[Ngữ văn 8] Hỏi xoáy - đáp xoay

F

freakie_fuckie

:)) Đây là box Hỏi xoáy đáp xoay cơ mà nhỉ :))
Chuyển làm gì vội ;;) Ý kiến trái chiều thôi mà ;))
"uk. T biết quan điểm của hai ta khác nhau :">. Tùy cách nhìn thôi bạn à. Tôi thì nhìn vào những người có lòng đam mê với cái chữ, dù có học hay ko có học, họ cũng đã đi xin chữ. Vậy cũng có thể xem họ có niềm vui với cái chữ, thế nên Ông đồ tự hào vì đc trân trong, đúng.."
Để hiểu cái này, có lẽ không nên dùng những góc nhìn cá nhân mà "tùy cách nhìn cách nghĩ", góc nhìn tốt nhất và chân thực nhất, có lẽ là góc nhìn từ phía ông đồ(chứ không phải là người thuê viết chữ ) , đặt thử vào hoàn cảnh, vào vị trí ông đồ thì bạn sẽ nghĩ sao ? "Thời gian thay đổi, thời thế chuyển vần ", không thể nói "ông Đồ vẫn tự hào, vẫn vui vẻ,.." như cái thời mà "thời thế chưa rẽ, chữ Nho là quốc ngữ" được.
Tìm hiểu về cuộc sống của ông trước đây "thư phòng , học trò, sự nể trọng thanh cao", chứ không phải là "vỉa hè, khách khứa"
Đó có lẽ là lý do tác phẩm mang nặng niềm hoài cổ, và ông đồ là cái bia tồi tàn , chứng tích của một nền văn hóa lụi tàn .
 
N

nhoc_bettyberry

Tôi thì vẫn nghĩ ông đồ tự hào trong thời Hoàng kim của mình. < Cái này cũng tùy thôi, biết đâu tôi lại là ng sai ;))>
Ông viết chữ, đc người ta tấm tắc khen là chữ đẹp phượng múa rồng bay, ko có lí do gì đó, cũng tự hào vì cái chữ, cái mình học đc viết cho mọi người đã đc tôn vinh, mình cũng đc kính trọng.
Chẳng phải thế thì ông đồ tự hào, ông sẽ rất tâm đắc sao. Có lẽ thế, theo góc nhìn của tôi; của bạn nó khác. Tất nhiên, có thể. Bởi vì mỗi người có một cách nhìn khác. Xoáy với xoay là khi chúng ta có qđ trái ngược chiều nhau, nhất định phải có một bên đúng bên sai, nhưng nếu nhìn lại tổng quát và xét cho cùng thì cách nhìn của chúng ta chẳng có gì là sai cả, bởi nó đơn giản chỉ là 1 quan điểm, cách nhìn, ai dám nói sai. ;))
 
F

freakie_fuckie

:"> Văn học rõ ràng mang tính tương đối và trừu tượng quá nhiều :)) nhưng không có nghĩa là không thể phân biệt "cái gì đúng - cái gì sai " :-j Thật là lạ vì theo ý kiến của tớ thì 2 ý kiến trái chiều chằng thể trụ vững khi nhìn vào khía cạnh này :))
Người ta nhận xét về thi phẩm này ra sao : Đó không phải là bài ca ca ngợi, đó là thước phim tàn tạ về khoảng thời gian nho học lụi tàn - qua góc nhìn "của ông Đồ già"- phên dậu cuối cùng của một thời tàn lụi . Vậy tại sao ta không hướng góc nhìn từ "nhân chứng tiều tuỵ cuối cùng ấy- nạn nhân đáng thương trong cuộc đổi thay thời thế, mà lại đặt góc nhìn từ "người thuê viết chữ - những người hiểu chữ, trân trọng chữ (mà bạn nói trên) hay từ "luồng suy nghĩ cá nhân" ?
Xoáy - xoay : đó không phải là "mỗi người mỗi ý " :)) Theo tớ, đó là "thuyết phục để người ta hiểu mình " bạn ạ :)) Khiến người khác đồng cảm - đó không phải là mục đích, ý nghĩa của văn chương hay sao :)) Phân tích tác phẩm mà không dựa vào lịch sử, cũng không đứng vào vị trí của chủ thể chữ tình hay dẫn chứng mà dùng những trực cảm khách quan mà kết luận :-? Không công bằng với ông Đồ lắm thì phải :-?
Cũng tổng kết lại các ý tớ đã trình bày trên ở đây ( Tớ chỉ hỏi về bức tranh ở 2 khổ thơ đầu , chứ ứ có nói về khổ thơ gần cuối :)), tớ không bàn đến sự tương phản giữa 2 dòng đời của "người bán chữ", cái tớ thật sự muốn bàn tới là cái "khúc buồn" trong những khổ thơ đầu kia :))

Xét về lich sử : Nho học đã chuyển sang bước ngoặt cách thời gian ông đồ mang chữ ra vỉa hè viết thuê đã là 20 năm, tức là cái lúc mà ông viết thuê (và được người qua đường ngợi khen ấy ), nho học chỉ còn thoi thóp
=> Theo ý bạn thì lúc ấy "ông đồ vẫn mang trong mình cảm giác được ca ngợi, nâng niu , dù thời thế có đổi vần ;;)
Nên nhớ lại, trước bước ngoặt lịch sử ấy, ông Đồ rất được coi trọng :-j, nét chữ đẹp ông viết ngàn vàng không mua được :)) vậy mà giờ phải mang ra vỉa hè , ra chợ tết mà bán -> ông có tự hào không ?
Cái cuộc đời, có thể nói, cũng đã thay đổi ít nhiều
-Ông đồ thanh cao trong thư phòng, trong trường học (vâng, ông đồ - những người thi không đỗ, họ về nhà làm quan, sống cuộc sống thư phòng của nguời có hoc, chứ ứ phải trượt rồi về nhà mang bồ chữ thánh hiền ra thành thị bán mua vui cho kẻ thị dân mà kiếm đồng tiền mưu sinh :"> Nét chữ thánh hiền giờ giống món hàng (được đổi bằng tiền thì chẳng là món hàng còn gì nữa :-j )
Mang chữ ra ngoài mà bán, mà ông nuốt tủi vào trong. Cuộc đời ông : 3 giai đoạn lớn
-Được người ta coi trọng (chữ nho là quốc ngữ, là vẻ đẹp thiêng liêng) -> Nho học chuyển vần (Chữ nho không được coi trọng nhiều nữa, ông Đồ từ miền quê, mang bồ chữ ra kinh thành bán kiếm sống ) ->Chứ Nho tàn lụi hẳn (khổ cuối )
Ông hạnh phúc, sống được coi trọng sao được nhỉ, khi mà những thứ thiêng liêng bị bày bán ngoài "PHỐ PHƯỜNG TẠP NHAM NHỘN NHỊP, VỚI HOA ĐÀO, vâng nói trắng ra là ông đang ở cùng một nơi với những anh bán thịt, chị bán rau :)) vậy Thế ông đồ vẫn VUI VẺ, MÃN NGUYỆN, VÀ THĂNG HOA TRONG KHOẢNH KHẮC ĐƯỢC NÂNG NIU HAY SAO :-j
 
N

nhoc_bettyberry

Người ta nhận xét về thi phẩm này ra sao : Đó không phải là bài ca ca ngợi, đó là thước phim tàn tạ về khoảng thời gian nho học lụi tàn - qua góc nhìn "của ông Đồ già"- phên dậu cuối cùng của một thời tàn lụi . Vậy tại sao ta không hướng góc nhìn từ "nhân chứng tiều tuỵ cuối cùng ấy- nạn nhân đáng thương trong cuộc đổi thay thời thế, mà lại đặt góc nhìn từ "người thuê viết chữ - những người hiểu chữ, trân trọng chữ (mà bạn nói trên) hay từ "luồng suy nghĩ cá nhân" ?

