TGQT [Minigame] Thế giới động vật

Phann Ánh

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tám 2018
50
49
26
19
Hà Tĩnh
Trường Marie Curie
''Con trâu'' Con vật quen thuộc trong làng quê Việt Nam
Và hôm nay, chúng ta hãy đến với Trâu rừng Châu Phi nhé :
- Trâu châu Phi (tên tiếng Anh: African buffalo hoặc Cape buffalo (trâu Cape), danh pháp hai phần: Syncerus caffer) là một loài trâu bò lớn ở châu Phi.[2] Loài trâu này không có họ hàng gần với trâu nước hoang dã châu Á lớn hơn chút ít, tổ tiên loài vẫn còn chưa rõ ràng. Syncerus caffer caffer, trâu Cape, là phân loài điển hình và lớn nhất, sinh sống ở nam và đông châu Phi. S. c. nanus (trâu rừng rậm) là phân loài nhỏ nhất, thường sống nơi khu vực rừng rậm ở trung và tây châu Phi, trong khi S. c. brachyceros ở tây châu Phi và S. c. aequinoctialis trong xavan trung Phi. Sừng trâu trưởng thành là đặc điểm tiêu biểu của loài, cặp sừng hợp nhất tại bệ góc, tạo thành một lá chắn xương liên tiếp được gọi là một "cái bướu". Trâu được xét là một loài động vật rất dữ tợn, vì chúng húc và giết chết hơn 200 người mỗi năm. Trâu châu Phi không là tổ tiên của bò nhà và chỉ có họ hàng xa với nhiều loài trâu bò lớn khác. Do tính khí không thể đoán trước, khiến trâu châu Phi rất nguy hiểm với con người, trâu châu Phi chưa bao giờ được thuần hóa, không giống trâu nước tại châu Á. Trừ con người, trâu Cape châu Phi có vài loài săn mồi không tính đến sư tử và có khả năng phòng vệ bản thân. Là một thành viên của họ "năm loài thú săn lớn", trâu Cape là chiến lợi phẩm có nhu cầu lớn đối với hoạt động săn bắn
280px-Serengeti_Bueffel1.jpg

Mô tả :
Hộp sọ trâu châu Phi Trâu châu Phi rất cường tráng. Chiều cao bờ vai khoảng từ 1 đến 1,7 m (3,3 đến 5,6 ft) và chiều dài từ đầu đến hết thân khoảng từ 1,7 đến 3,4 m (5,6 đến 11,2 ft). So với các loài lớn khác thuộc phân họ Bovinae, trâu châu Phi có một cơ thể dài nhưng chắc nịch (chiều dài cơ thể có thể vượt qua trâu nước hoang dã, nặng hơn và cao hơn) và chân ngắn nhưng chắc nịch, kết quả trong một chiều cao khi đứng tương đối ngắn. Đuôi dài khoảng 70 đến 110 cm (28 đến 43 in). Trâu đồng cỏ nặng 500 đến 900 kg (1.100 đến 2.000 lb), con đực thường lớn hơn con cái, đạt phạm vi trọng lượng lớn hơn. Trong so sánh, trâu sống nơi rừng rậm, khoảng 250 đến 450 kg (600 đến 1.000 lb), chỉ bằng một nửa kích thước.[4][5] Đầu thấp; đỉnh đầu nằm dưới sống lưng. Các móng phía trước rộng hơn so với phía sau, đó là liên kết với sự cần thiết hỗ trợ trọng lượng của phần phía trước của cơ thể, nó nặng hơn và mạnh mẽ hơn phần lưng. Trâu đồng cỏ có bộ lông màu đen hoặc nâu sẫm tùy lứa tuổi. Trâu đực lớn có vòng tròn màu trắng xung quanh mắt. Trâu cái bộ lông có xu hướng hung đỏ hơn. Trâu rừng rậm thường có màu nâu hơi đỏ với cặp sừng cong ngược và vút nhẹ lên. Nghé con của cả hai loại có bộ lông màu đỏ. Một đặc trưng tiêu biểu của cặp sừng trâu đực châu Phi trưởng thành là sự hợp nhất bệ góc sừng, tạo nên một lá chắn xương liên tiếp được gọi là một "cái bướu". Từ góc sừng, cặp sừng phân tách hướng xuống, sau đó cong nhẹ lên trên và hướng ra ngoài. Trâu đực lớn, khoảng cách giữa hai điểm cuối cặp sừng có thể đạt trên 1 mét. Cặp sừng hình thành hoàn chỉnh khi con vật đến 5 hoặc 6 năm tuổi. Trâu cái, sừng đạt trung bình, nhỏ hơn 10-20% và bướu ít nổi bật. Sừng trâu rừng rậm có kích thước nhỏ hơn so với trâu đồng cỏ, thường đo được ít hơn 40 xentimét (16 in), hầu như không bao giờ hợp nhất.
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Phann Ánh

