Phương pháp bảo toàn electron

T

tvxq289


nNO=0,085 mol

nNO2=0,015 mol
Coi X gồm Fe và O2: Gọi nFe=x; nO2=y
---> 56x+32y=6,69 (1)
X+HNO3:

[TEX][B]Fe--->Fe^{3+}+3e[/B][/TEX]
x............................3x

[TEX][B]O2+4e--->2O^{-2}[/B][/TEX]
y............4y

[TEX][B]N^{+5}+3e--->N^{+2}[/B][/TEX]
.......................0,255........0,085

[TEX][B]N^{+5}+1e--->N^{+4}[/B][/TEX]
...................0,015............0,015

Bảo toàn e ---> 3x-4y=0,255+0,015=0,27 (2)

Giải hệ (1) và (2) ---> x=0,110625 mol
--->nFe2O3=x/2 --->m=8,85 gam

Sai chỗ nào ý zậy:-SS

Bạn tính Nhầm số mol, No và N20 (lộn :D)
nNo=0.015 , nN02=0.085
 
Last edited by a moderator:
G

giaosu_fanting_thientai


3. Cho khí CO đi qua Fe2O3 đốt nóng, ta được m gam hỗn hợp rắn X gồm 4 chất. Hỗn hợp rắn X đem hoà vào HNO3 đậm đặc nóng dư, nhận được 2,912 lít NO2 (đktc) và 24,2 gam Fe(NO3)3 khan. Vậy m có giá trị là
A. 8,36 gam B. 5,68 gam C. 7,24 gam D. 6,96 gam



nFe(NO3)3=0,1 mol
nNO2=0,13 mol
--->nHNO3 phản ứng=0,1.3+0,13=0,43 mol
Bảo toàn khối lượng : [TEX]m+63.0,43=24,2+46.0,13+\frac{0,43}{2}.18[/TEX]
--->m=6,96
 
S

sky9x

:D:D:D vừa kiếm được mấy bài bà con làm cho vui
1)Dung dịch X chứa 0,07 mol [TEX]Na^+[/TEX]; 0,02 mol [TEX]SO4^2-[/TEX] và x mol [TEX]OH^-[/TEX].Dung dịch Y có chứa [TEX]ClO4^-[/TEX], [TEX]NO3^-[/TEX]và y mol [TEX]H^+[/TEX].Tổng số mol [TEX]ClO4^-[/TEX] và [TEX]NO3^-[/TEX] là 0,04.Trộn X và Y được dung dịch Z.tính pH của Z
A:1
B:12
C: 13
D: 2
2)Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Fe, FeS ,FeS2 ,S trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch B và 9,072l NO2 dktc là sản phẩm khử duy nhất.Chia B thành 2 phần bằng nhau
+ phần 1 tác dụng với dd BaCl2 dư thu được 5,825g kết tủa trắng
+ phần 2 Tác dụng với dd NaOH dư thu được kết tủa C.Nung C đến khối lượng không đổi thu được m1 gam chất rắn
Giá trị của m và m1 lần lượt bằng
A 3,56 : 1,4
B 4,02 : 2,8
C 2,15 : 1,95
D 2,1 : 1,84
 
Last edited by a moderator:
T

tvxq289

:D:D:D vừa kiếm được mấy bài bà con làm cho vui
1)Dung dịch X chứa 0,07 mol [TEX]Na^+[/TEX]; 0,02 mol [TEX]SO4^2-[/TEX] và x mol [TEX]OH^-[/TEX].Dung dịch Y có chứa [TEX]ClO4^-[/TEX], [TEX]NO3^-[/TEX]và y mol [TEX]H^+[/TEX].Tổng số mol [TEX]ClO4^-[/TEX] và [TEX]NO3^-[/TEX] là 0,04.Trộn X và Y được dung dịch Z.tính pH của Z
A:1
B:12
C: 13
D: 2
2)Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Fe, FeS ,FeS2 ,S trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch B và 9,072l NO2 dktc là sản phẩm khử duy nhất.Chia B thành 2 phần bằng nhau
+ phần 1 tác dụng với dd BaCl2 dư thu được 5,825g kết tủa trắng
+ phần 2 Tác dụng với dd NaOH dư thu được kết tủa C.Nung C đến khối lượng không đổi thu được m1 gam chất rắn
Giá trị của m và m1 lần lượt bằng
A 3,56 : 1,4
B 4,02 : 2,8
C 2,15 : 1,95
D 2,1 : 1,84

Bài 1
Áp dụng BTĐT: [TEX]=> nOH-=0.03 mol[/TEX]
[TEX]=> nH+=0.04[/TEX]
[TEX]H+ + OH - -----> H20[/TEX]
[TEX]0.03 - 0.03[/TEX]
=> H+ dư =0.01
[TEX]=> ph=2[/TEX]
Bài 2
[TEX]nBaS04=0.025 mol=> n H2S04=0.025[/TEX]
=> nH2S04 trong B là 0.05 mol
Quy đổi hỗn hợp gồm Fe x mol và S y mol
Bảo toàn e: [TEX]3x=0.405+6.0.05[/TEX]
[TEX]=>x=0.235[/TEX]
[TEX]=> m=0.235.56+0.05.32=14.76(g)[/TEX]
[TEX]nFe203=x/4=0.05875[/TEX]
[TEX]=> m1=9.4(g)[/TEX]
Sai đâu nhỉ. Ko có kết quả
 
Last edited by a moderator:
H

hetientieu_nguoiyeucungban

k biết là khó hay dễ post lên cho mọi ng rèn kĩ năng

1. Cho khí CO nóng qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 một thời gian được 6,72 g hỗn hợp X gồm sắt và các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn X vào dd HNO3 dư tạo thành 0,448 lit khí NO (đkc) (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là


2. Trộn 0,5g bột Al với hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí một thời gian được hỗn hợp rắn X. Hòa tan X trong dd HNO3 đặc nóng dư thì thể tích khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) thu được ở đkc là


3. Hòa tan hoàn toàn 11,2g Fe vào dd HNO3 được dd X và 6,72 lit hỗn hợp khí Y gồm NO và 1 khí Z (tỉ lệ thể tích 1 :1). Biết chr xảy ra 2 quá trình khử. Khí Z là


4. Nung m gam bột Fe trong oxi không khí thu được 3g hỗn hợp rắn X gồm sắt và các oxit sắt. Hòa tan hết X trong dd HNO3 dư thấy thoát ra 0,56 lit NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
 
G

giotbuonkhongten

Bài 1
Áp dụng BTĐT: [TEX]=> nOH-=0.03 mol[/TEX]
[TEX]=> nH+=0.04[/TEX]
[TEX]H+ + OH - -----> H20[/TEX]
[TEX]0.03 - 0.03[/TEX]
=> H+ dư =0.01
[TEX]=> ph=2[/TEX]
Bài 2
[TEX]nBaS04=0.025 mol=> n H2S04=0.025[/TEX]
=> nH2S04 trong B là 0.05 mol
Quy đổi hỗn hợp gồm Fe x mol và S y mol

Bảo toàn e: [TEX]\blue 3x=0.405+6.0.05[/TEX] <-- chỗ này chỉ có N+5 là xuống, nên

phải thế này [TEX]\blue 3x=0.405-6.0.05[/TEX]

[TEX]=>x=0,035[/TEX]

[TEX]=> m=0,035.56+0,05.32=3,56 (g)[/TEX]

[TEX]m_1 = mFe203=x.160/4=1,4 [/TEX]

Bài này ko cần đặt ẩn y :)
 
B

bunny147

1. Cho khí CO nóng qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 một thời gian được 6,72 g hỗn hợp X gồm sắt và các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn X vào dd HNO3 dư tạo thành 0,448 lit khí NO (đkc) (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
Giải :
Quy đổi ỗn hợp X gồm a mol Fe và b mol O .Ta có hệ :
56a + 16b = 6,72
và 3a -2b = 0,02*3
<=> a = 0,09 và b = 0,105
=> m = 0,09*160/2 = 7,2 g

