[Ngữ văn 8] Hỏi xoáy - đáp xoay

K

kuckutkute

vâng có thể câu hỏi của em tầm thường, vớ vẩn hay vô nghĩa
nhưng thưa anh
tại sao họ lại làm cai lệ???
họ cũng chỉ muốn cứu vãn sự sống nên mới đi làm cái việc để người người khinh biệt là "cai lệ"
cũng như anh đã nói họ không dám giết một con người khi chưa có lệnh của bọn thống trị cầm quyền
vậy họ vẫn xứng đáng gọi là một con người
chỉ bọn thống trị độc ác giết người không ghê tay mới đáng bị lên án, không xứng gọi là người
Nếu comment này một phần em hồi âm lại anh :) Anh xin giải đáp mọi khúc mắc của em như thế này nhé

~ @ 1 : đọc lại kĩ cmt trên của anh nhé em , anh không có ý nói câu hỏi của em là tầm thường hay vớ vẩn.
Chữ ngớ ngẩn vừa nãy anh xin rút vào vậy, anh đính chính lại nhé : phần mệnh đề nhận xét trong câu hỏi của em, còn đôi chỗ thiếu căn cứ và chưa chính xác so với nội dung truyện? Anh sửa thế này, em thấy ổn chưa ?
~ Đừng chế lời anh 8-}

2.
Tại sao họ lại làm cai lệ à ?
Cai lệ là người chỉ huy một tốp lính lệ, họ xuất thân từ những người dân nghèo khổ, phần lớn là bị cái đói nghèo xô đẩy, dẫn đến tha hóa biến chất ~ và khi người ta biến chất, không còn nhân tâm nữa, tự khắc người ta sẽ không xứng đáng làm người, không còn là người nữa


'
Chương II Tắt đèn không khác gì một cái lòng chảo đã nguội đi, đã váng đọng lại một thứ bùn lưu niên, trên đó oằn lên một số sinh vật [...] sinh vật lý trưởng và lũ sai nha đốc thuế người, đã tan hoang đi cái tâm người. Và trên cái sa mạc nhân tâm đó, không còn tia nước nguồn thương nào cả

Mong là đến đây, em hiểu vì sao anh không gọi lũ sai nha cai lệ là "NGƯỜI"

Một lần nữa "những con NGƯỜI , là những kẻ không vì cứu vãn cuộc sống mà đánh mất bản chất của một con NGƯỜI"

@ Em có khẳng định rằng chúng không giết người vì chúng vẫn chưa mất hết cái bản tính người vốn có không ?
Viết ra câu ấy, em hãy tự đặt câu hỏi thế này
~> Giết chết những người thiếu sưu, chúng giành được lợi gì ?

Em gọi bọn thống trị là những kẻ không đáng làm người, còn tên cai lệ là những kẻ vẫn đáng làm người
Song em có thật sự hiểu mình khi em khẳng định cai lệ nhận quyền từ bọn phong kiến, là đại diện, tay sai cho tầng lớp thống trị ?

Em nói những tên cai lệ sẽ hành hạ, giết người
Rồi đến đây em nói chúng vẫn có quyền làm người
Ý em là thế nào :) Đến đây anh thật sự rối 8-}
 
Last edited by a moderator:
L

lan_phuong_000

~> Giết chết những người thiếu sưu, chúng giành được lợi gì ?
chúng sẽ chẳng nhận được gì ngược lại sẽ còn bị tội nếu như đó không phải là lệnh của quan trên ^^
“ Chương XIII TẮT ĐÈN không khác gì một cái lòng chảo đã nguội đi, đã váng đọng lại một thứ bùn lưu niên, trên đó oằn lên một số sinh vật. Sinh vật Nghị Quế chồng, Sinh vật Nghị Quế vợ, mà lòng tham đã lấn choán hết tính người. Sinh vật lí trưởng và lũ sai nha đốc thuế người, đã tan hoang đi cái tâm người. Và trên cái sa mạc nhân tâm đó, không còn tia nước nguồn thương nào cả…Ở chương này, cả chị Dậu quý mến của tác giả, của độc giả cũng chỉ là một con sinh vật mà thôi. Thật được làm người với tối thiểu phẩm cách làm người thì có đời nào chị Dậu lại phải đi đoạ lạc nhân phẩm mình đến mức phải đưa con đi bán như một hiện vật cũ ở chỗ chợ người , chợ giời” ( NGUYỄN TUÂN_ Truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố)
Thứ anh trích dẫn chắc là đây quả thật nguyễn tuân đã làm em phải suy nghĩ lại thế nào để xứng một con người khi ngay cả chị Dậu con người đã được lớp lớp HS khen ngợi là người đàn bà biết hi sinh cho chồng con, thương chồng hết mực
 
K

kuckutkute

chúng sẽ chẳng nhận được gì ngược lại sẽ còn bị tội nếu như đó không phải là lệnh của quan trên ^^