Thế sao bạn chỉ biết nhìn vào cái đó mà ko hướng góc nhìn vào cái mà tôi đang nói? Bạn với tôi cũng giống nhau cả thôi, tôi bảo vệ ý định của tôi. Có thể tôi sai, nhưng tôi sẽ ko nhìn khác thế vì ông đồ, hay vì truyền miệng, người ta nói này nọ. Ko kệ đc người ta thì làm ngơ, tôi ko có cách nhìn theo kiểu ông đồ đáng thương hay đại loại như thế, trong mắt tôi khổ thơ đầu là 1 ông đồ tự hào, tâm đắc, còn cách nhìn của bạn, tùy bạn, tôi cũng chẳng thích tranh cãi để thuyết phục bạn về cách nhìn ông đồ của tôi, vì tôi biết bạn sẽ chẳng nghe đâu. :-j.
 
F

freakie_fuckie

Bạn muốn tôi nhìn vào quan điểm của bạn, hướng theo cách nhìn của bạn nhưng lại ứ có đưa cho tôi một cơ sở, dẫn chứng nào để tôi có cùng hướng nhìn với bạn ngoài " mỗi người một cách nhìn hoặc chả ai đúng chẳng ai sai ....
Quote : ông đồ viết chữ, tặng chữ (ở comments của bạn ) : ông đồ tặng chữ ngoài chợ tết, ở phố phường tết sao :))
"..đó là một nghề cao quý.." Nghề : làm việc => có tiền" , theo ý bạn thì ông đồ tặng chữ là một nghề , với tôi thì đó ứ phải nghề , đó là thú vui, là kiểu mà người hiểu chữ làm khi thấy một người yêu chữ, tận tâm với chữ khác. Bạn nói "tặng chữ là một nghề cao quý"- hơi đối lập, với thiếu logic, có lẽ thế chăng :-?
Ông đồ, trong cái thời thế thay đổi, chẳng tìm ra được ở đâu một người yêu chữ, tâm huyết với chữ như mình, nên mới phải tìm nơi phố phường mà đổi chữ, lấy cái vốn nuôi sống mình :))
"Thế sao bạn chỉ biết nhìn vào cái đó mà ko hướng góc nhìn vào cái mà tôi đang nói? Bạn với tôi cũng giống nhau cả thôi, tôi bảo vệ ý định của tôi." : muốn bảo vệ thì phải lấy ý kiến khách quan chứ sao lại lấy ý kiến chủ quan , cái kiểu "mỗi người một ý kiến riêng" - đó là cách lập luận có lý chăng :-?
" còn cách nhìn của bạn, tùy bạn, tôi cũng chẳng thích tranh cãi để thuyết phục bạn về cách nhìn ông đồ của tôi, vì tôi biết bạn sẽ chẳng nghe đâu. "
Hỏi xoáy đáp xoay , nhưng mem vừa xoay thì mod đã chán giải đáp khúc mắc :)) cơ mà cũng lạ. Bạn muốn người ta nghe thì phải đưa cái gì thuyết phục chứ :)) Xem comments trên kia của bếp, thấy có chỗ nào không phải là "đó là ý kiến chủ quan ..." đâu :-j
Hơn nữa : những sự kiện lịch sử tôi nêu ra ứ phải truyền miệng, tôi tham khảo ở những nguồn chắc chắn bạn à :))
=)) Lần đầu tiên thấy box này làm việc theo đúng cái topic của nó :)) Nếu không tranh luận (hay "cãi nhau" như là bạn nói,) thì box sẽ thành "box hỏi-đáp" mất :))
 
T

thuyhoa17

Em có biết gì về thú chơi chữ, treo câu đối của người dân Việt Nam.

Em có bao giờ thấy trên tivi hay các phương tiện thông tin đại chúng khác cảnh mọi người đến tận Văn Miếu để xin đôi câu chữ của ông đồ.

