Ôn tập thi Đại Học 2013-2014(New)

  • Thread starter ngobaochauvodich
  • Ngày gửi
  • Replies 506
  • Views 183,572

N

ngobaochauvodich

Một cơ thể tứ bội có kiểu gen AAaaBBbb.Khi cơ thể trên tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình trội cả 2 tính trạng ở đời con là bao nhiêu ? Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến xảy ra,gen trội lặn hoàn toàn,mỗi gen quy định 1 tính trạng và nằm trên các NST tương đồng khác nhau
A.0,945 B.0,729 C.0,243 D.0,625

Một cơ thể tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb.Khi cơ thể trên tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình trội cả 2 tính trạng ở đời con là bao nhiêu ? Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến xảy ra,gen trội lặn hoàn toàn,mỗi gen quy định 1 tính trạng và nằm trên các NST tương đồng khác nhau
A.0,945 B.0,729 C.0,243 D.0,625
 
S

saotoivanyeu_nd

Trên mARN axit amin Xêrin được mã hóa bởi bộ ba UXA. Vậy tARN mang axit amin này có bộ ba đối mã là
Câu trả lời của bạn:
A. 5’ AGU 3’.
B. 3’ AGU 5'.
C. 5’ UXA 3’.
D. 3’ AAU 5’.
ai trả lời và giải thích hộ mình với... đ.a b thì sai rồi
 
H

hayyeuthats

Trên mARN axit amin Xêrin được mã hóa bởi bộ ba UXA. Vậy tARN mang axit amin này có bộ ba đối mã là
Câu trả lời của bạn:
A. 5’ AGU 3’.
B. 3’ AGU 5'.
C. 5’ UXA 3’.
D. 3’ AAU 5’.
ai trả lời và giải thích hộ mình với... đ.a b thì sai rồi

Vì : Mạch khuôn : 5' => 3'
mARN : 3' => 5'
tARN : 5' => 3'
 
N

ngobaochauvodich

Một gen cấu trúc có vùng mã hóa gồm 5 intron đều bằng nhau.Các đoạn exon có kích thước bằng nhau và dài gấp 3 lần các đoạn intron. m ARN trưởng thành mã hóa chuỗi polipeptit gồm 359 axit amin (tính cả axit amin mở đầu).Chiều dài của vùng mã hóa của gen là
A.469,2nm
B.489,6nm
C.979,2nm
D.520,2nm

Lưu ý: Bộ Giáo dục đã giảm tải phần cấu trúc chung của gen cấu trúc, nên có thể bộ sẽ tăng cường đưa các câu bài tập như câu này vào đề thi, nên chúng ta phải chuẩn bị kĩ nhé !


Cặp gen thứ nhất có gen A chứa 600A,900G,alen a chứa 450A, 1050G.Cặp gen thứ 2 có chứa gen B chứa 240A,960G, alen b chứa 720A,480G.Các cặp gen liên kết hoàn toàn. Khi giảm phân bình thường, người ta thấy có 1 loại giao tử chứa 1320A, 1380G.Kiểu gen của giao tử đó là
A. aB hoặc aB
B. Ab.
C. aB
D. Ab


 
Last edited by a moderator:
N

nhatbach

Vì : Mạch khuôn : 5' => 3'
mARN : 3' => 5'
tARN : 5' => 3'
gì thế bạn , marn mà sao 3'->5' được
bộ ba đôi mã với codon trên marn đơn giản là qui tắc bổ sung au gx ấy, bạn xem lại phần dịch mã trong sách giáo khoa 12 đi, sẽ là AGU nhưng về chiều của trên tarn như thế nào thì mình không chắc( theo mình là b) nhưng nếu cậu đã nói loại b thì chắc là a thôi
 
