tự bảo vệ bằng cách nào?
Câu 52: So sánh thành tế bào nhân thực với thành tế bào nhân sơ.
Câu 53: Vì sao trong thực tế cây trồng từ hạt thường cho hoa mang nhiều biến dị hơn những cây trồng bằng phương pháp nhân gống vô tính(giâm, chiết, ghép)?
Câu 54: Phân biệt quá trình quang hợp và quá trình hô hấp.
 
Top Bottom