Nhóm hóa 95

Status
Không mở trả lời sau này.
C

cuncon_baby

1. axit gì nhận biết
bằng quỳ tím đổi màu
Thêm vào bạc nitrat
tạo kết tủa trắng phau

2. Axit gì cùng sắt
Tạo muối sắt hai, ba
Tùy điều kiện dung dịch
Còn làm sắt trơ ra

3. Axit gì làm tan
cả kim loại bạc, đồng
Phi kim phốt pho, than
Dù dung dịch đậm nhạt
 
L

laban95

Thôi vik pt lun cho đủ nè
1.
HCl + AgNO3= AgCl + HNO3

2.
Fe + H2SO4 = FeSO4 +H2
2Fe + 6H2SO4(đ) = Fe2(SO4)3 +3SO2 +6H2O (t)
H2SO4 đặc nguội k pứ vs Al, Fe, Cr

3.
Cu + 4HNO3(đ)= Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
3Cu + 8HNO3(l)= 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
P + HNO3 (l) ???? :D
C + 4 HNO3 = CO2 + 4 NO2 + 2 H2O

 
C

cuncon_baby

Thanks Laban95 nhiều nhá:D:D
1 Axit gì hai lần
Tan trong nước một ít
Điện li chỉ một phần
Lại là chất khí độc
2 Axit gì bạn ơi
Lên men từ rượu nhạt
Thiếu nó xin đừng mời
Những món ngon nem, chả

 
C

cuncon_baby

;;) Tiếp nào
1)Tôi là tấm là chắn
Bảo vệ hành tinh xanh
Sinh ra khi có sét
Làm không khí trong lành.
Tết nhứt tặng thêm 1 câu chuyện :x:x:x
Mối Tình Dang Dở
... ... Câu chuyện xảy ra tại thành phố Hidrocacbon xinh đẹp thuộc khu vực Trung Đông Châu Á. Trong 1 gia đình nọ thuộc dòng họ Parafin giàu có sinh đc 4 người con : Metan, Etan, Propan, Butan. Gia đình họ đang sống rất hạnh phúc thì chẳng may bất hạnh trút xuống đầu họ : cha mẹ mất sớm. Cha mẹ mất đi để lại cho 4 anh em cả 1 gia tài. 3 anh trai đầu cậy có tài, lắm của, chỉ lo chơi bời phung phí. Không những thế còn quan hệ bất chính dzới mấy đứa con gái nhà Halogen và chẳng bao lâu đã trắng tay fải sống nhờ vào chúng. Còn người em út, Butan, vốn hiền lành chăm chỉ, anh đã tốt nghiệp trường Đại Học Mỏ Địa Chất, hiện đang làm kĩ sư ở 1 mỏ dầu dưới sự quản lí của ông chủ Crăcking.

... ...Trong dòng họ Olefin có nàng Etilen xinh đẹp. Cô hiện đang là sinh viên. Thấy Butan hiền lành, cô đã đem lòng yêu thương. Ngoài giờ làm việc và học tập, họ cùng nhau sánh đôi dưới đường phố hidrocacbon chan hòa ánh nắng. Một hôm đang dạo bước trong công viên, họ gặp ông già Axetilen. Ông nheo mắt nhìn đôi bạn và bảo : ''Các cháu thật xứng đôi, cầu Chúa phù hộ cho các cháu''.
101.gif


... ...Nhưng sự đời đâu như người ta nghĩ. Thấy nàng Etilen xinh đẹp, lão già Crăcking rắp tâm chiếm đoạt nàng. Hắn dùng phép thuật làm cho Butan thân tàn ma dại và đuổi chàng khỏi mỏ dầu. Song với tình yêu và lòng chung thủy của Etilen, hắn không chinh phục đc trái tim nàng. Hắn sai tên Oxi đến đốt nhà nàng. Để thoát khỏi tay tên Crăcking hung bạo, nàng tìm cách trốn đi và trở thành cô lái đò trên sông Etanol êm đềm.

... ...Cuộc sống của cô trôi đi 1 cách bình lặng. Bỗng 1 hôm, bấu trời mây đen xám xịt báo hiệu giông tố sắp xảy ra. Tên chủ mỏ Đồng đã sai thuộc hạ là Đồng đen (CuO) bắt nàng về làm vợ bé của hắn. Bik không thể nào thoát khỏi, nàng đã theo hắn với cái tên hết sức kiều diễm Axetanđehit.

... ...Lại nói về Butan, sau khi bị đuổi khỏi mỏ dầu, lang thang trên con đường vô định đơn côi, chàng quyết định chuyển sang thành phố Akađien và trở thành công nhân trong 1 đồn điền cao su do ông chủ Buna quản lý, với hy vọng 1 ngày nào đó chàng và nàng Etilen sẽ tái ngộ. Nhưng hy vọng đã trở thành vô vọng bởi sau đó nàng Etilen (đúng ra là bà Axetanđehit) đã quan hệ lén lút với ông bạn Mangan và trở thành bà Axetic chanh chua và độc ác... !!!
 
L

laban95

O3 nè ;))[
3O2 -tia lửa điện-> 2O3

Cún cho cái nik ym nhe
Tin nhắn khách đóng ùi hk pm lại đc :D
 
Last edited by a moderator:
C

cuncon_baby

Tiếp theo;;)
1) Axit gì đa chức
Có trong nước qủa chanh
Vắt ra thêm đường ngọt
Uống giải khát ngon lành

2) Huy chương đây đứng thứ ba
Sao tên hiệu đặt như là bé trai
Dẫn nhiệt dẫn điện cao tài
Là gì ai biết,đố ai đáp liền.
@laban95: Chủ trò hết câu rồi:-SS laban95 có k cho xin đi;;);;);))
 
L

laban95

Cây nến cháy được ở vị trí bình thường và bị tắt nếu ta quay ngược bấc của nó xuống dưới. Ở que diêm, ta lại thấy hiện tượng ngược lại: que diêm cháy tốt khi đầu que diêm quay xuống dưới, và tắt nhanh chóng khi ta quẹt cho diêm cháy rồi quay ngay đầu diêm lên trên. Vì sao có sự nhau đó ? ;;)
 
L

laban95

Đem hơ con dao ướt lên ngọn lửa ta sẽ thấy xuất hiện lớp ánh màu lam. Vì sao vậy?
 
C

cuncon_baby

Cây nến cháy được ở vị trí bình thường và bị tắt nếu ta quay ngược bấc của nó xuống dưới. Ở que diêm, ta lại thấy hiện tượng ngược lại: que diêm cháy tốt khi đầu que diêm quay xuống dưới, và tắt nhanh chóng khi ta quẹt cho diêm cháy rồi quay ngay đầu diêm lên trên. Vì sao có sự nhau đó ? ;;)
<Google:">:">>
Khi châm lửa vào nến, parafin ở bấc chảy ra và bay hơi. Hơi đó bốc cháy. Sau đó ngọn lửa của bấc tự duy trì: theo đà chất parafin bốc cháy, ngọn lửa tụt dần xuống, làm chảy phần parafin mới. Parafin nóng chảy được hút liên tục bởi các mao quản của bấc lên khu vực cháy. Phần dưới của ngọn lửa bao giờ cũng cách bề mặt parafin nóng chảy 1 khoảng cách nhất định. Ngọn lửa ko thể xuống thấp hơn được, và nhiệt độ của parafin nóng chảy thấp hơn nhiệt độ cháy của parafin, làm cho ngọn lửa bị tắt. Do đó khi quay bấc xuống dưới, parafin nóng chảy sẽ chảy xuống bấc và làm tắt ngọn lửa.
Que diêm cháy theo 1 cách khác so với cây nến: ở que diêm ko có chất đốt dễ nóng chảy, không có bấc hút chất đốt đó lên khu vực cháy. Tuy nhiên cũng như ở cây nến, parafin phải nóng chảy và hoá hơi rồi mới bốc cháy, ở que diêm, thoạt tiên gỗ phải hoá khí. Muốn thế, gỗ phải được nung nóng mạnh, và do đó đầu que diêm phải quay xuống dưới, cuống que diêm quay lên trên. Khi ta quay đầu diêm lên trên, ngọn lửa ko có chất đốt sẽ bị tắt.
 
M

merimi

Đem hơ con dao ướt lên ngọn lửa ta sẽ thấy xuất hiện lớp ánh màu lam. Vì sao vậy?

Chắc là thành phần gì đó của dao dưới tác dụng của lửa trong nước trong không khí tạo ra chất mới. Chẳng hạn Sắt t/d với nước trong không khí được sắt từ (mà nó có màu lam ko nhỉ :D)
 
C

cuncon_baby

Đem hơ con dao ướt lên ngọn lửa ta sẽ thấy xuất hiện lớp ánh màu lam. Vì sao vậy?
Đó chính là màn kịch giữa sắt và nước. Ở nhiệt độ cao, sắt và nước tác dụng với nhau tạo nên oxit sắt từ (Fe3O4) lấp lánh màu lam.

3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2

Không nên coi thường lớp áo màu lam này của sắt, chính nó là tấm màng bảo vệ sắt làm cho sắt không bị gỉ và bị ăn mòn. Ở các nhà máy người ta đem các chế phẩm bằng thép cho vào dung dịch natri nitrat hoặc hỗn hợp natri nitrat và natri hydroxyt (nhiệt độ từ 40 đến 150 độ C). Sau một thời gian nhất định trên bề mặt sẽ sinh ra một lớp mỏng màu lam, phân bố đều đặn trên bề mặt vật phẩm, sau đó lấy ra và nhanh chóng cho vào nước lạnh, sau đó lại đem xử lý bằng nước xà phòng, dàu nóng mấy phút. Nhờ đó các chi tiết sẽ được khoác một tấm áo màu lam, người ta gọi biện pháp này là “tôi muối”. Các chế phẩm qua tôi muối sẽ có tuổi thọ dài hơn, sau khi nhúng dầu, xà phòng, còn có thể cho vào dầu máy (dầu máy số 10) ngâm 5 phút.
fe3o411.jpg

<google>:">:">
 
L

laban95

@cún: gu gồ nữa hở bn iu ;))

típ nè
Tại sao ng ta lấy dấu vân tay = cách này?
Lấy một trang giấy sạch, ấn một đầu ngón tay lên trên mặt giấy rồi nhấc ra, sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống nghiệm có đựng cồn iốt, và dùng đèn cồn để đun nóng ở phần đáy ống nghiệm. Đợi cho xuất hiện luồng khí màu tím bốc từ ống nghiệm, bạn sẽ thấy trên phần giấy trắng ngón tay (mà bình thường không nhận ra dấu vết gì) dần dần hiện lên dấy vân tay màu nâu, rõ đến từng nét. Nếu bạn ấn đầu ngón tay lên một trang giấy trắng rồi đem cất đi, mấy tháng sau mới đem thực nghiệm như trên thì dấu vân tay vẫn hiện ra rõ ràng.
 
C

cuncon_baby

Lấy một trang giấy sạch, ấn một đầu ngón tay lên trên mặt giấy rồi nhấc ra, sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống nghiệm có đựng cồn iốt, và dùng đèn cồn để đun nóng ở phần đáy ống nghiệm. Đợi cho xuất hiện luồng khí màu tím bốc từ ống nghiệm, bạn sẽ thấy trên phần giấy trắng ngón tay (mà bình thường không nhận ra dấu vết gì) dần dần hiện lên dấy vân tay màu nâu, rõ đến từng nét. Nếu bạn ấn đầu ngón tay lên một trang giấy trắng rồi đem cất đi, mấy tháng sau mới đem thực nghiệm như trên thì dấu vân tay vẫn hiện ra rõ ràng.
<lần thứ 3:-SS google:">:"> tềnh yêu thông củm, trình độ yếu kém nên...:))

Để trả lời câu hỏi đó, trước tiên hãy nói một chút về cồn iốt. Cồn iốt là dung dịch của cồn và iốt. Iốt không tan trong nước nhưng dễ tan trong cồn (và một số dung môi hữu cơ khác). Khi bôi cồn iốt lên da thì cồn sẽ bay hơi rất nhanh, lưu lại vết màu đen vàng của iốt. Nhưng rồi chỉ ít phút sau vết vàng đen iốt đó cũng “không cánh mà bay”, trên da ta chẳng còn gì lưu lại cả, bởi vì iốt, cũng như một số chất rắn khác, có khả năng trực tiếp hóa thành khí (hơi) trong những điều kiện nhất định (gọi là “thăng hoa”).


Trên đầu ngón tay chúng ta có dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi. Khi ấn đầu ngón tay trên mặt giấy thì những thứ đó sẽ lưu lại trên mặt giấy, tuy mắt thường rất khó nhận ra.

Khi đem tờ giấy có vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống nghiệm chứa cồn iốt thì do bị đun nóng, cồn bay hơi rất nhanh, tiếp đến là iốt “thăng hoa” bốc lên thành khí màu tím (Chú ý” Khí iốt độc, không được ngửi!), mà dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi là các dung môi hữu cơ nên khí iốt dễ tan vào chúng, tạo thành màu nâu trên các vân tay lưu lại. Thế là, vân tay hiện ra.

 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom