[Ngữ văn 8] Hỏi xoáy - đáp xoay

G

ga_cha_pon9x

Cho em hỏi vì sao lại đặt tên tác phẩm là tắt đèn trong khi chi tiết ''Đèn tắt'' chỉ xuất hiện ở cuối tiểu thuyết ạ
P/s:Con muốn sư fụ trả lời câu hỏi này cơ:>
 
Last edited by a moderator:
F

freakie_fuckie

Tớ trả lời có làm sao không ;;)
Theo tớ thì "Tắt đèn"- ý nghĩa của nó không chỉ dừng lại ở một chi tiết. Tắt đèn ở đây tóm gọn và thể hiện rõ và sâu sắc nhất cuộc sống tối tăm, bần cùng không lối thoát của người dân trong xhtd nửa phong kiến. Tác phẩm ấy của Nguyễn Tất Tố, đó là bức tranh chân thực khắc họa khoảng thời gian đen tối ấy. Hai chữ Tắt Đèn đã tóm gọn lại cả nội dung của tác phẩm, nên NTT dùng 2 chữ đó để làm nhan đề không có gì là quá khó hiểu. "Tắt đèn" làm tiêu đề, hai chữ đó cũng đồng thời xuất hiện ở cuối tác phẩm, đó là sự logic cần thiết .
 
G

ga_cha_pon9x

Tớ trả lời có làm sao không
Theo tớ thì "Tắt đèn"- ý nghĩa của nó không chỉ dừng lại ở một chi tiết. Tắt đèn ở đây tóm gọn và thể hiện rõ và sâu sắc nhất cuộc sống tối tăm, bần cùng không lối thoát của người dân trong xhtd nửa phong kiến. Tác phẩm ấy của Nguyễn Tất Tố, đó là bức tranh chân thực khắc họa khoảng thời gian đen tối ấy. Hai chữ Tắt Đèn đã tóm gọn lại cả nội dung của tác phẩm, nên NTT dùng 2 chữ đó để làm nhan đề không có gì là quá khó hiểu. "Tắt đèn" làm tiêu đề, hai chữ đó cũng đồng thời xuất hiện ở cuối tác phẩm, đó là sự logic cần thiết .
Được được nhưng mà tớ vẫn thích sư fụ bự trả lời hưn,còn lại bạn nào trả lời cũng được(khó hiểu =))
 
N

nhoc_bettyberry

Cho em hỏi vì sao lại đặt tên tác phẩm là tắt đèn trong khi chi tiết ''Đèn tắt'' chỉ xuất hiện ở cuối tiểu thuyết ạ

Ko hẳn là "đèn chỉ tắt ở cuối câu chuyện" thì việc đặt tên tác phẩm là "Tắt đèn" lại là vô lí, ngược lại nó còn là có lí, và rất sâu sắc. ;))
Và ngoài nghĩa đen là "tắt đèn", cái tên đó còn là bóng tối bao trùm khắp cả câu chuyện, 1 cuộc đời kham khổ của 1 người mẹ thương con, một người vợ thương chồng, 1 người nông dân cơ cực vì sưu thuế, và những chuyện tăm tối mà nhân dân thời đó pải chịu đựng. :).
 
N

nhoc_bettyberry

Ui, thế là hỏng bét, sao ko có ai post câu hỏi vậy? :M031:
Thôi để mình thử hỏi vậy nha... :M04:
Cái ngông của Tản Đà tr bài thơ "Muốn làm thằng cuội" thể hiện rõ như thế nào? :M050:
 