2. Trộn 0,5g bột Al với hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí một thời gian được hỗn hợp rắn X. Hòa tan X trong dd HNO3 đặc nóng dư thì thể tích khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) thu được ở đkc là
Giải :

n NO2 = 22,4*(0,5/27)*3 =~1,24 lit


3. Hòa tan hoàn toàn 11,2g Fe vào dd HNO3 được dd X và 6,72 lit hỗn hợp khí Y gồm NO và 1 khí Z (tỉ lệ thể tích 1 :1). Biết chr xảy ra 2 quá trình khử. Khí Z là
Giải :
nY = 0,3 mol => n NO = nZ = 0,15 mol
nFe = 0,2 mol
=> Số e Z nhận = (0,2*3- 0,15*3)/ 0,15 = 1 e
=> Z là NO2


4. Nung m gam bột Fe trong oxi không khí thu được 3g hỗn hợp rắn X gồm sắt và các oxit sắt. Hòa tan hết X trong dd HNO3 dư thấy thoát ra 0,56 lit NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
Giải : Quy đổi như bài 1 ta có hệ :
56a + 16b =3 và 3a -2b = 0,025*3
<=> a = 0,045 và b = 0,03
=> m = 2,52 g

 
Last edited by a moderator:
T

traitimvodoi1994

Cho khí CO nóng qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 một thời gian được 6,72 g hỗn hợp X gồm sắt và các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn X vào dd HNO3 dư tạo thành 0,448 lit khí NO (đkc) (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
từ đầu quá trình ta thấy Fe ko thay đổi số õi hóa ta có
C+2--->C+4 + 2e
3a 6a
NO3- +4H+ +3e---->NO +2H2O
0,06 0,02
gọi số mol Fe2O3 là a thì --->nO=3a
nO=nCO khử=3a
ta có 6a=0.06--->a=0,01mol
-->m=1,6g

Hòa tan hoàn toàn 11,2g Fe vào dd HNO3 được dd X và 6,72 lit hỗn hợp khí Y gồm NO và 1 khí Z (tỉ lệ thể tích 1 :1). Biết chr xảy ra 2 quá trình khử. Khí Z là
gọi Z là NxOy(x=2,y=0 hoặc 1)
Fe--->Fe+3 +3e
0,2 0,6
[TEX]{N}^{+5}+8-\f(rac{2y}{x})e -->{N}^{+2}+{N}^{2y/x}[/TEX]
0,15( [TEX]8-\f(rac{2y}{x})[/TEX]) 0,15
theo định luật bảo toàn e
biện luân để ra x và y
lười quá ko làm nữa hì
cũng ko biết đúng hay sai
 
G

giotbuonkhongten

34. hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Zn, Cu, Ag bằng một lượng vừa đủ 500ml dung dịch HNO3 a mol/lít ; thu được 1,344 lít khí A không màu hoá nâu ngoài không khí và đung dịch B . chia dung dịch Blàm 2 phần bằng nhau, lấy phần 1 cho tác dụng với NaCl dư thu được 2,1525 g kết tủa và dd C. Cho NaOH dư vào dd C thì đc kết tủa D. Nung D đến khối lượng không đổi đc 1,8g chất rắn, tính số g mỗi chất trong hỗn hợp và a?

35. Cho a g hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với H2SO4 loãng dư thu được 952 ml H2 ( đktc). Mặt khác cho 2a gam A tác dụng với dd NaOH dư thấy còn lại 3,52g kim loại không tan. Cho 3a gam A tác dụng với 400 ml HNO3 1,3 M thu được V lít NO ( đktc) và dd D. Cho lượng axit dư trong D hoà tan vừa hết 1g CaCO3. Tính a và V.

36. Hoà tan hoàn toàn hh A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63g dd HNO3 theo phản ứng:
Fe3O4 + HNO3 ------> Fe( NO3)3 + NO2 + H2O
FeS2 + HNO3 -------> Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
thu được 1, 568 lít NO2 đktc và dung dịch B, Cho B tác dụng vừa đủ với 200 ml NaOH 2M. Lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 9,76g chất rắn. Tính %m mỗi chất trong A và nồng độ % của dung dịch HNO3.

37. Cho m gam 3 kim loại Al, Fe, Cu vào 100 ml NaOH 1,2 M, được dung dịch A và 1,344 lít khí ở 0 độ C và 2 atm. Cho tiếp 400ml dd HCl 4M vào A được dd B và chất rắn C gồm 2 kim loại có khối lượng 2,08g. Cho C tác dụng với HNO3 loãng đc 0,672lít NO đktc. Tính m?
 
Last edited by a moderator:
G

giaosu_fanting_thientai

34. hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Zn, Cu, Ag bằng một lượng vừa đủ 500ml dung dịch HNO3 a mol/lít ; thu được 1,344 lít khí A không màu hoá nâu ngoài không khí và đung dịch B . chia dung dịch Blàm 2 phần bằng nhau, lấy phần 1 cho tác dụng với NaCl dư thu được 2,1525 g kết tủa và dd C. Cho NaOH dư vào dd C thì đc kết tủa D. Nung D đến khối lượng không đổi đc 1,8g chất rắn, tính số g mỗi chất trong hỗn hợp và a?




Dung dịch B:Zn(NO3)2;Cu(NO3)2;AgNO3
Kết tủa AgCl
Dung dịch C:NaNO3;Zn(NO3)2;Cu(NO3)2
Kết tủa D:Cu(OH)2
Chất rắn : CuO

nAgCl=2,1525/143,5=0,015 mol
nAg trong hỗn hợp bđ=2nAgCl=2.0,015=0,03
--->mAg=3,24 gam
nCuO=1,8/80=0,0225 mol
nCu trong hh đầu=2nCuO=0,045mol
--->mCu=2,88 g

[TEX]Ag--->Ag^++1e[/TEX]
0,03..............0,03
[TEX]Cu--->Cu^{2+}+2e[/TEX]
0,045..................0,09
[TEX]Zn--->Zn^{2+}+2e[/TEX]
x.........................2x
[TEX]N^{+5}+3e--->N^{+2}[/TEX]
.............0,18.......0,06

Bảo toàn e--->x=0,03
--->mZn=1,95 g

nHNO3=4nNO=0,24 mol
--->a=0,48M


 
G

giaosu_fanting_thientai


35. Cho a g hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với H2SO4 loãng dư thu được 952 ml H2 ( đktc). Mặt khác cho 2a gam A tác dụng với dd NaOH dư thấy còn lại 3,52g kim loại không tan. Cho 3a gam A tác dụng với 400 ml HNO3 1,3 M thu được V lít NO ( đktc) và dd D. Cho lượng axit dư trong D hoà tan vừa hết 1g CaCO3. Tính a và V.


Gọi nAl=x; nFe=y; nCu=z

Cho 3a gam A tác dụng với 400 ml HNO3 1,3 M thu được V lít NO ( đktc) và dd D. Cho lượng axit dư trong D hoà tan vừa hết 1g CaCO3.
nHNO3 dư=2nCaCO3=2.0,01=0,02 mol
--->nHNO3 phản ứng=0,4.1,3-0,02=0,5 mol
--->nNO=0,5/4=0,125 mol --->V=2,8 lit
Bảo toàn e cho quá trình nèy ta có:9x+9y+6z=0,375

A tác dụng với H2SO4 loãng dư thu được 952 ml H2 ( đktc)
--->1,5x+y=0,0425
cho 2a gam A tác dụng với dd NaOH dư thấy còn lại 3,52g kim loại không tan
2.56y+2.64z=3,52

Giải 3 pt ta đc; y=0,02; z=0,01;x=0,015
--->a=0,015.27+0,02.56+0,01.65=2,175 gam






 
G

giaosu_fanting_thientai



36. Hoà tan hoàn toàn hh A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63g dd HNO3 theo phản ứng:
Fe3O4 + HNO3 ------> Fe( NO3)3 + NO2 + H2O
FeS2 + HNO3 -------> Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
thu được 1, 568 lít NO2 đktc và dung dịch B, Cho B tác dụng vừa đủ với 200 ml NaOH 2M. Lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 9,76g chất rắn. Tính %m mỗi chất trong A và nồng độ % của dung dịch HNO3.


