[Ngữ văn 8] Hỏi xoáy - đáp xoay

T

thuyhoa17

Có người cho rằng "Nam Cao thường hay viết về cái chết. Nhưng đó là những cái chết đòi được sống".

- Nhưng ở Lão Hạc, ở cuối tác phẩm, lão chết. Vậy lão chết, và lão đòi quyền sống lão đòi quyền sống như thế nào ạ? Phân tích ở chi tiết nào để làm rõ cho nhận định trên?

Cái chết của Lão Hạc ko như Chí Phèo là chết sau khi vác dao đến nhà Bá Kiến và đòi quyền được sống, được làm người lương thiện.

Cái chết của Lão Hạc ko trực tiếp nhấn mạnh vào 1 đối tượng nào, nhưng cái chết của ông - một cái chết dữ dội và thê thảm .

Xét về nguyên nhân mà lão chết: chết vì quá nghèo khổ, chết vì thương con muốn giữ lại mảnh vườn và căn nhà cho con, và đặc biệt là lão chết muốn giữ trọn phẩm giá làm người, giữ trọn cái điều tự trọng của lão.

"Chết trong còn hơn sống đục" .

Nếu em có tìm hiểu "Sống mòn" của Nam Cao thì em sẽ bắt gặp 1 cụm từ là "chết mà chưa sống" . Nếu như cứ sống mà ko làm được gì, sống mà phải chịu nhục nhã thì cái chết đó chẳng phải là một điều giữ trọn đạo làm người cho lão hay sao.

>>> Cái chết để giữ trọn đạo làm người - "chết trong còn hơn sống đục" - đó cũng là 1 cách đòi quyền sống.

Chi tiết: Ông giáo nghĩ: "Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hặoc vẫn đáng buồn nhưng theo 1 nghĩa khác".


Và những chi tiết khác em thấy nó liên quan đến cái chết của Lão Hạc, và nhân vật Binh Tư cũng là 1 tính cách nahan vật có thể làm nổi bật việc đòi quyền sống từ cái chết của lão Hạc.

:)

Vậy tại sao Đôn Ki-hô-tê lại tưởng những cối xay gió đó là những tên khổng lồ ghê gớm?

^^

>>> Ông Đôn Ki-hô-tê đọc quá nhiều truyện về hiệp sĩ, quá nhiều đến nỗi mà chất thành kho và để đốt nó đi thì phải mất cả ngày. Quá hoang tưởng, ko thực >> tưởng tượng những cối xay gió là những tên khổng lò ghê gớm có cánh tay dài.

^^
 
P

previewchandai

Cho đệ tử hỏi về bài "Tôi đi học"của Thanh Tịnh:
- Đó là thời gian nào ?Có liên quan gì đến kỉ niệm ngày tựu trường ?
- Bầu trời và cây lá được miêu tả như thế nào, có phù hợp với dòng tâm trạng của nhân vật không ?
- Nhận xét về cách nhà văn miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật"tôi": cảm xúc có chân thực, hợp lí không; cảm xúc được diễn tả bằng sự kết hợp của các yếu tố nào ?
- Trạng thái cảm xúc mà nhà văn muốn diễn tả trong bài là gì ?Những yếu tố kể, tả, biểu cảm nào đã giúp em hình dung, cảm nhận được những rung động tinh tế ấy của nhân vật "tôi" ?
- Bài văn bắt đầu từ sự kiện nào? Kể theo trình tự nào ?
- So sánh hình ảnh ngôi trường trước đó mấy hôm và bây giờ để thấy sự đổi khác trong cảm nhận của nhân vật "tôi".
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_bettyberry

Cho đệ tử hỏi về bài "Tôi đi học"của Thanh Tịnh:
- Đó là thời gian nào ?Có liên quan gì đến kỉ niệm ngày tựu trường ?
- Bầu trời và cây lá được miêu tả như thế nào, có phù hợp với dòng tâm trạng của nhân vật không ?
- Nhận xét về cách nhà văn miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật"tôi": cảm xúc có chân thực, hợp lí không; cảm xúc được diễn tả bằng sự kết hợp của các yếu tố nào ?
- Trạng thái cảm xúc mà nhà văn muốn diễn tả trong bài là gì ?Những yếu tố kể, tả, biểu cảm nào đã giúp em hình dung, cảm nhận được những rung động tinh tế ấy của nhân vật "tôi" ?
- Bài văn bắt đầu từ sự kiện nào? Kể theo trình tự nào ?