Last edited by a moderator:
N

nhatbach

--------------------------------------------------------------------------------
giúp mình nhé
1)
dưới khía cạnh chuyển hóa năng lượng trong chuỗi thức ăn thì việc nuôi gà, thỏ, trâu bò,... có lợi ích trong chăn nuôi, vì những loài ăn thực vật :
A cần ít năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào
b cần nhiều năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào
c có tổng năng lượng lớn hơn so với các loài ăn thịt ở các bậc dinh dưỡng cao hơn
d có tổng năng lương nhỏ hơn so với các loài ăn thịt ở các bậc dinh dưỡng cao hơn
2)
vai trò của chuỗi và lưới thức ăn trong chu trình tuần hoàn vật chất là
a đảm bảo giai đoạn trao đổi chất bên trong
b đảm bảo tính khép kín
c đảm bảo tính bền vững
d đảm bảo mối quan hệ dinh dưỡng
3)
trong 1 quần thể cân bằng di truyền có 21% người mau B, 30% người máu AB , 4% người máu o. 1 cặp vợ chông thuộc quần thể trên đều có máu B sinh 2 con, hỏi xác suât để có 1đứa giống nhóm máu bố mẹ là? ( đáp án là 24/49)
4)
số kiểu tổ hợp giao tử trong phép lai đực AaBbddEe và cái AabbDdEE là: 28,30,32,34 đáp án là 32 nhưng theo em ở đây nta hỏi về số kiểu chứ đâu phải hỏi số tổ hợp , mấy câu trên là trong đề thi thử trường em,
 
H

hayyeuthats

gì thế bạn , marn mà sao 3'->5' được
bộ ba đôi mã với codon trên marn đơn giản là qui tắc bổ sung au gx ấy, bạn xem lại phần dịch mã trong sách giáo khoa 12 đi, sẽ là AGU nhưng về chiều của trên tarn như thế nào thì mình không chắc( theo mình là b) nhưng nếu cậu đã nói loại b thì chắc là a thôi

Omg. so sorry! Mình nghĩ như thế này bạn nhá :

Dựa vào nguyên tắc bổ sung cơ chế phiên mã và dịch mã và của mạch khuôn, mARM,tARN ngược nhau. Ta suy ra bộ 3 đối mã của tARN vận chuyển axit amin như sau
Mạch khuôn : 3' ATG 5'
mARN : 5' UXA 3'
tARN : 3' AGU 5' .... chọn đáp án B ~.~! (ko lẫn vào đâu dc nữa, bạn xem lại nguồn đáp án ha ! )
Có thể nhằm với bộ 3 đối mả của axit amin mêtiônin ( hjhj)
 
N

ngobaochauvodich

Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 14. Một tế bào của cá thể B nguyên phân liên tiếp 4 lần đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tạo ra với 240 nhiễm sắc thể đơn. Số lượng nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào trước khi bước vào quá trình phân bào là
a 18. b 16. c 14. d 15.
 
T

thuytinh1993

Câu 3: Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta đếm được trong các tế bào con có 336 cromatít. Hợp tử này là dạng đột biến nào?
A. Thể ba. B. Thể bốn. C. Thể một. D. Thể không.

số cromatit trong hợp tử=336/16=21
=> thể 1

Câu 9:: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AD /ad đã xảy ra hoán vị gen giữa các gen D và d với tần số 18% . Tính theo lí thuyết ,cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa các gen D và d là
A. 640 B. 360 C. 820 D. 180

1000 tế bào--> 4000 giao tử
f=18%=> 720 giao tử hoán vị và 3280 giao tử không hoán vị=> 820 tế bào không hoán vị


câu 3: 336/16=21 nhưng 16 là ở đâu ra vậy bạn ? hi. mình không hiểu.
câu 9: từ f=18% làm sao mình suy ra được những cái còn lại?hi
 
Last edited by a moderator:
T

thuytinh1993

giải hộ tớ với!

BẠN NÀO BIẾT,GIẢI CHI TIẾT GIÙM MÌNH VỚI,SAU ĐÓ BÀY MÌNH CÁCH GIẢI NHANH LUÔN NHA! HƠI PHIỀN..........NHƯNG MONG CÁC BẠN CỐ GẮNG GIÚP GIÙM...HI..........

Câu 1: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N^15 phóng xạ.nếu chuyển những vi khuẩn E.coli này sang môi trường chỉ có N^14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu giao tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N^14?

