Ôn Thi Đại Học 2013.

J

jet_nguyen

Bài 45: Giải bất phương trình: $\log_3(\sqrt{x^2-3x+2}+2)+ \left(\dfrac{1}{5}\right)^{3x-x^2-1}=2$
 
T

truongduong9083

Bài 39: Giải bất phương trình: $3^{x^2+2x+3}+4^{x^2+2x+2}+5^{x^2+2x+1}=14$
$\bullet$ Đặt $t = x^2+2x+1$ ($t \geq 0$)
Phương trình viết lại thành
$$f(t) = 3^{t+2}+4^{t+1}+5^t - 14 = 0 (1)$$
Nhận xét: Hàm số $y = f(t)$ là hàm số đồng biến với $\forall t \in [0; +\infty)$. Nên phương trình (1) có nhiều nhất một nghiệm mà f(0) = 0 $\Rightarrow t = 0 \Rightarrow x = -1$
$\bullet$ Vậy phương trình có nghiệm duy nhất $x = -1$

 
Last edited by a moderator:
T

truongduong9083

Bài 40: Giải bất phương trình sau: $2^{x+1}+2^{1-2x}=3\sqrt[3]{2}$
$\bullet$ Đặt $t = 2^x$ Với ($t > 0$)
Phương trình trở thành: $2t + \dfrac{2}{t^2} = 3\sqrt[3]{2} (1)$
Ta có $2t + \dfrac{2}{t^2} = t+t + \dfrac{2}{t^2} \geq 3\sqrt[3]{2}$ (Áp dụng bất đẳng thức cô si cho 3 số dương)
Như vậy trong phương trình (1): $VT \geq VP$
Dấu "=" xảy ra khi $t = \dfrac{2}{t^2} \Leftrightarrow t = \sqrt[3]{2}$
$\bullet$ Với $t = \sqrt[3]{2} \Leftrightarrow x = \dfrac{1}{3}$. Vậy phương trình có nghiệm duy nhất $x= \dfrac{1}{3}$
 
J

jet_nguyen

Bài 39: Giải bất phương trình: $3^{x^2+2x+3}+4^{x^2+2x+2}+5^{x^2+2x+1}=14$
Cách 1:
$\bullet$ Đặt $t = x^2+2x+1$ ($t \ge 0$)
Phương trình viết lại thành
$$f(t) = 3^{t+2}+4^{t+1}+5^t - 14 = 0 (1)$$
Nhận xét: Hàm số $y = f(t)$ là hàm số đồng biến với t $\in [$0; +\infty ). Nên phương trình (1) có nhiều nhất một nghiệm mà f(0) = 0 t = 0 x = -1
$\bullet$ Vậy phương trình có nghiệm duy nhất $x = -1$
Cách 2: Sử dụng BDT.

Ta có:
$$\left\{\begin{array}{1} 3^{x^2+2x+3}=3^{(x+1)^2+2}\ge 3^2=9 \\ 4^{x^2+2x+2}=4^{(x+1)^2+1}\ge 4^1=4 \\ 5^{x^2+2x+1}=5^{(x+1)^2}\ge 5\end{array}\right.$$$$ \Longrightarrow 3^{x^2+2x+3}+4^{x^2+2x+2}+5^{x^2+2x+1} \ge 14$$ Dấu "=" xảy ra khi $x=-1.$
 
Last edited by a moderator:
M

miko_tinhnghich_dangyeu

Bài 44: Giải bất phương trình: $x+x^{\log_23}=x^{\log_27}-2$

Ta có :

$x=3^{log_3x} \Rightarrow x^{log_23}=(3^{log_3x})^{log_23}=3^{log_2x}$

$x^{log_27}=7^{log_2x}$

$x = 2^{log_2x}$

Đặt $t= log_2x$

từ đó ta có

$pt \Leftrightarrow 2^t+3^t=7^t-2$

$\Leftrightarrow t=1 $

$\Rightarrow x=2$​
 
Last edited by a moderator:
T

truongduong9083

Bài 41: Giải bất phương trình: $2^{2x+1}+2^{3-2x}=\dfrac{8}{\log_3(4x^2-4x+4)}$
$\bullet$ Ta có
$VT = 2^{2x+1}+2^{3-2x} = 2(2^{2x}+\dfrac{4}{2^{2x}}) \geq 8$ (Áp dụng BĐT cô si cho hai số dương)
$VP = \dfrac{8}{log_3(4x^2-4x+4)} \leq \dfrac{8}{log_33} = 8$
Như vậy: $\left\{ \begin{array}{l} VT \geq 8 \\ VP \leq 8 \end{array} \right.$.
Dấu "= " xảy ra khi:
$\left\{ \begin{array}{l} 2^{2x} = \dfrac{4}{2^{2x}} \\ 4x^2-4x+4 = 3 \end{array} \right.$ $\Rightarrow x= \dfrac{1}{2}$
$\bullet$ Phương trình có nghiệm duy nhất $x = \dfrac{1}{2}$
 
Last edited by a moderator:
J

jet_nguyen

Bài 40: Giải phương trình: $2^{x+1}+2^{1-2x}=3\sqrt[3]{2}$.
Cách 1:
$\bullet$ Đặt $t = 2^x$ Với ($t > 0$)
Phương trình trở thành: $2t + \dfrac{2}{t^2} = 3\sqrt[3]{2} (1)$
Ta có $2t + \dfrac{2}{t^2} = t+t + \dfrac{2}{t^2} \ge 3\sqrt[3]{2}$ (Áp dụng bất đẳng thức cô si cho 3 số dương)
Như vậy trong phương trình (1): $VT \ge VP$
Dấu "=" xảy ra khi $t = \dfrac{2}{t^2} \Longleftrightarrow t = \sqrt[3]{2}$
$\bullet$ Với $t = \sqrt[3]{2} \Longleftrightarrow x = \dfrac{1}{3}. $. Vậy phương trình có nghiệm duy nhất $x= \dfrac{1}{3}$

Cách 2:
Đặt: $t=2^x \,\ t>0$ thì phương trình trở thành: $$2t+\dfrac{2}{t^2}=3\sqrt[3]{2}$$$$\Longleftrightarrow 2t^3-3\sqrt[3]{2}t+2=0$$$$\Longleftrightarrow (t-\sqrt[3]{2})(2t^2-\sqrt[3]{2}t-\sqrt[3]{4})=0$$ Tới đây các bạn tiếp tục nhé.
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu

Bài 45: Giải bất phương trình: $\log_3(\sqrt{x^2-3x+2}+2)+ \left(\dfrac{1}{5}\right)^{3x-x^2-1}=2$

Đk : $x \leq1$ hoặc $x \geq 2$

Đặt $t= \sqrt{x^2-3x+2} (t \geq 0)$

$\Leftrightarrow 3x-x^2-1=1-t^2$

$pt \Leftrightarrow log_3(t+2)+ (\frac{1}{5})^{1-t^2}=2$

Xét hàm số $f(t) = log_3(t+2)+ (\frac{1}{5})^{1-t^2}$

có $f(t)'= \frac{1}{(t+2)ln3}+ \frac{1}{5}.2t.5^{t^2} >0 $ với mọi $t \geq 0$

=> hàm số đồng biến với mọi $t \geq 0$

nên phương trình trên có nghiệm duy nhất

$=> t=1 => x=\frac{3 \pm \sqrt{5}}{2}$
 
Last edited by a moderator:
D

duynhan1

Xét hàm số$f(x) = log_3(t+2)+ (\frac{1}{5})^{1-t^2}$

có $f(x)'= \frac{1}{(x+2)ln3}+ \frac{1}{5}.2x.5^{x^2} >0 $ với mọi x

=> hàm số đồng biến

nên phương trình trên có nghiệm duy nhất

$=> t=1 => x=\frac{3 \pm \sqrt{5}}{2}$
- f(x) sao ẩn là t?
- Xét hàm số trên khoảng nào?
- Với mọi x? (lỗi ở đây do phía trên không nêu khoảng)
- Hàm số đồng biến trên khoảng nào?
- Hàm số đồng biến $\Rightarrow$ phương trình có nghiệm duy nhất? Điều này là sai, ta chỉ suy ra được là CÓ NHIỀU NHẤT 1 nghiệm.
 
J

jet_nguyen

Bài 38: Giải bất phương trình sau: $3^x.2x=3^x+2x+1$

Giải:
$\bullet$ Dễ thấy: $x=\dfrac{1}{2}$ không là nghiệm của phương trình.
$\bullet$ Phương trình tương đương: $$3^x=\dfrac{2x+1}{2x-1}$$
$\bullet$ Ta có: hàm số $y=3^x$ đồng biến trên $R$, hàm số $y=\dfrac{2x+1}{2x-1}$ nghịch biến trên mỗi khoảng (- \infty; $\dfrac{1}{2})$ và $(\dfrac{1}{2}$;+ \infty).
$\bullet$ Vậy phương trình chỉ có 2 nghiệm: $x=^+_-1$.

 
J

jet_nguyen

Bài 42: Giải bất phương trình sau: $2^{\log_5(x+3)}=x$

Giải:
$\bullet$ ĐK: x>0.
$\bullet$ Phương trình tương đương: $$\log_5(x+3)=\log_2x ( * )$$ Đặt: $t=\log_2x \Longrightarrow x=2^t$. Vậy:
$$( * ) \Longleftrightarrow \log_5(2^t+3)=t$$$$ \Longleftrightarrow \left(\dfrac{2}{3}\right)^t+3. \left(\dfrac{1}{5}\right)^t = 1 ( * * ). $$
$\bullet$ Xét hàm số: $$y=f(t)=\left(\dfrac{2}{3}\right)^t+3. \left( \dfrac{1}{5} \right)^t . $$ $\bullet$ Ta có: $f'(t)=\left(\dfrac{2}{3}\right)^t.\ln 0.4+3.\left(\dfrac{1}{5}\right)^t.\ln 0.2 < 0$ \forall $t \in R$. Suy ra $f(t)$ giảm trên R.
$\bullet$ Mặt khác: $f(1)=0$ do đó ( * * ) có nghiệm duy nhất $t=1 \Longrightarrow x=2$.


 
T

truongduong9083

Bài 48: Giải phương trình $log_2(x-\sqrt{x^2+1}).log_3(x+\sqrt{x^2+1}) = log_6(x-\sqrt{x^2+1})$

Bài 49: Giải phương trình $log_{2x-1}(2x^2+x-1)+log_{x+1}(2x-1)^2$=4

Bài 50: Giải phương trình $log_2(1+\sqrt[3]{x}) = log_7x$

Bài 51: Giải phương trình $2log_6(\sqrt[4]{x}+\sqrt[8]{x}) = log_4\sqrt{x}$
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom