[Ngữ văn 8] Hỏi xoáy - đáp xoay

T

thuyhoa17

Hỏi giáo sư, hình ảnh A Phủ quị xuống và bật dậy sau khi được Mị cởi trói nói lên điều gì ?
=> Sức sống tiềm tàng của con người.

- A Phủ quỵ xuống vì bị trói bằng dây quấn từ chân đến vai, nhiều ngày, khiến A Phủ ko thể vùng vẫy mà thoát ra được, chính điều đó khiến cho A Phủ đã quỵ người xuống khi được Mị cởi trới cho, đó như là một trạng thái sinh lý bình thường của con người.

- Nhưng sau đó, "trước cái chết có thể đến nơi ngay" thì A Phủ phải đứng dậy, với sức lực còn lại của một anh thanh niên cường tráng thì A Phủ đã bật dậy để chạy đi.

- Ngoài ra, hành động quỵ xuống ấy như một sự biết ơn của A Phủ với Mị.

- Hành động bật dậy, sức sống tiềm tàng của con người vẫn mãi mãi tồn tại và vĩnh cửu, nó có thể phát huy những lúc cần thiết nhất.

(đoán :D)

p/s: cái bài ni lớp 12 mà :(( Đây box Văn 8, h hỏi rứa mấy em làm răng mà hiểu được :((
 
G

giotbuonkhongten

H quên nhỉ văn 8

Hai cái tên Thúy Vân, Thúy Kiều trong Truyện Kiều có ý nghĩa gì ko :)

H ko nhớ là 8 hay 9 nữa o^o
 
T

thuyhoa17

H quên nhỉ văn 8

Hai cái tên Thúy Vân, Thúy Kiều trong Truyện Kiều có ý nghĩa gì ko :)

H ko nhớ là 8 hay 9 nữa o^o
Cái tên Thúy Kiều, Thúy Vân thì Thanh Tâm Tài Nhân đặt ;))

Mà theo nghĩa Hán Việt thì:

- Thúy là hoa
- Kiều là cầu.
- Vân nghĩa là mây.

=> Thúy Kiều là: cầu hoa.
Thúy Vân là: mây hoa.

;))

Lấy tên toàn thiên nhiên hoa lá ;))
 
L

lan_phuong_000

Lớp 8 có tác phẩm "Muốn làm thằng cuội"
Có người nói tác giả của bài thơ (Tản Đà) là một hồn thơ rất "ngông"
vậy tác giả "ngông" ở chỗ nào? vì sao?
 
T

thachthao_lion

Thưa giáo sư:

Có nên nghĩ thêm về chi tiết cái bóng trong truyện "Người con gái Nam Xương"
 
L

lan_phuong_000

Cái bóng của Vũ Nương chính là nguyên nhân làm tan nát hạnh phúc gia đình cô. Tan nát đến độ tác giả phái thần thánh hóa (đến trời phật cũng rut lòng thương xót)
Nhưng hình ảnh cái bóng mà vũ nương chỉ con và bảo đó là cha cũng có nghĩa là sự đồng nhất giữa hai vợ chông vũ nương
 
T

thuyhoa17

cầu hoa có ý nghĩa gì với số phận Thúy Kiều :)

Nếu nói là "cầu hoa CÓ Ý NGHĨA với số phận Thúy Kiều thì ko đúng, nếu nói thì phải nói là "hình ảnh cầu hoa có liên quan như thế nào đến số phận Thúy Kiều".

Cái này là do Thanh Tâm Tài Nhân quyết định chứ ko phải Nguyễn Du cho nên người ta cũng ko bàn đến nhiều, nhưng ở đây thì có thể nêu ra một số ý kiến chủ quan xem thế nào ^^:

- Cầu là chiếc cầu nối giữa bờ bên này và bên kia : Thúy Kiều cũng chính vì là chữ "hiếu" nên mới phải bán mình, rồi rơi vào cuộc đời lưu lạc 15 năm ròng. Cũng có thể xem đó là một cầu nối.

- Chiếc cầu luôn có nhiều con người bước qua, nhiều hạng người qua lại: số phận của Kiều của như thế, trải qua bao tay của bao kẻ độc ác có, nhân đức có.

- Nhưng chiếc cầu đó là một chiếc cầu hoa, tượng trưng cho cái đẹp dù là số phận có bấp bênh.