A.8 B.16 C.30 D.32

Câu 2: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền là : 0.36 AA+0.48Aa+0.16aa=1. CLTN tác động là cho những cá thể có kiểu gen aa đều bị chết. Cấu trúc di truyền của quần thể sau tác động của CLTN là:
A. 0.36 AA+0.48Aa+0.16aa=1
B. 0.49 AA+0.42 Aa+0.09aa=1
C. 0.64 AA+0.32 Aa+0.04aa=1
D. 0.81 AA+0.18 Aa+0.01aa=1

Câu 3: Sự di truyền nhóm máu A,B,AB,O ở người do 3 alen chi phối là I^A, I^B,I^O. Kiểu gen I^A.I^A và I^A.I^O quy định nhóm máu A. Kiểu gen I^B.I^B và I^B.I^O quy định nhóm máu B. Kiểu gen I^A.I^B quy định nhóm máu AB. Kiểu gen I^O.I^O quy định nhóm máu O. Trong 1 quần thể người, máu O chiếm 25%. Tần số alen I^B là 0.2. Tỉ lệ nhóm máu AB là:

A. 0.45 B. 0.12 C. 0.24 D. 0.39


Câu 4: Ở một loài thực vật,xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường,mỗi alen có 1200 nucleotit . Alen B có 301 nu loại A, alen b có số lượng 4 loại nu bằng nhau. cho 2 cây đều có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được,có 1 loại hợp tử chứa tổng số nu loại G của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của hop85 tử này là:
A. BBbb B. BBb C. Bbbb D. Bbb



Nếu bạn nào có thể thì bày mình cách tìm kiểu gen và kiểu hình của phép lai nhiều tính trạng vd như AaBbCCDdee x AaBBCcDdEe ... với AB//aB X Ab//ab...(cái này đặc biệt cần, vì tớ mù tịt.hic) tại lúc trước mình không chịu học nên giờ bị mất căn bản nên khổ thế! mong các bạn giúp giùm mình nhé! àh, cách tính tần số, hoán vị lun!....hehe..........tham quá...............nhưng cái tớ không biết còn nhiều quá............hic...mong mấy bạn giúp giùm...................làm ơn ha! mình cảm ơn các bạn trước..............
 
Last edited by a moderator:
N

ngobaochauvodich

Câu 1: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N^15 phóng xạ.nếu chuyển những vi khuẩn E.coli này sang môi trường chỉ có N^14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu giao tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N^14?

A.8 B.16 C.30 D.32

Câu 2: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền là : 0.36 AA+0.48Aa+0.16aa=1. CLTN tác động là cho những cá thể có kiểu gen aa đều bị chết. Cấu trúc di truyền của quần thể sau tác động của CLTN là:
A. 0.36 AA+0.48Aa+0.16aa=1
B. 0.49 AA+0.42 Aa+0.09aa=1
C. 0.64 AA+0.32 Aa+0.04aa=1
D. 0.81 AA+0.18 Aa+0.01aa=1
bước 1: viết lại cấu trúc: 0.36 AA+0.48Aa
tuy nhiên phải quy về 1 =>0,36/(0,36+0,48)AA:0,48/(0,36+0,48)Aa
bước 2: tính bình thường, ko rõ là tự thụ hay ngẫu phối?

Câu 3: Sự di truyền nhóm máu A,B,AB,O ở người do 3 alen chi phối là I^A, I^B,I^O. Kiểu gen I^A.I^A và I^A.I^O quy định nhóm máu A. Kiểu gen I^B.I^B và I^B.I^O quy định nhóm máu B. Kiểu gen I^A.I^B quy định nhóm máu AB. Kiểu gen I^O.I^O quy định nhóm máu O. Trong 1 quần thể người, máu O chiếm 25%. Tần số alen I^B là 0.2. Tỉ lệ nhóm máu AB là:

A. 0.45 B. 0.12 C. 0.24 D. 0.39
gọi p: tần số alen A ,q :tần số alen B, r:tần số alen O
Máu A gồm [tex]p^2I^AI^A[/tex] + 2pr [tex]I^AI^o[/tex]
.......
thỏa mãn công thức [tex](p+q+r)^2=1[/tex]

Câu 4: Ở một loài thực vật,xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường,mỗi alen có 1200 nucleotit . Alen B có 301 nu loại A, alen b có số lượng 4 loại nu bằng nhau. cho 2 cây đều có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được,có 1 loại hợp tử chứa tổng số nu loại G của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của hop tử này là:
A. BBbb B. BBb C. Bbbb D. Bbb