Thứ anh trích dẫn chắc là đây quả thật nguyễn tuân đã làm em phải suy nghĩ lại thế nào để xứng một con người khi ngay cả chị Dậu con người đã được lớp lớp HS khen ngợi là người đàn bà biết hi sinh cho chồng con, thương chồng hết mực



Vậy em tớ hiểu chỗ ngớ ngẩn của em mà tớ muốn đề cập đến rồi chứ gì ;;)
~good job~
Hơi nước đổ đầu vịt một tí, nhưng thuyết phục đc em nhìn theo hướng nhìn vấn đề của anh được là anh vui lắm rồi 8-} ~mệt~ :-S
Phải mời Ng Tuân vào đây thì em mới ngộ ra vấn đề. nhỉ ;;)


Làm việc tiếp nào các tình yêu


giáo sư cho em hỏi ;;) :-S
Ý nghĩa của chiếc lá mà cụ Bơ men vẽ trong Chiếc lá cuối cùng
~ có chưa nhỉ :-S Hè cái quên kiến thức nên cũng chả biết đâu mà lần~
 
L

lan_phuong_000

Vậy em tớ hiểu chỗ ngớ ngẩn của em mà tớ muốn đề cập đến rồi chứ gì ;;)
~good job~
Hơi nước đổ đầu vịt một tí, nhưng thuyết phục đc em nhìn theo hướng nhìn vấn đề của anh được là anh vui lắm rồi 8-} ~mệt~ :-S
Phải mời Ng Tuân vào đây thì em mới ngộ ra vấn đề. nhỉ ;;)


Làm việc tiếp nào các tình yêu


giáo sư cho em hỏi ;;) :-S
Ý nghĩa của chiếc lá mà cụ Bơ men vẽ trong Chiếc lá cuối cùng
~ có chưa nhỉ :-S Hè cái quên kiến thức nên cũng chả biết đâu mà lần~
có chi đâu mà mệt anh
nhưng không có nguyễn tuân thì chắc suốt đời em tôn thờ mẫu người như chị Dậu
thiệt ....
câu hỏi của anh có rồi ạ hình như cách đây 3-4 trang chi đó
nhưng sao chưa ai trả lời câu hỏi của em thật sự
chị dậu có xứng đáng là một con người hay không xứng đáng như lời nguyễn tân đã nói
 
K

kuckutkute

có chi đâu mà mệt anh
nhưng không có nguyễn tuân thì chắc suốt đời em tôn thờ mẫu người như chị Dậu
thiệt ....
câu hỏi của anh có rồi ạ hình như cách đây 3-4 trang chi đó
nhưng sao chưa ai trả lời câu hỏi của em thật sự
chị dậu có xứng đáng là một con người hay không xứng đáng như lời nguyễn tân đã nói




Em có vẻ dễ bị chi phối ghê gớm :-S
ng không có nguyễn tuân thì chắc suốt đời em tôn thờ mẫu người như chị Dậu


nghe buồn cười nhỉ :|

~ ờ tks em ;))
~anh mệt vì em nước đổ đầu vịt đấy =))

~ có lẽ, xét một sinh vật nào đó có xứng đáng được làm người hay không, ta phải dựa vào nhiều khía cạnh :)
Nguyễn Tuân từng viết , trong đoạn mua bán cái Tí, chị Dậu cũng chỉ là một "con sinh vật mà thôi" ~ theo quan điểm của NG Tuân là thế
Tùy vào từng người, từng đánh giá của họ về chuẩn mực của con người mà người ta sẽ có những ý kiến khác nhau về "sự xứng đáng làm người của chị Dậu như em nói"


Đánh giá một con người là một việc vô cùng khó khăn, mang tính tương đối nhưng lại cần đến sự tuyệt đối, hơn nữa, chị Dậu là một hình tượng anh rất ngưỡng mộ và yêu mến, thế nên câu hỏi của em, anh chỉ dừng lại ở những ý trên" ~ nếu em cần một câu trả lời đáp ứng triệt để yêu cầu của em, anh tin chắc sẽ khó ai cho được một câu trả lời khách quan và chính xác tuyệt đối
~ Chúc vui~
@ em : tên riêng viết hoa, Nguyễn Tuân, không phải Nguyễn Tân, những điều cơ bản ấy, chẳng nhẽ em không biết ?


 
T

thuyhoa17

Em phải đọc lại câu này: "Thật được làm người với tối thiểu phẩm cách làm người thì có đời nào chị Dậu lại phải đi đoạ lạc nhân phẩm mình đến mức phải đưa con đi bán như một hiện vật cũ ở chỗ chợ người , chợ giời” "

Chị Dậu vì cuộc sống mới bán con.

Thử hỏi ko cần sưu thuế nặng nề, thử hỏi anh Dậu ko bị bọn chúng đánh cho đến mức gần tử như thế thì chị Dậu sao phải đành lòng mà bán con đi.

Mà chị ko hiểu là Nguyễn Tuân sao lại bảo là bán con "như một hiện vật cũ ở chỗ chợ nguời, chợ giời" trong khi chị Dậu đem con bán cho Nghị Quế để làm người ở. Nguyễn Tuân cho nhà Nghị Quế là chỗ chợ giời, chợ người ư? Ông so sánh như thế liệu có nhẹ nhàng quá ko với những điều mà Tí đã phải chịu đựng, có phải là ông nói như kiểu chị Dậu chẳng hề đau thương gì khi bán con mình vậy? "Bán như một hiện vật cũ" - trong khi đã bao lần chị trằn trọc, thương con, nhớ con mà khóc đến mức nào. Thử hỏi nếu xem con cái mình như một hiện vật cũ rồi đi rao bán liệu chị có đau thương đến như thế.

Rồi giả sử chị nài nỉ ông Nghị Quế thêm vài đồng khi bán con, đó và Nguyễn Tuân cho rằng Chị Dậu "đọa lạc tâm hồn" bán con như 1 hiện vật. Liệu ko vì cái suất sưu thuế với số tiền vô lý từ đâu mò đến như thế thì chị có phải nài nỉ, chẳng lẽ thương con, ko xem con là món hàng thì chị sẽ ko nài nỉ thêm vài đồng, cứ để cho anh Dậu bị đánh đập, 2 đứa con nhỏ còn ở nhà khóc rã vì đói?

Dù thế nào đi nữa, chị Dậu vẫn là hình tượng một người phụ nữ Việt Nam thực sự.

Có trách thì chăng là trách cái chế độ kia.
 
T

thedarkmoon

Chào giáo sư xoay, Nghe danh đã lâu bây giờ xin mạn phép hỏi 1 câu :Tại sao Lão Hạc lại ăn bả chó mà không ăn bả chuột
The Dark Moon
:)>-
 
K

kuckutkute

Chào giáo sư xoay, Nghe danh đã lâu bây giờ xin mạn phép hỏi 1 câu :Tại sao Lão Hạc lại ăn bả chó mà không ăn bả chuột
The Dark Moon
:)>-



=)) Câu hỏi của dark moon nghe b-(
Đến giáo sư cũng thấy run chân ;;) Tìm văn mẫu cái đề *sao LH không ăn bả chó mà ăn bả chuột* mà ứ có tìm thấy ;;) thế thôi, trả nhời em bằng mấy câu cá nhân là chính ,*khác cá nhân* thì nhiều thế này vậy =))

Thứ nhất thì trước lúc tự tử, lão Hạc vẫn rất day dứt về cái chết của cậu Vàng của lão *cả đời lão chưa làm gì trái đạo trái lý cả mà, hơn nữa cậu Vàng rất có ý nghĩa với lão, ép cậu uống thuốc bả chó lão ăn năn hối hận với giằng xé lắm* ~> lão quyết định dùng bả chó để tự tử ~ lão chọn cách chết giống hệt cái cách mà cậu Vàng chết ~ coi như cách chuộc lỗi với cậu Vàng, âu cũng là an ủi, gỡ gạc phần nào cái day dứt mà lão để mãi trong lòng*
Thứ 2 nữa, Lão Hạc chọn bả chó chứ không chọn bả chuột, âu cũng hợp với lý, với tình, hợp với cái mạch văn sẵn trong truyện . Giả dụ lão lấy bả chuột mà kết liễu đời ~ lão ứ có tìm BT xin bả chó, thì lấy đâu ra cái đoạn thằng Binh tư rủ rỉ *cứ giả vờ nhân từ những lão cũng giống mình chứ nào có khác* , nhỉ ;;) ~ cũng lấy đâu ra cái đoạn ông giáo hiểu nhầm Mà mất đi chi tiết ấy, là mất đi ý nghĩa của kết truyện
Hơn nữa, để lão Hạc mang thuốc chuột về thì cũng khó lấy nguyên cớ cho cái chết âm thầm của lão , chả nhẽ lại * tớ đi lấy thuốc chuột về đập chuột ?*, rõ ràng là để lão dùng bả chó với cái lý do lão đưa là *đánh chó nhắm rượu * thì có vẻ hợp lý hơn
~ với lại việc lão xin bả chó để tự tử thì cũng hợp với dàn nhân vật *có thằng BT chuyên dùng bả chó kia mà* ;;) nhỉ

~~ cá nhân lắm, cũng lằng nhằng, bác gs khác gỡ mối rối hộ em ;;)
 
T

thedarkmoon





=)) Câu hỏi của dark moon nghe b-(
Đến giáo sư cũng thấy run chân ;;) Tìm văn mẫu cái đề *sao LH không ăn bả chó mà ăn bả chuột* mà ứ có tìm thấy ;;) thế thôi, trả nhời em bằng mấy câu cá nhân là chính ,*khác cá nhân* thì nhiều thế này vậy =))

Thứ nhất thì trước lúc tự tử, lão Hạc vẫn rất day dứt về cái chết của cậu Vàng của lão *cả đời lão chưa làm gì trái đạo trái lý cả mà, hơn nữa cậu Vàng rất có ý nghĩa với lão, ép cậu uống thuốc bả chó lão ăn năn hối hận với giằng xé lắm* ~> lão quyết định dùng bả chó để tự tử ~ lão chọn cách chết giống hệt cái cách mà cậu Vàng chết ~ coi như cách chuộc lỗi với cậu Vàng, âu cũng là an ủi, gỡ gạc phần nào cái day dứt mà lão để mãi trong lòng*
Thứ 2 nữa, Lão Hạc chọn bả chó chứ không chọn bả chuột, âu cũng hợp với lý, với tình, hợp với cái mạch văn sẵn trong truyện . Giả dụ lão lấy bả chuột mà kết liễu đời ~ lão ứ có tìm BT xin bả chó, thì lấy đâu ra cái đoạn thằng Binh tư rủ rỉ *cứ giả vờ nhân từ những lão cũng giống mình chứ nào có khác* , nhỉ ;;) ~ cũng lấy đâu ra cái đoạn ông giáo hiểu nhầm Mà mất đi chi tiết ấy, là mất đi ý nghĩa của kết truyện
Hơn nữa, để lão Hạc mang thuốc chuột về thì cũng khó lấy nguyên cớ cho cái chết âm thầm của lão , chả nhẽ lại * tớ đi lấy thuốc chuột về đập chuột ?*, rõ ràng là để lão dùng bả chó với cái lý do lão đưa là *đánh chó nhắm rượu * thì có vẻ hợp lý hơn
~ với lại việc lão xin bả chó để tự tử thì cũng hợp với dàn nhân vật *có thằng BT chuyên dùng bả chó kia mà* ;;) nhỉ

~~ cá nhân lắm, cũng lằng nhằng, bác gs khác gỡ mối rối hộ em ;;)
GS quả thật danh bất hư tài.The Dark Moon xin bái phục.
Nhân của đệ tử lậy.
paopaobing004.gif

The Dark Moon :)>-
 
T

thedarkmoon

cảm ơn gs "xoày trọng cu" nha!
Có gì về sau lại hỏi tiếp.hhô hô.
The dark moon.=))
 
K

khoacoi16

Giáo sư Xoay đâu rùi, cho em hỏi tí:
Sao chị Dậu lại phải nộp thuế cho chồng, để ông chồng tự chả lấy thì đúng hơn chứ?
 
M

mia_kul

Giáo sư Xoay đâu rùi, cho em hỏi tí:
Sao chị Dậu lại phải nộp thuế cho chồng, để ông chồng tự chả lấy thì đúng hơn chứ?

ng` ta có câu: thuyền theo lái, gái theo chồng. Nên chị Dậu phải lo cho chồng, chồng thì ôm yếu chả làm ra ăn, bị bắt nên chị phải lo trả, nếu ko lỡ chồng chị chết thì chị sẽ thành goá bụa ;)) đối với ng` thời ấy thì goá chồng là khổ :)

(chắc thế ;)))
 
L

lan_phuong_000

[Ngữ văn 8] Hỏi đáp ngữ văn

Đây sẽ là nơi bạn đưa ra những câu hỏi cần sự giải đáp và cùng suy nghĩ để trả lời những câu hỏi hóc búa và bám sát chương trình ^^ 8->
Nào chúng ta bắt đầu nha ;)

Qua những cử chỉ của ông đốc, thầy giáo và mẹ của nhân vật "Tôi" trong tác phẩm tôi đi học của Thanh Tịnh. Hãy nêu cảm nghĩ của em

p/s sẽ tổng kết điểm đó ^^ <:p
 
Last edited by a moderator:
L

lan_phuong_000

TÔI ĐI HỌC
Truyện Ngắn THANH TỊNH




Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa.

Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.

Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước o sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.

Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:

- Mẹ đưa bút thước cho con cầm.

Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:

- Thôi để mẹ nắm cũng được.

Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.

Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

Trước sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần.

Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng gì khác là nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bở ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đang đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:

- Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ rang của phụ huynh đáp lại).

Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.

Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói:

- Thôi, các em đứng đây sắp hàng để vào lớp học.

Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cáng tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lủng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.

Ông đốc nhẫn nại chờ chúng tôi.

- Các em đừng khóc. Trưa này các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai các em lại được nghỉ cả ngày nữa.

Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.

Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật. Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.

Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.

Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:
 
Last edited by a moderator:
F

freakie_fuckie

còn cái này anh hỏi vì câu chả ra câu gì cả =))

Hức, nếu cái này hoạt động gần giống với box hỏi xoáy đáp xoay thì cho anh hỏi đôi lời nhá =)) mờ hàng tô pic

Ngòi bút của Thanh Tịnh trong tác phẩm trên ?

Sát quá nhé :))
Câu này tớ mong bạn P giải thích giúp tớ nhớ :x
 
Last edited by a moderator:
F

freakie_fuckie

Đây sẽ là nơi bạn đưa ra những câu hỏi cần sự giải đáp và cùng suy nghĩ để trả lời những câu hỏi hóc búa và bám sát chương trình ^^ 8->
Nào chúng ta bắt đầu nha ;)

Qua những cử chỉ của ông đốc, thầy giáo và mẹ của nhân vật "Tôi" trong tác phẩm tôi đi học của tham tịnh. Hãy nêu cảm nghĩ của em

p/s sẽ tổng kết điểm đó ^^ <:p



Mẹ "tôi" thì nắm tay tôi đưa đến trường
Các thầy cô giáo, từ ông đốc đến những thầy cô giáo phụ trách lớp, ai cũng dịu dàng, bao dung, ân cần, chào đón, thân thiện , động viên và hiểu tấm lòng con trẻ.

Họ là bàn tay nâng đỡ, là ánh sáng soi đường chỉ lối, họ đã chắp cánh biết bao tình cảm đẹp của các em với mái trường, với tuổi thơ và thời cắp sách, họ đã tạo cho các em cảm giác đầy yên lành và an toàn trong một môi trường đầy bỡ ngỡ, họ giang cánh tay bảo vệ để các em bước những bước đầu tiên trên con đường học tập đầy gian nan

Thầy giáo , mẹ cha, họ đều là những con người có trách nhiệm, hiểu rõ con trẻ và chan chứa tình thương. Chính những cử chỉ thân thương của họ đã dẫn cậu bé bước những bước đầu tiên vào cổng trường đầy vững chắc. Tình thương vô hạn mà thầy cô, mẹ cha dành cho cậu bé vô hình chung đã trở thành một thứ sức manh, một động lực, một sự bảo vệ diệu kì, tình yêu ấy đã được ngòi bút hồi kì viết ra trong cảm xúc nao nao , bình yên và xúc động biết mấy ~


~ LP : giúp tớ câu kia đi :x
Bài này tớ cũng chả học kĩ, thành thử làm cảm tính vậy =))
 
L

lan_phuong_000

Ngòi bút Thanh Tịnh qua tác phẩm trên?
Thời gian vẫn cứ trôi đi, nhưng không sao làm phai mờ đi trong lòng ta những dòng văn đầy cảm xúc của Thanh Tịnh nhất là khi nghe ông ông kể về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Bởi lẽ với ông buổi mai hôm ấy "buổi mai đầy sương thu và gió lạnh" lại mang một vị trí trọng đại với cuộc đời của ông và nó khắc sâu trong tâm khảm ông đến mức cứ mỗi khi thấy lá ngoài vườn rụng nhiều và những đám mây trên không bắt đầu bàng bạc thì những kỉ niệm ấy lại ùa về bên ông. Thanh Tinh đã thật khéo léo khi chọn lựa hai hình ảnh tiêu biểu để vẽ nên khung cảnh buổi đầu đi học của mình đó là cảnh vật ảm đạm cuối thu và niềm vui hoà chan nỗi rụt rè của những đứa trẻ ngày đầu đến lớp. Chất xúc tác được ông sử dụng để kéo hai hình ảnh tưởng chừng như chẳng liên quan gì đến nhau lại trở nên khăng khít như thế ấy chính là những hồi úc về sự tiếc nuối những tháng ngày đã qua và hình ảnh rụt rè của những em bé theo mẹ đến lớp. Cái hay nhất của Thanh Tinh trong "Tôi đi học" là lời văn nhẹ nhàng và tinh tế đó cũng là cái độc đáo lôi cuốn người đọc trong văn Thanh Tịnh.
Hổng biết có lạc đề hông nữa :(
 
F

freakie_fuckie

Thời gian vẫn cứ trôi đi, nhưng không sao làm phai mờ đi trong lòng ta những dòng văn đầy cảm xúc của Thanh Tịnh nhất là khi nghe ông ông kể về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Bởi lẽ với ông buổi mai hôm ấy "buổi mai đầy sương thu và gió lạnh" lại mang một vị trí trọng đại với cuộc đời của ông và nó khắc sâu trong tâm khảm ông đến mức cứ mỗi khi thấy lá ngoài vườn rụng nhiều và những đám mây trên không bắt đầu bàng bạc thì những kỉ niệm ấy lại ùa về bên ông. Thanh Tinh đã thật khéo léo khi chọn lựa hai hình ảnh tiêu biểu để vẽ nên khung cảnh buổi đầu đi học của mình đó là cảnh vật ảm đạm cuối thu và niềm vui hoà chan nỗi rụt rè của những đứa trẻ ngày đầu đến lớp. Chất xúc tác được ông sử dụng để kéo hai hình ảnh tưởng chừng như chẳng liên quan gì đến nhau lại trở nên khăng khít như thế ấy chính là những hồi úc về sự tiếc nuối những tháng ngày đã qua và hình ảnh rụt rè của những em bé theo mẹ đến lớp. Cái hay nhất của Thanh Tinh trong "Tôi đi học" là lời văn nhẹ nhàng và tinh tế đó cũng là cái độc đáo lôi cuốn người đọc trong văn Thanh Tịnh.

Lạc đề thì phải đới ;;)
Bài này nghe đỡ cụt hơn bài cây tre lần trước :))~ câu văn trau truốt lên rồi đới :khi:
À ừ, thì vẫn còn một số câu theo tớ là chửa ổn :khi:

Về tổng quan, em lạc đề (hình như thế), phân tích chưa sâu, câu văn còn cứng
Chi tiết




Thời gian vẫn cứ trôi đi, nhưng không sao làm phai mờ đi trong lòng ta những dòng văn đầy cảm xúc của Thanh Tịnh nhất là khi nghe ông ông kể về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường

Khuôn sáo, dài dòng, khó hiểu,... gây rắc rối người đọc ngay từ phút đầu đọc
Sao lại là "làm phai mờ những dòng văn cảm xúc của Thanh Tịnh nhất là khi nghe ông kể về những kỉ niệm mơn man..."

Chê thì chê hết mức, khen thì khen hết lời, có cái khen phi thực tế, gây khó hiểu và sáo khuôn
Ý mình nói người ta không quên những dòng văn Thanh Tịnh viết, hay là không quên những đẹp đẽ cảm xúc mà Thanh Tịnh đã gợi ra ?

Bởi lẽ với ông buổi mai hôm ấy "buổi mai đầy sương thu và gió lạnh" lại mang một vị trí trọng đại với cuộc đời của ông và nó khắc sâu trong tâm khảm ông đến mức cứ mỗi khi thấy lá ngoài vườn rụng nhiều và những đám mây trên không bắt đầu bàng bạc thì những kỉ niệm ấy lại ùa về bên ông.

Không, có lẽ không hẳn cái buổi mai đầy sương thu và gió lạnh ấy được Thanh Tịnh phác ra như "một ngày trọng đại" ~ Có lẽ đó cũng chỉ là sớm thu vừa bình thường, cũng vừa đặc biệt mà thôi
Bình thường ở đâu ~ Thu có mây bạc, có lá ngoài đường rụng nhiều ~ cái "sớm thu" ấy rất đỗi bình thường, hầu như không khác biệt lắm với những "sớm thu" khác
Đặc biệt ở đâu ~ có lẽ, đặc biệt là sớm thu hôm ấy là ngày tựu trường, ngày khai giảng. Cái dịp đáng nhớ ấy đã khiến cho "sớm thu" nay của tác giả muôn phần khác biệt, đó là sớm thu gợi những kỉ niệm xa xưa, chính cái hoài niệm tràn về đã làm mây bạc và hoa cỏ lá rơi dường như muôn phần đẹp đẽ và gợi nhớ gợi tình, rồi chính cái gợi tình gợi nhớ ấy lại bồi đắp thêm, gợi khơi thêm những hoài niệm đang tràn trề sẵn có trong lòng tác giả
Những kỉ niệm tưởng đã mờ phai theo năm tháng, nay lại được sớm thu gọi về ~
Tóm lại, sớm thu ấy bình thường ở cảnh vật, đặc biệt ở cái tình người ~

cảnh vật ảm đạm cuối thu
cảnh đẹp hay không đẹp, buồn hay vui, âu cũng tại lòng người. Thế nên chú tránh sáo mòn hóa những hình tượng "lá vàng, mây trôi" thành hình tượng của cái buồn, cái "ảm đạm" ~
Cảnh vật lá vàng , mây bạc ở đây không ảm đạm. Trong mắt con người đang chìm trong kỉ niệm êm đềm của hoài niệm, thì những hình ảnh ấy đầy chất thơ, gợi thương tha thiết, rạo rực, ăm ắp kỉ niệm và niềm vui ~

Chất xúc tác được ông sử dụng để kéo hai hình ảnh tưởng chừng như chẳng liên quan gì đến nhau lại trở nên khăng khít như thế ấy chính là những hồi úc về sự tiếc nuối những tháng ngày đã qua và hình ảnh rụt rè của những em bé theo mẹ đến lớp.

chả hiểu câu này :-?
câu cuối tạm ổn nhưng nhận xét chưa thật sự sâu
Một vài ý kiến cá nhân của tớ


Tiếp nhỉ ;;) Cho tớ hỏi cái mạch cảm xúc của nhân vật "tôi" trong văn bản này ?~
 
M

meoconnhinhanh97

ôi8-}
bước chân vào đây mới chỉ thấy có 2 nàng ngồi chém nhau%-(
cho tớ chém chém vứi nhá#:-S

Tiếp nhỉ ;;) Cho tớ hỏi cái mạch cảm xúc của nhân vật "tôi" trong văn bản này
tớ lại lung tung phát nhá8-X
Truyện ngắn là trao hoài niệm trong trẻo mà tươi nguyên vè kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của 1 cậu bé.:(trang hoài niệm đó đk diễn tả theo mạch tâm trạng,mạch cảm xúc của nvật qua trình tự thời ian,k gian:trên con đường đến trường,lúc ở sân trường và lúc vào trong lớp học#:-S
Trên đường đến trường,nó thấy con đường vừa quen lại vừa lạquen vì đó là con đường nó từng cùng bạn bè đi lại lắm lần chăn trâu,cắt cỏ thả diều,quen vì nó đãgắn liền với nó về 1 tuổi thơ khi còn chưa đi học.:):-wnhưng bây giờ cũng trên con đường ấy lại là 1 sự dánh dấu bước ngoặt cuộc đời cuat1 1 con ng mở sang trang ms,dã từ những ngày vui chơi cùng bạn bè để đến với chân trời kiến thức.:->hình ảnh gần gũi mà quen thuộc của nó làm ta như sống lại 1 thời bỡ ngỡ đến trường.dường như với nó,mọi thứ xung quanh dều trở nên thay đổi.[-(đó chính là sự háo hức,cảm thấy trang trọng và có 1 chút hồi hộp khi nó biết mình sắp sửa làm ‘’ng lớn’’=))=))
Lúc ở sân trường,nó cảm thấy ấn tượng bởi tất cả mọi thứ.từ k khí trang nghiêm tưng bèng của ngày khai trường cùng vs khuôn mặt rạng rỡ,ánh lên niềm hp của mọi ng cho đến hình ảnh ngôi trường.ngôi trường k còn cái bt nữa mà trở nên uy nghiêm sừng sững.:)]phải chăng nó sừng sững vì trong đó chứa đựng hành trình chinh phục tri thức của cậu bé vsf bao bạn hs >:D<khác.cậu k vơi đi được nét bỡ ngỡ hồi hộp và lo lắng.những tâm trạng giừo cứ lẫn lônj vào nhau,ùa vào tràng nước mắt lăn nhẹ trên má.tiếng khóc như 1 phản ứng dây chuyền tự nhiên:((,tạo ra 1 tình huống đẫm chất trữ tình.:-Snõi sợ hãi nó cứ lan mãi khắp cơ thể của cậu,tạo nên cái cảm giác giùng giằng vừa muốn khám phá vừa k chịu bước qua.nhưngc cảm xúc đầy trẻ con của cậu bé lại mơn man trong lòng ta về những kỉ niệm khó quên về ngày ‘’ấy’’
Rồi những nỗi sợ hãi đó qua nhanh khi nó bước vào lớp học.nó nhìn thấy mọi thứ như 1 bức tranh vừa quen lại vừa lạ.lạ vì đó là 1 không jan hoàn toàn ms,quen vì nó ý thức đk mình sẽ gắn bó lâu dài vs chỗ ngồi này,vs lớp học này trong những năm sắp tơi#:-S.cảm giác tự nhiên ấy toát lên trêb khuôn mặt nó khi nó đk hoà vào thế giới riêng tư của những cô cậu học trò.nó đưa mắt thèm thuồng nhìn những cánh chim bay ngoài cửa sổ và nhớ lại những ngày…….%-(đó chính là sự nuối tiếc cùng vs những ao ướcvề tuổi thơ hồn nhiên vui chơi bên quê làng:)]
Tát cả những cảm xúc non nớt ấy đã đánh dâu 1 thời tuổi thơ hồn nhiên,tươi sang của cậu học trò,mang trong lòng nhà thơ 1 trang kỉ niệm khó quên về buổi tựu trường;));)))
Bằng nhữg trang văn tinh tế giàu sức biểu cảm,thanh tịnh đã khắc hoạ những tiếng nói từ trái tim về những kỉ niệm đầu đời_những kỉ niệm vs khoảnh khắc thật đẹp8-XĐọc bài thơ,ta tưởng chừng như đang nghe 1 bài thơ đầy những rung động mới mẻ:-??.nó neo đậu mãi trong tâm hồn mỗi chúng ta về những tháng năm học trò mở ra bao ước vọng
Trang hoài niệm đó sẽ theo ta suốt quãng đường đời;;)
@@:tình hình là tớ đánh mất 2 lần.bài này tại mạng bị lang ức quá nên làm với tâm trạng''k ổn''8-}
tớ kể lại hết đấy%-(
 
T

traitimbangtuyet

Tiếp nhỉ ;;) Cho tớ hỏi cái mạch cảm xúc của nhân vật "tôi" trong văn bản này ?~
Tôi đi học như là một bức tranh tuổi thơ nhiều màu sắc mà mảng màu nào cũng rộn ràng,cũng đẹp đẽ.Song có thể nói tất cả những màu sắc đều gắn với “màu nền” là dòng cảm xúc của cậu học trò.Những biến thái liên tiếp ấy trong dòng cảm xúc của nhân vật “tôi “ thực giống như những đốm lửa hồng thắp dần lên những kỷ niệm tuổi học trò.

Có thể nói,những cảm xúc “ngây thơ và non nớt” của cậu học trò trong truyện ngắn của Thanh Tịnh cũng là cảm xúc của tôi,của bạn và của tất cả chúng ta,những ai đã từng một lần chập chững cấp sách tới trường.Dòng cảm xúc của nhân vật tôi “tôi” đã khái quát cảm giác chung của mọi người.

Tôi nghĩ,nếu như truyện không phải là dòng hoài niệm thì hẳn những ấn tượng về mặt thời gian ở đầu truyện chỉ là một sự tình cờ.Cái đầu tiên được cảm nhận bằng ấn tượng chứ không phải theo kiểu một thói quen.Người đọc hình dung khá dẽ cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn này.Dó là dòng cảm xúc được kết nối từ ba mạch ngắn độc lập mà thống nhất.

Phần đầu truyện,ta bắt đầu xúc động và dường như cũng giống nhân vật,ta “mơn man” với những kỷ niệm ngày xưa.Oâi,kỷ niệm đó dù đã rất xa nhưng sao vẫn ngọt ngào biết mấy.Nhớ lúc đó vào quá nửa mùa thu,mùa của ngày hội khai trường.Ta ngại ngùng theo chân mẹ bước từng bước trên con đường quen thuộc mà lòng đầy băng khoăn thắc mắc.Con đường với ta đã quá quen nay sao có cái gì xa lạ.Phải chăng vì ta đã lớn khôn,ta đã bắt đầu cắp sách tới trường.Cmar xúc ấy hẳn chúng ta đều đã từng trải qua.Trong cái ngày khó quên ấy có một thứ hiện diện quen thuộc với tất cả nhưng cô cậu học trò:đồ dùng học tập.Nhân vật tôi cảm nhận về nó mới độc đáo làm sao “hai quyển vơ mới ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng”.Tôi “ghì chặt” mà “một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất”.Thế là từ nay ta bắt đầu gắn với cái nợ bút nghiên,đèn sách.

Cổng trường mở ra,cũng mở luôn tiếp phần tiếp theo của dòng cảm xúc.Bây giờ không phải lạ lẫm với con đường,cảnh vật mà là lạ lẫm với ngôi trường tiểu học.Ngôi trường trông “xinh xắn và oai nghiêm”.Cái liên tưởng của nhân vật “tôi” thật là thú vị.Tất cả đều lạ,nhưng đang dần thân thiện và hòa hợp. “Tôi” xúc động và xao xuyến nhất là khi nghe tiếng trống giục tiết học đầu tiên.Nhưng rồi “tôi sợ”, “tôi” ngập ngừng nghe theo lời ông đốc.Cảm giác lúc ấy đúng là sung sướng nhưng quả thật sao ta lại thấy xa mẹ ta đến thế.Ta nhớ mẹ vô cùng,muốn sà ngay vào lòng mẹ và chẳng còn muốn đi đâu nữa.

Rồi buổi học đầu tiên cũng bắt đầu.Nhân vật “tôi” miễn cưỡng bước vào trong lớp sau những lời dỗ ngọt ngào của mẹ.Phòng học mới có bao điều lạ,lạ thầy,lạ bạn và cả chổ ngồi của mình đây nữa.Nhưng sao rồi ta lại thấy quen thân nhanh thế:chỗ ngồi ngày sẽ là của ta,nhưng cậu bạn kia chưa biết tên,chưa dám hỏi tên nhưng sao vẫn thấy quen quen.Cái cảm giác đầu tiền vào lớp ấy đúng như cái cảm giác vừa quen vừa lạ.

Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” là dòng biến thái giản dị mà tinh tế.Những cảm xúc đầy ấn tượng chắc chắn không chỉ khơi lại trong tôi mà còn là ở tất cả mọi người những kỉ niệm về cái ngày đầu tiên chạy lon ton theo mẹ đến trường.cái ngày ấy đầy ý nghĩa.Nó khởi đầu cho con đường chinh phục tri thức của mỗi người chúng ta.
 
Top Bottom