Phương pháp bảo toàn electron

H

hoabinh01

Bài 2: nFe=0,16
Fe\Rightarrow Fe+3 +3e
mol e trao đổi=0,489mol
nHNO3=mol e trao đổi + nN+5 bị khử
nN+5 bị khử=nHNO3 - mol e trao đổi
Ơ bạn ơi hình như đề bài này sai thì phải nHNO3<nmol e trao đổi
Bài 3

Bài 2 làm thế này :
4H + + NO3- + 3e => NO... +............ 2H2O
0,05...........................1/4.0,05

=> V NO = 0,28 lít.
Quy đổi hỗn hợp sau khi nung nóng Fe ngoài không khí : Fe ( x mol ) và O ( y mol )
BTNT:
x = ( n Fe sau khi nung ) = n Fe trước khi nung = 0,16 mol.
BT e:

3.0,16 - 2y = 3.1/4.0,05
=> y = 0,4425 /2
=> m hỗn hợp = 8,96 + 0,4425/2.16 = 12,5 g
 
Last edited by a moderator:
C

chontengi

im ắng quá :(

tiếp tục nào :))

Hòa tan hh X gồm Mg và Al vào dd HNO3 vừa đủ thu đc dd X ko chứa muối amoni và 0,336l N2O(đktc)thoát ra !. Nếu cho từ từ dd NaOH 1M vào dd X đến khi khối lượng kết tủa đạt giá trị 2,52 g thì thể tích dd NaOH tối thiểu đã dùng là 90 ml ( giả sử Mg(OH)2 kết tủa hết trc' khi Al(OH)3 bắt đầu kết tủa trong dd kiềm) .% mMg trong hh đầu = ?
 
S

sot40doc

im ắng quá


tiếp tục nào


Hòa tan hh X gồm Mg và Al vào dd HNO3 vừa đủ thu đc dd X ko chứa muối amoni và 0,336l N2O(đktc)thoát ra !. Nếu cho từ từ dd NaOH 1M vào dd X đến khi khối lượng kết tủa đạt giá trị 2,52 g thì thể tích dd NaOH tối thiểu đã dùng là 90 ml ( giả sử Mg(OH)2 kết tủa hết trc' khi Al(OH)3 bắt đầu kết tủa trong dd kiềm) .% mMg trong hh đầu = ?



bài tuy hay nhưng cũng khá dễ

[TEX]n N_2O = 0,015 mol[/TEX]

[TEX]n NO_3^-[/TEX] trong hh X còn lại = 0,015 . 10 = 0,15 mol



[TEX]n OH^- = 0,09 mol[/TEX]

theo dữ kiện Nếu cho từ từ dd NaOH 1M vào dd X đến khi khối lượng kết tủa đạt giá trị 2,52 g thì thể tích dd NaOH tối thiểu đã dùng là 90 ml

thì Al vẫn còn trong dd muối => số Al còn lại trong muối chưa bị đẩy ra là

[TEX]n Al^{3+} = \frac{0,15 - 0,09}{3} = 0,02 mol[/TEX]

theo ĐL bảo toàn e ta có

[TEX]0,15 = 0,02 .3 + 3n Al + 2n Mg[/TEX]

theo ĐL bảo toàn m ta có [TEX]2,52 = 78n Al + 58n Mg[/TEX]

=> n Al = 0,01 mol

n Mg = 0,03 mol





vậy ban đầu có 0,03 mol Al và 0,03 mol Mg

=> m = 1,53 gam

m Mg = 0,72 gam

=> % m Mg = 47,06%
 
L

langtu_117

Cho m gam hỗn hợp X gồm : [TEX]FeO,Fe(OH)_2,FeCO_3,Fe_3O_4[/TEX] ([TEX]nFe_3O_4[/TEX] chiếm [TEX]\frac{1}{4}[/TEX] tổng số mol ) vào dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] loãng dư thu được 15,68 lít hỗn hợp [TEX]CO_2 \ , \ NO[/TEX] (đktc) có tỉ khối đổi với hiđro là 18 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được n gam muối khan . Tính m và n . (m=154,8 gam , n=435,6 gam)
 
Last edited by a moderator:
C

chontengi

Cho m gam hỗn hợp X gồm : [TEX]FeO,Fe(OH)_2,FeCO_3,Fe_3O_4[/TEX] ([TEX]nFe_3O_4[/TEX] chiếm [TEX]\frac{1}{4}[/TEX] tổng số mol ) vào dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] loãng dư thu được 15,68 lít hỗn hợp [TEX]CO_2 \ , \ NO[/TEX] (đktc) có tỉ khối đổi với hiđro là 18 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được n gam muối khan . Tính n .

làm thế này ko biết có đúng ko

coi hh đầu có FeO và Fe3O4 ( Fe(OH)2 = FeO + H2O ; FeCO3 = FeO + CO2)

tính được nCO2 = 0,3 ; nNO = 0,4

--> gọi nFeO = 3a --> nFe3O4 = a

--> 3a + a = + 0,4.3 = 1,2

--> a = 0,3 --> n = 435,6
 
Last edited by a moderator:
L

langtu_117

làm thế này ko biết có đúng ko

coi hh đầu có FeO và Fe3O4 ( Fe(OH)2 = FeO + H2O ; FeCO3 = FeO + CO2)

tính được nCO2 = 0,3 ; nNO = 0,4

--> gọi nFeO = 3a --> nFe3O4 = a

--> 3a + a =0,3.2 + 0,4.3 = 1,8 <~~~ C không đổi số oxh

--> a = 0,45 --> n = 108,9
chontengi có sai 1 xíu ở chỗ màu xanh ấy
chontengi sửa bài rồi tính luôn m nhé :D

ờ , t hâm thật , ko để ý.thanks
 
Last edited by a moderator:
L

langtu_117

làm thế này ko biết có đúng ko

coi hh đầu có FeO và Fe3O4 ( Fe(OH)2 = FeO + H2O ; FeCO3 = FeO + CO2)

tính được nCO2 = 0,3 ; nNO = 0,4

--> gọi nFeO = 3a --> nFe3O4 = a

--> 3a + a = + 0,4.3 = 1,2

--> a = 0,3 --> n = 72,6
Cậu nhầm nè
Phải lấy (0,3.3+0,3.3) mới ra [TEX]nFe(NO_3)_3[/TEX] chứ nhỉ ?
 
Last edited by a moderator:
L

langtu_117

1,Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch [TEX]AgNO_3[/TEX] 0,15 M thu được 3,44 gam rắn X và dung dịch Y . Cho 5,175 gam bột Pb vào dung dịch Y , sau một thời gian phản ứng thu được 3,79 gam chất rắn Z và dung dịch chứa một muối duy nhất . Tính m (1,92 )
2, Hỗn hợp X gồm Fe và Cu , có tỉ lệ khối lượng mCu : mFe = 7 : 3. Lấy m gam X cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 44,1 gam [tex]HNO_3[/tex] thu được 0,75m gam chất rắn , dung dịch Y và 5,6 lít khí Z gồm NO, [tex]NO_2[/tex] (ở đktc). Tìm m (50,4)
 
Last edited by a moderator:
M

miko_tinhnghich_dangyeu

1,Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch [TEX]AgNO_3[/TEX] 0,15 M thu được 3,44 gam rắn X và dung dịch Y . Cho 5,175 gam bột Pb vào dung dịch Y , sau một thời gian phản ứng thu được 3,79 gam chất rắn Z và dung dịch chứa một muối duy nhất . Tính m (1,92 )

chẳng biết làm có đúng hok :d

do sau phản ứng chỉ chứa 1 dd duy nhất
=> dung dịch đó là Pb(NO3)2 , Cu vẫn giữ nguyên khối lượng , dd Ag(NO3)2 tác dụng hết . Vì vậy ta coi lúc ban đầu có m(g) Cu , 5.175g Pb tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ag(NO3)2
=> khối lượng chất rắn ban đầu là m +5,175
khối lượng sau khi phản ứng kết thúc là 3,44+3,79=7,23g
[TEX]n_{Pb}=0,025[/TEX]
Ta có :
[TEX]Pb+2AgNO3-------> Pb(NO3)2+Ag[/TEX]
0,015.......0,03
[TEX] \Rightarrow n_{Pb/ dư} = 0,01 mol[/TEX]
[TEX]\Rightarrow m+0,03.108 +0,01.207=7,23g[/TEX]
[TEX]m=1,92[/TEX]
huraaaa!^^~ xong ùi ~
 
Last edited by a moderator:
M

miko_tinhnghich_dangyeu


2, Hỗn hợp X gồm Fe và Cu , có tỉ lệ khối lượng mCu : mFe = 7 : 3. Lấy m gam X cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 44,1 gam [tex]HNO_3[/tex] thu được 0,75m gam chất rắn , dung dịch Y và 5,6 lít khí Z gồm NO, [tex]NO_2[/tex] (ở đktc). Tìm m (40,5)
bài này hình như thiếu đề , hai cái khí phải có tỉ khối hoặc khối lượng riêng :-? :-/
ko chắc lắm nhưng mò ko ra , mò từ đáp án ra nhưng số xấu thấy mồ @_@
 
C

chontengi


2, Hỗn hợp X gồm Fe và Cu , có tỉ lệ khối lượng mCu : mFe = 7 : 3. Lấy m gam X cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 44,1 gam
latex.php
thu được 0,75m gam chất rắn , dung dịch Y và 5,6 lít khí Z gồm NO,
latex.php
(ở đktc). Tìm m (40,5)

mCu = 0,7m ; mFe =0,3m

m chất rắn = 0,75m --> Cu chưa pư và Fe pư 0,25m

nkhí =0,25 ; nHNO3 = 0,7

--> nNO3- vào muối = 0,45

muối sau pư là Fe(NO3)2

--> nFe(2+) = 0,45/2 = 0,225

--> 0,25m = 0,225.56 --> m = 50,4 :|

m = 40,5 là m muối
 
T

tell_me_goobye

Bài 1:
Cho a (g) Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm [TEX]HNO_3[/TEX] 0,8M và[TEX] Cu(N0_3)_2[/TEX] 1M .Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn ,thu được 0,92a (g) hỗn hợp kim loại và khí NO ( sẩn phầm khử duy nhất ) .Tính a.
Bài 2 :
Cho X tác dụng với [TEX]H_2SO_4[/TEX] đậm đặc nóng vừa đủ giải phóng [TEX]SO_2[/TEX].Nếu tỉ lệ số mol của [TEX]H_2SO_4[/TEX] và số mol [TEX]S0_2[/TEX] là 2:1 thì X là chất nào ?
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu

Bài 2 :
Cho X tác dụng với [TEX]H_2SO_4[/TEX] đậm đặc nóng vừa đủ giải phóng [TEX]SO_2[/TEX].Nếu tỉ lệ số mol của [TEX]H_2SO_4[/TEX] và số mol [TEX]S0_2[/TEX] là 2:1 thì X là chất nào ?
cài này chắc là Cu :D
[TEX]2H_2SO_4 (đ)+Cu------> CuSO_4+SO_2+2H_2O[/TEX]
cũng ko chắc lắm :d
chắc là còn nữa :D
 
Last edited by a moderator:
M

miko_tinhnghich_dangyeu

bạn có thể nói hướng suy nghĩ của bạn không ? Vì cả Cu, Al ,Ag đều thỏa mãn
Đây là 1 cậu trắc nghiệm trong để thi thử đại học nhưng mình không có hướng (chẳng lẽ mò từng đáp án vào chắc :-SS)
đó ,bạn có thể thấy là cả Ag , Cu và Al đều tác dụng đc đúng ko
nhưng chỉ có Cu hoá trị hai vào sau khi viết đc pt thì thoã mãn đc đk :tỉ lệ axit và khí là 2:1 còn hai cái kia thì ko , ( ko cần viết cũng dễ nhận ra dc mà :d)
=> chỉ có thể là Cu
nhưng cái bài này nó ko nói rõ là chỉ mình kim loại hay ko
nên mihf ko chắc là chỉ mình Cu
 
Last edited by a moderator:
M

miko_tinhnghich_dangyeu

Bài 1:
Cho a (g) Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm [TEX]HNO_3[/TEX] 0,8M và[TEX] Cu(N0_3)_2[/TEX] 1M .Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn ,thu được 0,92a (g) hỗn hợp kim loại và khí NO ( sẩn phầm khử duy nhất ) .Tính a.
bài này a=11 g (ko biét có đúng ko nữa :D)
ta có sau pư còn hai hỗn hợp Kl => muối sau pư là muối sắt 2
PTHH:
Fe +4HNO3--->Fe(NO3)3+NO+2H2O
0,02....0,08.........0,02
Fe(NO3)3+2Fe-----> 3Fe(NO3)2
0,02........0,01
Fe+Cu(NO3)2------->Fe(NO3)2+Cu
0,1.....0,1
ta có :
a-(0,02+0,01+0,1).56=0,92 a
=> a=11g
 
Top Bottom