Bước 1:
Alen B =>G = Tổng nu/2 - A =1200/2-301
Alen b = 1200/4 = ..... (do 4 nu bằng nhau)
Bước 2: NHẬN XÉT 1199G = 3X300 + 299 Với 300G của b, 299 G của B=> CHỌN C



Nếu bạn nào có thể thì bày mình cách tìm kiểu gen và kiểu hình của phép lai nhiều tính trạng vd như AaBbCCDdee x AaBBCcDdEe ... với AB//aB X Ab//ab...(cái này đặc biệt cần, vì tớ mù tịt.hic) tại lúc trước mình không chịu học nên giờ bị mất căn bản nên khổ thế! mong các bạn giúp giùm mình nhé! àh, cách tính tần số, hoán vị lun!....hehe..........tham quá...............nhưng cái tớ không biết còn nhiều quá............hic...mong mấy bạn giúp giùm...................làm ơn ha! mình cảm ơn các bạn trước..............[/QUOTE]

AaBbCCDdee x AaBBCcDdEe

ĐI TỪ ĐƠN GIẢN TRƯỚC
Nếu có Aa thì giảm phân cho giao tử (1/2A:1/2a)
AaxAa => (1/2A:1/2a)(1/2A:1/2a) sau đó nhân phân phối do
kiểu gen 1/4 AA:2/4Aa:1/4aa
kiểu hình 3/4A_:1/4a
lần lượt làm các cặp còn lại, sau đó nhân lại
nhớ kết quả cuối cùng = tích các cặp với nhau

AB//aB X Ab//ab thì
AB/aB cho 2 loại giao tử tỉ lệ = nhau :1/2 AB ,1/2aB
Ab/ab cho 2 loại giao tử tỉ lệ = nhau :(1/2Ab:1/2ab)
sau đó cũng nhân phân phối như ở trên
kiểu gen:1/4AB/Ab:1/4AB/ab:1/4Ab/aB:1/4aB/ab
nhớ là cái trường hợp 2 cặp gen cùng nằm trên 1 NST chỉ có 4 kiểu hình
A_B_
A_bb
aaB_
aabb
 
Last edited by a moderator:
C

cobetocngan_9x_bg

Câu 1: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N^15 phóng xạ.nếu chuyển những vi khuẩn E.coli này sang môi trường chỉ có N^14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu giao tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N^14?

A.8 B.16 C.30 D.32

Câu 2: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền là : 0.36 AA+0.48Aa+0.16aa=1. CLTN tác động là cho những cá thể có kiểu gen aa đều bị chết. Cấu trúc di truyền của quần thể sau tác động của CLTN là:
A. 0.36 AA+0.48Aa+0.16aa=1
B. 0.49 AA+0.42 Aa+0.09aa=1
C. 0.64 AA+0.32 Aa+0.04aa=1
D. 0.81 AA+0.18 Aa+0.01aa=1

câu hỏi này không rõ ràng,mình không làm ra đáp án.

Câu 3: Sự di truyền nhóm máu A,B,AB,O ở người do 3 alen chi phối là I^A, I^B,I^O. Kiểu gen I^A.I^A và I^A.I^O quy định nhóm máu A. Kiểu gen I^B.I^B và I^B.I^O quy định nhóm máu B. Kiểu gen I^A.I^B quy định nhóm máu AB. Kiểu gen I^O.I^O quy định nhóm máu O. Trong 1 quần thể người, máu O chiếm 25%. Tần số alen I^B là 0.2. Tỉ lệ nhóm máu AB là:

A. 0.45 B. 0.12 C. 0.24 D. 0.39


Câu 4: Ở một loài thực vật,xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường,mỗi alen có 1200 nucleotit . Alen B có 301 nu loại A, alen b có số lượng 4 loại nu bằng nhau. cho 2 cây đều có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được,có 1 loại hợp tử chứa tổng số nu loại G của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của hop85 tử này là:
A. BBbb B. BBb C. Bbbb D. Bbb
 
C

cobetocngan_9x_bg

Câu 1:
Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 14. Một tế bào của cá thể B nguyên phân liên tiếp 4 lần đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tạo ra với 240 nhiễm sắc thể đơn. Số lượng nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào trước khi bước vào quá trình phân bào là
a 18. b 16. c 14. d 15.


tổng NST đơn mới tương đương môi trường cung cấp: 2n.(2^k - 1)
với k=4 => 2n=16
 
T

thuytinh1993

Câu 1: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N^15 phóng xạ.nếu chuyển những vi khuẩn E.coli này sang môi trường chỉ có N^14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu giao tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N^14?

