Ôn tập thi Đại Học 2013-2014(New)

  • Thread starter ngobaochauvodich
  • Ngày gửi
  • Replies 506
  • Views 183,614

N

ngobaochauvodich

Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là
A. thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga.
B. đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên.
C. rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới.
D. rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.

Cho P: AaBbDd x AabbDd, biết mỗi gen quy định một tính trạng có quan hệ trội lặn hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Tỉ lệ con có kiểu hình lặn ít nhất về 2 trong 3 tính trạng trên là bao nhiêu?
A. 9/64. B. 7/32. C. 5/32. D. 1/4.

Ở một loài hòa thảo, chiều cao của cây được quy định bởi 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen) phân li độc lập, tác động cộng gộp với nhau.Trung bình cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 10cm. Người ta tiến hành lai giữa cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được cây thế hệ lai F1 có độ cao trung bình 180cm. Nếu cho F1 tự thụ phấn thì thu được cây có chiều cao 200 cm chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1/64. B. 9/16. C. 3/32. D. 27/64.

Để tạo ưu thế lai về chiều cao cây thuốc lá, người ta tiến hành lai giữa hai thứ: một thứ có chiều cao trung bình 120cm, một thứ có chiều cao trung bình 72 cm. Ở cây lai F1 có chiều cao trung bình 108cm. Chiều cao trung bình của những cây F2 là
A. 96. B. 102. C. 104. D. 106

Theo quan niệm hiện đại, thì tần số alen trong quần thể sẽ bị thay đổi nhanh chóng do nguyên nhân
A. khi kích thước của quần thể bị giảm mạnh.
B. gen dễ bị đột biến thành các alen khác nhau.
C. các cá thể trong quần thể giao phối không ngẫu nhiên.
D. môi trường sống thay đổi theo một hướng xác định.

Tế bào của một loài sinh vật nhân sơ khi phân chia bị nhiễm tác nhân hóa học 5-BU, làm cho gen A biến thành alen a có 60 chu kì xoắn và có 1400 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen A là:
A. A = T = 799; G = X = 401. B. A = T = 201; G = X = 399.
C. A = T = 401; G = X = 799. D. A = T = 401; G = X = 199.

Một tế bào sinh dưỡng của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, Số crômatit trong các tế bào con ở kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng là
A. 1536. B. 384. C. 768. D. 192.

Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 510nm tham gia phiên mã 3 lần. Trên mỗi mã sao có 5 ribôxôm cùng trượt qua 1 lần để dịch mã. Số lượt phân tử tARN đến phục vụ cho quá trình tổng hợp các chuỗi pôlipeptit dịch từ gen nói trên là:
A. 7470. B. 7485. C. 7455. D. 7500.

Một tế bào sinh dục của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, một nửa số tế bào con tiếp tục tham gia giảm phân, tổng số phân tử ADN trong các tế bào con ở kì sau của lần giảm phân 2 là
A. 192. B. 1536. C. 768.# D. 384.


 
D

drthanhnam

Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là
A. thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga.
B. đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên.
C. rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới.
D. rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.
Cho P: AaBbDd x AabbDd, biết mỗi gen quy định một tính trạng có quan hệ trội lặn hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Tỉ lệ con có kiểu hình lặn ít nhất về 2 trong 3 tính trạng trên là bao nhiêu?
A. 9/64. B. 7/32. C. 5/32. D. 1/4.
Tỉ lệ lặn 2 tính trạng:
1/4.1/2/3/4+1/4.1/2.1/4+3/4.1/2.1/2=7/32
Tỉ lệ lặn cả 3 tính trạng:
1/4.1/2.1/4=1/32
Vậy tỉ lệ con có kiểu hình lặn ít nhất về 2 trong 3 tính trạng trên là: 1/32+7/32=1/4
Ở một loài hòa thảo, chiều cao của cây được quy định bởi 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen) phân li độc lập, tác động cộng gộp với nhau.Trung bình cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 10cm. Người ta tiến hành lai giữa cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được cây thế hệ lai F1 có độ cao trung bình 180cm. Nếu cho F1 tự thụ phấn thì thu được cây có chiều cao 200 cm chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1/64. B. 9/16. C. 3/32. D. 27/64.
F1: AaBbDd cao 180 cm
F1 tự thụ:
Cây cao 200 cm tức có 7 alen trội.
Đó là: 1/2.1/4.1/4.3=3/32