Gọi nFe3O4=a; nFeS=b

[TEX]3Fe^{\frac{8}{3}+} ---->3Fe^{3+}+e[/TEX]
a....................................................a/3
[TEX]Fe^{2+}--->Fe^{3+}+1e[/TEX]
b....................................b
[TEX]N^{+5}+1e--->N^{+4}[/TEX]
.............0,07......0,07

bt e--->a/3+b=0,07

Dung dịch B có HNO3 dư,H2SO4;Fe(NO3)3
Chất rắn là Fe2o3. nFe(NO3)3=2nFe2o3=2.0,061=0,122
Bảo toàn nguyên tố Fe--->3a+b=0,122.2
a=0,06525 mol
b=0,04825 mol
--->mFe3O4=15,138 G
mFeS=4,246 g
%mFe3O4=78%
%FeS=22%
Bài nì thiệt là....
 
T

tvxq289

Bài 37
[TEX]nNaOH=012 mol[/TEX]
[TEX]nH+=1.6 mol[/TEX]
A t/d với NaOh chỉ có Al t/d
Al + OH- + H2O -----> AlO2- +3/2 H2
0.08<.0.08<---------------0.08----0.12
Cho HCl vào
H + + OH- ----> H2O
0.04<-0.04
TH1: Fe t/d hết H+(chất rắn Cu và Fe dư)
Fe + 2H+ -----> Fe2+ + H2
0.78<-1.56
Gọi số mol Fe dư là y
Cu là x
BTe:[TEX] 2x+3y=0.09[/TEX]
[TEX]64x+56y=2.08[/TEX]
[TEX]=>x=0.015;y=0.02[/TEX]
=> tổng số mol Fe là [TEX]=0,78+0,02=0,8[/TEX]
[TEX]m=0,8.56+0,015.64+0.08.27=47,92g[/TEX]
TH2: AlO2- t/d rồi đến Fe
AlO2- + H+ + H20-----> Al(OH)3
0.08--->0.08------------>0.08
H + OH - ----> H2O
0.24<-0.24
=> H+ dư[TEX]=1.6-0.04-0.08-0.24=1.24mol[/TEX]
=> nFe phản ứng[TEX]=1.24/2=0.62[/TEX]
[TEX]=>nFe=0.62+0.02=0.62[/TEX]
[TEX]m=0,64.56+0,015.64+0,08.27=38,96(g)[/TEX]
 
G

giotbuonkhongten

Còn nhiều bài hay lắm :)

38. Hòa tan hoàn toàn hh gồm a mol FeS2 và b mol Cu2S vào HNO3 vừa đủ. Thu được dung dịch X (chỉ chứa 2 muối sunfat) và 40,32l khí NO( sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của b là bao nhiêu?

39.
A là oxit của kim loại M (có hóa trị n) chứa 30% oxi theo khối lượng . xác định công thức phân tủ của A
Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đụng m g A ở nhiệt độ cao một thời gian người ta thu được 6,72 g hỗn hợp gồm 4 chất rắn khác nhau .đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này trong dd HNO3 dư thấy tạo thành 0,448 lit khí B duy nhất có tỉ khối so với H2 là 15 . tìm giá trị m
Cho bình kín có dung tích không đổi là 3 lit chứa 498,92 ml H2O có (d=1g/ml) phần khí ở đktc trong bình chứa 20% O2 theo thể tích ,còn lại là N2 . Bơm hết khí B vào bình lắc kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn được dd C .Tính C% của dd C

