Nhóm hóa 95

Status
Không mở trả lời sau này.
L

laban95

-Diêm được ngâm trong dd strontium nitrat thì khi quẹt sẽ phát ra ánh sáng đỏ
-Diêm ngâm trong dd KNO3 thì khi quẹt phát ra ánh sáng trắng
-Diêm ngâm trong dd muối Liti thì khi quẹt phát ra ánh sáng màu xanh.
Tại sao vậy?
 
L

laban95

1. axit gì nhận biết
bằng quỳ tím đổi màu
Thêm vào bạc nitrat
tạo kết tủa trắng phau

2. Axit gì cùng sắt
Tạo muối sắt hai, ba
Tùy điều kiện dung dịch
Còn làm sắt trơ ra

3. Axit gì làm tan
cả kim loại bạc, đồng
Phi kim phốt pho, than
Dù dung dịch đậm nhạt

Đi lục cuốn hóa 11 thấy 2 pt này
Bổ sung cho bà con :x
3P + 2H2O + 5HNO3 = 3H3PO4 + 5NO
P + HNO3(đ) = HPO3 + 5NO2 + 2H2O


 
C

cuncon_baby

Giải thích vì sao ta ko được sử dụng điện thoại di động ở nơi đổ xăng?:|:|:|
 
L

laban95

khi mở đt tạo 1 nguồn năng lượng nào đó
rồi nó sao sao đó =))
rồi tiếp xúc vs hơi xăng
~> cháy
;;)

[giống trong hầm chứa rượu thì k đc bắn súng + hút thuốc :">]

bi h hỏi cuộc sống ta đi
Bn bik j về mưa axit
p/s: bn bik chứ k phải gu gồ bik ;))
 
M

merimi

Giải thích vì sao ta ko được sử dụng điện thoại di động ở nơi đổ xăng?:|:|:|

Trường hợp này mình gặp nhiều rồi ^^

Theo mình đoán có khả năng là do khi đổ xăng, hơi xăng bốc lên chứa các ion điện (xăng là chất dễ bay hơi). Khi ta nghe điện thoại thì sóng điện thoại phát ra sẽ gặp các phân tử xăng bay lên (chứa nhiều ion điện) làm nổ pin điện thoại gây nguy hiểm
 
M

merimi


Bn bik j về mưa axit
p/s: bn bik chứ k phải gu gồ bik ;))

TV nói đầy ra :))

Theo mình mưa axit là mưa có chứa...axit (câu này chính xác tuyệt đối :D)
Mưa axit được tạo ra từ khí thải từ các nhà máy của con người, nó có độ chua rất cao. Mưa axit rơi xuống làm giảm độ kiềm trong nước, đất, cây cối=> hủy hoại

Mình bik có thế!!!^^
 
C

cuncon_baby

dính tới hóa nhìu lắm á
T bổ sung thêm pt cho nó phong phú ;;)
Nhanh gọn lẹ tiện sdụng thì nó là thế này<:"> liên quan rí tẹo môn địa>
Các loại khí độc hại được thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp các khu công nghiệp,... và cả từ sinh hoạt hằng ngày của chính chúng ta cũng như các quá trình hô hấp,... để tổn tại của các sinh vật trên trái đất. Các khí ấy có thể đi vào các cây ( thông qua việc hô hấp) nhưng quá nhiều thì nó đi tồn tại, lơ lửng trong không khí. 1 phần CO2 tác dụng với nước mưa tạo ra dd axit, cái này rơi xuống đất thành mưa axít. Phần còn lại vẫn tồn tại dạng ftử CO2 trong kkhí
Pt: CO2+ H2O->(<-) H2CO3( phản ứng thuận nghịch)
( Cái này tự viết, ko sài gực gồ:)):)) <tự hào>)

 
C

cuncon_baby

Tại sao nước k cháy?
<google:">:">>
Cháy thường là một quá trình chỉ sự hoá hợp mạng giữa vật chất và khí oxy. Có một số vật chất mặc dù là ở nhiệt độ thường nhưng chỉ cần có cơ hội “gặp mặt” với khí oxy là nó lập tức “kết hợp” với oxy và tự động cháy. Photpho trắng chính là như vậy. Ngoài ra, có một số chất như than (thành phần chủ yếu là cacbon), khí hydro, lưu huỳnh… mặc dù ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc với oxy 2 bên không hề có phản ứng gì, nhưng khi nhiệt độ tăng, chúng sẽ cháy mạnh.

