TGQT [Minigame] Thế giới động vật

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,248
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Chào các bạn ! Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về loài đà điểu Châu Phi nha !
Da-dieu-tren-dong-co-cha-phi.jpg
Đà điểu châu Phi là một loài chim chạy, có nguồn gốc từ châu Phi Chúng rất khác biệt về hình thể với cổ, chân dài và có thể chạy với tốc độ lên đến 65 km/giờ (40 dặm/giờ). Đà điểu được xem là loài chim còn sống lớn nhất và được chăn nuôi trên khắp thế giới. Tên khoa học của nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "chim lạc đà" . Trong tên khoa học của nó phần thứ hai - camelus mang ý nghĩa liên tưởng tới môi trường sống khắc nghiệt trong tự nhiên của chúng.
Đà điểu châu Phi nặng từ 90 đến 130 kg. Một số đà điểu trống đã được ghi nhận là có thể nặng đến 155 kg. Đà điểu trống trưởng thành có lông chủ yếu là màu đen với một vài điểm trắng ở cánh và đuôi. Đà điểu mái và con non có màu xám nâu nhạt với vài đốm trắng. Đà điểu trống dùng đôi cánh nhỏ do thoái hóa của nó để múa gọi bạn tình và che chở cho đà điểu con. Bộ lông của chúng mềm và khác biệt so với lông vũ của loài chim bay. Vẫn còn những cái móng trên hai cánh của chúng. Cặp chân khỏe của chúng không có lông. Chân có hai ngón với một ngón lớn hơn trông giống như móng ngựa. Điểm độc đáo này giúp cho khả năng chạy của đà điểu. Với lông mi rậm và đen, cặp mắt của đà điểu lớn nhất trong các loài động vật trên cạn còn sống.
tải xuống (14).jpg

Đà điểu châu Phi trưởng thành hoàn toàn ở độ tuổi 2 - 4 năm, con trống chậm hơn con mái khoảng 6 tháng. Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 3 hay 4 đến tháng tháng 8, tùy thuộc vào vùng địa lý. Đà điểu trống dùng tiếng rít và những âm thanh khác để đánh nhau, chiếm lãnh thổ và quyến rũ hậu cung có từ 2 – 5 đà điểu mái. Kẻ chiến thắng sẽ giao phối với toàn hậu cung nhưng chỉ lập một "hậu" mà thôi.
Đà điểu con mới nở đã mở mắt và trong vòng 1, 2 tiếng chúng đã có thể chạy nhảy được rồi. Hầu như những loài chim không bay, con của chúng mở mắt lúc mới chào đời và có lớp lông tơ bảo vệ, thân hình của đà điểu con cũng không ngoại lệ. Còn những loài biết bay, thì hầu như con của chúng không có lông và không mở mắt, chúng phải nhờ vào mẹ hay bố tìm mồi. Đà điểu con rất hiếu động, bố mẹ chúng phải tập họp chúng lại như một nhà trẻ di động. Chúng chạy lung tung và trong vòng nửa năm đầu đà điểu con rất dễ chết vì những lý do khác ngoài thiên nhiên, nhưng sau đó chúng lớn rất nhanh.
Wow, thật thú vị phải không nào !
Hẹn gặp lại ở chủ đề sau !
 

Phann Ánh

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tám 2018
50
49
26
19
Hà Tĩnh
Trường Marie Curie
Chào các bạn JFBQ00154070129B. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ĐÀ ĐIỂU nhé:
- Bộ Đà điểu (danh pháp khoa học: Struthioniformes) là một nhóm các loài chim lớn, không bay có nguồn gốc Gondwana, phần lớn trong chúng hiện nay đã tuyệt chủng. Không giống như các loài chim không bay khác, các loài đà điểu không có xương chạc trên xương ức của chúng và như thế thiếu nơi neo đủ mạnh cho các cơ cánh của chúng, vì thế chúng không thể bay được mặc dù chúng có các cánh phù hợp cho việc bay lượn.lớn khu vực đại lục Gondwana cổ đã do các loài đà điểu chiếm lĩnh, hoặc có chúng cho đến thời gian tương đối gần đây.


Về các loài còn sinh tồn thì :

- Đà điểu châu Phi là loài đà điểu lớn nhất hiện còn tồn tại. Thành viên lớn nhất của loài này có thể cao tới 3 m, cân nặng 135 kg và chạy nhanh hơn ngựa. Đà điểu Úc hay chim Emu là loài đứng thứ hai về kích thước, cao tới 2 m và cân nặng khoảng 60 kg. Giống như đà điểu châu Phi, nó chạy nhanh, là loài chim đầy sức mạnh của đồng bằng và miền rừng. Cũng có nguồn gốc ở Australia và các đảo phía bắc là 3 loài Đà điểu đầu mào.[1] Chúng ngắn hơn Emu và có cơ thể rắn chắc, đà điểu đầu mào ưa thích các cánh rừng nhiệt đới rậm rạp. Chúng có thể rất nguy hiểm khi bị dồn vào thế bí hay khi chúng bị bất ngờ. Tại New Guinea, trứng của đà điểu đầu mào bị lấy đi và cho nở thành con non để ăn thịt như là một loại đặc sản, mặc dù có (hay có lẽ do) những rủi ro mà chúng gây ra đối với tính mạng con người. Các loài chim chạy nhỏ nhất là 5 loài chim kiwi ở New Zealand.[2] Kiwi có kích thước cỡ như gà, chúng nhút nhát và nóng tính. Chúng làm tổ trong các hang sâu và sử dụng cơ quan khứu giác phát triển cao để bới đất nhằm tìm kiếm các loài côn trùng nhỏ. Kiwi đáng chú ý vì chúng đẻ trứng có tỷ lệ rất lớn so với kích thước cơ thể. Trứng chim kiwi có thể tương đương với 15-20% trọng lượng cơ thể chim mái. Nam Mỹ có 2 loài đà điểu châu Mỹ[3] có kích thước trung bình, chạy nhanh trên những cánh đồng cỏ hoang (pampa) ở Nam Mỹ. Các cá thể lớn nhất của loài đà điểu Nam Mỹ lớn (Rhea americana) có thể cao tới 1,5 m và cân nặng 20 – 25 kg. Tại Nam Mỹ còn có 47 loài[4] trong 9 chi, bao gồm các loài chim nhỏ và cư trú dưới đất nhưng không phải là không bay được, thuộc họ Tinamidae và chúng có họ hàng gần với các loài đà điểu.
Note : Đà điểu Somali (Struthio molybdophanes) là một loài chim lớn không bay được bản địa Sừng châu Phi. Trước đây loài này được xem là phân loài của đà điểu thông thường nhưng đã được tách thành loài riêng năm 2014

Còn gì nữa ko nhỉ :rongcon10
Thôi hết rồi :rongcon28
Bye
:rongcon18
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
Chào các bạn . Hôm nay mình sẽ giới thiệu loài:

Đà điểu đầu mào Cassowary: Loài chim đáng sợ và tội nghiệp nhất nước Úc


Nếu như bạn hỏi bất kỳ một người dân Úc nào rằng loài chim đáng thương và đáng ghét nhất của xứ sở Kangaroo là loài nào thì chắc chắn đà điểu đầu mào Cassowary chính là câu trả lời bạn sẽ nhận được.
Đôi nét về loài chim...đáng thương nhất quả đất
Hỏi con chim lớn nhất thế giới, bạn sẽ nghĩ đến đà điểu. Con lớn thứ nhì thì sao nhỉ? Người có kiến thức một chút sẽ biết đến Emu – một dạng đà điểu của châu Úc.
Còn Cassowary – loài đà điểu đầu mào – thì bé hơn một chút, đứng thứ 3 trong danh sách những loài chim lớn nhất thế giới (xét về cân nặng thì đứng thứ 2, sau đà điểu). Đây là loài chim bản địa của Úc, sống trong các khu rừng thuộc vùng Đông Bắc của châu lục này.
screen-shot-2016-11-01-at-4-30-42-pm-1477992694190.png


Loài chim này có một vẻ ngoài đáng sợ. Chúng có một bộ lông 2 màu xanh và đen. Phía trên đầu có một mấu sừng rất cứng như loài khủng long, khiến chúng ta thoạt nhìn cứ lầm tưởng đây là một loài vật thời tiền sử.
Với thể hình cao tới 1,8m, cân nặng 60kg, cùng bộ vuốt đồ sộ sắc nhọn, Cassowary đủ sức khiến bất kỳ địch thủ nào nhìn chúng phải chùn bước.
9624880817-01936161ca-b-1477993249007.jpg

Cũng giống như nhiều loài chim khác, Cassowary đực cũng chịu nhiều thiệt thòi. Chim đực có kích cỡ nhỏ hơn và thường bị con cái… bắt nạt.
screen-shot-2016-11-01-at-4-29-45-pm-1477992694184.png

screen-shot-2016-11-01-at-4-30-32-pm-1477992694189.png

Con cái sau khi đẻ trứng sẽ bỏ nhà ra đi, để lại con đực với cảnh “gà trống nuôi con” theo đúng nghĩa đen. Những chú Cassowary đực tội nghiệp sẽ chẳng bao giờ biết được lũ chim non có phải con của mình không, nhiệm vụ của chúng là ... ấp trứng và kiếm ăn.
Chưa hết! Trứng chim phải được ấp trong ít nhất là 50 ngày. Đến cuối kỳ trước khi trứng nở, chim đực gần như kiệt sức, gầy tọp đi khoảng 1/3 trọng lượng vốn có, nên đến chuyện kiếm ăn cũng thành một vấn đề nan giải.
Ngoài ra, những chú chim này còn tội nghiệp ở chỗ số lượng loài của chúng sụt giảm đến thảm hại, do 90% môi trường sống đã bị con người tước đi mất. Ước tính thì so với khi phát hiện ra chúng, hiện chỉ còn 20% – 25% chim Cassowary sống sót ngoài tự nhiên.


Chỉ còn khoảng 20% – 25% Cassowary sống sót ngoài thiên nhiên.

Việc này được các chuyên gia đánh giá là rất nguy hiểm cho hệ sinh thái, vì thức ăn chủ yếu của Cassowary là các loại quả. Chúng góp phần phân tán hạt giống nhiều loại cây quý hiếm ra ngoài môi trường.
Và đồng thời là loài chim đáng sợ nhất với con người
Chẳng phải tự nhiên mà Cassowary được sách kỷ lục Guinness đưa vào hạng mục: Loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Tuy nhiên cái sự nguy hiểm này không phải do chúng, mà lại là vì con người chúng ta.
Trái với vẻ ngoài đáng sợ, Cassowary vốn là một loài chim khá hiền hòa. Tuy nhiên, loài chim này có thể trở nên cuồng loạn khi hoảng sợ hoặc bị dồn vào chân tường. Lúc đó, chúng sẽ nhảy bổ vào con mồi, sử dụng bộ vuốt khổng lồ để cào xé. Bộ vuốt này không đủ để xé xác con mồi, nhưng có thể gây ra những vết thương cực kỳ nghiêm trọng, với ��ường kính miệng vết thương từ 2 – 5cm.
gifit-1477992920206-1477992939662-crop-1477993486823.gif