Hỏi từ từ thôi bạn (^^)

- Đó là thời gian nào ?Có liên quan gì đến kỉ niệm ngày tựu trường ?

- Cuối thu. Thời gian này là thời gian mà học sinh đc gặp lại thầy cô, bạn bè, khiến tác giả nhớ lại những kỉ niệm ngày tựu trường.

- Bầu trời và cây lá được miêu tả như thế nào, có phù hợp với dòng tâm trạng của nhân vật không ?

- " Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiềui và trên ko có những đám mây bàng bạc [...]"
" Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh [...]"
- Có.

- Nhận xét về cách nhà văn miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật"tôi": cảm xúc có chân thực, hợp lí không; cảm xúc được diễn tả bằng sự kết hợp của các yếu tố nào ?

- Có 3 dòng tâm trạng của nhân vật tôi:
+ Trên đương tới trường: Thấy lạ, thấy trang trọng, đứng đắn -> Ngộ nghĩnh, ngây thơ của tác giả.
+ Khi đứng ở sân trường: Bỡ ngỡ, chơ vơ, hồi hộp.
+ Khi ngồi trong lớp học: Thấy lạ và hay hay, thèm thuồng, tiếc nuối...
=]] Rất chân thực và hợp lí.
- Kêts hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Trạng thái cảm xúc mà nhà văn muốn diễn tả trong bài là gì ?Những yếu tố kể, tả, biểu cảm nào đã giúp em hình dung, cảm nhận được những rung động tinh tế ấy của nhân vật "tôi" ?

- Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của buổi tựu trường.
- Những yếu tố thì nhiều lắm.

- Bài văn bắt đầu từ sự kiện nào? Kể theo trình tự nào ?

- Sự kiện: Ngày tựu trường cuối thu.
- Trình tự: Hiện tại -> Quá khứ (^^)
 
N

nhoc_bettyberry

- So sánh hình ảnh ngôi trường trước đó mấy hôm và bây giờ để thấy sự đổi khác trong cảm nhận của nhân vật "tôi".

- Trước đó mấy hôm: Nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
- Bây giờ: Vừa xinh xăn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn [...]
 
P

previewchandai

Tiếp nhé, rồi tui lại thank cho: cảm giác về bàn ghế, về người bạn học ngồi bên ?
Mà này, you là con trai hay con gái zậy ? Nhà you có đầu HD ko ?
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_bettyberry

Tiếp nhé, rồi tui lại thank cho: cảm giác về bàn ghế, về người bạn học ngồi bên ?
Mà này, you là con trai hay con gái zậy ? Nhà you có đầu HD ko ?

- Nhìn bàn ghế -> tự nhận là của mình.
- Nhìn bạn -> Ko cảm thấy xa lạ mà còn quyến luyến.
Hic. Học từ đầu kì nên cũng hơi quên rùi. Với lại, sách tớ cho em họ học rồi. (T^T)

P/s: Cái này pải pm tn riêng chứ nhỉ :D Là con trai hay con gái k quan trọng.
 
N

nhoc_bettyberry

Lần này Trần Xoáy quyết định "kích nổ" hai câu cho bà con đỡ chán à nha :D:
1. Nghệ thuật quan trọng pải kể đến tr văn bản "Ngắm trăng" là gì?
2. Chỉ ra những cái khác nhau cơ bản tr tính cách của hai nv: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa :D.
 
F

freakie_fuckie

Lần này Trần Xoáy quyết định "kích nổ" hai câu cho bà con đỡ chán à nha :D:
1. Nghệ thuật quan trọng pải kể đến tr văn bản "Ngắm trăng" là gì?
2. Chỉ ra những cái khác nhau cơ bản tr tính cách của hai nv: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa :D.
Nghệ thuật quan trọng phải kể đến trong bài Ngắm trăng : đó là đỉnh cao của nghệ thuật sắp xếp hình ảnh và câu chữ trong thơ

2. Khác nhau căn bẩn
Đôn -ki hô tê : có khát vọng lớn (diệt trừ quái vật , bảo vệ công lý ), song lại ảo tưởng , dũng cảm
Xanchopanxa : == có những ước vọng hẹp hòi , tầm thường kg được cao cả như Don ki hote, , cách sống thực , hèn nhát
Quên cả 2 tác phẩm này rồi b-(
 
N

nhoc_bettyberry

Ờ ờ. Câu 1 pải bổ sung thêm "phép" đối ở 2 câu cuối. :D Và phép điệp từ "ko" -> nhấn mạnh sự thiếu thốn tr nhà tù :D.
 
T

thienlong_cuong

vâng thưa giáo sư
Có 1 bạn đến từ địa chỉ : tieuhoangtu97@gmail.com là :

Xin chào giáo sư !
Em rất hâm mộ giáo sư dù rằng không biết giáo sư thuộc giới tính nào : Trai ; gái ; Bê đê
Cho em hỏi :

Lão Hạc cùng quấn thì tự tử ! Tuy nói đẹp nhưng quá ngu ngốc (theo em là zậy)
Vì ko có ăn , vì ko muốn đi ăn trộm nên lão đành làm vậy !
Vậy thì mọi ng` trong cuộc sống khi quá khổ , ko có ăn , bước đg cùng thì tự tử ah` ! Ko có tính vươn lên , vuợt khó gì cả ! => Lão Hạc mang ít hơi huớng kẻ chán đời , ko muốn sống ! Thấy KHó mà lui !

Xin Giáo sư cho biết ý kiến !
 
T

thuyhoa17

vâng thưa giáo sư
Có 1 bạn đến từ địa chỉ : tieuhoangtu97@gmail.com là :

Xin chào giáo sư !
Em rất hâm mộ giáo sư dù rằng không biết giáo sư thuộc giới tính nào : Trai ; gái ; Bê đê
Cho em hỏi :

Lão Hạc cùng quấn thì tự tử ! Tuy nói đẹp nhưng quá ngu ngốc (theo em là zậy)
Vì ko có ăn , vì ko muốn đi ăn trộm nên lão đành làm vậy !
Vậy thì mọi ng` trong cuộc sống khi quá khổ , ko có ăn , bước đg cùng thì tự tử ah` ! Ko có tính vươn lên , vuợt khó gì cả ! => Lão Hạc mang ít hơi huớng kẻ chán đời , ko muốn sống ! Thấy KHó mà lui !

Xin Giáo sư cho biết ý kiến !

Trước hết là đính chính, "giáo sư" là người thuộc dạng dễ tính nên muốn hiểu "giáo sư" là trai, gái, bê đê gì cũng được tất.
Mà thấy hầu như mọi người hâm mộ "giáo sư" cũng bởi cái dễ tính ấy đấy :))

@ Mình lại nhảm nhí :">

Trả lời câu hỏi:

"Lão Hạc" được Nam Cao viết vào năm 1943, lúc đó là thời kì mà thực dân Pháp đàn áp, đô hộ nước ta (nói nôm na là trước CM tháng Tám).

Cuộc sống bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư, tình cảm của con người ta.

Em hãy liên tưởng đến các nhân vật khác trong các tác phẩm cùng thời: chị Dậu nghèo khổ quá phải bán con bán chó, ....

Với cái cuộc sống trước Cm tháng Tám, bị bọn thống lý, cụ bá "giàu đứt khố đổ vách" áp bức, bóc lột đến mức như thế.

Lão Hạc chết! Bởi bị áp bức quá, ông sống mà còn cực khổ hơn cả chết thì sống để làm gì. Ta có thể nghĩ là tại sao ông ko cố gắng mà sống, một người lạc quan, có nghị lực thì dù có khó khăn đến đâu cũng sẽ cố mà sống, nhìn đời bằng ánh mắt tươi vui nhất. Nhưng lúc đó, ta mới nghĩ đến nữa đó là TÂM HỒN CAO ĐẸP CỦA LÃO HẠC - ông sống là vì con trai, nhưng khi sống nữa thì cái "vì lợi ích con trai" đó sẽ ko thể nào tồn tại được thì ta mới hiểu tại sao ông phải chết để cái "vì lợi ích con trai" ấy được tồn tại.

Những người trg cuộc đời, ko có ăn thì tự tử! Không, và Lão Hạc cũng thế. Ông có một số tiền vừa mới bán con chó Vàng mà, chừng đó đủ để ông sống hết cuộc đời còn lại, nhưng ông sống thì sẽ phải ăn hết tiền, rồi tiền để dành cho con trai ông sẽ ko còn nữa. Ông lo cho con, thương con nên ông dám chết vì con.