Nhìn bên ngoài thì hình dáng của cồn, xăng, dầu và nước gần giống nhau, đều là thể lỏng không trong suốt. Nhưng cồn là do 3 nguyên tố Cacbom, Hydro, Oxy tạo nên, còn xăng và dầu chỉ chứa Cacbon và Hydro. Trên thực tế, đa số các hợp chất hoá học chứa Cacbon đều có thể tự cháy. Cồn, xăng, dầu sau khi cháy, mỗi một nguyên tử cacbon kết hợp với hai nguyên tử oxy biến thành C02, còn khí hydro kết hợp với oxi thành nước, chúng đã cháy sạch rồi.

Đọc đến đấy có lẽ bạn đã biết rồi, nước tại sao không thể cháy được. Nước là do hai nguyên tố hydro và oxy tạo nên. Cũng tức là, nước là sản phẩm sau khi khí hydro cháy. Đã là sản phẩm của sự cháy thì đương nhiên nó không còn khả năng kết hợp với khí oxy nữa, cũng tức là nó không cháy nữa. Cũng như vậy, C02 là sản phẩm cuối cùng của sự cháy, cho nên nó cũng không thể cháy nữa. Do C02 không thể kích thích cháy, hơn nữa còn nặng hơn không khí cho nên con người có thể xoay ngược lại, lợi dụng nó để cứu hoả.

Tuy nhiên, cũng có không ít các vật chất không “hợp” với khí oxy, cho dù bạn có hâm nóng nó như thế nào thì nó cũng không muốn “kết bạn” với khí oxy, những vật chất như vậy đương nhiên không thể cháy được.
 
C

cuncon_baby

“Ma trơi” là một hiện tượng đã gây cho con người nhiều tò mò và cũng không ít sợ hãi từ trước đến nay, và cũng không phải ai cũng biết hiện tượng này có thể giải thích bằng hóa học.
Hiện tượng “ma trơi” thường xuất hiện ở những vùng đầm lầy, nghĩa địa…(nói chung là ở hầu hết những nơi mà con người thấy “sợ”) Đó là hiện tượng xuất hiện những đốm lửa cháy sáng trong không khí gây cho con người sự sợ hãi.Bản chất của hiện tượng này được giải thích với sự tham gia của 2 chất khí đó là photphin(PH3) và diphotphin(P2H4), P2H4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 1500C thì PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”. Một câu hỏi đặt ra : PH3, P2H4 xuất hiện do đâu?? Đáp án chính là nơi chúng ta hay thấy chúng. Ở đầm lầy, nghĩa địa có nhiều xác sinh vật…Đó là nguồn photpho rất lớn để hình thành PH3,P2H4 bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất.
<google>
 
R

raspberry

Trong xương người/động vật :)) luôn có photpho khi chết đi nó sẽ phân huỷ thành photphin [TEX](PH_{3})[/TEX] và điphotphin [TEX](P_{2}H_{4})[/TEX]. Photphin không tự cháy ở nhiệt độ thường, chỉ có điphotphin mới tự cháy ở nhiệt độ thường, chính lượng nhiệt này làm cho photphin cháy: [TEX]2PH_{3}+4O_{2}\rightarrow P_{2}O_{5}+3H_{2}O[/TEX] tạo thành ngọn lửa ma trơi :))
Cái này diễn ra cả ngày và đêm, nhưng ban ngày k thấy rõ vì có a/s Mặt Trời, ban đêm thì thấy rõ hơn. Khi thấy cái đó nhiều người sợ nên bỏ chạy tạo ra luồng gió làm ngọn lửa di chuyển nên nhiều người nhầm tưởng là ma
 
Last edited by a moderator:
R

raspberry

Trong nước có nhiều bùn đất cũng như các vật bẩn khác “trôi nổi”. Các hạt bùn đất lớn sẽ nhanh chóng chìm xuống. Còn các hạt nhỏ, nhỏ đến mức trở thành các “hạt keo”lơ lửng trong nước không thể sa lắng được. Bởi vì các hạt keo này khi xích lại gần nhau sẽ đẩy nhau nên không thể tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn để có thể sa lắng (các hạt keo này tích điện âm).

Phèn chua là một muối kép [TEX]K_{2}SO_{4}.Al_{2}(SO4)_{3}.24H_{2}O[/TEX]. Khi cho phèn vào nước, [TEX]Al_{2}(SO4)_{3}[/TEX] sẽ tác dụng với [TEX]H_{2}O[/TEX] tạo thành [TEX]Al(OH)_{3}[/TEX] ở dạng keo. [TEX]Al(OH)_{3}[/TEX] cũng là hạt keo có tích điện (điện dương). Vì vậy, các hạt [TEX]Al(OH)_{3}[/TEX] sẽ kết hợp với các hạt bùn đất tạo thành những hạt lớn hơn và chìm xuống dưới đáy. Nhờ vậy nước sẽ trong.
<From Google cos my knowledge is limited>
 
L

laban95

câu kiếm cổ hơi khó nên để vài ngày cho mấy bn suy nghĩ
Típ hén
Sao khi bôi rượu i-ốt lên da, k lâu sao rượu i-ốt lại bay đi?
 
C

chupin_gaucon

theo mình thì là do rượu iot là iot tan trong rượu

vì rượu dễ bay hơi và dẽ dàng thăng hoa nên sau khi bôi lên da một thời gian thì iot sẽ bay hơi theo rượu hay nói cách

khác là ko cánh mà bay
 
N

nhoklemlinh

theo mình thì là do rượu iot là iot tan trong rượu

vì rượu dễ bay hơi và dẽ dàng thăng hoa nên sau khi bôi lên da một thời gian thì iot sẽ bay hơi theo rượu hay nói cách

khác là ko cánh mà bay
mình nghĩ đồng ý vs bạn là rượu iot là rượu có hòa tan iot
nhưng ko phải là rượu iot dễ thăng hoa vì nó chuyển từ thể lỏng sang thể khí thì chỉ gọi là bay hơi thôi.
nhưng hình như iot ko bay hết mà vẫn còn lại 1 ít dưới dạng rắn thì phải
mjnh nghe nói bôi nhju ko tốt cơ mà
 
C

chupin_gaucon

mình nghĩ đồng ý vs bạn là rượu iot là rượu có hòa tan iot
nhưng ko phải là rượu iot dễ thăng hoa vì nó chuyển từ thể lỏng sang thể khí thì chỉ gọi là bay hơi thôi.
nhưng hình như iot ko bay hết mà vẫn còn lại 1 ít dưới dạng rắn thì phải
mjnh nghe nói bôi nhju ko tốt cơ mà
mình được biết
Cồn Iốt là dung dịch của cồn và Iốt. Iốt không tan trong nước nhưng dễ tan trong cồn (và một số dung môi hữu cơ khác). Khi bôi cồn iốt lên da thì cồn sẽ bay hơi rất nhanh, lưu lại vết màu đen vàng của Iốt. Nhưng rồi chỉ ít phút sau vết vàng đen Iốt đó cũng “không cánh mà bay”, trên da ta chẳng còn gì lưu lại cả, bởi vì iốt, cũng như một số chất rắn khác, có khả năng trực tiếp hóa thành khí (hơi) trong những điều kiện nhất định (gọi là “thăng hoa”).
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom