[Ngữ văn 8] Hỏi xoáy - đáp xoay

F

freakie_fuckie

ôi8-}
bước chân vào đây mới chỉ thấy có 2 nàng ngồi chém nhau%-(
cho tớ chém chém vứi nhá#:-S


tớ lại lung tung phát nhá8-X
Truyện ngắn là trao hoài niệm trong trẻo mà tươi nguyên vè kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của 1 cậu bé.:(trang hoài niệm đó đk diễn tả theo mạch tâm trạng,mạch cảm xúc của nvật qua trình tự thời ian,k gian:trên con đường đến trường,lúc ở sân trường và lúc vào trong lớp học#:-S
Trên đường đến trường,nó thấy con đường vừa quen lại vừa lạquen vì đó là con đường nó từng cùng bạn bè đi lại lắm lần chăn trâu,cắt cỏ thả diều,quen vì nó đãgắn liền với nó về 1 tuổi thơ khi còn chưa đi học.:):-wnhưng bây giờ cũng trên con đường ấy lại là 1 sự dánh dấu bước ngoặt cuộc đời cuat1 1 con ng mở sang trang ms,dã từ những ngày vui chơi cùng bạn bè để đến với chân trời kiến thức.:->hình ảnh gần gũi mà quen thuộc của nó làm ta như sống lại 1 thời bỡ ngỡ đến trường.dường như với nó,mọi thứ xung quanh dều trở nên thay đổi.[-(đó chính là sự háo hức,cảm thấy trang trọng và có 1 chút hồi hộp khi nó biết mình sắp sửa làm ‘’ng lớn’’=))=))
Lúc ở sân trường,nó cảm thấy ấn tượng bởi tất cả mọi thứ.từ k khí trang nghiêm tưng bèng của ngày khai trường cùng vs khuôn mặt rạng rỡ,ánh lên niềm hp của mọi ng cho đến hình ảnh ngôi trường.ngôi trường k còn cái bt nữa mà trở nên uy nghiêm sừng sững.:)]phải chăng nó sừng sững vì trong đó chứa đựng hành trình chinh phục tri thức của cậu bé vsf bao bạn hs >:D<khác.cậu k vơi đi được nét bỡ ngỡ hồi hộp và lo lắng.những tâm trạng giừo cứ lẫn lônj vào nhau,ùa vào tràng nước mắt lăn nhẹ trên má.tiếng khóc như 1 phản ứng dây chuyền tự nhiên:((,tạo ra 1 tình huống đẫm chất trữ tình.:-Snõi sợ hãi nó cứ lan mãi khắp cơ thể của cậu,tạo nên cái cảm giác giùng giằng vừa muốn khám phá vừa k chịu bước qua.nhưngc cảm xúc đầy trẻ con của cậu bé lại mơn man trong lòng ta về những kỉ niệm khó quên về ngày ‘’ấy’’
Rồi những nỗi sợ hãi đó qua nhanh khi nó bước vào lớp học.nó nhìn thấy mọi thứ như 1 bức tranh vừa quen lại vừa lạ.lạ vì đó là 1 không jan hoàn toàn ms,quen vì nó ý thức đk mình sẽ gắn bó lâu dài vs chỗ ngồi này,vs lớp học này trong những năm sắp tơi#:-S.cảm giác tự nhiên ấy toát lên trêb khuôn mặt nó khi nó đk hoà vào thế giới riêng tư của những cô cậu học trò.nó đưa mắt thèm thuồng nhìn những cánh chim bay ngoài cửa sổ và nhớ lại những ngày…….%-(đó chính là sự nuối tiếc cùng vs những ao ướcvề tuổi thơ hồn nhiên vui chơi bên quê làng:)]
Tát cả những cảm xúc non nớt ấy đã đánh dâu 1 thời tuổi thơ hồn nhiên,tươi sang của cậu học trò,mang trong lòng nhà thơ 1 trang kỉ niệm khó quên về buổi tựu trường;));)))
Bằng nhữg trang văn tinh tế giàu sức biểu cảm,thanh tịnh đã khắc hoạ những tiếng nói từ trái tim về những kỉ niệm đầu đời_những kỉ niệm vs khoảnh khắc thật đẹp8-XĐọc bài thơ,ta tưởng chừng như đang nghe 1 bài thơ đầy những rung động mới mẻ:-??.nó neo đậu mãi trong tâm hồn mỗi chúng ta về những tháng năm học trò mở ra bao ước vọng
Trang hoài niệm đó sẽ theo ta suốt quãng đường đời;;)
@@:tình hình là tớ đánh mất 2 lần.bài này tại mạng bị lang ức quá nên làm với tâm trạng''k ổn''8-}
tớ kể lại hết đấy%-(

Ố xồi ôi Bông ơi :x
Sao cái chữ vừa nhỏ vừa mờ nhạt đền vậy :-SS
Nhìn toét cả mắt chả ra nhá :((
Bài đủ ý lắm :x Mỗi tội sai chính tả với mấy cái nhầm nhọt lặt vặt :khi:

Có một đoạn nào đó bồ viết là *lan tỏa khắp cơ thể * *cái đoạn gần cái đoạn khóc dây chuyền ý ;;)* nghe cứ thế nào ấy :">
Đoạn cuối thì viết nhầm nhà văn ->~ nhà thơ, thơ Thanh Tịnh cũng có nhưng đặt trong hoàn cảnh này nên gọi ông là nhà văn , không thì giữa tác phẩm bình giảng và tác giả sẽ có sự không trùng khớp


Chém nhá ;;) Chém được thế thôi =))


@ traitimbangtuyet : hay lắm cơ cậu ạ :x

Câu này :))
Cm hộ tớ nhận định : Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò,nhất là ở buổi tựu trường đầu tiên, thường sẽ được ghi nhớ mãi. Nhà văn Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng tâm hồn thiết tha, một ngòi bút giàu chất thơ, một bố cục thống nhất , với các cung bậc tâm trạng , nhân vật, các sự việc, chi tiết, các hình ản và những biện pháp tu từ chặt chẽ, hài hòa, tập trung vào chủ đề của tác phẩm.."


Dài gớm :)) lại còn lằng nhằng nứa cơ ;;)


 
T

tunkute123

Ngày mai là cuối tuần nên tớ quyết định ra một câu chủ nhật cho có không khí nha ^^

Trong lày toàn 2 nàng chém gió không... Chán lắm cơ, nản chả buồn vào :( nữa luôn ....................

Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”, những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam.

Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp. Trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua ngày tháng đầu tiên của tuổi học trò. Với Thanh Tịnh, trường làng Mỹ Lí là một mảng ký ức nhiều lần từng trở đi trở lại trong những trang viết của ông. Câu chuyện “tôi đi học” rất đơn giản, nhưng làm xúc động tất cả những ai từng cắp sách đến trường.

Có lẽ mỗi chúng ta, ai cũng từng cắp sách tới trường, ai cũng ôm ấp bao thèm vụng, háo hức trước cái ngày tuyệt vời ấy... Cảm giác đợi chờ một điều gì đó cứ sao sao vậy... Như ta sắp đối mặt với một điều quan trọng trong cuộc đời...

Đọc tôi đi học, hiếm ai là không tự tìm lại cho mình một kí ức đẹp. Hiếm ai không cảm thấy mơn man cảm giác bỡ ngỡ hồi hộp như vừa mới đây thôi. Hình ảnh ngày đầu tiên đi học ấy cứ mãi ghim sâu vào tâm trí con người, để rồi ngày hôm nay, mỗi khi đọc lại tác phẩm, ta cảm thấy giọt thời gian của quá khứ đang chảy tràn trên trang giấy...

Nhân vật tôi cũng như bao trẻ thơ khác. Trong ngày đầu của trang đời mới, cậu đều lo lắng đến hoảng dại, hồi hộp và có lẽ cố nín khóc. Lần đầu cậu được tiếp xúc với một thế giới hoàn toàn lạ lẫm, run sợ...
Thật thú vị khi ta được biết cảm giác thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ. Có lẽ khi nhớ lại ngày đầu đi học ấy, nhà văn vẫn chưa hề quên những bước chân run run buổi đầu đời, như lần đầu tiên khám phá ra một thế giới lạ: cái gì cũng to, đẹp và trang trọng. Có lẽ trong đời cậu bé, chưa có lúc nào được tiếp xúc với nhiều người lạ đến thế. Nhất là lại có một ông đốc trang nghiêm nhận học sinh vào lớp. Trong tâm trí của cậu cũng như bạn bè đồng trang lứa, đó là thời khắc hết sức trịnh trọng, khiến tim như ngừng đập, quên cả sự hiện diện của người thân và “tự nhiên giật mình và lúng túng” khi được gọi đến tên. Ai cũng vậy, vì đó là quy luật tình cảm khó gì thay đổi nổi của con người.

Và rồi mọi thứ đều qua đi. Dần thấy quen và tự cho đó là vật của riêng mình. Nhân vật tôi là hình ảnh đại diện sắc nét, toàn diện nhất về tâm trạng, cảm xúc của triệu triệu trẻ thơ ngày đầu đến trường

Với tôi, cái ngày ấy cũng diễn ra như vậy. Thế nên khi nghiền ngẫm Tôi đi học, tôi đã không còn thấy lạ và tự hòa mình vào dòng cảm xúc của cậu bé " tôi". Bởi lẽ đó là kỉ niệm đầu đời của một con bé khó hiểu như tôi vs bao ước mơ đang chờ phía trước.


Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỷ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động. Và ngày sau, mỗi khi đọc tác phẩm, chắc chắn rằng ai cũng cảm nhận được kí ức tuổi thơ đang chảy tràn trên từng trang viết, để rồi biết trân trọng những hoài niệm đẹp...................

Bài viết không hay nhưng lại hay viết. Vì thái độ nhiệt tình của chủ bài, hy vọng các bạn sẽ tks nhiệt tình. THÂN :)) :)) :))

 
T

traitimbangtuyet

Thanh Tịnh hiện diện giữa chúng ta, văn chương ông đã và vẫn sẽ còn đọng lại trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ, nhất là với truyện ngắn Tôi đi học, tác phẩm có lẽ là xuất sắc nhất ghi lại “những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đương có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”…
“Mái trường thì không dấu yêu”, không biết vì sao ý nghĩ đó đến với tôi khi chợt nghe một cô bé học trò ngang qua trường cũ thốt lên câu nói thân thuộc “mái trường mến yêu” mà không một chút cảm xúc. Câu nói ấy đã quen nhàm đến rỗng nghĩa hay thực tế giáo dục học đường ngày nay không còn là môi sinh cho những cảm nghĩ như thế nữa?
ấn tượng khắc sâu trong tâm khảm đến mức “hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” là “lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”. Cái ý tưởng “ghi lên giấy” một kỷ niệm sâu sắc của tuổi thơ bắt đầu từ tâm trạng “nao nức” ấy.
Thực ra, nếu chỉ có mỗi tâm trạng nao nức thì chưa chắc đã đủ đánh thức ký ức bấy lâu bị khuất phủ. Thanh Tịnh đã rất khéo léo khi đưa ra hai “đồng minh” giúp cho dòng tâm sự ấy trỗi dậy và tràn lên trang viết. Đó là cảnh vật ảm đạm cuối thu và niềm vui rụt rè của những bé em lần đầu cắp sách đến trường. Khung cảnh u ám của ngày thu hôm nay đã khiến tác giả hồi tưởng, tiếc nuối về một khung cảnh rực rỡ đã qua – “những cảm giác trong buổi sáng ấy” – “nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
Câu chuyện được kể lại trong Tôi đi học dường như rất mờ nhạt. Đó là buổi sáng đi học đầu tiên của nhân vật xưng tôi.
Trong trí tưởng của đứa trẻ non tơ ấy, trường học hiện lên vừa hấp dẫn vừa đáng sợ – “vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”. Việc nép vào mẹ cũng không thể xoa dịu được nỗi lo sợ vẩn vơ này. Nó là lí do để ngay khi “một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi”, Thanh Tịnh đã đặt được một câu văn rất trúng: “Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này”. Không tìm được sự bấu víu khi quanh mình toàn là những bạn bè đang sợ sệt như vậy. Các cậu bé cảm nhận được sự trọng đại của việc đi học, muốn đi học nhưng lại sợ hãi khi tuột khỏi vòng tay chăm bẵm của cha mẹ nên “hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi” và toàn thân “cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng”. Có lẽ, nếu không có ánh mắt “hiền từ và cảm động” của thầy giáo, “bàn tay dịu dàng đẩy tới trước” của cha mẹ thì các cậu đã khóc òa lên ngay từ khi “giật mình và lúng túng” vì thầy gọi đến tên mình… Nhưng cuối cùng các cậu vẫn khóc, khóc bởi nỗi hồi hộp và ngập ngừng không thể chia sẻ. Đó là tiếng khóc cuối cùng trước khi phải rời vòng tay cha mẹ nên cũng có thể coi là tiếng khóc từ biệt tuổi ấu thơ để trở nên chững chạc, mạnh mẽ, tự tin hơn. Và trong giây phút bật lên tiếng khóc ấy, một ý tưởng mới cũng sinh thành: “Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như thế này. Tôi cũng thấy làm lạ”. Chỉ là cảm giác thôi nhưng là một cảm giác rất sâu sắc không thể cắt đặt thành hình hài. Bởi đó là cảm giác của sự trưởng thành, của việc tìm lại được sự tự tin một cách chóng vánh và bất ngờ đến nỗi “không dám tin là có thật” ở những đứa trẻ đầu óc còn vô cùng ngây thơ, trong trắng.
Trong cái tương lai được định đoạt từ giờ phút “tôi đi học”, quá khứ luôn ẩn hiện để hoặc trì níu hoặc thúc đẩy sự lựa chọn trở nên dứt khoát, quyết định trở nên sáng rõ, quyết đoán. Đó là con đường đến trường vừa quen vừa lạ, quen vì là con đường rong chơi của tuổi thơ, lạ vì là con đường ngày đầu đến trường. Đó là sân trường vừa gần gũi vừa oai nghiêm, gần gũi vì từng là nơi đi bẫy chim, lạ vì là nơi đến học chữ. Đó là bạn bè vừa lạ vừa quen, lạ vì chưa từng chơi với chúng bao giờ, quen vì chúng cùng chăm chỉ học hành như mình. Đó là cảm giác chưa bao giờ xa mẹ như lần này, bởi các lần trước chỉ là đi chơi với chúng bạn, còn lần này là tự mình đến lớp. Đó là con chim hôm nay đậu ngoài cửa sổ gọi về những kỉ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm… Bởi tất cả đang được đặt vào bước ngoặt – như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Bởi “tôi” đã ý thức được rằng: “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa”. Bởi tiếng phấn của thầy gạch mạnh trên bảng đã đưa tôi vào cảnh thật. Bởi tôi đã tìm được niềm vui trong cảnh mới: Tôi vòng tay lên chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần: Tôi đi học…

điều văn bản '' tôi đi học '' được dệt thành bởi lời văn nhẹ nhàng, du dương, đằm thắm và rất đỗi tinh tế. Ký ức về ngày tựu trường đã hiện lên thật non tơ , mà dịu dàng .


 
T

tunkute123

Thanh Tịnh hiện diện giữa chúng ta, văn chương ông đã và vẫn sẽ còn đọng lại trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ, nhất là với truyện ngắn Tôi đi học, tác phẩm có lẽ là xuất sắc nhất ghi lại “những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đương có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”…
“Mái trường thì không dấu yêu”, không biết vì sao ý nghĩ đó đến với tôi khi chợt nghe một cô bé học trò ngang qua trường cũ thốt lên câu nói thân thuộc “mái trường mến yêu” mà không một chút cảm xúc. Câu nói ấy đã quen nhàm đến rỗng nghĩa hay thực tế giáo dục học đường ngày nay không còn là môi sinh cho những cảm nghĩ như thế nữa?
ấn tượng khắc sâu trong tâm khảm đến mức “hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” là “lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”. Cái ý tưởng “ghi lên giấy” một kỷ niệm sâu sắc của tuổi thơ bắt đầu từ tâm trạng “nao nức” ấy.
Thực ra, nếu chỉ có mỗi tâm trạng nao nức thì chưa chắc đã đủ đánh thức ký ức bấy lâu bị khuất phủ. Thanh Tịnh đã rất khéo léo khi đưa ra hai “đồng minh” giúp cho dòng tâm sự ấy trỗi dậy và tràn lên trang viết. Đó là cảnh vật ảm đạm cuối thu và niềm vui rụt rè của những bé em lần đầu cắp sách đến trường. Khung cảnh u ám của ngày thu hôm nay đã khiến tác giả hồi tưởng, tiếc nuối về một khung cảnh rực rỡ đã qua – “những cảm giác trong buổi sáng ấy” – “nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
Câu chuyện được kể lại trong Tôi đi học dường như rất mờ nhạt. Đó là buổi sáng đi học đầu tiên của nhân vật xưng tôi.
Trong trí tưởng của đứa trẻ non tơ ấy, trường học hiện lên vừa hấp dẫn vừa đáng sợ – “vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”. Việc nép vào mẹ cũng không thể xoa dịu được nỗi lo sợ vẩn vơ này. Nó là lí do để ngay khi “một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi”, Thanh Tịnh đã đặt được một câu văn rất trúng: “Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này”. Không tìm được sự bấu víu khi quanh mình toàn là những bạn bè đang sợ sệt như vậy. Các cậu bé cảm nhận được sự trọng đại của việc đi học, muốn đi học nhưng lại sợ hãi khi tuột khỏi vòng tay chăm bẵm của cha mẹ nên “hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi” và toàn thân “cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng”. Có lẽ, nếu không có ánh mắt “hiền từ và cảm động” của thầy giáo, “bàn tay dịu dàng đẩy tới trước” của cha mẹ thì các cậu đã khóc òa lên ngay từ khi “giật mình và lúng túng” vì thầy gọi đến tên mình… Nhưng cuối cùng các cậu vẫn khóc, khóc bởi nỗi hồi hộp và ngập ngừng không thể chia sẻ. Đó là tiếng khóc cuối cùng trước khi phải rời vòng tay cha mẹ nên cũng có thể coi là tiếng khóc từ biệt tuổi ấu thơ để trở nên chững chạc, mạnh mẽ, tự tin hơn. Và trong giây phút bật lên tiếng khóc ấy, một ý tưởng mới cũng sinh thành: “Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như thế này. Tôi cũng thấy làm lạ”. Chỉ là cảm giác thôi nhưng là một cảm giác rất sâu sắc không thể cắt đặt thành hình hài. Bởi đó là cảm giác của sự trưởng thành, của việc tìm lại được sự tự tin một cách chóng vánh và bất ngờ đến nỗi “không dám tin là có thật” ở những đứa trẻ đầu óc còn vô cùng ngây thơ, trong trắng.
Trong cái tương lai được định đoạt từ giờ phút “tôi đi học”, quá khứ luôn ẩn hiện để hoặc trì níu hoặc thúc đẩy sự lựa chọn trở nên dứt khoát, quyết định trở nên sáng rõ, quyết đoán. Đó là con đường đến trường vừa quen vừa lạ, quen vì là con đường rong chơi của tuổi thơ, lạ vì là con đường ngày đầu đến trường. Đó là sân trường vừa gần gũi vừa oai nghiêm, gần gũi vì từng là nơi đi bẫy chim, lạ vì là nơi đến học chữ. Đó là bạn bè vừa lạ vừa quen, lạ vì chưa từng chơi với chúng bao giờ, quen vì chúng cùng chăm chỉ học hành như mình. Đó là cảm giác chưa bao giờ xa mẹ như lần này, bởi các lần trước chỉ là đi chơi với chúng bạn, còn lần này là tự mình đến lớp. Đó là con chim hôm nay đậu ngoài cửa sổ gọi về những kỉ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm… Bởi tất cả đang được đặt vào bước ngoặt – như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Bởi “tôi” đã ý thức được rằng: “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa”. Bởi tiếng phấn của thầy gạch mạnh trên bảng đã đưa tôi vào cảnh thật. Bởi tôi đã tìm được niềm vui trong cảnh mới: Tôi vòng tay lên chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần: Tôi đi học…

điều văn bản '' tôi đi học '' được dệt thành bởi lời văn nhẹ nhàng, du dương, đằm thắm và rất đỗi tinh tế. Ký ức về ngày tựu trường đã hiện lên thật non tơ , mà dịu dàng .

Hay lắm cơ bà :x

Tui cụng chưa đọc kĩ nên chưa giám xét ý của bà

Nhìn chung qua mấy dòng đầu thì văn khá gãy gọn đối vs 1 cô bé lớp 9

Cái nhìn khá sâu sắc, toàn diện ;))

Nói chung hơn cái bài tui chém trỏng, nhưng được cái T............. :))


 
L

lan_phuong_000

Wa chúng ta đã tìm hiểu rất nhiêu về phần viết nên hôm nay mình quyết định đổi món là trắc nghiệm
Nào cũng bắt nhé: (xem có vừa miệng không)
1, Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?
A. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô, tàu điện.
B. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa.
C. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.
D. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.
..
2, Chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng và rung động và thấm thía của truyện "Tôi đi học" được thể hiện qua phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả.
B. Tự sự.
C. Thuyết minh.
D. Biểu cảm.
..
3, Hình ảnh so sánh "ý nghĩ thấp thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi" trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh có tác dụng gì?
A. Diễn tả cảm xúc của tuổi thơ.
B. Diễn tả dòng cảm xúc nhẹ nhàng.
C. Làm câu văn hấp dẫn bởi so sánh lạ.
D. Làm câu văn nhẹ nhàng, lãng mạn.
..
4, Câu văn nào sau đây trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật "tôi"?
A. "Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ".
B. "Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi".
C. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".
D. "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".
..
5, Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa rộng?
A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
B. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
C. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
..
6, Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ?
A. Nghề nghiệp.
B. Tính cách.
C. Con người.
D. Môn học.
..
7, Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở chỗ nào?
A. Văn bản có tính mạch lạc. (2)
B. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
C. Các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định. (3)
D. Văn bản có đối tượng xác định. (1)
..
8, Chủ đề của văn bản là?
A. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản.
B. Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.
C. Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản.
D. Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản.
..
9, Phương thức biểu đạt nào được thể hiện qua câu văn sau đây?

"Hằng năm cứ vào buổi thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường". (Tôi đi học, Thanh Tịnh)
A. Miêu tả.
B. Tự sự.
C. Miêu tả và biểu cảm.
D. Biểu cảm.
..
10, Dòng nào không nói về nội dung của văn bản Tôi đi học?
A. Ghi lại những cảm giác trong sáng của một học trò trong những ngày đầu đi học.
B. Lễ khai giảng ở một trường nông thôn miền Trung.
C. Tình yêu thiên nhiên của tuổi thơ.
D. Tình cảm yêu thương, ân cần của người lớn đối với trẻ thơ.
 
G

ga_cha_pon9x

Chú bị dở hơi à8-}
Ông chồng chẳng bị bắt vô ngục rồi còn đâu mà trả,với lại lúc ấy,anh Dậu ''như một xác chết không hơn không kém''
chẳng nhẽ chị Dậu đành lòng để chồng bị như thế nên chị mới phải làm đủ mọi cách để cứu chồng về.
 
T

tunkute123

chưa có bài mới hả Lan phương

mình góp ý nhé

nếu đã là hỏi đáp thì nên xoay vòng

người trả lời xong sẽ ra câu hỏi

hơn hết pic này chuyển về thảo luận chung sẽ hay hơn

Thân ( ý kiến cá nhân )
 
L

lan_phuong_000

Bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tác phẩm trong lòng mẹ - Trích Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng)
-----------
Qua đoạn trích Trong lòng mẹ em hiểu thế nào là hồi kí???
 
T

tunkute123

Bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tác phẩm trong lòng mẹ - Trích Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng)
-----------
Qua đoạn trích Trong lòng mẹ em hiểu thế nào là hồi kí???

Phạm vi thể loại

Hồi ký rất gần với nhật ký ở hình thức giải bày, không dùng các thủ pháp cốt truyện, cách kể theo thứ tự thời gian, chú ý đến các sự kiện mang tính chất tiểu sử.
Về mặt chất liệu, về tính xác thực không có yếu tố hư cấu thì hồi ký rất gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học, ký sự tư liệu lịch sử. Tuy nhiên, khác với các sử gia và các nhà nghiên cứu tiểu sử, người viết hồi ký chỉ tái hiện phần hiện thực thường nằm trong tầm nhìn của mình, căn cứ chủ yếu vào những ấn tượng và hồi ức của bản thân mình. Do vậy trong toàn bộ tác phẩm có sự nổi trội của bản thân người viết hoặc cái nhìn của người viết vào tất cả những gì được kể lại, miêu tả lại.
Đặc tính

Hồi ký mang đậm tính chủ quan. Các sự kiện được kể lại không khỏi chịu tác động bởi các quy luận quên lãng, làm méo lệch của cơ chế hồi ức. Tính chủ quan khiến cho hồi ký không thể so bì với các tư liệu gốc, các chứng tích, về tính xác thực. Tuy nhiên, sự thiếu hụt sự kiện, thông tin hay sự phiến diện về đối tượng miêu tả trong hồi ký lại được bù đắp bởi văn phong sinh động, cảm tưởng trực tiếp của cá nhân tác giả[/U]
Kiểu loại

Tương tự các thể loại văn xuôi nghệ thuật khác, hồi ký rất đa dạng về kiểu loại, tương đối ít định hình về cấu trúc và định hướng thẩm mỹ. Có những tác phẩm hồi ký rất gần với văn xuôi lịch sử, lại có những tác phẩm gần với tiểu thuyết. Ở thế kỷ 19 và nhất là thế kỷ 20 lại phổ cập một dạng hồi ký viết về các nhà văn, nghệ sĩ, nhà hoạt động xã hội hay chính trị gia, gọi là chân dung văn học.
 
L

lan_phuong_000

Tại sao câu bé trong truyền "Trong lòng mẹ" lại gọi mè là mợ mà không gọi là mẹ hay má?
:)
 
L

luckybaby_98

- Vì trong thời phong kiến theo quy định chung thì mẹ đẻ sinh ra không được gọi là mẹ mà phải gọi bằng mợ ạ...:)
 
L

lan_phuong_000

1, Trong văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, tại sao Hồng lại "cười dài trong tiếng khóc"?
A. Để che giấu việc mình đang khóc.
B. Cố tình chế giễu người cô.
C. Muốn người cô động lòng thương.
D. Muốn người cô biết mình khóc.

2, Nghĩa của từ “tàn nhẫn” là gì ?
A. Hay nói xấu, làm hại đến người khác.
B. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác.
C. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác.
D. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác.

3, Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng?
A. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.
B. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.
D. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
4, Các ý trong đoạn trích Trong lòng mẹ được sắp xếp theo trình tự nào?
A. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
B. Sự phát triển của sự việc. (3)
C. Không gian. (2)
D. Thời gian. (1)
5, Hành động " Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?
A. Là người có tình với gia đình nhà chồng.
B. Là người hành động theo bản năng.
C. Là người có trách nhiệm với chồng, với con.
D. Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.
6, Các từ in đậm trong bài thơ sau đây thuộc trường từ vựng nào?

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.

(Hồ Xuân Hương)
A. Động vật ăn thịt.
B. Động vật thuộc loài ếch nhái.
C. Côn trùng.
D. Động vật ăn cỏ.
7, Trong các phương án sau, phương án nào sắp xếp các từ đúng với trường từ vựng văn học?
A. Tác giả, tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ...
B. Tác giả, tác phẩm, biên đạo múa, nhân vật, cốt truyện, hư cấu, câu văn, câu thơ, văn bản....
C. Tác giả, tác phẩm, bút vẽ, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ...
D. Tác giả, tác phẩm, văn bản, tiết tấu, xung đột kịch, giọng điệu, hư cấu, nhân vật trữ tình.
8, Mục đích chính của tác giả khi viết: "Tôi cười dài trong tiếng khóc..." trong văn bản Trong lòng mẹ là gì?
A. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.
B. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
C. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
D. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.
9, Từ ngữ nào dưới đây không mang nghĩa “thuốc chữa bệnh”?
Chọn câu trả lời đúng: A. Thuốc ho.
B. Thuốc tẩy giun.
C. Thuốc kháng sinh.
D. Thuốc lào.
10, Các ý trong phần thân bài của văn bản thường được sắp xếp theo trình tự nào?
A. Sự phát triển của sự việc hay mạch suy luận. (3)
B. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
C. Không gian. (1)
D. Thời gian. (2)
 
M

mia_kul

- Vì trong thời phong kiến theo quy định chung thì mẹ đẻ sinh ra không được gọi là mẹ mà phải gọi bằng mợ ạ...:)

Bổ sung là chỉ những gia đình trung lưu thì mới gọi mẹ là mợ thôi. Còn các gia đình bt thì vẫn gọi là mẹ mà. (đọc tiểu thuyết Tắt đèn của NTT sẽ thấy rõ :) )
 
T

tunkute123

1, Trong văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, tại sao Hồng lại "cười dài trong tiếng khóc"?
A. Để che giấu việc mình đang khóc.
B. Cố tình chế giễu người cô.
C. Muốn người cô động lòng thương.
D. Muốn người cô biết mình khóc.

2, Nghĩa của từ “tàn nhẫn” là gì ?
A. Hay nói xấu, làm hại đến người khác.
B. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác.
C. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác.
D. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác.

3, Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng?
A. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.
B. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.
D. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
4, Các ý trong đoạn trích Trong lòng mẹ được sắp xếp theo trình tự nào?
A. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
B. Sự phát triển của sự việc. (3)
C. Không gian. (2)
D. Thời gian. (1)
5, Hành động " Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?
A. Là người có tình với gia đình nhà chồng.
B. Là người hành động theo bản năng.
C. Là người có trách nhiệm với chồng, với con.
D. Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.
6, Các từ in đậm trong bài thơ sau đây thuộc trường từ vựng nào?

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.

(Hồ Xuân Hương)
A. Động vật ăn thịt.
B. Động vật thuộc loài ếch nhái.
C. Côn trùng.
D. Động vật ăn cỏ.
7, Trong các phương án sau, phương án nào sắp xếp các từ đúng với trường từ vựng văn học?
A. Tác giả, tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ...
B. Tác giả, tác phẩm, biên đạo múa, nhân vật, cốt truyện, hư cấu, câu văn, câu thơ, văn bản....
C. Tác giả, tác phẩm, bút vẽ, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ...
D. Tác giả, tác phẩm, văn bản, tiết tấu, xung đột kịch, giọng điệu, hư cấu, nhân vật trữ tình.
8, Mục đích chính của tác giả khi viết: "Tôi cười dài trong tiếng khóc..." trong văn bản Trong lòng mẹ là gì?
A. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.
B. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
C. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
D. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.
9, Từ ngữ nào dưới đây không mang nghĩa “thuốc chữa bệnh”?
Chọn câu trả lời đúng: A. Thuốc ho.
B. Thuốc tẩy giun.
C. Thuốc kháng sinh.
D. Thuốc lào.
10, Các ý trong phần thân bài của văn bản thường được sắp xếp theo trình tự nào?
A. Sự phát triển của sự việc hay mạch suy luận. (3)
B. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
C. Không gian. (1)
D. Thời gian. (2)


Làm đại chứ phần lớp 8, nhất là bài tôi đi học và trong lòng mẹ chả được học
Thành ra chả biết gì. Vì hai hôm ấy bị ốm chả đi học được :((
 
L

luuquangthuan

Vợ của ông giáo trong truyện lão Hạt không phải là một người xấu. Vì mụ ta quá khổ cực, khó khăn, không tiếp xúc với lão hạt nên không thể đồng cảm với ông ấy. Bà ấy là một người lạnh lùng.....

Em học văn hơi dở. Có sai chỗ nào mong giáo sư Xoay với anh Xoáy giúp với.
 
F

freakie_fuckie

Vợ của ông giáo trong truyện lão Hạt không phải là một người xấu. Vì mụ ta quá khổ cực, khó khăn, không tiếp xúc với lão hạt nên không thể đồng cảm với ông ấy. Bà ấy là một người lạnh lùng.....

Em học văn hơi dở. Có sai chỗ nào mong giáo sư Xoay với anh Xoáy giúp với.



Đây là box hỏi đáp mà , nào phải xoáy mí xoay gì đâu :-o
Ờ, cơ mà gần như không khác


@ lão Hạc, không phải Hạt 8-}
nói mụ ta nghe quá đáng quá :|
Vợ ông giáo không lạnh lùng, chẳng qua là thị không thể vượt cái thói ích kỉ của người thường, không thể rộng lòng với người ngoài trong khi thị còn khổ cực. Hơn nữa, như chú nào đới, không tiếp xúc nhiều nên thị thấy những hành động của lão Hạc có phần nào đó đôi chút "gàn dở, ngu ngốc và bần tiện"..
Nói ngắn gọn là thế
Kính mong LP move cái này ra cái topic xoáy xoay tương tự nhớ
 
T

tunkute123





Đây là box hỏi đáp mà , nào phải xoáy mí xoay gì đâu :-o
Ờ, cơ mà gần như không khác


@ lão Hạc, không phải Hạt 8-}
nói mụ ta nghe quá đáng quá :|
Vợ ông giáo không lạnh lùng, chẳng qua là thị không thể vượt cái thói ích kỉ của người thường, không thể rộng lòng với người ngoài trong khi thị còn khổ cực. Hơn nữa, như chú nào đới, không tiếp xúc nhiều nên thị thấy những hành động của lão Hạc có phần nào đó đôi chút "gàn dở, ngu ngốc và bần tiện"..
Nói ngắn gọn là thế
Kính mong LP move cái này ra cái topic xoáy xoay tương tự nhớ


không chỉ có vậy, theo tớ nghĩ thì:

Thị gia cảnh nhà thị còn chưa mấy gì là khá giả. Việc ông giáo giúp đỡ Lão Hạc đã là một điều chính thị không muốn. Cũng chỉ vì hoàn cảnh xô đẩy thị vào suy nghĩ như vậy. Nhưng hơn nựa, cái tự trọng cao vời của một lão già tưởng như gàn giở mà lại tỏa sáng kì lạ ấy, đâu phải ai cũng nhận ra và thấu hiểu. Thị không phải như ông giáo, k học rộng hiểu nhiều và cũng chả nhìn đời như ánh mắt của ông giáo. Thế nên đối với thị điều đó là rất khó chịu ... ( chả biết dùng từ nào nữa )
 
L

lan_phuong_000

:khi (188): Thông báo kết quả phần bài trắc nghiệm trước :
tunkute123 - bạn trả lời gần như chính xác chỉ sai một câu
2, Nghĩa của từ “tàn nhẫn” là gì ?
A. Hay nói xấu, làm hại đến người khác.
B. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác.
C. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác.
D. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác.

câu này đáp ác là C

%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-

Đề tiếp (lại trắc nghiệm)
1,
Các từ gạch chân trong câu sau thuộc trường từ vựng nào ?
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoài nghi để tôi khinh miệtruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.” (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)


Chọn câu trả lời đúng:
A. Cảm xúc của con người
B. Hành động của con người
C. Suy nghĩ của con người
D. Thái độ của con người

2,
Những từ: “trao đổi, buôn bán, sản xuất” được sắp xếp vào trường từ vựng nào?

Chọn câu trả lời đúng:
A. Hoạt động xã hội.
B. Hoạt động kinh tế.
C. Hoạt động chính trị.
D. Hoạt động văn hóa.
3,
Câu văn nào không nói đúng ý nghĩa của hình ảnh so sánh "Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)?

Chọn câu trả lời đúng:
A. Hồng rất sợ người cô biết mình nhận nhầm mẹ.
B. Hồng rất đau khổ nếu đó là sự nhận nhầm.
C. Hồng khao khát gặp mẹ, coi được gặp mẹ là hạnh phúc.
D. Hồng sợ mình trở thành trò cười cho lũ bạn.

4,
Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ?

Chọn câu trả lời đúng:
A. "Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đo thơm tho lạ thường".
B. "Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến".
C. "Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc".
D. "Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má".
5,
Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí?

Chọn câu trả lời đúng:
A. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình. (2) B.
Là những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến. (1)
C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
D. Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên những tưởng tượng, suy đoán của ông ta về tương lai. (3)

6,
Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

Chọn câu trả lời đúng:
A. Truyện ngắn.
B. Bút kí. C
. Hồi kí.
D. Tiểu thuyết.
7,
Các từ: “tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?

Câu trả lời của bạn:
A. Chỉ bản chất của con người B. Chỉ tâm trạng con người C. Chỉ đạo đức của con người D. Chỉ tâm hồn con người
 
Top Bottom