Và sự thật thì, cũng lâu lắm rồi chưa có ai chết vì Cassowary. Sự việc gần nhất xảy ra từ năm 1926, khi người đàn ông cố gắng săn một con Cassowary đi lạc.
Tuy nhiên, sau khi loài chim này được đưa vào danh sách nguy cấp, loài người bỗng trở nên cưng chiều chúng hơn. Họ cho chúng ăn bất cứ khi nào gặp nhau, ra sức bảo vệ chúng. Điều này khiến loài chim hình thành một tập tính kỳ lạ: rất “quý” con người, và đợi chờ được ăn ngon.

screen-shot-2016-11-01-at-4-30-00-pm-1477992694186.png

Hệ quả, chúng có thể bất ngờ xuất hiện trước mặt con người. Nhiều người không biết thì thay vì cho ăn, họ tìm cách dọa dẫm, xua đuổi chúng, để rồi bị chúng điên tiết tấn công. Với lợi thế thể hình, chúng ta chẳng cách nào chống lại chúng.
Còn chạy ư? Trừ khi bạn đi ô tô thì hẵng nghĩ đến chuyện đó, vì loài chim này có thể di chuyển với vận tốc lên tới 50km/h, tức là kể cả Usain Bolt thì cũng phải bó tay!
screen-shot-2016-11-01-at-4-29-20-pm-1477992694178.png

Nhưng nhìn chung, đây vẫn là một loài vật quan trọng với hệ sinh thái, và đang rơi vào tình trạng nguy cấp. Điều duy nhất con người nên làm cho chúng là… để chúng yên, đừng phá hoại thiên nhiên và cũng đừng lại gần chúng nữa là được.

vậy nha..bye
 
  • Like
Reactions: Phann Ánh

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Hi các bạn! Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về loài lươn nha !
hqdefault (2).jpg
Nhìn ghê quá ! Nhưng nó hoàn toàn vô hại nha ! Chiều dài thân trung bình khoảng 25–40 cm, mặc dù có cá thể dài tới 1 m. Thân hình trụ, da trần không vảy, thiếu vây chẵn, vây lưng nối liền với vây đuôi, vây hậu môn. Các vây không có gai, mang thoái hóa thành một lỗ phía dưới đầu. Đuôi vót nhọn. Lưng màu nâu, bụng màu trắng hay nâu nhạt. Miệng lớn, có thể kéo dài ra được, cả hai hàm đều có các răng nhỏ để ăn cá, giun, giáp xác cùng các động vật thủy sinh nhỏ khác vào ban đêm. Hai mắt rất nhỏ.
Giống như các loài khác trong bộ Lươn, chúng hô hấp nhờ các màng của khoang bụng và ruột, không có bong bóng.
Lươn loài là lưỡng tính. Tất cả các con non là cái. Khi chúng trưởng thành, một số biến thành con đực. Con đực có khả năng chuyển đổi giới tính, cho phép chúng bổ sung khi quần thể con cái thấp. Sự thay đổi giới tính có thể mất đến một năm.
Sinh sản có thể xảy ra trong suốt cả năm. Trứng được đẻ trong tổ bong bóng nằm trong vùng nước nông. Các tổ bong bóng nổi trên bề mặt nước và không gắn liền với thảm thực vật thủy sinh. Con cái đẻ tới 1.000 trứng mỗi lần sinh sản. Đặc điểm này rất quan trọng khi xem xét kiểm soát của các loài xâm lấn.
Lươn là loài bản địa của Trung và Nam Mỹ, châu Phi, Australia và từ Ấn Độ tới miền đông châu Á. Tại Hoa Kỳ, người ta thông báo nó có tại các khu vực như Hawaii, Florida và Georgia.
Mặc dù nó có thể sống sót ở nhiệt độ dưới điểm đóng băng của nước (0 °C) hay vài tháng mà không có nhiều nước hoặc nước lợ/mặn; nhưng nói chung chỉ tìm thấy tại tầng đáy trong các khu vực nước ngọt và ấm áp, chẳng hạn như các ao nhiều bùn, đầm lầy, kênh mương và ruộng lúa.
Lươn có giá trị thực phẩm cao, thịt lươn được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Ở Việt Nam lươn có thể được dùng làm nguyên liệu của các món ăn được ưa chuộng như: cháo lươn, miến lươn, lẩu lươn, chuối om lươn,súp lươn, lươn xào sả ớt...
copy-of-luon-quan-mo-chai-1492653305609-crop-1492653576188.jpg
Trước kia lươn chủ yếu chỉ được khai thác ngoài tự nhiên. Ngày nay, lươn được nuôi nhân tạo và trở thành một nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xin chào và hẹn gặp lại ở chủ đề sau nha !
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

ĐứcHoàng2017

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng ba 2018
1,093
1,236
176
Hà Nội
Hocmai
Hi các bạn! Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về loài lươn nha !
View attachment 73856
Nhìn ghê quá ! Nhưng nó hoàn toàn vô hại nha ! Chiều dài thân trung bình khoảng 25–40 cm, mặc dù có cá thể dài tới 1 m. Thân hình trụ, da trần không vảy, thiếu vây chẵn, vây lưng nối liền với vây đuôi, vây hậu môn. Các vây không có gai, mang thoái hóa thành một lỗ phía dưới đầu. Đuôi vót nhọn. Lưng màu nâu, bụng màu trắng hay nâu nhạt. Miệng lớn, có thể kéo dài ra được, cả hai hàm đều có các răng nhỏ để ăn cá, giun, giáp xác cùng các động vật thủy sinh nhỏ khác vào ban đêm. Hai mắt rất nhỏ.
Giống như các loài khác trong bộ Lươn, chúng hô hấp nhờ các màng của khoang bụng và ruột, không có bong bóng.
Lươn loài là lưỡng tính. Tất cả các con non là cái. Khi chúng trưởng thành, một số biến thành con đực. Con đực có khả năng chuyển đổi giới tính, cho phép chúng bổ sung khi quần thể con cái thấp. Sự thay đổi giới tính có thể mất đến một năm.
Sinh sản có thể xảy ra trong suốt cả năm. Trứng được đẻ trong tổ bong bóng nằm trong vùng nước nông. Các tổ bong bóng nổi trên bề mặt nước và không gắn liền với thảm thực vật thủy sinh. Con cái đẻ tới 1.000 trứng mỗi lần sinh sản. Đặc điểm này rất quan trọng khi xem xét kiểm soát của các loài xâm lấn.
Lươn là loài bản địa của Trung và Nam Mỹ, châu Phi, Australia và từ Ấn Độ tới miền đông châu Á. Tại Hoa Kỳ, người ta thông báo nó có tại các khu vực như Hawaii, Florida và Georgia.
Mặc dù nó có thể sống sót ở nhiệt độ dưới điểm đóng băng của nước (0 °C) hay vài tháng mà không có nhiều nước hoặc nước lợ/mặn; nhưng nói chung chỉ tìm thấy tại tầng đáy trong các khu vực nước ngọt và ấm áp, chẳng hạn như các ao nhiều bùn, đầm lầy, kênh mương và ruộng lúa.
Lươn có giá trị thực phẩm cao, thịt lươn được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Ở Việt Nam lươn có thể được dùng làm nguyên liệu của các món ăn được ưa chuộng như: cháo lươn, miến lươn, lẩu lươn, chuối om lươn,súp lươn, lươn xào sả ớt...
View attachment 73857
Trước kia lươn chủ yếu chỉ được khai thác ngoài tự nhiên. Ngày nay, lươn được nuôi nhân tạo và trở thành một nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xin chào và hẹn gặp lại ở chủ đề sau nha !
Lúc đầu nhìn bức tranh em tưởng chị đang nói về con rắn
 

Phann Ánh

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tám 2018
50
49
26
19
Hà Tĩnh
Trường Marie Curie
Chào các bạn :rongcon12. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về BỘ LƯƠN nhé :
- Bộ Lươn hay bộ Cá mang liền (danh pháp khoa học Synbranchiformes), là một bộ cá vây tia trông khá giống cá chình nhưng có các tia vây dạng gai, chỉ ra rằng chúng thuộc về siêu bộ Acanthopterygii (= Euacanthomorphacea). Bộ này có khoảng 120 loài trong 13-14 chi thuộc 4 họ. Ngoại trừ 3 loài sống trong môi trường nước lợ ra thì tất cả đều sống trong môi trường nước ngọt thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở châu Phi, đông nam châu Á, Australia, Trung và Nam Mỹ.
img-7186-1500869407365.jpg

Còn về đặc điểm thì sao nhỉ:
- Chiều dài thân trung bình khoảng 25–40 cm, mặc dù có cá thể dài tới 1 m. Thân hình trụ, da trần không vảy, thiếu vây chẵn, vây lưng nối liền với vây đuôi, vây hậu môn. Các vây không có gai, mang thoái hóa thành một lỗ phía dưới đầu. Đuôi vót nhọn. Lưng màu nâu, bụng màu trắng hay nâu nhạt. Miệng lớn, có thể kéo dài ra được, cả hai hàm đều có các răng nhỏ để ăn cá, giun, giáp xác cùng các động vật thủy sinh nhỏ khác vào ban đêm. Hai mắt rất nhỏ. Giống như các loài khác trong bộ Lươn, chúng hô hấp nhờ các màng của khoang bụng và ruột, không có bong bóng.
Ngoài ra:
- Lươn còn có giá trị thực phẩm cao, thịt lươn được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Ở Việt Nam lươn có thể được dùng làm nguyên liệu của các món ăn được ưa chuộng như: cháo lươn, miến lươn, lẩu lươn, chuối om lươn,súp lươn, lươn xào sả ớt...Trước kia lươn chủ yếu chỉ được khai thác ngoài tự nhiên. Ngày nay, lươn được nuôi nhân tạo và trở thành một nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Còn gì nữa ko nhỉ :rongcon10
Thôi hết rồi. BYE :rongcon18

 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,248
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Chào các bạn ! Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về loài cá đối nha !
Mugil-cephalus.jpg
Các loài cá đối phân bố chủ yếu trong các vùng duyên hải nhiệt đới và ôn đới. Chủ yếu sinh sống trong các vùng nước mặn và nước lợ, nông với độ sâu khoảng 20 m (66 ft) nhưng có một vài loài sống trong nước ngọt, ví dụ Liza abu chỉ sống trong vùng nước ngọt và cửa sông hay cá đối đầu dẹt có thể bơi sâu vào trong vùng nước ngọt trong đất liền.
Các loài cá đối có hai vây lưng ngắn: vây thứ nhất dạng gai (4 gai) và một vây lưng mềm gồm 1 gai và các tia vây, cách nhau khá rộng. Các vây chậu (1 gai và 5 tia vây) ở phía dưới khoang bụng; 1 gai, 5 tia vây mềm. Vây ngực ở phần cao của cơ thể. Đuôi hơi chẻ. Giác quan hông nếu có thì không lộ rõ. Đầu rộng và dẹt ở phía trên. Miệng kích thước trung bình. Không răng hoặc có các răng nhỏ. Các lược mang dài. Dạ dày khỏe; ruột rất dài. Đốt sống 24-26. Chiều dài tối đa khoảng 90 cm (35 inch), nhưng thông thường chỉ cỡ 20 cm. Mắt có thể được che phủ một phần bằng một lớp mỡ. Màu lưng là lục xám hay lam, hông trắng, bụng hơi vàng. Vảy lớn hình xiclôit. Bơi thành bầy. Thức ăn chủ yếu là các dạng tảo và tảo cát mịn, các mảnh vụn của trầm tích đáy. Đẻ trứng vào cuối mùa thu, đầu mùa đông. Là các loài cá thực phẩm quan trọng.
Chào các bạn và hẹn gặp lại ở chủ đề sau nha !
@Chibi Hoa @love 12b8 @Cô nhóc xử nữ
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
Chào các bạn :rongcon12. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về BỘ CÁ ĐỐI nhé :
Liza_ramada.jpg

Bộ Cá đối là một bộ CÁ VÂY TIA. Hiện tại, bộ này chỉ chứa duy nhất một họ là họ Cá đối (Mugilidae), với khoảng 66-80 loài cá đối trong 17 chi.
Đặc điểm

Dicentrarchus_labrax001.jpg

Các loài cá đối phân bố chủ yếu trong các vùng duyên hải nhiệt đới và ôn đới. Chủ yếu sinh sống trong các vùng nước mặn và nước lợ, nông với độ sâu khoảng 20 m (66 ft) nhưng có một vài loài sống trong nước ngọt, ví dụ Liza abu chỉ sống trong vùng nước ngọt và cửa sông hay cá đối đầu dẹt (Mugil sephalus) có thể bơi sâu vào trong vùng nước ngọt trong đất liền.
Mucep_u0.gif

Các loài cá đối có hai vây lưng ngắn: vậy thứ nhất dạng gái (4 gái) và một vây lưng mềm gồm 1gai và các tia vây, cách nhau khá rộng. Các vây chậu (1 gái và 5 tia vây) ở phía dưới khoang bụng; 1 gái, 5 tia vây mềm. Vây ngực ở phần cao của cơ thể. Đuôi hơi chẻ. Giác quan hông nếu có thì không lộ rõ. Đầu rộng và dẹt ở phía trên. Miệng kích thước trung bình. Không răng hoặc có các răng nhỏ. Các lược mang dài. Dạ dày khỏe; ruột rất dài. Đốt sống 24-26. Chiều dài tối đa khoảng 90 cm (35 inch), nhưng thông thường chỉ cỡ 20 cm (8 inch). Mắt có thể được che phủ một phần bằng một lớp mỡ. Màu lưng là lục xám hay làm, hông trắng, bụng hơi vàng. Vảy lớn hình xiclôit. Bơi thành bầy. Thức ăn chủ yếu là các dạng tảo và tảo cát mịn, các mảnh vụn của trầm tích đáy. Đẻ trứng vào cuối mùa thu, đầu mùa đông. Là các loài cá thực phẩm quan trọng.
Phân loại

Mugil_cephalus_Minorca.jpg

Bộ Mugiliformes có thể được coi là bộ tách biệt như đề cập trong bài hoặc là một phân bộ của bộ cá vược (Perciformes), và trong phần lớn lịch sử phân loại của nó thì nói chung người ta đặt nó gần với họ Atherinidae/bộ Atheriniformes.

Cá đối được phân biệt bởi sự hiện diện của 2 hàng vây lưng tách biệt, miệng nhỏ hình tam giác và không có cơ quan đường bên. Chúng ăn các loại mẩu vụn, và phần lớn các loài có dạ dầy nhiều cơ bắp bất thường cùng họng phức tạp để giúp tiêu hóa
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Phann Ánh

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tám 2018
50
49
26
19
Hà Tĩnh
Trường Marie Curie
Chào các bạn :rongcon12. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về BỘ CÁ ĐỐI nhé :
- Bộ Cá đối (danh pháp khoa học: Mugiliformes) là một bộ cá vây tia. Hiện tại, bộ này chỉ chứa duy nhất một họ là họ Cá đối (Mugilidae), với khoảng 66-80 loài cá đối trong 17 chi
Còn về Họ Cá Đối thì:
- Họ Cá đối (Danh pháp khoa học: Mugilidae) là một họ cá trong Bộ Cá đối (Mugiliformes). Họ Cá đối là một họ cá sinh sống chủ yếu trong môi trường nước mặn hay nước lợ duyên hải nhiệt đới và cận nhiệt đới rộng khắp thế giới, nhưng có vài loài sinh sống trong vùng nước ngọt và cửa sông[1][2]. Họ này có nhiều loài có giá trị kinh tế và khoảng 13 loài được coi là đối tượng trong nuôi trồng thuỷ sản[cần dẫn nguồn]. Cá đối được phân biệt bởi sự hiện diện của 2 hàng vây lưng tách biệt, miệng nhỏ hình tam giác và không có cơ quan đường bên. Chúng ăn các loại mẩu vụn, và phần lớn các loài có dạ dầy nhiều cơ bắp bất thường cùng họng phức tạp để giúp tiêu hóa
280px-Mugil_cephalus_Minorca.jpg

Đặc điểm thì sao nhỉ:
- Các loài cá đối phân bố chủ yếu trong các vùng duyên hải nhiệt đới và ôn đới. Chủ yếu sinh sống trong các vùng nước mặn và nước lợ, nông với độ sâu khoảng 20 m (66 ft) nhưng có một vài loài sống trong nước ngọt, ví dụ Liza abu chỉ sống trong vùng nước ngọt và cửa sông hay cá đối đầu dẹt (Mugil sephalus) có thể bơi sâu vào trong vùng nước ngọt trong đất liền.

Còn gì nữa ko nhỉ :rongcon10
Thôi hết rồi. BYE :rongcon18


 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Chúng mình tiếp tục đến với loài cá trích nha !
Harengula_jaguana.jpg
Đây là một loài cá có giá trị kinh tế lớn, là đối tượng quan trọng của nghề cá thế giới, chúng được đánh bắt, khai thác nhiều để lấy thịt cá trích.
Cá trích là loại cá giống như cá mai nhưng to hơn, da có màu hơi xanh, xương nhỏ, thân dài, mỏng, hai hàm bằng nhau. Cá có răng nhỏ hoặc thiếu, vẩy tròn mỏng, dễ rụng, có loài có vẩy lược, ở sống bụng của cá có răng cưa. Cá trích có tập tính di cư thành đàn lớn. Cá trích sống ở tầng nước mặt, thường không có chỗ ẩn náu, có mình thon dài, vây chẵn phát triển bình thường, khúc đuôi khỏe, bơi nhanh.
Trong tự nhiên, cá trích là cá mồi của các động vật săn mồi như: chim biển, cá heo, sư tử biển, cá voi, cá mập, cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, và các loài cá lớn khác. Đặc biệt Cá trích là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho đại bàng đầu trắng. Cá trích là một trong những nhóm cá xương có mình nhỏ tồn tại được sau thảm họa tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng, chúng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở các môi trường biển. Cá trích hóa thạch tại miền tây Hoa Kỳ nơi 3 bang Colorado, Utah, và Nevada gặp nhau.
Tụ tập thành đàn là đặc điểm chung của các loài cá. Tuy nhiên, cá trích là loài có số lượng con tập trung thành đàn lớn nhất trong số các loài cá. Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu, số lượng con trong đàn cá trích có thể lên đến hàng chục triệu con, bao phủ hàng chục km2. Cá sống thành từng đàn lớn để hạn chế nguy cơ bị ăn thịt hoặc tập trung vào thời gian sinh sản.
Tạm biệt và hẹn gặp lại ở chủ đề sau nha !
@Nguyễn Linh_2006 @nguyễn nhất mai <Yến Vy> @Hồ Nhi
 

Phann Ánh

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tám 2018
50
49
26
19
Hà Tĩnh
Trường Marie Curie
Chào các bạn :rongcon12. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về BỘ CÁ TRÍCH nhé :
- ộ Cá trích (danh pháp khoa học: Clupeiformes) là một bộ cá thuộc lớp Cá vây tia (Actinopterygii). Các họ trong bộ này gồm những cá xương nguyên thủy nhất. Chúng có một vây lưng, vảy tròn, không có đường bên, bong bóng có ống thông với thực quản. Môi trường sống của chúng gồm nước biển, nước ngọt. Hiện tại người ta ghi nhận khoảng 394 loài trong 84 chi thuộc 6-7 họ.
280px-Alosa_fallax.jpg

Đặc điểm sinh học :
- Cá trích là loại cá giống như cá mai nhưng to hơn, da có màu hơi xanh, xương nhỏ, thân dài, mỏng, hai hàm bằng nhau. Cá có răng nhỏ hoặc thiếu, vẩy tròn mỏng, dễ rụng, có loài có vẩy lược, ở sống bụng của cá có răng cưa. Cá trích có tập tính di cư thành đàn lớn. Cá trích sống ở tầng nước mặt, thường không có chỗ ẩn náu, có mình thon dài, vây chẵn phát triển bình thường, khúc đuôi khỏe, bơi nhanh. Trong tự nhiên, cá trích là cá mồi của các động vật săn mồi như: chim biển, cá heo, sư tử biển, cá voi, cá mập, cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, và các loài cá lớn khác. Đặc biệt Cá trích là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho đại bàng đầu trắng. Cá trích là một trong những nhóm cá xương có mình nhỏ tồn tại được sau thảm họa tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng, chúng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở các môi trường biển. Cá trích hóa thạch tại miền tây Hoa Kỳ nơi 3 bang Colorado, Utah, và Nevada gặp nhau. Tụ tập thành đàn là đặc điểm chung của các loài cá. Tuy nhiên, cá trích là loài có số lượng con tập trung thành đàn lớn nhất trong số các loài cá. Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu, số lượng con trong đàn cá trích có thể lên đến hàng chục triệu con, bao phủ hàng chục km2. Cá sống thành từng đàn lớn để hạn chế nguy cơ bị ăn thịt hoặc tập trung vào thời gian sinh sản

Còn về tên gọi thì sao nhỉ :
- Ở Việt Nam, ngư dân thường gọi các loài cá trích mà họ đánh bắt được theo những cái tên rất riêng. Theo đó có hai loại cá trích là cá trích ve và cá trích lầm. Cá trích ve lép mình, nhiều vảy trắng xanh, thịt trắng, thơm, béo nhưng nhiều xương. Cá trích lầm mình tròn, ít vảy, nhiều thịt hơn nhưng thịt cá đỏ và không thơm ngon như trích ve. Ngư dân ở vùng biển miền Trung Việt nam từ Quảng Nam trở vào Lagi (Hàm Tân – Bình Thuận) và Long Hải, Phước Hải của Bà Rịa Vũng Tàu thường gọi tên dân gian cá trích cỡ nhỏ (baby herring) là cá de, khi nó lớn lên thì gọi là cá trích, nó còn được gọi là cá Mắt Tráo.

Còn gì nữa ko nhỉ :rongcon10
Thôi hết rồi. BYE :rongcon18
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
Chào các bạn :rongcon12. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về BỘ CÁ TRÍCH nhé :



ca-trich.jpg


Đặc điểm
Cá trích là loại cá giống như cá mai nhưng to hơn, da có màu hơi xanh, xương nhỏ, thân dài, mỏng, hai hàm bằng nhau. Cá có răng nhỏ hoặc thiếu, vẩy tròn mỏng, dễ rụng, có loài có vẩy lược, ở sống bụng của cá có răng cưa.
Phân bố

Cá trích là một trong những nhóm cá xương có mình nhỏ tồn tại được sau thảm họa tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng, chúng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở các môi trường biển. Cá trích hóa thạch tại miền tây Hoa Kỳ nơi 3 bang Colorado, Utah, và Nevada gặp nhau.
Tập tính

Cá trích sống ở tầng nước mặt, thường không có chỗ ẩn náu, có mình thon dài, vây chẵn phát triển bình thường, khúc đuôi khỏe, bơi nhanh. Cá trích có tập tính di cư thành đàn lớn.
Sinh sản

Phần lớn chúng sống ở biển, nhưng nó ngược vào sông để sinh sản. Con cá sống trong hồ thì nhỏ hơn loài ở biển 2 lần.
Hiện trạng

Cá trích từ biển Quảng Nam ra tới Nghệ An chủ yếu được dùng làm cá sống vì hầu hết ngư dân ở đây (trước năm 2007) đều không ướp đá sau khi đánh bắt (cách bảo quản này không đúng nên cá trích này thường bị tróc da và có màu vàng) làm ra thành phẩm nhìn không đẹp và cá trích là những loại cá thích hợp để chế biến xuất khẩu và làm nước mắm. Giá cá trích khoảng 8.000 đồng/kg.
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Hello mọi người ! Chúng ta lại gặp nhau trong chủ đề mới rồi nè ! Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về loài cá vây tay nha !
ca-vay-tay.jpg
Cá vây tay là cá vây thùy với các vây ức và vây hậu môn mọc trên các cuống nhiều thịt được các xương hỗ trợ và vây đuôi chia thành ba thùy, thùy giữa là sự kéo dài của dây sống. Cá vây tay có vây dạng cosmoid đã biến đổi, nó mỏng hơn vảy dạng cosmoid thực sự, là dạng vảy chỉ tìm thấy ở một số loài cá đã tuyệt chủng. Cá vây tay cũng có một cơ quan cảm nhận điện từ đặc biệt gọi là cơ quan ở mõm ở phía trước của hộp sọ, có lẽ để giúp chúng phát hiện con mồi.
Những con cá vây tay đầu tiên xuất hiện trong các mẫu hóa thạch thuộc giai đoạn giữa kỷ Devon, vào khoảng 410 triệu năm trước.. Các loài cá vây tay tiền sử sống trong nhiều môi trường nước vào cuối Đại Cổ Sinh và thời kỳ Đại Trung Sinh.
Khối lượng trung bình của cá vây tay khoảng 80 kg và chúng có thể dài tới 2 m. Các nhà khoa học tin rằng cá vây tay có thể sống tới 60 năm. Cá vây tay thường sống ở độ sâu khoảng 700m dưới mực nước biển.
Nó là loài động vật còn sống duy nhất được biết là có khớp nối trong sọ có tác dụng, nó gần như tách rời hoàn toàn các nửa trước và sau của hộp sọ từ bên trong. Chỗ uốn cong ở khớp nối này có lẽ trợ giúp cá trong việc tiêu thụ những con mồi lớn. Cá vây tay cũng là loài cá nhớt; các vảy của chúng tiết ra chất nhầy và cơ thể của chúng liên tục ứa ra chất dầu. Chất dầu này là một chất nhuận tràng và gần như không thể ăn thịt chúng được, trừ khi được phơi khô và ướp muối. Vảy của chúng rất thô và được người dân khu vực Comoros dùng làm giấy nhám.
Mắt cá vây tay rất nhạy cảm và có lớp chất phản quang như ở mắt mèo. Cá vây tay gần như không thể bị bắt trong thời gian ban ngày hay những đêm có trăng tròn, do độ nhạy cảm cao của mắt chúng.
Cá vây tay là những kẻ săn mồi cơ hội, chúng săn bắt các loài mực nang, mực ống, lươn dẽ giun, cá mập nhỏ và các khác được tìm thấy ở môi trường sinh sống của chúng cạnh các vách đá ngầm và dốc núi lửa ngầm. Cá vây tay còn được biết với kiểu bơi đầu cắm xuống, giật lùi và ngửa bụng để định vị con mồi của chúng có lẽ là để tận dụng tuyến trên mõm của chúng. Các nhà khoa học cho rằng một trong các lý do để chúng thành công như vậy là do chúng có thể giảm mạnh quá trình trao đổi chất vào bất kỳ lúc nào, chìm xuống các độ sâu mà chúng ít sinh sống hơn và giảm tối đa nhu cầu các chất dinh dưỡng theo kiểu ngủ đông.
Wow ! Thế giới động vật có biết bao điều kì thú phải không nào !
Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong chủ đề sau nhé ! Xin chào và hẹn gặp lại !
------------------------------------------------------------------------------
@Nguyễn Linh_2006 @Chibi Chibi @The Joker
 

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
Chào các bạn :rongcon12. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về BỘ CÁ VÂY TAY nhé :

Coelacanth2.jpg

Cá vây tay có nguồn gốc 360 triệu năm
Đây là một giống cá cổ nhất trên trái đất. Các hóa thạch cho thấy giống cá này đã từng tồn tại trên trái đất từ cách đây 360 triệu năm. Cá vây tay hiện nay so với thủy tổ của nó có thay đổi tiến hóa nhưng không nhiều. Việc bắt được con cá này khiến các nhà khoa học rất thích thú vì họ có trong tay một mẫu cá “hóa thạch sống”.
Con cá vây tay bắt được ở Indonesia vừa qua nặng khoảng 50 kg, dài 1,3 m, có chân. Các nhà khoa học cho biết giống cá này có thể phát triển đạt đến độ dài 2 m, nặng khoảng 90 kg.
Cá vây tay có họ hàng gần gũi với cá phổi (lung fish)-một giống cá vừa có khả năng thở bằng phổi vừa thở bằng mang. Cá vây tay thường sống ở độ sâu từ 200 m đến 1.000 m.
Có 1 chuyện thú vị rằng người ta đã Bắt được cá tưởng đã tuyệt chủng 360 triệu năm trước
Việc bắt được con cá vây tay ở Indonesia làm các nhà ngư học phải sửng sốt vì giới khoa học vẫn tin rằng cá vây tay đã bị tuyệt chủng cùng thời với khủng long. Tài liệu lưu trữ cho thấy năm 1938 ngư dân ở đông Phi bắt được một con cá vây tay tại khu vực ngoài khơi quần đảo Commoros.
Ngư dân kể chuyện bắt cá vây tay
Sáng ngày 19 tháng 5 vừa qua, ngư dân Lahama, 48 tuổi, cùng con trai buông lưới tại khu vực ngoài khơi cửa sông Malalayang gần thành phố Manado trên đảo Sulawesi, Indonesia. Lưới của cha con ngư dân Lahama đánh bắt hải sản ở vùng biển cách bờ khoảng 200 m.
Coelacanth1.jpg
[TBODY] [/TBODY]
Sau khi đã buông tấm lưới dài khoảng 110 m có 3 lưỡi câu, được khoảng 3 phút, ông Lahama nhận thấy lưới có dấu hiệu bắt được nhiều cá. Khi kéo lưới lên, ông thấy rất nặng, đến mức hai cánh tay của cha con ông đau nhừ vì sức kéo ngược trở lại của cá.
Khi đó ông đã nghĩ hay là lưới của mình mắc phải san hô? Hai cha con ngư dân Lahama vật lộn với tấm lưới trong khoảng 30 phút thì kéo được lên đến độ sâu còn khoảng 20 m nước.
Đó là một ngày đẹp trời, sóng yên, trời quang biển lặng, nắng nhẹ. Qua làn nước trong vắt, ông Lahama nhìn thấy một một con cá rất lớn không còn chống cự nữa, ngoan ngoãn chịu để cho cha con người đánh cá kéo lưới lên.
Ông Lahama ngỡ mình nằm mơ khi thấy một con cá rất lạ, to, nằm gọn trong lưới. Hai mắt của con cá này có chất lân tinh ánh lên màu sáng xanh. Đặc biệt là con cá có chân khiến cho hình thù của nó dễ sợ đến mức ngư dân Lahama cho biết nếu bắt được con cá này vào ban đêm ông sẽ rất sợ và phải thả ra đại dương ngay.
Ông Lahama theo cha đi đánh cá từ năm lên 10 tuổi thế mà cho đến nay ông chưa bao giờ được nghe hoặc nhìn thấy con cá lạ như thế. Thấy con cá lớn, ông chắc mẩm sẽ bán được giá cao nên quyết định không kéo cá lên cạn mà quây lưới một góc gần bờ để mọi người được xem con cá lạ.
Giữ được cá lại vì không mê tín
Những ngư dân lớn tuổi nhất vùng được mời đến để nhận diện cá lạ. Nhiều người phán rằng cá có chân là giống cá lạ và rất thiêng, nếu bắt cá này lên người đánh cá sẽ phải gặp điều bất hạnh. Muốn tránh được sự bất hạnh cho người bắt cá lẫn ngư phủ trong vùng, chỉ có mỗi một cách là trả cá về với đại dương.
Coelacanth2.jpg

Ông Lahama vốn là người không mê tín nên quyết định giữ cá này lại. Sau khi bắt lên cạn được khoảng 30 phút cá này vẫn sống sau đó nó được thả xuống vùng bãi biển có lưới quây. Con cá lạ này sống tiếp được 17 giờ thì chết, có thể do không có thức ăn.
Những người đánh cá địa phương đã quay phim và chụp ảnh con cá lạ đang bơi lội ở vùng nước nông, lưu giữ được những hình ảnh rất giá trị trước khi con cá lạ chết. Sau khi đã chết, con cá này được các ngư dân bảo quản trong băng đá lạnh.
Sau khi hỏi kỹ ngư dân Lahama về chuyện bắt được con cá lạ, các nhà khoa học Nhật Bản, Pháp, và Indonesia quyết định giải phẫu con cá này, lấy các mẫu gen để phục vụ nghiên cứu. Hiện nay, con cá lạ đang được bảo quản và sẽ được đưa ra trưng bày tại bảo tàng hải dương học ở Manado, Indonesia.
Coelacanth1.jpg
 

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,248
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác
  • Like
Reactions: Trương Hoài Nam
Top Bottom