F

freakie_fuckie

:)) Cái ngông của Tản Đà trong "Muốn làm thằng cuội " Tớ bị quên bài này
Cơ mà hình như
" Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi" - Hằng Nga , vốn là hình ảnh dân gian được tôn thờ, rất thiêng liêng. Cái cách gọi chị- em thân mật đó phải chăng là cái ngông thứ nhất
=> Bộc lộ trực tiếp cảm xúc, thể hiện khát khao mong muốn được vượt qua những thứ bậc tầm thường
-Cái ngông thứ 2 : Tản đà đã thẳng thắn chế giễu, bày tỏ "cái ngao ngán " với cái xã hội mục ruỗng nhiễu nhương lúc bấy giờ ( "những quan điểm phê phán này chỉ xuất hiện trong văn thơ thời kì sau đó.
-Cái ngông thứ 3.
- Tớ kg trích thơ luôn nhá "ước mơ được lên cung quế với chị Hằng ' - cái ngông lớn nhất và đẹp nhất
"Cung quế : nơi đẹp đẽ thanh cao trong sáng
"chị Hằng : nhân vật cổ tích m một người rất đẹp
=> Một trốn thoát ly thật lý tưởng, lãng mạn
=> giọng thơ phóng túng, ngông, nhưng nhuần nhị và có duyên"
"có bầu có bạn can chi tủi/ Cùng gió cùng mây thế mới vui"[..] Cùng nhau trông xuống thế gian cười (quote có lẽ sai >"<) : Thoát ly cõi trần tục , say sửa ngây ngất bên cung quế ở cạnh chị Hằng trong dây phút thăng hoa kỳ diệu, đó chả phải là rất ngông hay sao ?
Cái ngông nghênh lãng mạn trong bài thơ, phải chăng có thể nhận định như một bước đi trước thời đại, đi trước trong "thơ" . Và , thật thế, những tác phẩm của Tản Đà , trong đó có cả thi phẩm này, đã được ca ngợi như dấu gạch nỗi hoàn mĩ giữa 2 giai đoạn văn học
 
G

ga_cha_pon9x

Để ta làm Trần xoáy cho:
Cũng về bài thơ ''Muốn làm thằng cuội'' có câu ''Trần thế em nay chán nửa rồi'',Bạn hiểu câu đo như thế nào :D
-----------------------Xong--------------------------
 
L

lan_phuong_000

"trần thế em nay chán nửa rồi"
có nghĩa là một nửa chán ngán, nhưng một nửa vẫn hi vọng
ông chán ngán thực tại tầm thường, u uất, nhưng đồng thời cũng nuôi hi vọng cho tương lai
"chán nửa" là như thế
----------------------
mọi người thông cảm, văn phong mik tệ lắm nhưung vui là chính :)
 
G

ga_cha_pon9x

Xoáy tiếp nè:
Vì sao cha của cô bé bán diêm lại hay đánh đập cô
Và,đó có phải là cha ruột của cô không :D
 
F

freakie_fuckie

Cha của cô bé bán diêm là cha đẻ hay cha nuôi thì ai biết đấy :-" trong chuyện có nói thế đâu, nhưng theo tớ thì đấy là cha đẻ :">
Tại sao lại không phải cha nuôi chứ ?
Xét lại hoàn cảnh éo le của cô bé bán diêm : mẹ mất sớm . Nếu là cha nuôi, sao người cha đó không bỏ con luôn đi, mà lại phải bồng bịu con đi tha phương cầu thực ? Nuôi mình đã khó, vậy mà còn phải đeo thêm gánh nợ của đứa con bé xíu mới sinh , đây có phải là những điều mà ông bố nuôi đối xử với đứa bé không phải máu mủ của mình ?
Nếu lấy căn cứ là "vì người cha suốt ngày đánh con thôi, bắt nó đi bán này bán nọ kiếm tiền về để đổ những chai rượu và góp vui cho những đêm say dài lê thê của người cha" mà nhận định rằng nhân vật ông bố trong tác phẩm này là cha dượng "khác máu tanh lòng" thì không hợp tình hợp lý
Con người vốn "nhân chi sơ tính bản thiện" song cũng rất dễ bị thay đổi bởi môi trường sống. Ngẫm kĩ cũng thấy người cha cũng thật đáng thương. Gia đình đang vui vẻ, có người vợ dịu hiền. Bỗng gió đổi chiều : vợ mất khi vừa sinh con (nhiều dị bản ghi như thế ), rồi bà ngoại (của cô bé ) cũng qua đời, gia sản không còn . Nỗi đau, sự mất mát của người vợ thân thương rất có thể đánh gục lòng can đảm, sự dũng cảm của người chồng, hay có thể hiểu , cái thú vui uống rượu say mèm của người cha cũng chỉ vì chán ghét thực tại, muốn trốn tránh sự thực đớn đau. Chí Phèo khi chưa bừng thức cũng từng " uống rượu để quên sự thật, bởi khi uống, hắn cứ tỉnh tỉnh mơ mơ.." Những đêm say mèm đã khiến người cha đã phẫn chí lại càng lún sâu vào nỗi đau, không chịu làm lụng -> không kiếm nổi tiền -> không kiếm được rượu khi lên cơn nghiện -> hành hạ đánh đập con
Tưởng như cái trò đánh đập đứa con máu mủ là vô tình là vô lý, nhưng thực ra lại rất đúng với mạch cảm xúc. Người cha vừa đáng trách, cũng vừa đáng thương
Ý tớ là thế ^^
 