Em có nghe thấy tết người ta vẫn nhắc đến "câu đối đỏ" như hình ảnh của bánh chưng luôn hiện diện trên bàn thờ người Việt.

Em có thấy ngày nay người ta mua bán bánh chưng ngay ngoài chợ rồi đem về cúng trong khi đáng ra nó phải, nên và cần được làm từ chính tay những con người Việt từ những nguyên liệu phù hợp để dâng lên cũng ông bà.

Những giá trị văn hóa của dân tộc lúc ấy ta như đau khi nó dần dần tàn lụi và cũng thấy vui khi trogn đó vẫn còn nhiều, nhiều gia đình Việt đêm đêm ngồi canh nồi bánh chưng. Đó là ngừoi ta trân trọng giá trị cổ truyền, tuyền thống, bản sắc dân tộc.

Em nói :
"-> Nho học chuyển vần (Chữ nho không được coi trọng nhiều nữa, ông Đồ từ miền quê, mang bồ chữ ra kinh thành bán kiếm sống )."

Chữ nào trong bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên nói rằng ông đồ đem chữ đi bán. Chỉ có câu là "Bao nhiêu người thuê viết".
Chữ "thuê" trong câu đó, nó thể hiện cái sự trân trọng giá trị chữ Nho của những người thuê viết chữ. Chứ ko hề nhắc đến như kiểu là Người này mua rồi ông nhận lại thành quả cho công sức của mình. Không hề có.


Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua."


Bên phố đông người qua chứ ko phải là giữa phố đông người qua, em nhé.

Chị nhận thấy chất "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân trong mỗi câu nói của em - tức là chữ Nho được treo trang trọng ở nơi cao sang, và chỉ cho những người biết thưởng thức.

Đó là quan niệm mỹ học của Nguyễn Tuân. Và nó nằm trong cái thời mà em nói là chữ nho được trân trọng, những giá trị truyền thống luôn được nâng niu giữ gìn - thời gian trong tác phẩm.

Nhưng Vũ Đình Liên thì mong rằng chữ đến với mọi người như một đièu gần gũi như bánh chưng, bánh dầy hay hoa mai, hoa đào.

À, điều nì mới nhận ra, là dù ở trong hoàn cảnh nào, chữ của ông Đồ vẫn tồn tại, vẫn đẹp, dù đó có là tạp nham, là bẩn thỉu đi nữa, những giá trị truyền thống ko thể nào mất đi giá trị bởi những thứ đó - xét ở 2 câu thơ đầu. Người đời vẫn nâng niu nó, bởi nó đại diện cho những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc.


:)
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_bettyberry

Lần đầu tiên thấy box này làm việc theo đúng cái topic của nó Nếu không tranh luận (hay "cãi nhau" như là bạn nói,) thì box sẽ thành "box hỏi-đáp" mất

Ko, member thì có thể cãi nhau thoải mái, nhưng mod thì ko đc. Một mod thì phải gương mẫu, ko phải muốn nói gì là nói, cãi gì là cãi. Mod là tấm gương cho member, là bộ mặt của diễn này. Box này tôi quản lí, từ khi tranh luận với bạn về vấn đề "Ông đồ" và nghề viết chữ, tôi luôn cố ý hướng topic ko bị lạc vào đường cãi nhau, bởi nếu cãi nhau, tôi sẽ chẳng còn tư cách để làm mod, mà có làm cũng là ko hoàn thành nhiệm vụ.

Còn về dẫn chứng. Đúng như bạn nói, tôi ko có. Dẫn chứng của tôi chỉ thu hẹp và quanh quẩn trong bài ông đồ. Bởi vì hiểu biết của tôi về Nho học rất hạn hẹp, bởi vì tôi chưa từng nghiên cứu nhiều về chữ nho, và theo tôi đc biết, chương trình học ở tỉnh chúng tôi vẫn chưa đụng chạm nhiều đến chữ Nho, vậy nên dẫn chứng ít, rất thứ lỗi!

Trở lại vấn đề ông đồ, vâng, tôi ko BẮT BUỘC bạn phải hướng theo, đi theo quan điểm của tôi, mà chỉ mong bạn nhìn, và hiểu góc nhìn của tôi. Nên mong bạn hiểu cho là tôi đang và sẽ ko cố ý bắt bạn theo một khuôn khổ nhất định nào cả, bạn là chính bạn, và góc nhìn, cách hiểu của bạn cũng thế. Tôi chỉ đang vạch ra cho bạn thấy rằng quan điểm của chúng ta là khác nhau, việc gianh đua và thuyết phục người kia theo quan điểm của mình chỉ là một việc mà như tôi nói ( Xin lỗi, vốn từ tôi hạn hẹp) giống như con nít. Tôi xin nhắc lại là KO BẮT BUỘC bạn phải gật đầu cho rằng ý kiến của tôi là đúng, tôi chỉ cho bạn thấy, như tôi đã nói:

- Hướng nhìn của chúng ta khác nhau
- Đừng chỉ vì muốn người kia hiểu theo cách của mình mà biến pic này thành trò cãi nhau trẻ con
- Tôi là một mod, tôi sẽ ko để việc đó xảy ra
- "Xoáy" và "xoay" ở đây ko phải là cãi vã, mà là tranh luận. Nên mong bạn hiểu và đừng để sự việc đi quá xa.

Thân!
 
N

nhoc_bettyberry

Nào các bạn, chúng ta tiếp tục [Sao hai ngày rồi mà ko thấy ma nào lên tiếng nhỷ? _ __!]

H t đặt câu hỏi trước :-?... Vẫn là về ông đồ, hãy chỉ ra những điểm khác nhau giữa hai thời kì đối lập tr văn bản của ông đồ. Nổi bật như: Tâm trạng nhân vật, hoàn cảnh, gam màu,...

Úm ba la who can? :)).
 
T

tunkute123

giáo sư cho em hỏi tại sao hồng ( trong tác phẩm " trong lòng mẹ") tuy mới bé nhưng đã chán chứa tình yêu mẹ, đã giữ vững một niềm tin về tình mẫu tử trong khi luôn đối diện và ám ảnh bởi những lời nói cay nghiệt của bà cô ạ?
 
F

freakie_fuckie

Có thể nói là tình yêu mẹ của Hồng "hoang dã" tự nuôi dưỡng và lớn lên mà không cần một sự vun trồng nào :|
Nếu bạn muốn hỏi về nguyên nhân mà Hồng có tình cảm như vậy với mẹ thì quá khó :| Nếu ngay cả tình mẫu tử cũng đem ra đong đếm với tìm nguyên nhân thì .. 8-} Hơn nữa, tình cảm của Hồng dành cho mẹ là rất thiêng liêng . Muốn giải thích hoài cũng khó . Nhưng theo tớ thì
-Chính quãng thời gian Hồng sống với mẹ và bố, Hồng đã hiểu đc nỗi khổ của mẹ, từ đó thông cảm cho những quyết định của mẹ sau này, và luôn một mực tin tưởng mẹ : bố Hồng ăn chơi với bàn đèn thuốc phiện, mẹ Hồng thì tựa cái bóng âm thầm bên người chồng nghiện ngập, khao khát yêu thương mà phải cam chịu chìm trong vũng bùn với người chồng *** - chưa tìm nổi từ :-S .
- Thời gian dài cam chịu cuộc hôn nhân không tình yêu ấy là quá đủ đối với mẹ, và Hồng cũng thấy vậy - sợi dây mẫu tử đã kết nối tâm hồn tình cảm của Hồng và mẹ, để Hồng hiểu nỗi đau của mẹ chú bé, và cũng nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của một niềm khao khát tình yêu bừng thức sống dậy trong lòng mẹ của Hồng - khi mà mẹ chú đem lòng yêu anh thổi kèn trong làng (hình như là thế 8-} thấy cô giáo giảng qua thế 8-} )
- Với lòng vị tha , bao dung, và tình iêu mẹ sẵn có , thì chú hoàn toàn chấp nhận những "sai lầm" của người mẹ - sai lầm mà cả xã hội thời đó đã lên án, khinh thường - "sai lầm " vì đã tự đi tìm tình yêu cho mình". Với Hồng, thì hành động của người mẹ là tất yếu sẽ xảy ra, vì em hiểu, yêu là bản năng, đó là điều không thể ngăn cản
Tóm lại, thứ giữ vững tình yêu , sự tin tưởng của Hồng với mẹ, đó là sự bao dung của chú, tình yêu mẹ vô bờ, và niềm cảm thông sâu sa không thể lý giải giữa 2 con người máu mủ
Còn nếu bạn hỏi tại sao Hồng yêu mẹ đễn thế thì tớ xin chào thua :))
 
T

tunkute123

vậy cho em hỏi lão Hạc vẫn còn tiền
Tại sao ông lại tìm cách kết liễu đời mình?
Có phải đơn giản là ông chỉ muốn để giành tiền cho con trai thôi k?
 
L

l0ve.literature_7997

Sao cái câu hỏi đầu tiên lạ thế hả muội,lão Hạc vẫn còn tiền vì lão đâu có tiêu vào việc gì đâu,đọc kĩ tác phảm là sẽ thấy thôi
Câu thứ 2:
Ông lão tự kết liễu đời mình vì rất nhiều nguyên nhân.Thứ nhất,lão thấy hối hận khi đã lừa dối cậu Vàng-con vật mà ông lão cưng nựng như con,lão nhớ đến ánh mắt của nó khi bị bắt,ánh mắt đó như muốn nói rằng:A! Lão già tệ lắm ...Thứ hai,lão sợ khi lão già hơn,lão sẽ chết(cái chết này không ai đoán trước được),hàng xóm sẽ phải bỏ tiền ra lo ma chay cho lão,1 con người như lão làm sao có thể để việc đó phải diễn ra,lão không muốn làm phiền i ngay cả khi đã chết.Thứ ba,như muội đã nói đấy,ông sợ mình còn sống thì sẽ bòn vào tiền của con trai mà lão đã dành dụm lâu nay
___Hết___:x
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_bettyberry

vậy cho em hỏi lão Hạc vẫn còn tiền
Tại sao ông lại tìm cách kết liễu đời mình?
Có phải đơn giản là ông chỉ muốn để giành tiền cho con trai thôi k?

Vậy là bạn hiểu sai rồi. Lão hạc còn tiền ko có nghĩa là lão sẽ ko tự tử, có nghĩa là nguyên nhân lão tự tử ko hẳn là vì thiếu tiền. Lão có tài sản, ít nhất là dư cho lão sống phần đời còn lại. Nhưng vì thương con, vì bị áp bức, vì tuyệt vọng nên lão tìm đến cái chết. Lão nhận thấy mình đã già, làm việc nhẹ thì ko có, việc nặng thì ko xong, ăn thì vẫn ngày như vậy, vì thương con, muốn dành tiền cho con về nhà làm ăn cưới vk, và vì hối hận, day dứt vì đã lừa cậu vàng, nên ông tự tự và tự tử bằng cách ăn bả chó.
 
H

hongngoc_muoimuoi

vì sao bé hồng lại không cãi lại người cô, hoặc là không hắt hủi mẹ??????????/
 
F

freakie_fuckie

vì sao bé hồng lại không cãi lại người cô, hoặc là không hắt hủi mẹ??????????/


Ô cái câu hỏi khó hiểu quá nên đến tối mới ngộ ra vấn đề :(
Tại sao lại "Hồng không cãi lại người cô hoặc không hắt hủi mẹ " :|
Ý bạn hỏi là gì /:) : Tại sao Hồng không cãi lại người cô và không hắt hủi mẹ à :|
=.= Thế thì xin viết vắn tắt thế này ạ :eek:
Hồng không cãi lại người cô, bởi cô là người trên, Hồng buộc phải giữ trọn đạo làm cháu, làm người, phải biết phép tắc trên dưới,vv Hơn nữa, Hồng lại là phận ở nhờ, nên những gia giáo đối thế xử nhân lại càng cần xem trọng
Thứ 2, những điều người cô nói (những câu nói xúc phạm mỉa mai mẹ Hồng ) là điều mà cả xã hội bấy giờ cho là đúng :| Tức là, mẹ bé Hồng là người ở trong thế yếu, bị không chỉ riêng người cô mà còn bị cả xã hội chĩa giáo vào mặt :| Hồng chỉ là một cá thể nhỏ bé, dẫu có đứng lên cãi lại người cô (tức là cãi cả xã hội 8-}) thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì :|
-Hồng không hắt hủi mẹ :|
Tình mẫu tử có sức mạnh thiêng liêng nuôi dưỡng trong bản thân người con nhiều ý thức tự nhiên - đó là ý thức tin tưởng, cảm thông, và yêu thương.
-Chú biết mẹ chú vô tội - với một người đàn bà phải quẫy khổ sở trong một mối hôn nhân không tình yêu mà chỉ có "lặng lẽ" trong u uất với khói bàn đèn hay thuốc phiện thì việc đi tìm một tình yêu mới chỉ là một sự giải thoát có thể chấp nhận, yêu là bản năng, chẳng ai cấm, người phụ nữ ấy phải chịu cực khổ thế là đủ rồi :| - Hồng biết thế nên chú chẳng hắt hủi mẹ chú
-Mà trời ơi, có thằng con tử tế nào nó hắt hủi mẹ nó không :eek:, tình yêu , tình mẫu tử thiêng liêng là yếu tố lớn nhất khiến bé Hồng luôn bênh vực mẹ chú, kể cả khi mẹ chú bị cả xã hội ruồng rẫy :|
Đấy, chỉ có thế =.=
Mong là giúp được
@ Lần sau đặt câu hỏi rõ rõ tí bồ nhé =.=
 
Y

ya.tuyet

Tớ muốn hỏi là: trong cái câu 1 phần Đọc-hiểu văn bản bài "Trong lòng mẹ" ý, họ hỏi "Qua cuộc đối thoại, em thấy nhân vật bà cô là người như thế nào?"

Thế tóm lại cái bà ý là "bà cô" (cô của bố Hồng) hay "cô" (em của bố Hồng) ?
 
T

thachthao_lion

Giáo sư cho tớ hỏi nhé:
Bài thơ "Bánh trôi nước" không những là một bài thơ phê phán xã hội phong kiến mà còn là hương vị lạ của "lời quê" đúng không ạ?:)
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Giáo sư cho tớ hỏi nhé:
Bài thơ "Bánh trôi nước" không những là một bài thơ phê phán xã hội phong kiến mà còn là hương vị lạ của "lời quê" đúng không ạ?:)
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

"Bánh trôi nước - hương vị lạ của lời quê" là một câu nhận xét của nhà giáo Đỗ Kim Hồi.

Không phải tự nhiên mà nói như thế, bởi nó đã có cả.

Hương vị lạ của lời quê ở BTN đó là : câu thành ngữ được vận dụng một cách thành công : "bảy nổi ba chìm".
Tính chất mộc mạc của thôn quê nó còn được nữ sĩ Hồ Xuân Hương thể hiện trong ý tứ của thơ, thông qua hình ảnh bán trôi nước mộc mạc, gần gũi.

Cái chất quê nó trở thành một hương vị lạ cũng bởi HXH đã khéo đem đến cho nó một cái mới, để thể hiện một điều thật "lạ".

^^

p/s: lần sau em để size vừa thôi cho dễ nhìn nhá (size 4 là đẹp) :D
 
G

giotbuonkhongten

Hỏi giáo sư, hình ảnh A Phủ quị xuống và bật dậy sau khi được Mị cởi trói nói lên điều gì ?
 
Top Bottom