:)

Thưa giáo sư:

Có nên nghĩ thêm về chi tiết cái bóng trong truyện "Người con gái Nam Xương"
Bổ sung:

- Cái bóng xuất hiện, rồi Vũ Nương bị oan, phải chết, rồi cũng chính cái bóng đó xuất hiện và Vũ Nương được giải oan => số phận con người, sự sống của một người phụ nữ phải phụ thuộc vào chiếc bóng đó, chết cũng bởi chiếc bóng mà sống cũng nhờ chiếc bóng. => Phê phán cái xã hội đương thời ko cho phụ nữ có bất kì quyền quyết định nào, ko hề có tiếng nói trg xã hội ấy.

- Đó là nút thắt cho câu chuyện.

- Còn có nhiều ý kiến nói là chi tiết này như một sự đồng cảm của Nguyễn Dữ với thân phận người phụ nữ, tấm lòng nhân đạo của tác giả.


Chú ý: từ bây giờ, ai còn hỏi những câu không thuộc trong chương trình Ngữ văn 8 ở topic này thì câu hỏi đó sẽ bị del ko báo trước.
 
Last edited by a moderator:
T

thachthao_lion

Thưa giáo sư:
Nguyên Hông viết nhiều truyện cho phụ nữ và trẻ thơ ,vì sao thế ?
 
T

thuyhoa17

Thưa giáo sư:
Nguyên Hông viết nhiều truyện cho phụ nữ và trẻ thơ ,vì sao thế ?

Cái này thì em có thể liên hệ đến cuộc đời của Nguyên Hồng hồi nhỏ - nó ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm văn chương của ông và những chủ để văn đc ông thể hiện qua mỗi áng văn.

Hồi nhỏ Nguyên Hồng sống trong cảnh 1 gia đình sa sút, mồ côi cha, phải theo mẹ rong ruổi khắp các chợ nghèo để kiếm sống.

Trải qua cuộc sống, cùng với ánh mắt hiểu cuộc đời, hiểu những số phận trẻ thơ, người phụ nữ cơ cực (điển hình là người mẹ lam lũ), những con người dưới dáy xã hội,... chính điều đó làm nên những tác phẩm chứa đựng đầy giá trị nhân đạo của ông.
 
L

lan_phuong_000

Đổi chủ đề nha
(*) NGÔ TẤT TỐ (*)
Tại sao Ngô Tất Tố lại đặt tên cho tác phẩm của mình là "Tắt đèn" maf không là một cái tên khác? %%-
 
T

thuyhoa17

Đổi chủ đề nha
(*) NGÔ TẤT TỐ (*)
Tại sao Ngô Tất Tố lại đặt tên cho tác phẩm của mình là "Tắt đèn" maf không là một cái tên khác? %%-
Về nhan đề "Tắt đèn" thì em có thể liên hệ đến thân phận chị Dậu, cũng như số phận những ngừoi phụ nữ trong giai đoạn đó, và cả những người nông dân dưới chế độ thuộc địa.

Đêm tối bao trùm lấy họ, bóng tối ko tha cho họ.

Nhen nhúm bất cứ một nguồn sáng yếu ớt nhỏ nhoi nào cũng dễ dàng bị dập tắt.

Có thể NTT đã lấy số phận của chị Dậu nói riêng và số phận những người nông dân để làm chủ đề chính, làm nguồn cảm hứng chính cho việc đặt tiêu đề "Tắt đèn" của mình.

Bóng tối vẫn bao trùm lấy họ, ko lối thoát, ko một luồng ánh sáng (dù chỉ là nhỏ nhoi) tồn tại lâu dài.

p/s: Mấy em cho ý kiến thêm ^^
 
L

lan_phuong_000

tỉ nói hay quá à
em chỉ suy nghĩ đơn giản tên tắt đèn nói lên cuộc sống đen tối của người dân VN trong thời kì pháp thuộc mà thôi ;)
tiếp một câu hỏi nhưng chắc là quá dễ
Vì sao tên cai lệ trong tác phẩm tức nước vỡ bờ lại có quyền đánh người thậm chí giết người???
 
G

ga_cha_pon9x

Tại sao lại có câu hỏi kì cục như thế này nhỉ:-?,đó là cai lệ mà,đó là thời kì pháp thuộc mà,đến cả cai lệ cũng được đánh người vì hắn là tay sai của một tên Quan phụ mẫu,nếu có gì,hắn sẽ nói rằng hắn đang tuân theo sự chỉ huy của quan đó
 
K

kuckutkute

tỉ nói hay quá à
em chỉ suy nghĩ đơn giản tên tắt đèn nói lên cuộc sống đen tối của người dân VN trong thời kì pháp thuộc mà thôi ;)
tiếp một câu hỏi nhưng chắc là quá dễ
Vì sao tên cai lệ trong tác phẩm tức nước vỡ bờ lại có quyền đánh người thậm chí giết người???