F

freakie_fuckie

Góp vui tiếp cho topic , topic này hay mà sao inactive quá :-"
"Ngoài giời mưa bụi bay "
Tại sao không phải trời mà lại là "giời"
câu tiếp : không xoáy lắm nhưng cực hay :-"
"Lá vàng rơi trên giấy"
Ý nghĩa của lá vàng lìa cành trong sân là gì í nhỉ :-"
:"> tớ hết
 
T

thuyhoa17

"Ngoài giời mưa bụi bay "
Tại sao không phải trời mà lại là "giời"

>>>
"...
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay..."

Và trong "Thi nhân Việt Nam" , Hoài Thanh, Hoài Chân cũng trích dẫn lại bài thơ "Ông đồ" là "Ngoài trời mưa bụi bay" chứ ko phải là "ngoài giời" em nhé :)

"Lá vàng rơi trên giấy"
Ý nghĩa của lá vàng lìa cành trong sân là gì í nhỉ :-"

>>> Lá vàng rơi: như 1 sự chia li, nó còn có ý nghĩa là khô gầy, xơ xác, sự sống đã ko còn, từ đó đặt vào hoàn cảnh của bài thơ thì nó là sự "tiều tụy của một thời tàn" như lời của Hoài Thanh. Một sự cống hiến đã hết, giờ là lúc nghỉ ngơi, lui về, như một sự tạm rời xa.
>> "Lá vàng rơi trên giấy" : nghề viết chữ của ông đồ gài hồi nào cũng đã đến lúc tàn, như lá kia rơi :)
 
F

freakie_fuckie

Trích trong "Thi nhân Việt Nam" và Sách giáo khoa Ngữ văn 8 thì từ đó là "giời" chứ không phải "trời" chị ạ :D

:-" Trong thi phẩm Ông Đồ gồm 2 bức vẽ, khắc họa chỉnh thể nghệ thuật trên một trục thời gian tuần tự : từ quá khứ hoàng kim, rồi đến khoảng thời gian còn vang bóng , từ còn đến mất :-" . Cô giáo em giảng : thời hoàng kim của ông Đồ đó là khi tài năng được trân trọng , khi mà"bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài" . Cơ mà , em thấy khung cảnh đó vương buồn, chia ra làm 2 khoảng thời gian còn -mất, nhưng hình như cái khoảnh khắc "còn" cũng đã nền văn hóa Hán học và chữ Nho cũng đã tàn lụi mất mát đi rất nhiều . GS cho Xoáy hỏi câu dở hơi tí : Ở bức tranh xuân về , ông đồ khoe tài viết trong tiếng ngợi khen của "người thuyê viết" có những gam màu tối nào ạ ? Em cũng hỏi luôn nỗi buồn thầm kín của ông Đồ trong 2 khổ thơ đầu :-"
 
G

ga_cha_pon9x

Mình đọc thấy có sách thì ghi là ''trời'',có sách thì ghi là ''giời'' nhưng mà từ ''giời'' đúng nhất.
 