40. Cho 5,56 g hỗn hợp A gồm Fe và một kim loại M (có hóa trị không đổi ) , chia làm hai phần bằng nhau Phần 1 hòa tan hết trong dd HCl thu được 1,568 lit khí H2 .hòa tan hết phần hai trong dd HNO3 loãng thu được 1,344 lit khí NO duy nhất không có NH4NO3
Xác định kim loại M và thành phần % mỗi kim loại trong A.
- Cho 2,87 g A tác dụng với 100ml dung dịch B chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dd B và 5,84 g chất rắn D gồm 3 kim loại . cho D tác dụng với dd HCl dư được 0,448 lit H2 . tính nồng độ mol các muối trong B ( các phản ứng xảy ra hoàn toàn thể tích khí đo ở đktc)
 
B

bunny147



38. Hòa tan hoàn toàn hh gồm a mol FeS2 và b mol Cu2S vào HNO3 vừa đủ. Thu được dung dịch X (chỉ chứa 2 muối sunfat) và 40,32l khí NO( sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của b là bao nhiêu?
Giải : Sau pư gồm 2 muối sunfat là a/2 mol Fe2(SO4)3 và 2b mol CuSO4 . Bảo toàn nguyên tố cho S ta có pt: 2a + b =1,5a + 2b <=> a =2b

Số mol e nhường của FeS2 và Cu2S là : 15a + 10b =1,8*3
Giải hệ trên ta dc: a = 0,27 và b= 0,135

 
B

bunny147

40. Cho 5,56 g hỗn hợp A gồm Fe và một kim loại M (có hóa trị không đổi ) , chia làm hai phần bằng nhau Phần 1 hòa tan hết trong dd HCl thu được 1,568 lit khí H2 .hòa tan hết phần hai trong dd HNO3 loãng thu được 1,344 lit khí NO duy nhất không có NH4NO3
Xác định kim loại M và thành phần % mỗi kim loại trong A.
- Cho 2,87 g A tác dụng với 100ml dung dịch B chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dd B và 5,84 g chất rắn D gồm 3 kim loại . cho D tác dụng với dd HCl dư được 0,448 lit H2 . tính nồng độ mol các muối trong B ( các phản ứng xảy ra hoàn toàn thể tích khí đo ở đktc)

Giải : Hỗn hợp A : 2x mol Fe , 2y mol M , hóa trị n .
nH2 = 0,07 mol .
nNO = 0,06 mol .
Áp dụng định luật bảo toàn e :
P1 : 2x + ny = 0,07*2
P2: 3x + ny = 0.06*3
=> x = 0,04 và ny = 0,06.
Khối lượng M trong A = 2,78 - 0,04*56 = 0,54 g
=> M = 0,54n/0,06 =9n
n= 3 => M = 27 ( Al)
%Fe = 80,58%
%Al = 19,42%
Cái ý thứ 2 hỗn hợp là 2,87 g hay là 2,78 g nhỉ ? Nếu là 2,78 g thì tớ tính ra số mol AgNO3 = 0,02 và n Cu(NO3)2 = 0,04 , còn là 2,87 thì nó không có chẵn .
 
Last edited by a moderator:
H

hetientieu_nguoiyeucungban

39. A là oxit của kim loại M (có hóa trị n) chứa 30% oxi theo khối lượng . xác định công thức phân tủ của A
Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đụng m g A ở nhiệt độ cao một thời gian người ta thu được 6,72 g hỗn hợp gồm 4 chất rắn khác nhau .đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này trong dd HNO3 dư thấy tạo thành 0,448 lit khí B duy nhất có tỉ khối so với H2 là 15 . tìm giá trị m
Cho bình kín có dung tích không đổi là 3 lit chứa 498,92 ml H2O có (d=1g/ml) phần khí ở đktc trong bình chứa 20% O2 theo thể tích ,còn lại là N2 . Bơm hết khí B vào bình lắc kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn được dd C .Tính C% của dd C

gọi oxit đó là M2On
theo bài ra ta có [TEX]\frac{16n.100}{2M+16n}=30[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow \frac{56}{3}n =M[/TEX]
thử với n=1,2,3
ta thấy n=3 =>M=56
nên công thức oxit đó là [TEX]Fe_2O3[/TEX]
do khí B có tỉ khối so với H2 là 15 nên khí B đó là NO
[TEX]n_{NO}=0,02 mol[/TEX]
[TEX]NO_3^- +3e------>NO[/TEX]
......................0,06.........0,02
[TEX]C^{2+}--------->C^{4+} +2e[/TEX]
........x.........................................2x
theo bảo toàn e ta có x=0,03 mol
theo bảo toàn khối lượng thì ta có m+28.0,03=6,72+0,03.44 =>m=7,2 (gam )
[TEX]O_2+2NO----->2NO_2[/TEX]
[TEX]4NO_2+O_2+2H_2O--------->4HNO_3[/TEX]

 
S

sky9x

tiếp
1) cho m gam bột Fe vào 100ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2 M và AgNO3 0,1M.sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 2 ion kim loại và đc 1 chất rắn có khối lượng bằng (m+0,84) gam.tinh m
2) hoonx hợp X gồm 2 kim loại A, B có hoá trị không đổi ,không tan trong nước đứng trước Cu tỷong dãy điện hoá .Khi lấy m gam X cho vào dung dịch CuSO4 dư, cho toàn bộ lượng Cu thu được phản ứng với dung dịch HNO3 dư được 1,12 l NO duy nhất(đktc).Nếu hoà tan m gam X vào dung dịch HNO3 dư thì đc bao nhiêu lít N@ duy nhất (đktc)
 
T

tvxq289

Bài 1:TH1:Chỉ có AgNO3 phản ứng vừa đủ
dung dich sau có Fe2+ và Cu2+
Tăng giảm khối lương
[TEX]1molFe------------>Ag... 160g[/TEX]
[TEX]5,25.10^{-3}mol<---------0.84g[/TEX]
[TEX]=> nAgNo3=2nFe=5,25.10^{-3}.2=0,0105>0.01 = Ag(NO3)[/TEX]=> Loại
TH2: Fe phan ứng với Ag(NO3)và Cu(NO3)2
dung dịch sau Cu(NO3)2 dư,FeNO3
[TEX]2molFe----->Cu,Ag... 168g[/TEX]
[TEX]0.01molFe<--------0,84 g[/TEX]
Thử lại với số mol của AgNo3,Cu(NO3)2(thoả mãn )................
[TEX]=>mFe=0,56(g)[/TEX]

Bài 2 Gọi số mol A x mol;B là y mol
[TEX]xn+ym=2nCu=3nNO=0,05.3=0,15(mol)[/TEX](n là số OXH của A, m là số OHX của B)
A,B t/d HNO3
[TEX]xn+ym=10nN2[/TEX]
[TEX]=>nN2=\frac{0,15}{10}=0,015(mol)[/TEX]
[TEX]V_N_2=0.336l[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

41. Cho a g hỗn hợp A gồm 3 oxit FeO ,CuO , Fe3O4có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với một lượng vừa đủ 250 ml dd HNO3 đung nóng nhẹ thu được dung dịch B và 3,136 lit (đktc) hỗn hợp khí C gồm NO, NO2 có tỉ khối so với H2 là 20,143 . Tính a và nồng độ mol của dd HNO3 đã dùng

42. Hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, CuS tan vừa hết trong dung dịch chứa 0,33 mol H2SO4 đặc sinh ra 0,325 mol khí SO2 và dung dịch Y. Nhúng thanh Fe nặng 50 gam vào Y, phản ứng xong thấy thanh Fe nặng 49,48 gam và thu được dung dịch Z. Cho Z phản ứng với HNO3 đặc, dư sinh ra khí NO2 duy nhất và còn lại dung dịch E. Cho E bay hơi hết được m gam muối khan. Hãy tìm giá trị lớn nhất có thể có của m.
 
Top Bottom