Còn về việc "quá khổ, bước đường cùng" đó ko phải là lý do dẫn đến cái chết của ông. Đó là hiện thân của cuộc sống lúc bấy giờ, ai cũng phải trải qua.

Như câu trên em đã nói: " vì ko muốn đi ăn trộm nên lão đành làm vậy !"=> lòng tự trọng của lão bắt lão phải chết để ko phải hổ thẹn với bản thân, với mọi người.

Lý do chính mà Lão Hạc chết: vì con, vì lòng tự trọng của mình, vì muốn giữ lại mảnh vườn, nhà cửa cho con mà ông chết.

Còn nếu như vì cái khó cái khổ, dẫn đến chán đời thì với hoàn cảnh đất nước khó khăn lúc bấy giờ, có lẽ ông đã chết từ trước khi con trai ông được sinh ra rồi, chứ ko phải chờ đến bây giờ mới chết.

:)
 
F

freakie_fuckie

Em hỏi tí tẹo, thường thì thời đó, ai vào đồn điền cao su là một đi không trở lại, đây là điều ai cũng nắm rõ, Lão Hạc chắc cũng biết điều này, vậy tại sao còn giữ tiền cho con dù biết rằng con kg trở về được ạ ? :-?
 
T

trang_dh

Lão Hạc

Mình còn thắc mắc khác là tại sao Trần Quốc Tuấn trong phần đầu Hịch Tướng Sĩ lại nêu gương trung thần nghĩa sĩ của lịch sử Trung Quốc mà không phải của Việt Nam?
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Em hỏi tí tẹo, thường thì thời đó, ai vào đồn điền cao su là một đi không trở lại, đây là điều ai cũng nắm rõ, Lão Hạc chắc cũng biết điều này, vậy tại sao còn giữ tiền cho con dù biết rằng con kg trở về được ạ ? :-?
KHông phải là KHÔNG thể trở về mà là KHÓ có thể trở về.

Cuộc sống đồn điền cao su rất cực khổ, và vất vả. Như là 1 sự bán mình.

Tuy nhiên thì Lão Hạc chỉ có 1 người con trai duy nhất ấy, nên ông vẫn hi vọng 1 ngày con trai sẽ trở về.

và trong bài hình như có đoạn lão Hạc nói là "lỡ như nó về thì lại ko có gì...." (đại loại thế, nhớ mang máng ko biết có chính xác ko :D)

trang_dh said:
Mình còn thắc mắc khác là tại sao Trần Quốc Tuấn trong phần đầu Hịch Tướng Sĩ lại nêu gương trung thần nghĩa sĩ của lịch sử Trung Quốc mà không phải của Việt Nam?
Xét về hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, có thể có 2 lý do:

- Chế độ phong kiến đàn áp dân ta => hệ tư tưởng Nho học, Trung Hoa ảnh hưởng đến văn thân, sĩ phu, tướng lĩnh nước ta lúc bấy giờ.

- Đó là những vị anh hùng lý tưởng trong việc dẹp giặc và đánh giặc.

=> Ta thắc mắc tại sao Trần Quốc Tuấn lại ko nếu những gương anh hùng trg lịch sử nước nhà trước thời gian lúc bấy giờ. Có lẽ 1 phần do hệ tư tưởng phong kiến ảnh hưởng quá lớn, quá mạnh mẽ.
 
N

narutohokage

Oa, giáo sư tài quá!Giáo sư cho em hỏi cái:
Vì sao nước ta lại có tên là Việt Nam? =))
 
T

thuyhoa17

Oa, giáo sư tài quá!Giáo sư cho em hỏi cái:
Vì sao nước ta lại có tên là Việt Nam? =))
Câu đó không nằm trong chương trình Ngữ văn em nhé.

Nhưng về cái tên Việt Nam thì có từ thời vua Gia Long (Nguyễn Ánh), triều Nguyễn.

Nguyễn Ánh sau khi được bọn phương Bắc hỗ trợ để chiếm lĩnh, làm vua của nước ta thì ông ta quyết định đặt tên cho đất nước mình.

Lúc đầu Nguyễn Ánh có ý đặt tên nước là "Nam Việt", rồi sau đó lại snag hỏi ý kiến vua phương Bắc - Trung Quốc - xem thế nào.