T

thuyhoa17

Trích trong "Thi nhân Việt Nam" và Sách giáo khoa Ngữ văn 8 thì từ đó là "giời" chứ không phải "trời" chị ạ :D

:-" Trong thi phẩm Ông Đồ gồm 2 bức vẽ, khắc họa chỉnh thể nghệ thuật trên một trục thời gian tuần tự : từ quá khứ hoàng kim, rồi đến khoảng thời gian còn vang bóng , từ còn đến mất :-" . Cô giáo em giảng : thời hoàng kim của ông Đồ đó là khi tài năng được trân trọng , khi mà"bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài" . Cơ mà , em thấy khung cảnh đó vương buồn, chia ra làm 2 khoảng thời gian còn -mất, nhưng hình như cái khoảnh khắc "còn" cũng đã nền văn hóa Hán học và chữ Nho cũng đã tàn lụi mất mát đi rất nhiều . GS cho Xoáy hỏi câu dở hơi tí : Ở bức tranh xuân về , ông đồ khoe tài viết trong tiếng ngợi khen của "người thuyê viết" có những gam màu tối nào ạ ? Em cũng hỏi luôn nỗi buồn thầm kín của ông Đồ trong 2 khổ thơ đầu :-"

trong quyển sách "Thi nhân Việt Nam" chị đọc rõ ràng là chữ "trời" =.=

Chữ “giời” là một từ ngữ cổ của dân tộc ta, nó thường được sử dụng nhiều trong thời kì trước.
“Giời đất” cũng như “trời đất”.
Trong bài “tương tư” của Nguyễn Bính cũng có một câu là “gió mưa là bệnh của giời – Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.
>>> dùng nhiều trong ngôn ngữ xưa của dân tộc ta.

Câu còn lại về bài "ông đồ" để đó chị trả lời sau nhé, chờ chị tí :D
 
N

nhoc_bettyberry

Nguyên văn bởi freakie_fuckie
Trích trong "Thi nhân Việt Nam" và Sách giáo khoa Ngữ văn 8 thì từ đó là "giời" chứ không phải "trời" chị ạ

:-" Trong thi phẩm Ông Đồ gồm 2 bức vẽ, khắc họa chỉnh thể nghệ thuật trên một trục thời gian tuần tự : từ quá khứ hoàng kim, rồi đến khoảng thời gian còn vang bóng , từ còn đến mất :-" . Cô giáo em giảng : thời hoàng kim của ông Đồ đó là khi tài năng được trân trọng , khi mà"bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài" . Cơ mà , em thấy khung cảnh đó vương buồn, chia ra làm 2 khoảng thời gian còn -mất, nhưng hình như cái khoảnh khắc "còn" cũng đã nền văn hóa Hán học và chữ Nho cũng đã tàn lụi mất mát đi rất nhiều . GS cho Xoáy hỏi câu dở hơi tí : Ở bức tranh xuân về , ông đồ khoe tài viết trong tiếng ngợi khen của "người thuyê viết" có những gam màu tối nào ạ ? Em cũng hỏi luôn nỗi buồn thầm kín của ông Đồ trong 2 khổ thơ đầu :-"

Gam màu tối ư bạn? :-?

Bao nhiêu người thuê viết / Tấm tắc ngợi khen tài / "Hoa tay thảo những nét / Như phượng múa rồng bay"

Mình ko thấy, ý bạn là gì vậy? .
 
F

freakie_fuckie

:"> Ơ, thế để em xoáy tiếp ạ
Em nghĩ nó như thế này (theo quan điểm của em)
- Chữ nho vốn xưa kia rất được coi trọng, đó là chữ quốc ngữ, được dùng trong thi cử,chùa chiền, muốn có chữ nho thì phải xin cơ may mới có được, rồi phải làm lễ lấy chữ,vv, còn ông đồ thì quanh năm ở trong thư phòng
=> Chữ Nho rất thiêng liêng
Thế nhưng
giờ đây, ông Đồ lại phải rời thư phòng, đến bên nơi vỉa hè ngoài phố viết chữ mua vui cho kẻ thị thành , mang chữ bán ngoài đường mà nuốt tủi vào trong, cái thú và cái tài biết chữ, giờ được đong đếm chẳng khác gì một nghề mưu sinh....
Chữ nho, trước được tôn thờ trân trọng, giờ thì chẳng khác gì một món hàng được đem ra kiếm chác, món hàng mưu sinh..
Vì thế, dẫu có "Bao nhiêu người thuê viết/Tấm tắc ngơi khen tài", ta cũng không thể khẳng định đó là khoảnh khắc hoàng kim của Ông đồ,( thực tế vào thời điểm đó, Nho học cũng gần như tàn lụi, chỉ còn thoi thóp , tỏa ánh lờ mờ bên cạnh nền văn hóa mới du nhập)
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_bettyberry

Ko, nói ra thứ lỗi, nhưng tôi ko đồng ý với quan điểm của bạn lắm.
Mà tôi lại nghĩ, Nghề viết chữ của ông Đồ lại là một nét đẹp của nền Nho học thời xưa.

