Chào các anh chị và các bạn. Hôm nay mình sẽ tìm hiểu về một loài gấu trúc lạ nha:
GẤU TRÚC ĐỎ
Gấu trúc đỏ, còn được gọi là Cáo lửa (Firefox) hay Gấu trúc nhỏ (Lesser Panda), (danh pháp khoa học là Ailurus fulgens), là loài động vật có vú ăn cỏ, đặc biệt là ăn lá tre. Nó nhỉnh hơn mèo nhà một chút (dài khoảng 40-60 cm, nặng khoảng 3-6 kg). Đây là loài đặc hữu của dãy núi Himalaya ở Bhutan, Nam Trung Quốc (Vân Nam), Ấn Độ (các bang Assam, Sikkim), Myanma và Lào. Người ta ước tính loài này hiện còn ít hơn 10.000 cá thể trưởng thành, nhưng số lượng có xu hướng giảm dần do môi trường sống bị phá hoại và trùng huyết, dù gấu trúc đỏ được bảo vệ̉ ở các quốc gia mà chúng sinh sống.
Dân số của loài gấu trúc này hiện chưa đầy 2.500 con, sở dĩ dân số của loài gấu trúc này ít như thế cũng bởi chính môi trường sống của chúng thay đổi. Người phương Tây gọi “Gấu Trúc Đỏ” vì tên gọi củ a chúng xuất phát từ ngôn ngữ Himalaya nghĩa là “động vật ăn tre”. Loài gấu trúc kỳ lạ này được một người tên là Thomas Hardwicke du nhập vào châu Âu vào năm 1821. Trọng lượng của con đực nặng từ 4,5 kg - 6,2 kg trong khi đó con cái nặng từ 3 kg - 4,5 kg. Gấu Trúc Đỏ có tập quán ăn tre khá đặc biệt, chúng sở hữu một bộ răng hàm và răng nanh thuộc loại siêu khỏe, thức ăn ưa thích của chúng là thân, lá và đôi khi cả quả tre.
Gấu Trúc Đỏ thường kiếm ăn vào lúc hoàng hôn, lúc chập choạng tối, nơi sống nguyên thủy củ a chúng là khu vực sườn núi phía Nam của dãy núi Himalaya và các khu rừng núi thuộc khu vực Tây Nam Trung Quốc, tại độ cao trên 4800 mét, và chúng hiếm khi sinh sống tại các vùng núi thập dưới 1800 mét. Ban ngày, loài động vật này ít khi di chuyển mà phần lớn có thói quen ngồi hàng giờ trên các cành cây hoặc trong các hốc cây và chỉ tăng cường các hoạt động cơ bắp vào lúc xế chiều hoặc đầu buổi tối. Loài động vật này cũng có khả năng cảm nhận nhiệt độ ngoài trời rất tốt, chúng có thể sống thoải mái trong điều kiện nhiệt độ từ 170C đến 250C, khi nhiệt độ lên cao quá 250C, cơ thể chúng thường cảm thấy bứt rứt và có dấu hiệu kiệt sức. Vào buổi trưa, Gấu Trúc Đỏ chọn những khu vực ngọn cây có nhiều cành rậm rạp để ngủ, hoặc chúng cuốn chiếc đuôi bông xù của mình tạo thành chiếc “giường” êm ái giúp cho giấc ngủ sâu hơn và ngon hơn.
Vì sống chủ yếu trên các cành cây nên từ bao đời nay loài gấu trúc này là những “diễn viên nhào lộn tài ba”. Chúng thường sống đơn độc và phân bố trong nhiều địa hình khác nhau, và hiếm khi chúng sống theo đôi hoặc quần tụ thành một gia đình lớn. Trong sinh hoạt thường nhật, loài động vật này có cách giao tiếp bằng một thứ âm thanh riêng rất đặc trưng. Ban đêm, chúng chăm chỉ tìm kiếm thức ăn, chúng chuyền cành rất nhanh để săn mồi. Sau khi săn được thức ăn, chúng thường sử dụng đôi vuốt chân trước để đặt thức ăn vào trong miệng. Khi muốn uống nước, Gấu Trúc Đỏ có cách nhúng đôi chân của mình vào nước và sau đó chúng liếm nước từ chính đôi chân của mình. Kẻ thù đáng nguyền rủa của loài gấu trúc Đỏ là Báo Tuyết (Uncia uncia), Chồn Mácten (Mustelidae) và đáng sợ nhất là chính con người. Bắt đầu một ngày mới, bao giờ cũng vậy loài Gấu Trúc Đỏ thường có thói quen vọc nước bằng chân để “rửa” bộ lông mao củ a mình, chúng nhúng đôi vuốt chân trước vào trong nước và dùng đôi chân dính nước này chuốt lên lưng, bụng và toàn thân. Hoặc chúng cũng chà lưng và bụng của mình vào thân cây hoặc một tảng đá nào đó để giảm các cơn ngứa, đồng thời cảm nhận được sự thư giãn tối đa. Để phân biệt lãnh thổ riêng, Gấu Trúc Đỏ thường tiết ra một thứ mùi xạ rất đặc biệt từ ngay chính tuyến hậu môn của chúng. Các con Gấu Trúc Đỏ khác một khi ngửi được thứ mùi xạ này lập tức tránh xa. Nếu đã trót xâm nhập vào lãnh thổ riêng của con Gấu Trúc Đỏ khác mà không kịp thời gian để lẩn trốn, chúng sẽ đứng lên bằng 2 chân sau, ngẩng cao thân hình quan sát mọi vật xung quanh và giơ đôi móng vuốt cực sắc của mình chuẩn bị cho cuộc chiến sinh — tử.
Gấu Trúc Đỏ chủ yếu ăn tre. Ngoài thức ăn khoái khẩu là tre, Gấu Trúc Đỏ còn ăn cả dâu rừng, trái cây, các loại nấm không độc, rễ củ, địa y, cỏ... cho đến cả các loài động vật nhỏ khác như chim non, cá, trứng, chuột và các loại côn trùng khác. Trong cuộc sống trên cây, Gấu Trúc Đỏ là bậc thầy về leo trèo. Chúng ăn uống và ngủ rất ít, vì thức ăn của chúng hầu như rất ít calo. Măng tre là thức ăn khoái khẩu của Gấu Trúc Đỏ. Mùa Hè và mùa Thu là mùa săn măng của chúng, nhưng sang đến mùa Đông thì măng tre cũng vừa hết. Trong vòng từ 2 - 4 giờ đồng hồ, gấu trúc Đỏ hầu như tiêu hóa hết số măng và lá tre đã ăn vào bụng.
Gấu Trúc Đỏ hiện đang nằm trong danh sách những loài động vật có nguy cơ bị đe doạ mức cao nhất. Không ai biết chính xác số lượng thực tế của loài gấu trúc này đang hiện hữu, nhưng chúng là loài vật đang bị đe doạ bởi những tác động chính về môi trường sống, và sự thiếu hụt nguồn thức ăn. Ở miền Tây Nam Trung Quốc, loài động vật này bị săn bắn rất dã man chủ yếu để khai thác bộ lông cực kỳ đắt tiền. Tại các vùng ở Trung Quốc nơi sinh sống của loài Gấu Trúc Đỏ, bộ lông quý giá củ a chúng được sử dụng cho các nghi thức cưới hỏi, cô dâu và chú rễ nếu mặc áo lông gấu trúc Đỏ trong ngày cưới thì cuộc sống sau này sẽ mang lại nhiều may mắn. Những chiếc nón được làm từ lông đuôi của Gấu Trúc Đỏ thường được các cô dâu, chú rễ đội trong ngày cưới.Theo một báo cáo khoa học cho biết thì trong vòng hơn 50 năm qua, dân số của loài Gấu Trúc Đỏ tại Trung Quốc đã bị sụt giảm khoảng 40%, trong khi đó dân số của loài gấu trúc này sinh sống tại vùng phía Tây dãy núi Himalaya còn có tỷ lệ thấp hơn. Tỷ lệ sinh đẻ của Gấu Trúc Đỏ trong môi trường tự nhiên khá thấp, thường mỗi năm chúng chỉ sinh sản từ 1 - 2 con non mà thôi, trong khi đó tỷ lệ tử vong của loài gấu trúc này rất cao. Một nguyên nhân nữa chính là sự tác động của các điều kiện ngoại cảnh như nạn phá rừng bừa bãi, sự chăn thả gia súc không có kế hoạch và hoạt động canh tác nông nghiệp của con người. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng áo lông thú làm từ bộ lông mao của Gấu Trúc Đỏ vốn là “mỏ vàng kinh doanh” trong ngành công nghiệp thời trang càng làm tăng tốc độ đẩy loài động vật này đến bờ vực tuyệt chủng.
Đến đây là hết rồi. Mong sớm có chủ đề sau quá đi thôi. Mình nghỉ đây, hẹn gặp lại nha.