Theo quan niệm hiện đại, thì tần số alen trong quần thể sẽ bị thay đổi nhanh chóng do nguyên nhân
A. khi kích thước của quần thể bị giảm mạnh.
B. gen dễ bị đột biến thành các alen khác nhau.
C. các cá thể trong quần thể giao phối không ngẫu nhiên.
D. môi trường sống thay đổi theo một hướng xác định.
Tế bào của một loài sinh vật nhân sơ khi phân chia bị nhiễm tác nhân hóa học 5-BU, làm cho gen A biến thành alen a có 60 chu kì xoắn và có 1400 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen A là:
A. A = T = 799; G = X = 401. B. A = T = 201; G = X = 399.
C. A = T = 401; G = X = 799. D. A = T = 401; G = X = 199.
A+G=60.10=600
2A+3G=1400
=> G=200 và A=400
Mà 5-BU làm A-T => G-X
Vậy gen A:
A=T=401
G=X=199
Một tế bào sinh dưỡng của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, Số crômatit trong các tế bào con ở kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng là
A. 1536. B. 384. C. 768. D. 192.
Sau 5 lần nguyên phân => 32 tế bào con.
Mỗi tế bào có 24 cromatit=> 24.32=768
 
Last edited by a moderator:
C

cosset


Theo quan niệm hiện đại, thì tần số alen trong quần thể sẽ bị thay đổi nhanh chóng do nguyên nhân
A. khi kích thước của quần thể bị giảm mạnh.
B. gen dễ bị đột biến thành các alen khác nhau.
C. các cá thể trong quần thể giao phối không ngẫu nhiên.
D. môi trường sống thay đổi theo một hướng xác định.

Tế bào của một loài sinh vật nhân sơ khi phân chia bị nhiễm tác nhân hóa học 5-BU, làm cho gen A biến thành alen a có 60 chu kì xoắn và có 1400 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen A là:
A. A = T = 799; G = X = 401. B. A = T = 201; G = X = 399.
C. A = T = 401; G = X = 799. D. A = T = 401; G = X = 199.

gen a có tổng số nu = 60x20 = 1200 = 2A + 2G
số liên kết hidro = 1400 =2A + 3G
\Rightarrow A= 400
G=200
gen A bị nhiễm 5-BU thành a\Rightarrow đột biến thay thế A-T thành G-X hoặc ngược lại \Rightarrowgen A có A=T= 401 hoặc 399
G=X=199 hoặc 201

Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 510nm tham gia phiên mã 3 lần. Trên mỗi mã sao có 5 ribôxôm cùng trượt qua 1 lần để dịch mã. Số lượt phân tử tARN đến phục vụ cho quá trình tổng hợp các chuỗi pôlipeptit dịch từ gen nói trên là:
A. 7470. B. 7485. C. 7455. D. 7500.

gen có tổng số nu = 3000 \Rightarrow mARN có 1500 nu <-> 499 bộ 3 mã hoá axit amin
\Rightarrowsố lượt tARN = 3x5x499 = 7485

Một tế bào sinh dục của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, một nửa số tế bào con tiếp tục tham gia giảm phân, tổng số phân tử ADN trong các tế bào con ở kì sau của lần giảm phân 2 là
A. 192. B. 1536. C. 768.# D. 384.

số TB tạo ra sau 5 lần nguyên phân là 2^5 =32
\Rightarrowsố tb tham gia giảm phân là 16
\Rightarrowsố tb ở kì sau của giảm phân 2 = 32
mà mỗi tb ở kì sau của giảm phân 2 đều chứa 2n phân tử ADN
vậy tổng số phân tử ADN = 768


 
N

ngobaochauvodich

THẢO LUẬN - ÔN TẬP

Câu 1: Ở bắp cải 2n = 18. Một tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm kép của loài đang thực hiện nguyên phân. Số NST đang ở kì sau của nguyên phân là
A. 16. B. 32. C. 17. D. 34.

Câu 2:
Một tế bào sinh tinh của một loài có số NST 2n = 8. Nếu ở kì sau của giảm phân I có một cặp NST không phân li, thì tế bào sinh tinh đó có thể tạo ra những loại giao tử bất thường nào sau đây?
A. n+1 = 5 và n – 1 = 3. B. n - 1 = 3 và 0.
C. 2n = 8 và 0. D. n + 1 = 5 và 0.

Câu 3:
Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD biết các gen tác động riêng rẽ, trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội ở F1 là
A. 1/4. B. 3/8. C. 1/8. D. 1/2.

Câu 4: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Với phép lai giữa các cá thể có kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu hình có ít nhất một tính trạng lặn là
A. 43,75%. B. 71,875%. C. 85,9375%. D. 28,125%.

Câu 5:Một phân tử ARN ở vi khuẩn được tạo ra sau quá trình phiên mã có chiều dài 408nm gồm có 15% A, 20%G, 30%U và 35%X. Hãy cho biết khi tiến hành phiên mã tạo ra phân tử ARN trên đã phá vỡ bao nhiêu liên kết hidro?
A. 3900. B. 1530. C. 3600. D. 3060.

Câu 6:Ở những loài sinh sản hữu tính, nếu hiện tượng không phân li của toàn bộ NST xảy ra trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo nên dạng
A. thể khảm. B. thể lệch bội.
C. thể đa bội. D. thể tứ bội.

Câu 7:
Ở 1 loài: cơ thể cái có 1 cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm, còn cơ thể đực giảm phân bình thường. Qua thụ tinh tạo ra được 512 kiểu tổ hợp. Biết loài có bộ NST gồm các cặp NST có cấu trúc khác nhau. Bộ NST của loài là
A. 2n = 10. B. 2n = 8. C. 2n = 14. D. 2n = 46.

Câu 8:
Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau ba lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số NST đơn là 104. Hợp tử trên có thể phát triển thành
A. thể một nhiễm. B. thể bốn nhiễm.
C. thể ba nhiễm. D. thể khuyết nhiễm.

Câu 9:
Một tế bào sinh dục của lúa nước (2n = 24) nguyên phân liên tiếp 3 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng, tất cả các tế bào tiếp tục chuyển sang vùng chín để tiến hành giảm phân tạo giao tử. Số lượng NST đơn môi trường cần cung cấp cho toàn bộ quá trình trên là
A. 744. B. 360. C. 768. D. 168.

Câu 10:Ở một loài thực vật, AA: Hoa đỏ; Aa: Hoa hồng; aa: Hoa trắng. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là: 0,3AA : 0,7Aa. Tiến hành ngẫu phối qua 4 thế hệ rồi cho tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ tiếp theo, tỉ lệ kiểu hình trong quần thể ở thế hệ cuối cùng là:
A. 0,6225 đỏ: 0,0569 hồng: 0,3206 trắng.
B. 0,0569 đỏ : 0,3206 hồng : 0,6225 trắng.
C. 0,6225 đỏ : 0,3206 hồng : 0,0569 trắng.
D. 0,6010 đỏ : 0,0571 hồng : 0,3419 trắng.
Gợi ý: Chỉ qua 1 thế hệ quần thể cân bằng, sau đó tự thụ thì áp dụng công thức.

 
D

drthanhnam

Câu 1: Ở bắp cải 2n = 18. Một tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm kép của loài đang thực hiện nguyên phân. Số NST đang ở kì sau của nguyên phân là
A. 16. B. 32. C. 17. D. 34.
3 nhiễm kép=> 2n-2=16=> 16.2=32
Câu 2:Một tế bào sinh tinh của một loài có số NST 2n = 8. Nếu ở kì sau của giảm phân I có một cặp NST không phân li, thì tế bào sinh tinh đó có thể tạo ra những loại giao tử bất thường nào sau đây?
A. n+1 = 5 và n – 1 = 3. B. n - 1 = 3 và 0.
C. 2n = 8 và 0. D. n + 1 = 5 và 0.
Câu 3: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD biết các gen tác động riêng rẽ, trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội ở F1 là
A. 1/4. B. 3/8. C. 1/8. D. 1/2.
Chú ý: Dd X DD luôn cho 1 tính trội
Câu 4: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Với phép lai giữa các cá thể có kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu hình có ít nhất một tính trạng lặn là
A. 43,75%. B. 71,875%. C. 85,9375%. D. 28,125%.
XS để mang toàn tính trội:0,75.0,5.0,75=0,28125
=> ĐA=1-0,28125=0,71875

Câu 5:Một phân tử ARN ở vi khuẩn được tạo ra sau quá trình phiên mã có chiều dài 408nm gồm có 15% A, 20%G, 30%U và 35%X. Hãy cho biết khi tiến hành phiên mã tạo ra phân tử ARN trên đã phá vỡ bao nhiêu liên kết hidro?
A. 3900. B. 1530. C. 3600. D. 3060.
H=2A+3G

Câu 6:Ở những loài sinh sản hữu tính, nếu hiện tượng không phân li của toàn bộ NST xảy ra trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo nên dạng
A. thể khảm. B. thể lệch bội.
C. thể đa bội. D. thể tứ bội.
Chú ý loài ss hữu tính ko phân li trong nguyên phân=> tứ bội ( Không thể tạo tam bội)

Câu 7:Ở 1 loài: cơ thể cái có 1 cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm, còn cơ thể đực giảm phân bình thường. Qua thụ tinh tạo ra được 512 kiểu tổ hợp. Biết loài có bộ NST gồm các cặp NST có cấu trúc khác nhau. Bộ NST của loài là
A. 2n = 10. B. 2n = 8. C. 2n = 14. D. 2n = 46.
2^(n-1).4.2^n=512=> n=4
Câu 8: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau ba lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số NST đơn là 104. Hợp tử trên có thể phát triển thành
A. thể một nhiễm. B. thể bốn nhiễm.
C. thể ba nhiễm. D. thể khuyết nhiễm.
104/8=13
=> 2n+1
Câu 9:Một tế bào sinh dục của lúa nước (2n = 24) nguyên phân liên tiếp 3 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng, tất cả các tế bào tiếp tục chuyển sang vùng chín để tiến hành giảm phân tạo giao tử. Số lượng NST đơn môi trường cần cung cấp cho toàn bộ quá trình trên là
A. 744. B. 360. C. 768. D. 168.
Tính lần lượt:
Nguyên phân: 24.(2^3-1)=168
Giảm phân: 8.24=192
=> 192+168=360

Câu 10:Ở một loài thực vật, AA: Hoa đỏ; Aa: Hoa hồng; aa: Hoa trắng. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là: 0,3AA : 0,7Aa. Tiến hành ngẫu phối qua 4 thế hệ rồi cho tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ tiếp theo, tỉ lệ kiểu hình trong quần thể ở thế hệ cuối cùng là:
A. 0,6225 đỏ: 0,0569 hồng: 0,3206 trắng.
B. 0,0569 đỏ : 0,3206 hồng : 0,6225 trắng.
C. 0,6225 đỏ : 0,3206 hồng : 0,0569 trắng.
D. 0,6010 đỏ : 0,0571 hồng : 0,3419 trắng.
Sau 4 TH ngẫu phối=> CBDT
0,4425AA : 0,455Aa : 0,1225aa
3 TH tự thụ:
0,6225 AA: 0,0569 Aa: 0,3206 aa
 
