Ôn tập thi Đại Học 2013-2014(New)

  • Thread starter ngobaochauvodich
  • Ngày gửi
  • Replies 506
  • Views 183,624

D

drthanhnam

Câu 3: Cho một quần thể gồm 100 AA, 400Aa, 500aa. Giả sử chọn lọc tự nhiên đào thải kiểu hình lặn. Trong số các cá thể ở F1, tỉ lệ kiểu hình trội đồng hợp của quần thể tự phối này là.
A.2/5 B. ½ C. 1/5 D. 3/5
Lê Thi Hà :
mình lại có đáp án khác, các bạn xem thử mình sai ở đâu nhé
P: 100AA : 400Aa : 500aa=1
CLTN đào thải aa nên P = 100AA : 400Aa KHÁC 1 nên phải chuyển về P = 0.2AA : 0.8 Aa=1
Quần thể tự thụ được F1 : AA = 0.2 + 0.8*1/4 = 0.4
Vậy AA = 0.4/1 = 4/10= 2/5 .ĐÁP ÁN A

Phan Thi Thuy Linh
đáp án đúng là 1/2. cáh làm như sau: ctdt được viết lại là: 0,2AA: 0,8Aa. qua tự phối ctdt là: 0,4AA: 0,4Aa: 0,2aa. do aa bị cltn đào thải nên ctdt là: 0,5AA: 0,5Aa. do đố đáp án là 1/2( câu B). nếu làm như bạn thùy linh thì sửa lại câu hỏi là: aa không có khả năng sinh sản

Trần Đắc Khang :

Còn theo mình nghĩ
P: 100AA, 400Aa, 500aa tương đương với ctdt của P: 0,1AA, 0,4Aa, 0,5 aa.
Vì aa bị CLTN đào thải nên F1 còn 0,1/0,5AA ; 0,4/0,5 Aa.

Bạn nào rõ phần chọn lọc này kiểm tra lại và cho biết cách giải nào đúng.

Theo mình thì như thế này.
Đề nói là chọn lọc tự nhiên đào thải kiểu hình lặn là không chính xác, vì nếu đào thỉ kiểu hình lặn thì cách làm của bạn Trần Đức Khang đúng.
Nhưng mình nghĩ phải là các cas thể lặn aa không có khả năng sinh sản thì đúng hơn.
Khi đó sẽ làm như bạn Lê Thị Hà
 
N

ngobaochauvodich

Ở 1 loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên NST thường, mỗi alen đều có 1600.Alen B có 620 nu loại Adenin, alen b có số lượng 4 loại nu bằng nhau.Cho 2 cây đều có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số hợp tử thu được có 1 loại hợp tử chứa tổng số nu loại Xitôzin của các alen nói trên là 980.Kiểu gen của loại hợp tử này là
A.Bbbb B.BBbb
C.Bbb D.BBb
 
D

drthanhnam

Ở 1 loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên NST thường, mỗi alen đều có 1600.Alen B có 620 nu loại Adenin, alen b có số lượng 4 loại nu bằng nhau.Cho 2 cây đều có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số hợp tử thu được có 1 loại hợp tử chứa tổng số nu loại Xitôzin của các alen nói trên là 980.Kiểu gen của loại hợp tử này là
A.Bbbb B.BBbb
C.Bbb D.BBb
B: A=T=620 và G=X=180
b: A=T=G=X=400
Hợp tử có 980 X =400.2+180
=> Bbb
Đáp án C
 
N

ngobaochauvodich

Cho các phát biểu sau:
(1) Vi khuẩn phản nitrat hoá có thể phân hủy nitrat (NO3-)thành nitơ phân tử (N2).
(2) Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí.
(3) Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôn ( NH4+), nitrat (NO3-)
(4) Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôn ( NH4+), nitrat (NO3-)
(5)Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hoá có vai trò chuyển hóa (NH4+) thành (NO3-)
(6)Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrit hoá có vai trò chuyển hóa (NO2-) thành (NO3-)
Số phát biểu đúng là
A.6 B.5 C.2 D.3


 
L

le_phuong93

Cho các phát biểu sau:
(1) Vi khuẩn phản nitrat hoá có thể phân hủy nitrat (NO3-)thành nitơ phân tử (N2).
(2) Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí.
(3) Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôn ( NH4+), nitrat (NO3-)

(4) Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôn ( NH4+), nitrat (NO3-)
(5)Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hoá có vai trò chuyển hóa (NH4+) thành (NO3-)
(6)Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrit hoá có vai trò chuyển hóa (NO2-) thành (NO3-)
Số phát biểu đúng là
A.6 B.5 C.2 D.3:)
 
N

ngobaochauvodich

Cho các phát biểu sau:
(1) Vi khuẩn phản nitrat hoá có thể phân hủy nitrat (NO3-)thành nitơ phân tử (N2).
(2) Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí.
(3) Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôn ( NH4+), nitrat (NO3-)

(4) Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôn ( NH4+), nitrat (NO3-)
(5)Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hoá có vai trò chuyển hóa (NH4+) thành (NO3-)
(6)Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrit hoá có vai trò chuyển hóa (NO2-) thành (NO3-)
Số phát biểu đúng là
A.6 B.5 C.2 D.3:)

Đáp án bạn chọn là đúng, tuy nhiên câu sai là câu (4) :D
 
N

ngobaochauvodich

Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, tính trạng mắt nâu là trội so với mắt đen.Biết tính trạng này do 1 gen có 2 alen trên NST thường quy định.Xác suất lớn nhất để 1 cặp vợ chồng mắt nâu trong quần thể sinh con mắt đen là
A.3/4
B.3/8
C.1/9
D.1/4


Cùng giải đề chuyên Trần Phú Hải Phòng lần 2 /2012 nào !
 

Attachments

  • De thi thu DH Chuyen Tran Phu lan II2012.doc
    78.5 KB · Đọc: 0
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, tính trạng mắt nâu là trội so với mắt đen.Biết tính trạng này do 1 gen có 2 alen trên NST thường quy định.Xác suất lớn nhất để 1 cặp vợ chồng mắt nâu trong quần thể sinh con mắt đen là
A.3/4
B.3/8
C.1/9
D.1/4
Đáp án C
Vì xác suất để 1 cặp vợ chồng mắt nâu sinh một con mắt đen luôn nhỏ hơn hoặc bằng 1/4 nên loại A, B
Mặt khác, để dấu "=" xảy ra thì 2 vợ chồng phải chắc chắn có KG Aa mà quần thể cân bằng di truyền nên xác suất để 1 vợ ( hoặc chồng) có KG Aa phải < 1=> xs cần tìm < 1/4=> 1/9
 
N

ngobaochauvodich

Gửi các bạn làm thêm những dạng không khó, chỉ đổi cách hỏi thui
 

Attachments

  • nhungcautrongtam.doc
    290 KB · Đọc: 0
Last edited by a moderator:
N

ngobaochauvodich

Xét cặp gen Bb ở 1 cơ thể sinh vật, mỗi gen đều có 120 vòng xoắn.Gen B có G=20%,gen b có G=30% số nu của gen.Khi giảm phân bình thường tạo ra giao tử lệch bội, qua thụ tinh tạo hợp tử.Hợp tử tiếp tục nguyên phân 3 lần liên tiếp thì người ta đếm được tổng cộng là 50400 nu trong đó có 11760 nu loại A.Kiểu gen của hợp tử là
A.BBb
B.Bbb
C.bbb
D.B
 
L

longthientoan07

Đáp án bạn chọn là đúng, tuy nhiên câu sai là câu (4) :D

trong sơ đồ chu trình Nito SGK tớ có thấy vi khuẩn nitrit hóa chuyển NO2--> NO3 đâu mà là vi khuẩn nitrat hóa đấy chứ---> (6) sai nữa
tớ đọc thấy sơ đồ thế này:
NH4+--------------> NO2-------------------->NO3
(nitrit hóa) (nitrat hóa)
các bạn giải thích giúp
 
N

ngobaochauvodich

trong sơ đồ chu trình Nito SGK tớ có thấy vi khuẩn nitrit hóa chuyển NO2--> NO3 đâu mà là vi khuẩn nitrat hóa đấy chứ---> (6) sai nữa
tớ đọc thấy sơ đồ thế này:
NH4+--------------> NO2-------------------->NO3
(nitrit hóa) (nitrat hóa)
các bạn giải thích giúp
SGK cơ bản, nằm trong phần sơ đồ hình vẽ có đó bạn, có chú thích mũi tên rõ ràng nữa
 
C

canhcutndk16a.

Khi giảm phân bình thường tạo ra giao tử lệch bội, qua thụ tinh tạo hợp tử.
Anh gõ nhầm nè, phải là GP ko bình thường chứ:p

Xét cặp gen Bb ở 1 cơ thể sinh vật, mỗi gen đều có 120 vòng xoắn.Gen B có G=20%,gen b có G=30% số nu của gen.Khi giảm phân ko bình thường tạo ra giao tử lệch bội, qua thụ tinh tạo hợp tử.Hợp tử tiếp tục nguyên phân 3 lần liên tiếp thì người ta đếm được tổng cộng là 50400 nu trong đó có 11760 nu loại A.Kiểu gen của hợp tử là
A.BBb
B.Bbb
C.bbb
D.B

[TEX]N_B=N_b=2400[/TEX]

-Gen B: [TEX]\left\{\begin{matrix} & A=T=720 & \\ & G=X=480 & \end{matrix}\right.[/TEX]

-Gen b: [TEX]\left\{\begin{matrix} & A=T=480 & \\ & G=X=720 & \end{matrix}\right.[/TEX]

Sau khi nhân đôi 3 lần: [TEX]\sum A.2^3= 11760 \Rightarrow\sum A=1470[/TEX] cái này vo lí rồi đây ạ, vì số nu của B và b đề là chẵn (hàng chục) mà đây là đb lêhc bội, nên tổng số nu bao giờ cũng là số chẵn hàng chục

[
 
N

ngobaochauvodich

Anh gõ nhầm nè, phải là GP ko bình thường chứ:p



[TEX]N_B=N_b=2400[/TEX]

-Gen B: [TEX]\left\{\begin{matrix} & A=T=720 & \\ & G=X=480 & \end{matrix}\right.[/TEX]

-Gen b: [TEX]\left\{\begin{matrix} & A=T=480 & \\ & G=X=720 & \end{matrix}\right.[/TEX]

Sau khi nhân đôi 3 lần: [TEX]\sum A.2^3= 11760 \Rightarrow\sum A=1470[/TEX] cái này vo lí rồi đây ạ, vì số nu của B và b đề là chẵn (hàng chục) mà đây là đb lêhc bội, nên tổng số nu bao giờ cũng là số chẵn hàng chục

[

phải là [tex]2^k-1[/tex] chứ, đâu phải 2^k đâu, do tổng A chứ đâu nói A do mtcc
 
R

rainbridge

trong sơ đồ chu trình Nito SGK tớ có thấy vi khuẩn nitrit hóa chuyển NO2--> NO3 đâu mà là vi khuẩn nitrat hóa đấy chứ---> (6) sai nữa
tớ đọc thấy sơ đồ thế này:
NH4+--------------> NO2-------------------->NO3
(nitrit hóa) (nitrat hóa)
các bạn giải thích giúp
NO3 là gốc nitrat, do đó để chuyển từ gốc khác thành gốc nitrat thì phải là vi khuẩn nitrat hóa chứ, còn vi khuẩn nitrit hóa sẽ chuyển thành gốc NO2. theo mình câu 6 trong đề trên là ko đúng
 
H

hoahongtham_6789

Một câu trong đề thi 2010:
Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt
vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?
A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.
B. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.


Đáp án A đúng tuy nhiên cách giải thích của thầy mình thấy ko đúng
-Câu ni theo cách giải thích của thầy NGUYỄN THÁI ĐỊNH (giáo viên chuyên sinh trung tâm LTĐH vĩnh viễn) là:
Đáp án A vì: nhiều khi nguồn sống của môi trường không giảm nhưng do thiên tai, dịch bệnh và săn bắn quá mức thì quần thể vẫn có thể bị diệt vong.
-Theo mình thì khi Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể => kích thước quần thể là lớn quá mức => A sai.
Mọi người thấy cách giải thích của thầy thế nào?
:-??:-??:-??
 
T

trihoa2112_yds

Một câu trong đề thi 2010:
Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt
vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?
A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.
B. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.


Đáp án A đúng tuy nhiên cách giải thích của thầy mình thấy ko đúng
-Câu ni theo cách giải thích của thầy NGUYỄN THÁI ĐỊNH (giáo viên chuyên sinh trung tâm LTĐH vĩnh viễn) là:
Đáp án A vì: nhiều khi nguồn sống của môi trường không giảm nhưng do thiên tai, dịch bệnh và săn bắn quá mức thì quần thể vẫn có thể bị diệt vong.
-Theo mình thì khi Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể => kích thước quần thể là lớn quá mức => A sai.
Mọi người thấy cách giải thích của thầy thế nào?
:-??:-??:-??


Đúng là cách giải thích của Thầy chưa làm rõ vấn đề.

Ở đáp án A ta thấy đây là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm số lượng của quần thể.
Còn câu hỏi là nguyên nhân gây diệt vong khi quần thể giảm số lượng xuống dưới mức tối thiểu.
Hai vấn đề khác nhau nên đáp án A là sai.
 
N

ngobaochauvodich

Một câu trong đề thi 2010:
Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt
vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?
A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.
B. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.


Đáp án A đúng tuy nhiên cách giải thích của thầy mình thấy ko đúng
-Câu ni theo cách giải thích của thầy NGUYỄN THÁI ĐỊNH (giáo viên chuyên sinh trung tâm LTĐH vĩnh viễn) là:
Đáp án A vì: nhiều khi nguồn sống của môi trường không giảm nhưng do thiên tai, dịch bệnh và săn bắn quá mức thì quần thể vẫn có thể bị diệt vong.
-Theo mình thì khi Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể => kích thước quần thể là lớn quá mức => A sai.
Mọi người thấy cách giải thích của thầy thế nào?
:-??:-??:-??

Câu này lật SGK Sinh học cơ bản trang 166, trích nguyên văn đoạn 3, bộ GD chỉ thêm 1 ý sai, và hỏi phát biểu nào sai, cho nên nếu chịu đọc sách sẽ thấy được ý nào ko có trong sách => Ý đó sai
Nếu giải thích thì Nguồn sống của môi trường giảm, => vô lý
 
H

hoahongtham_6789

Câu này lật SGK Sinh học cơ bản trang 166, trích nguyên văn đoạn 3, bộ GD chỉ thêm 1 ý sai, và hỏi phát biểu nào sai, cho nên nếu chịu đọc sách sẽ thấy được ý nào ko có trong sách => Ý đó sai
Nếu giải thích thì Nguồn sống của môi trường giảm, => vô lý

Ở đây thắm chỉ thắc mắc cách giải thích của thầy NGUYỄN THÁI ĐỊNH thôi, ngoài ra không có ý kiến j cả ^^
 
Top Bottom