Nhưng bên xứ Bắc thì trước đó đã có 1 đất nước là nước Việt rồi (có ông Việt vương Câu Tiễn ấy ^^) , nên vua phương Bắc ko đồng ý cho đặt tên là Nam Việt.

Nên Nguyễn Ánh đã quyết định lấy tên nước là Việt Nam (đổi ngược từ tên Nam Việt).

Từ năm 1804.

:)

 
T

thienlong_cuong

Phiền giáo sư cho em hỏi !?
Tại sao Lão Hạc lại có tên là Lão Hạc
Tại sao chị Dậu lại có tên là chị Dậu
Tại sao lại có cái tý , cái dần ,...

Hình như Nam Câong dùng 12 con giáp áp dụng vào cách đặt tên !
Khá là liên hệ vs nhau vs những cái tên đó ! Phiền gjáo sư giải đáp !

Góp y ! Trong khi hỏi đáp giáo sư nên mang râu giả , tóc giả , chơi luôn răng giải ! Bên cạnh đó đeo thêm cái kính cận cho nó bác học !
 
S

s0cbay_kut3

Phiền giáo sư cho em hỏi !?
Tại sao Lão Hạc lại có tên là Lão Hạc
Tại sao chị Dậu lại có tên là chị Dậu
Tại sao lại có cái tý , cái dần ,...

Hình như Nam Câong dùng 12 con giáp áp dụng vào cách đặt tên !
Khá là liên hệ vs nhau vs những cái tên đó ! Phiền gjáo sư giải đáp !

Góp y ! Trong khi hỏi đáp giáo sư nên mang râu giả , tóc giả , chơi luôn răng giải ! Bên cạnh đó đeo thêm cái kính cận cho nó bác học !

[FONT=&quot]Cho tớ mạn phép làm giáo sư, giáo sư này cần gì phải làm như bạn nói nhỉ? ;)) vì có ai ngắm đâu mà phải cải trang thế :))[/FONT][FONT=&quot]

Thứ nhất, cái tên chị Dậu, cái Tý, cái Dần ko phải là tên nhân vật của Nam Cao, mà là tên nhân vật của Ngô Tất Tố trong tác phẩm Tắt đèn :)

Sở dĩ có tên như vậy cũng bởi theo phong tục của thời trước, sinh vào năm nào thì thường có tên theo con giáp của năm ấy (có lẽ là chị Dậu sinh năm con gà nên mới đc đặt tên như thế) ==> đây có thể coi là tập quán của người Việt thời trước nên việc Ngô Tất Tố đặt tên như vậy không có gì là khó hiểu

Còn về Lão Hạc (theo ý kiến của bản thân mình) thì Nam Cao đặt cho lão Hạc cái tên như thế là có lý do.
Chim Hạc là loài chim tượng trưng cho sự cao khiết, thanh cao, là loại chim thường thấy trong đạo Phật, đạo Nho. Như vậy, đặt tên Lão Hạc, Nam Cao muốn cho khắc họa thêm cho người đọc biết nhân vật trong tác phẩm của mình là một người nông dân già nhưng lại có tấm lòng thanh cao, trong sáng và lương thiện.
Cũng có lẽ, Lão Hạc là nhân vật mà thà chết cũng phải giữ được nhân phẩm (khác với các nhân vật khác trong các tác phẩm khác của Nam Cao: bị xã hội làm "lưu manh hóa" nhưng bản chất vẫn lương thiện) mà Lão Hạc mới có cái tên "đẹp nhất" trong số những tên nhân vật trong các tác phẩm của Nam Cao. :)
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
 
F

freakie_fuckie

Bổ sung thêm cho giáo sư ;)) em xoáy tí =))
Hạc : dường như đó còn là con vật yếu đuối, sống khổ sở. Hạc ở đây, đại diện cho bộ phận những số phận cực khổ lầm than, những người nông dân thấp cổ bé họng, luôn bị chà đạp , giày xéo, bị đẩy vào đường cùng nhưng bất lực trong xã hội nửa phong kiến đương thời. Em nghĩ thế, sai thì thôi :">
 
N

nhok_co_don

Thưa giáo sư Cù Trọng Xoay, cho Trần Xoáy hỏi 1 câu
nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vât cuộc sống và con người ở quê hương ông trong bài quê hương
 
Top Bottom