Tớ nói thật tớ không phải nhà thơ và cũng không có ý định đi theo nghệ thuật, tớ học tự nhiên và hứng thú với Vật lý và Hoá học hơn là bình phẩm thơ văn.
Thơ ca tựu chung cũng chỉ để là nơi tâm sự và trút đi cảm xúc, không phải sản phẩm thương mại
Nếu một tác phẩm bạn viết để người khác đọc, khi đó bạn cần trau chuốt ngôn từ, đê ai cũng "hiểu:, nhưng khi bạn viết cho mình đọc, viết để phục vụ cảm xúc của mình, thì để soi xét về ngôn từ có hợp lý không ? Nguyễn Văn Thạc nói: Viết Nhật ký để cho mình, nếu mình nghĩ rằng viết cho người khác đọc, để được khen ngợi, thì không thật, không bao giờ thật.
Đọc những câu bạn sửa, chưa bao giờ mình thấy thật. Đơn giản vì đó không phải cảm xúc của mình, đơn giản vì khi đó mình viết để nhận những lời khen của bạn, đơn giản vì khi đó mình là một người viết thơ để sống, mà mình thì không có ý định kiếm sống bằng thơ.
Nói như một người, phê bình Việt Nam chưa bao giờ có một hướng đi chung, và mọi cách đánh giá, nhìn nhận một vấn đề đều theo một cách chủ quan chủ nghĩa. Trong một hoàn cảnh, nghe C- dur hay G-moll của Mozart, có lúc sẽ thấy buồn chán, cũng có lúc thấy vô vị, vì không hiểu gì. Đó là cái gọi là invididual, Hoài Thanh tạm dịch ra Tiếng Việt là cái tôi. Chỉ ở một số hoàn cảnh, khi những tâm hồn cộng hưởng mới là lúc ta cảm nhận được lời thơ một cách đồng điệu nhất.
Nguyễn Đình Thi cũng trích một câu thơ về mây trắng và mây vàng và nói, đại thể giữa những sự vật này có mối liên quan gì, logic nào kéo chúng lại với nhau ? Hoạ chăng người làm thơ, và người bất chợt bắt gặp mình trong thơ mới hiểu.
Nói thế không phải để tự khen mình. Nguyễn Đình thi nói đại ý thơ ca xuất phát từ giao thoa giữa nội thể và ngoại cảnh, khi xúc cảm đạt đến mức cao độ thì trào ra trên giấy thành thơ. Nói thế cũng có nghĩa là, bình phẩm thơ ca không phải, và tuyệt đối không nên bám vào ngôn từ, cú pháp để đánh giá, căn vặn, khuyên ngăn hay khen ngợi như khi ta chấm bài ngữ pháp của trẻ em tiểu học. Người bình thơ và phẩm thơ phải tỉ mỉ, trau chuốt để đi đến tận cùng cảm xúc, để hiểu tận cùng nội tâm người viết. Thơ hay không phải chỉ dựa vào từ ngữ, uốn nắn một câu chữ, mà là một quá trình tôi luyện, "cả trong thơ và ngoài đời" (theo như Xuân Diệu), cảm xúc sẽ đi từ lúc còn "non", sau đó già dặn dần và khi đạt đến độ chín cũng là lúc nảy ra những ý thơ tuyệt tác. Ép một người làm văn, làm thơ mới bắt đầu tập viết phải viết thế này, thê nọ, dùng từ này, từ khác, không khác gì uốn một thân cây con, vốn giòn va dễ gẫy. Chưa chắc đã uốn được, mà khéo lại làm hỏng đi tư chất của họ. Đây là lối mòn mà nền giáo dục Việt Nam đã đi theo trong không biết bao nhiêu năm trời. Hậu quả cua rnó là gì, chắc ai cũng hiểu.
Cuối cùng, tớ viết những dòng này không phải để biện minh. Tớ học tự nhiên và không có ý định bán thơ để sống. Nhưng sẽ có những người khác ở vào hoàn cảnh khác. Khi phê bình họ bạn hãy lưu ý cách thức để phê bình. Còn những bài bạn nói, một phần tớ đã làm rất lâu (chừng 3-5 năm trước), một phần như tớ nói, tớ viết không phải để cho người khác đọc, nên miễn ý kiến.
Thân chào bạn và chúc bạn thành công với công việc của mình.