A.8 B.16 C.30 D.32

câu này bạn giải chi tiết giùm mình với. được không?
 
N

ngobaochauvodich

Câu 1: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N^15 phóng xạ.nếu chuyển những vi khuẩn E.coli này sang môi trường chỉ có N^14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu giao tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N^14?

A.8 B.16 C.30 D.32

câu này bạn giải chi tiết giùm mình với. được không?

Sau 5 lần nhân đôi [tex]2^k[/tex], với k=5 => có 32 ADN nhưng phải trừ đi 2 ADN n15 ban đầu của mẹ đó, bán bảo toàn
 
T

thuytinh1993

Câu 3: Sự di truyền nhóm máu A,B,AB,O ở người do 3 alen chi phối là I^A, I^B,I^O. Kiểu gen I^A.I^A và I^A.I^O quy định nhóm máu A. Kiểu gen I^B.I^B và I^B.I^O quy định nhóm máu B. Kiểu gen I^A.I^B quy định nhóm máu AB. Kiểu gen I^O.I^O quy định nhóm máu O. Trong 1 quần thể người, máu O chiếm 25%. Tần số alen I^B là 0.2. Tỉ lệ nhóm máu AB là:

A. 0.45 B. 0.12 C. 0.24 D. 0.39


Câu này giải chi tiết hộ mình với được không?
 
C

cobetocngan_9x_bg

Câu 3: Sự di truyền nhóm máu A,B,AB,O ở người do 3 alen chi phối là I^A, I^B,I^O. Kiểu gen I^A.I^A và I^A.I^O quy định nhóm máu A. Kiểu gen I^B.I^B và I^B.I^O quy định nhóm máu B. Kiểu gen I^A.I^B quy định nhóm máu AB. Kiểu gen I^O.I^O quy định nhóm máu O. Trong 1 quần thể người, máu O chiếm 25%. Tần số alen I^B là 0.2. Tỉ lệ nhóm máu AB là:

A. 0.45 B. 0.12 C. 0.24 D. 0.39


Câu này giải chi tiết hộ mình với được không?


máu O chiếm 25%=> tần số I^O :[TEX]r=\sqrt[2]{0,25}=0,5[/TEX]
tần số alen I^B =0,2
mà (I^A +I^B +I^O)=1 => I^A =0,3
mà quần thể cân bằng khi (I^A +I^B +I^O )^2 =1
=>tần số nhóm máu AB =2.I^A.I^B =0,12
 
T

thuytinh1993

tiếp nhé!

Trong quá trình giảm phân ở 1 cơ thể có kiểu gen AaBbX^D_eX^d_E đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến,tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử abX^d_e được tạo ra từ cơ thể này là:
A.7.5% B.2.5% C. 10.0% D. 5.0%

giải chi tiết giúp mình nha! đề thi đh năm ngoái á!
 
C

cobetocngan_9x_bg

Trong quá trình giảm phân ở 1 cơ thể có kiểu gen AaBbX^D_eX^d_E đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến,tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử abX^d_e được tạo ra từ cơ thể này là:
A.7.5% B.2.5% C. 10.0% D. 5.0%

giải chi tiết giúp mình nha! đề thi đh năm ngoái á!

tách ra làm AaBb và [TEX]\frac{De}{dE}[/TEX]
AaBb tạo ra giao tử ab là 25%
[TEX]\frac{De}{dE}[/TEX] có tần số hoán vị là 20%=> tỉ lệ giao tử de là 10%
tổng hợp lại => tỉ lệ giao tử abX^d_e =10%.25%=2,5%
 
Top Bottom