Xét về hoàn cảnh cụ thể, không phải chỉ những tên cai lệ trong "Tức nước vỡ bờ" mới có cái quyền ấy , mà là, toàn bộ những tên cai lệ cùng thời

Lờ pê 8-} said:
Vì sao tên cai lệ trong tác phẩm tức nước vỡ bờ lại có quyền đánh người thậm chí giết người???

Vì sao chúng có cái quyền đó ?
~ chúng có quyền đó, vì chúng được trao-cái-quyền đó
Những tên cai lệ là đại diện , là tay sai cho tầng lớp thống trị, chúng được trang bị đủ thứ quyền ~ quyền chính là quyền hành hạ và bóc lột 8-}, đánh người, giết người là một trong những quyền đấy 8-}
 
L

lan_phuong_000

Vâng chúng cũng là người
Chị Dậu, anh Dậu cũng là người
thế mà chúng lại có quyền để đánh anh Dậu, mà anh Dậu không thể chống cự (?)
ấy chính là quyền lực mà chúng nhận được từ việc làm tay sai cho pháp
~~> chúng có quyền đánh người, thậm chí giết người nếu như có lênh của quan trên
gà@ câu hỏi vô lí ở chổ nào thưa bạn???
cai lệ không chỉ có ở thời kì pháp thuộc mà ngay khi nước ta còn là một nước phong kiến đã có cai lệ
cai lệ khi nước ta còn là một nước PK không hề có quyền tự do đánh đập người dã man như cai lệ trong thời kì Pháp thuộc...
kuckutkute@ em đồng ý với anh là cai lệ trong thời kì này là như thế nhưng chúng ta đang bàn về tác phẩm tắt đèn mà tức nước vỡ bờ và trích đoạn cũng em ddc học trong chương trình THCS
 
K

kuckutkute

Vâng chúng cũng là người
Chị Dậu, anh Dậu cũng là người
thế mà chúng lại có quyền để đánh anh Dậu, mà anh Dậu không thể chống cự (?)
ấy chính là quyền lực mà chúng nhận được từ việc làm tay sai cho pháp
~~> chúng có quyền đánh người, thậm chí giết người nếu như có lênh của quan trên
gà@ câu hỏi vô lí ở chổ nào thưa bạn???
cai lệ không chỉ có ở thời kì pháp thuộc mà ngay khi nước ta còn là một nước phong kiến đã có cai lệ
cai lệ khi nước ta còn là một nước PK không hề có quyền tự do đánh đập người dã man như cai lệ trong thời kì Pháp thuộc...



"Chúng là người " 8-}
có vẻ như chuẩn mực để đánh giá một sinh vật đủ điều kiện làm người của LP hơi thấp :))

Với kiểu lương tri khô kiệt như bọn cai lệ thì coi chúng là súc sinh, thú vật còn nhẹ 8-} Thế mà LP lại gọi chúng là người :-S b-(

@ à, cần có lệnh hay không thì chẳng cần biết :))
Thực ra, nói bọn chúng giết người là hơi quá
Với những lũ dưới quyền như vậy thì bọn chúng chả có gan, cũng chả có sức mà gánh chịu cái tội giết người đâu
Đọc Tức nước vỡ bờ kĩ thì sẽ thấy : chúng chỉ dám hành hạ, khi anh Dậu mê mệt, gần như thập tử nhất sinh rồi, chúng lại cuống cuồng đưa anh về nhà ~> căn bản, chúng không có gan để những người thiếu chúng sưu bị chết ~ xét trong toàn tác phẩm thì chưa có lần nào các cai lệ dám đánh , hành hạ người dân đến chết cả
Chính nhận xét không chính xác về tác phẩm của LP là căn cứ đầu tiên để khẳng định, đây là câu hỏi có phần ngớ ngẩn 8-}
còn một cái ngớ ngẩn ở câu hỏi ấy nữa, tớ chửa dám nói ở đây =))
 
L

lan_phuong_000

vâng có thể câu hỏi của em tầm thường, vớ vẩn hay vô nghĩa
nhưng thưa anh
tại sao họ lại làm cai lệ???
họ cũng chỉ muốn cứu vãn sự sống nên mới đi làm cái việc để người người khinh biệt là "cai lệ"
cũng như anh đã nói họ không dám giết một con người khi chưa có lệnh của bọn thống trị cầm quyền
vậy họ vẫn xứng đáng gọi là một con người
chỉ bọn thống trị độc ác giết người không ghê tay mới đáng bị lên án, không xứng gọi là người
 
Top Bottom