R

rainbridge

Tế bào của một loài sinh vật nhân sơ khi phân chia bị nhiễm tác nhân hóa học 5-BU, làm cho gen A biến thành alen a có 60 chu kì xoắn và có 1400 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen A là:
A. A = T = 799; G = X = 401. B. A = T = 201; G = X = 399.
C. A = T = 401; G = X = 799. D. A = T = 401; G = X = 199.

gen A bị nhiễm 5-BU thành a\Rightarrow đột biến thay thế A-T thành G-X hoặc ngược lại
tác nhân 5BU chỉ gây đột biến A-T thành G-X thôi, còn G-X thành A-T là do G ở dạng hiếm.
có sẹt xem lại nhé :D
 
N

ngobaochauvodich

1) Ở một loài thực vật người ta thấy cây dùng làm bố khi giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi chéo có thể cho tối đa 28 loại giao tử. Lai 2 cây của loài này với nhau thu được một hợp tử F1. Hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào mới với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử thuộc dạng
A. thể lệch bội.D. thể ba nhiễm.C. thể tứ bội.B. thể tam bội.


2)Biết gen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với gen a quy định lông trắng, các alen trên nằm trên nhiễm sắc thể thường. Xét quần thể thỏ có 10000 cá thể ngẫu phối đạt trạng thái cân bằng người ta tính được tần số alen A là 0,6. Do nguồn sống thiếu người ta di chuyển 1600 thỏ lông trắng sang một khu vực khác. Tần số tương đối của alen A và a còn lại của quần thể sẽ xấp xỉ là
A. A ≈ 0,8251; a ≈ 0,175. B. A ≈ 0,714; a ≈ 0,286.
C. A ≈ 0,685; a ≈ 0,315 D. A ≈ 0,785; a ≈ 0,215


3) Cặp gen Bb tồn tại trên NST thường mỗi gen đều có chiều dài 408nm, alen B có tỉ lệ A/G = 9/7, alen b có tỉ lệ A/G = 13/3. Cơ thể mang cặp gen Bb giảm phân rối loạn phân bào I tạo giao tử có cả 2 alen của cặp. Số nu mỗi loại về gen này trong giao tử là
A. A = T = 2325, G = X =1275. B. A = T = 975, G = X= 225.
D. A = T = 675, G = X = 525. C. A = T = 1650, G = X =750.
 
R

rainbridge

Câu 6:Ở những loài sinh sản hữu tính, nếu hiện tượng không phân li của toàn bộ NST xảy ra trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo nên dạng
A. thể khảm. B. thể lệch bội.
C. thể đa bội. D. thể tứ bội.
Chú ý loài ss hữu tính ko phân li trong nguyên phân=> tứ bội ( Không thể tạo tam bội)
mình nghĩ là đáp án C. ở đây chưa biết hợp tử mấy bội nên chưa thể kết luận nhân đôi lên nó thành tứ bội được :D
 
D

drthanhnam

mình nghĩ là đáp án C. ở đây chưa biết hợp tử mấy bội nên chưa thể kết luận nhân đôi lên nó thành tứ bội được
Nguyên phân 1 cơ thể sinh sản hữu tính chứ không phải là giảm phân nên không bao giờ ra đa bội lẻ.
Câu này mình đã làm nhiều lần rồi và thuộc cả đáp án .
Thân!
 
R

rainbridge

2)Biết gen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với gen a quy định lông trắng, các alen trên nằm trên nhiễm sắc thể thường. Xét quần thể thỏ có 10000 cá thể ngẫu phối đạt trạng thái cân bằng người ta tính được tần số alen A là 0,6. Do nguồn sống thiếu người ta di chuyển 1600 thỏ lông trắng sang một khu vực khác. Tần số tương đối của alen A và a còn lại của quần thể sẽ xấp xỉ là
A. A ≈ 0,8251; a ≈ 0,175. B. A ≈ 0,714; a ≈ 0,286.
C. A ≈ 0,685; a ≈ 0,315 D. A ≈ 0,785; a ≈ 0,215
ban đầu có [TEX]2.10000 [/TEX]alen, trong đó a có [TEX]10000.2.0,4[/TEX]
chuyển đi 1600 con trắng
tần số alen a là [TEX]\frac{10000.2.0,4-1600.2}{2.(10000-1600}=\frac{2}{7} [/TEX]
tần số A=5/7


3) Cặp gen Bb tồn tại trên NST thường mỗi gen đều có chiều dài 408nm, alen B có tỉ lệ A/G = 9/7, alen b có tỉ lệ A/G = 13/3. Cơ thể mang cặp gen Bb giảm phân rối loạn phân bào I tạo giao tử có cả 2 alen của cặp. Số nu mỗi loại về gen này trong giao tử là
A. A = T = 2325, G = X =1275. B. A = T = 975, G = X= 225.
D. A = T = 675, G = X = 525. C. A = T = 1650, G = X =750.
B có A=675, G=525
b có A=975. G=225
rối loạn GP 1 cho giao tử Bb
 
R

rainbridge




Để tạo ưu thế lai về chiều cao cây thuốc lá, người ta tiến hành lai giữa hai thứ: một thứ có chiều cao trung bình 120cm, một thứ có chiều cao trung bình 72 cm. Ở cây lai F1 có chiều cao trung bình 108cm. Chiều cao trung bình của những cây F2 là
A. 96. B. 102. C. 104. D. 106


còn câu này chưa ai làm hết nè :)

...............
..............
...........
 
R

rainbridge

Nguyên phân 1 cơ thể sinh sản hữu tính chứ không phải là giảm phân nên không bao giờ ra đa bội lẻ.
Câu này mình đã làm nhiều lần rồi và thuộc cả đáp án .
Thân!
câu C là thể đa bội chứ có nói là đa bội lẻ đâu, trong đa bội có bao gồm đa bội chẵn, có thể chấp nhận được.
mình thấy đáp án D, tứ bội là chưa chính xác
ví dụ: Ở một loài cây tứ bội sinh sản hữu tính, nếu hiện tượng không phân li của toàn bộ NST xảy ra trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo nên dạng gì?
 
D

drthanhnam

1) Ở một loài thực vật người ta thấy cây dùng làm bố khi giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi chéo có thể cho tối đa 28 loại giao tử. Lai 2 cây của loài này với nhau thu được một hợp tử F1. Hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào mới với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử thuộc dạng
A. thể lệch bội.D. thể ba nhiễm.C. thể tứ bội.B. thể tam bội.
Câu này ngobaochau đã post đến lần thứ 3 rồi đó ^^
Không phải là cho tối đa 28 loại GT mà 2^8 loại giao tử.
Cây này có bộ NST 2n=16
nguyên phân 4 đợt => 384 NST => hợp tử có 24 NST
=> tam bội
Câu này thuộc lòng đáp án rồi. Đi thi chỉ việc tick :))
 
D

drthanhnam

câu C là thể đa bội chứ có nói là đa bội lẻ đâu, trong đa bội có bao gồm đa bội chẵn, có thể chấp nhận được.
mình thấy đáp án D, tứ bội là chưa chính xác
ví dụ: Ở một loài cây tứ bội sinh sản hữu tính, nếu hiện tượng không phân li của toàn bộ NST xảy ra trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo nên dạng gì?
Thì mình cũng thấy chuă hợp lý lắm nhưng đáp án đa bội cũng chưa chính xác ( Vì gồm cả chẵn và lẻ )
Với cả mình thấy đáp án của các sách toàn là câu D.
Câu này đáp án mà chính xác nhất phải là đa bội chẵn.
 
R

rainbridge

Câu này ngobaochau đã post đến lần thứ 3 rồi đó ^^
Không phải là cho tối đa 28 loại GT mà 2^8 loại giao tử.
Cây này có bộ NST 2n=16
nguyên phân 4 đợt => 384 NST => hợp tử có 24 NST
=> tam bội
Câu này thuộc lòng đáp án rồi. Đi thi chỉ việc tick :))
:(
chưa gặp lần nào
2 mũ 8 viết thành 28 thì bố ai mà làm ra
:D :D :D :D
 
R

rainbridge

Thì mình cũng thấy chuă hợp lý lắm nhưng đáp án đa bội cũng chưa chính xác ( Vì gồm cả chẵn và lẻ )
Với cả mình thấy đáp án của các sách toàn là câu D.
Câu này đáp án mà chính xác nhất phải là đa bội chẵn.

ùm thôi chờ mod đi :D
mod đâu rồi mod ới ời ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
 
C

canhcutndk16a.

Để tạo ưu thế lai về chiều cao cây thuốc lá, người ta tiến hành lai giữa hai thứ: một thứ có chiều cao trung bình 120cm, một thứ có chiều cao trung bình 72 cm. Ở cây lai F1 có chiều cao trung bình 108cm. Chiều cao trung bình của những cây F2 là
A. 96. B. 102. C. 104. D. 106
còn câu này chưa ai làm hết nè :)

...............
..............
...........
Câu nỳa có ở đây rồi ạ, nhưng mà đáp án nó khác nên ko suy luận được :-?

2, Để tạo ưu thế lai về chiều cao của một cây thuốc lá, người ta tiến hành lai giưa hai thứ, một thứ có chiều cao trung bình 120 cm, một thứ có chiều cao trung bình 72 cm.Ở F1 cây lai có chiều cao trung bình 108 cm. Dự đoán chiều cao trung bình của những cây F2
mong mọi người giúp mình, mình cảm ơn rât nhìu
Chào em!


Câu 2: Để tạo ưu thế lai về chiều cao của một cây thuốc lá, người ta tiến hành lai giưa hai thứ, một thứ có chiều cao trung bình 120 cm, một thứ có chiều cao trung bình 72 cm.Ở F1 cây lai có chiều cao trung bình 108 cm. Dự đoán chiều cao trung bình của những cây F2

Trả lời: Trước tiên nếu đề bài chỉ có như em đưa thì sẽ bị thiếu dữ kiện
Câu này em lấy trong 1 đề thi thử đại học. Ở đây đề bài là các đáp án:
A. 110; B. 102; C. 108; D. 112
Vì ưu thế lai thể hiện cao nhất ỏ F1 nên ở F2, ưu thế lai giảm. Do đó chiều cao của các cây F2 sẽ nhỏ hơn các cây F1. Nên ta chọn đáp án là 102
Chúc em học tốt!
 
V

vunguyet12

mloi nguoi oi cho minh hoi co ai tham gia khoa luyen thi dai hoc dam bao mon sinh cua thay quang anh ko ????
 
V

vunguyet12

moi nguoi oi co ai tham gia khoa luyen thi dai hoc dam bao cua thay quang anh ko****************************?/
 
H

hazamakuroo

Để tạo ưu thế lai về chiều cao cây thuốc lá, người ta tiến hành lai giữa hai thứ: một thứ có chiều cao trung bình 120cm, một thứ có chiều cao trung bình 72 cm. Ở cây lai F1 có chiều cao trung bình 108cm. Chiều cao trung bình của những cây F2 là
A. 96. B. 102. C. 104. D. 106

ta có chiều cao cây F2 là : 96 + [TEX]\frac{1}{2}.\frac{(108 - 96)}{96}.96 = 102[/TEX]
 
Top Bottom