Trong hai khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ viết chữ nho ngày tết là một hình ảnh đẹp. Đấy là cái thời đắc ý của ông.
+) Nghề viết chữ:
- Ông đồ, người học chữ nho, không đỗ đạt hoặc đỗ đạt không ra làm quan -> làm nghề viết chữ, tặng chữ. Đó cũng là một nghề cao quý, nên tôi nghĩ ko thể nói nghề của ông Đồ là đang mua bán ngôn ngữ Nho học như 1 thứ hàng hóa đc. :|
- Nghề đó luôn được kinh trọng vì biết chữ thánh hiền.
+) Còn về câu hỏi trước đó của bạn về những gam màu tối trong khổ thơ đầu:
- Ông đồ xuất hiện “Mỗi khi hoa đào nở” trong cảnh tết đến xuân về, giữa cảnh phố phường đông vui nhôn nhịp, tưng bừng, rực rõ chuẩn bị đón tết.
“ Mỗi khi hoa đào nở
…Bên phố đông người qua”
- Hình ảnh ông đồ với “mực tàu giấy đỏ” trở thành trung tâm chú ý của tất cả mọi người. Ông đồ như một người nghệ sĩ đã trỗ tài trước sự trầm trỗ thán phục của mội người về những nét chữ “ Như phượng múa rang bay”

-> Tôi nghĩ chủ yếu ở đây là những gam màu sáng, vậy nên, nếu xuất hiện gam màu tối, nó cũng mờ nhạt và khó có thể nói nhiều về nó đc.

Cảm ơn bạn :), tranh luận ntnày cũng rất vui :).
 
F

freakie_fuckie

So sánh với cái thời "ông Đồ mang nghiên mực để trở thành trung tâm của phố phường tết đông vui" thì , nho học đã tàn lụi cách đó 20 năm rồi :)
Hơn nữa, cái thú vui viết chữ của ông là "nghề bán chữ". Chữ thánh hiền trước kia, muốn có thì phải đến tận nhà ông, xin ông , hơn nữa còn phải hiểu nhiều về cái thú viết chữ thì ông mới (có cơ may) cho
Thế nhưng, giờ thì ông phải lặn lội ra thị thành, ngồi bên "góc vỉa hè" mà bán chữ, rõ ràng , so sánh qua hai thời kì, giá trị của chữ nho đã giảm đi nhiều.Những người đứng xung quanh ông, họ là ai : là những người có học thức chốn quan trường ? hay là đủ thứ người đi ngang qua góc phố đó, một số thì hiểu chữ, nhưng một số thì chỉ cần chữ lấy may. Oằn mình ngoài vỉa hè mà bán chữ thánh hiền, không thể nói lúc đó ông đồ cảm thấy "tự hào vì được trân trọng" được :-j
Gam màu tối đó vẫn ẩn khuất trong gam màu sáng , thực ra là gam màu tối rất rõ nét mới đúng :) Quan điểm tớ thế . :">
 
N

nhoc_bettyberry

Oằn mình ngoài vỉa hè mà bán chữ thánh hiền, không thể nói lúc đó ông đồ cảm thấy "tự hào vì được trân trọng" được

Gam màu tối đó vẫn ẩn khuất trong gam màu sáng mà bạn thấy Quan điểm tớ thế . :">

uk. T biết quan điểm của hai ta khác nhau :">. Tùy cách nhìn thôi bạn à. Tôi thì nhìn vào những người có lòng đam mê với cái chữ, dù có học hay ko có học, họ cũng đã đi xin chữ. Vậy cũng có thể xem họ có niềm vui với cái chữ, thế nên Ông đồ tự hào vì đc trân trong, đúng :).

Chuyển chủ đề hok ;)).
 
Top Bottom