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tám 2018
50
49
26
19
Hà Tĩnh
Trường Marie Curie
Hello everyone ,chúng ta hãy đến với chủ đề mới nào : CHỦ ĐỀ 50 : CON VỊT
Vịt:

- Là tên gọi phổ thông cho một số loài chim thuộc họ Vịt (Anatidae) trong bộ Ngỗng (Anseriformes). Các loài này được chia thành một số phân họ trong toàn bộ các phân họ thuộc họ Anatidae. Vịt chủ yếu là một loài chim nước, sống được ở cả vùng nước ngọt lẫn nước mặn, có kích thước nhỏ hơn so với những loài bà con của chúng là ngan, ngỗng, và thiên nga. Vịt có chiếc mỏ dẹp rất lợi hại trong việc bắt các loài sinh vật nhỏ sống dưới nước như thực vật thủy sinh, côn trùng, các động vật lưỡng cư, động vật thân mềm có kích thước nhỏ như sò hến…; ngoài ra, cỏ, các loài thực vật dưới nước cũng là thức ăn khoái khẩu của loài vịt. Tuy nhiên, đôi lúc, vịt cũng thường hay quấy nhiễu những "người họ hàng" xung quanh như chim lặn, gà nước, sâm cầm... Phần lớn loài vịt thường không bay được vào thời kỳ thay lông, chúng phải nhờ những bà con bảo vệ, cung cấp đầy đủ thức ăn trong suốt thời gian này. Để an toàn hơn nữa, loài vịt có thói quen di trú trước khi bước vào gian đoạn thay lông. Một vài loài vịt sinh sản ở những vùng ôn hòa, Bắc Cực, thường di cư; số khác ở vùng nhiệt đới cũng có thói quen này, tuy nhiên tất cả các loài vịt đều có tập tính này. Loài vịt đặc trưng ở Úc, nơi có những cơn mưa lớn thất thường, rất thích đến ở những hồ, ao nhỏ để tránh các cơn mưa nặng hạt.
280px-Ducks_in_plymouth%2C_massachusetts.jpg

Còn về món ăn thì sao nhỉ : Vịt quay Bắc Kinh :eek:
- Vịt quay Bắc Kinh (giản thể: 北京烤鸭, phồn thể: 北京烤鴨; bính âm: Běijīng kǎoyā) là một món ăn đặc sản nổi tiếng từ Đông Bắc Trung Quốc, đặc biệt là ở Bắc Kinh. Được làm từ nguyên liệu là vịt Bắc Kinh
- Đặc trưng của món vịt quay là da vịt mỏng, giòn, màu vàng sậm. Nhiều nhà hàng phục vụ món da và món thịt riêng. Vịt Bắc Kinh to, béo sau khi được quay trong lò lửa lớn được nhà hàng lạng lấy thịt và da phục vụ cho khách, riêng phần xương còn lại được hầm để nấu món súp. Lai lịch món này có lẽ từ thời nhà Nguyên (1206-1368). Đến đầu thế kỷ 15, món này đã nổi tiếng được các vua chúa nhà Minh ưa thích. Vịt quay Bắc Kinh cùng với Kinh kịch được người Bắc Kinh tự hào coi là thương hiệu riêng khi đề cập đến văn hóa Bắc Kinh cho người nước ngoài.
Muốn ăn vịt quay Bắc Kinh đúng chuẩn ở Sài Gòn, hãy ghi nhớ 5 địa ...
 

namnam06

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng chín 2018
1,147
894
151
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Hehe, có bạn nào mà không biết con vịt không ta? :rongcon10:rongcon10:rongcon10
Thôi, ta cùng đến với chủ đề mới nào! CHỦ ĐỀ 50: CON VỊT!
Và hôm nay, mình sẽ viết về CON LE LE
Vịt cổ xanh hay le le (danh pháp hai phần: Anas platyrhynchos), có lẽ là loài vịt được biết đến nhất và dễ nhận ra nhất, sinh sống trên khắp các vùng ôn đới và cận nhiệt đới tại Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, New Zealand (hiện là loài vịt phổ biến nhất tại đây) và Úc. Ở các vùng phía bắc, vịt cổ xanh di cư vào mùa đông. Ví dụ, ở Bắc Mỹ, vào mùa đông, vịt cổ xanh di cư về Mexico.

280px-Ducks_in_plymouth%2C_massachusetts.jpg

Vịt cổ xanh được cho là tổ tiên của tất cả các giống vịt nhà. Tức là mấy con vịt nhà bây giờ gọi nó là ông tổ đấy! Chỉ khác là ông tổ này biết bay, còn cháu chắt thì quá kém, chỉ biết bơi!
1024px-Male_mallard3.jpg

Hiệp ước bảo tồn chim nước di cư Á-Âu-Phi (Agreement on the Conservation of African-Eurasian Migratory Waterbirds - AEWA) áp dụng cho vịt cổ xanh, mặc dù nó thuộc nhóm ít được quan tâm.

upload_2018-10-26_8-11-50.jpeg
Le le mái có bộ lông sậm, nhìn như lông của những chú chim sẻ, phần cánh có một số vùng lông xanh.
Ở le le trống, cánh có phối màu lam, đen, trắng, cổ có màu xanh.
800px-Mallard_speculum.jpg

Cũng như các loài khác, vẻ đẹp của con trống là nhằm kiếm bạn tình, vẻ xấu xí của chim mái giúp nó ẩn mình vào đất, có thể bảo vệ đàn con!
Đặc biệt, vịt cổ xanh là loài vịt lớn nhất thế giới!
Vịt cổ xanh bay với vận tốc 88.5km/h, mùa đông chúng di cư từ phương Bắc tới phương Nam để tránh rét và việc khan hiếm thức ăn.
images

Thời gian giao phối của vịt cổ xanh diễn ra vào mùa xuân, con cái chỉ có duy nhất một bạn tình trong khi đó con đực thì có nhiều hơn. Con cái làm tổ trên mặt đất và đẻ từ 8-13 quả trứng có màu xanh xám. Giai đoạn trứng nở kéo dài từ 23-30 ngày.
images
\
1024px-Female_mallard_nest_-_natures_pics_edit2.jpg

Tuy nhiên, vịt cổ xanh thay lông sau mùa sinh sản, chính vì vậy chúng dễ bị tấn công trong suốt thời gian này vì không thể bay được.
Quả là tội nghiệp!:rongcon4:rongcon4:rongcon4:rongcon4:rongcon4:rongcon4:rongcon4:rongcon4
Sau khi nở, những quả trứng sễ thành thế này! Cute quá!
1024px-Mallard_ducklings.jpg

Thôi, bài viết của mình đến đây là hết rồi, cảm ơn mọi người đã xem!:rongcon18:rongcon18:rongcon18
@Tử Bàn , @duychien194@gmail.com @Tú Hoàng .. vào đây cho đông vui với!
 
  • Like
Reactions: Tú Hoàng ..

phamkimcu0ng

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
9 Tháng mười 2018
1,683
7,939
561
Cà Mau
Trường trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thành
Đà điểu châu Phi nặng từ 90 đến 130 kg (200 đến 290 pound). Một số đà điểu trống đã được ghi nhận là có thể nặng đến 155 kg (340 pao). Đà điểu trống trưởng thành có lông chủ yếu là màu đen với một vài điểm trắng ở cánh và đuôi. Đà điểu mái và con non có màu xám nâu nhạt với vài đốm trắng. Đà điểu trống dùng đôi cánh nhỏ do thoái hóa của nó để múa gọi bạn tình và che chở cho đà điểu con. Bộ lông của chúng mềm và khác biệt so với lông vũcủa loài chim bay. Vẫn còn những cái móng trên hai cánh của chúng. Cặp chân khỏe của chúng không có lông. Chân có hai ngón với một ngón lớn hơn trông giống như móng ngựa. Điểm độc đáo này giúp cho khả năng chạy của đà điểu. Với lông mi rậm và đen, cặp mắt của đà điểu lớn nhất trong các loài động vật trên cạn còn sống.
thay-gi-trong-cat.jpg
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Tống Huy

namnam06

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng chín 2018
1,147
894
151
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Chào mọi người ! :D Ai hóng chủ đề hôm nay không nhỉ ?:Tonton11
CHỦ ĐỀ 51 : CON ĐÀ ĐIỂU
(Các bạn hãy đăng hình ảnh của một loài vật và viết một đoạn văn về động vật đó)​
@namnam06
@Phann Ánh
@Dương Sảng @Trương Hoài Nam
@Shmily Karry's
@Asuna Yuuki
Chào mọi người! :D Hôm nay chúng ta sẽ đến với chủ đề mới!
CHỦ ĐỀ 51 : CON ĐÀ ĐIỂU
Bộ Đà điểu (danh pháp khoa học: Struthioniformes) là một nhóm các loài chim lớn, không bay có nguồn gốc Gondwana, phần lớn trong chúng hiện nay đã tuyệt chủng. Không giống như các loài chim không bay khác, các loài đà điểu không có xương chạc trên xương ức của chúng và như thế thiếu nơi neo đủ mạnh cho các cơ cánh của chúng, vì thế chúng không thể bay được mặc dù chúng có các cánh phù hợp cho việc bay lượn.
Phần lớn khu vực đại lục Gondwana cổ đã do các loài đà điểu chiếm lĩnh, hoặc có chúng cho đến thời gian tương đối gần đây.
300px-Struthio_camelus_in_Serengeti_crop.jpg

Vì có nhiều loài đà điểu, mình sẽ chỉ đề cập đến: ĐÀ ĐIỂU ÚC
Còn gọi là chim Emu, tên khoa học là Dromaius novaehollandiae, thuộc họ Casuariidae của bộ Đà điểu.
280px-Emoe.jpg

Chúng sống trên các thảo nguyên châu Úc, phân bố từ vùng Đông Úc đến vùng Tasmania. Trọng lượng trung bình khoảng từ 40 kg đến 50 kg, đầu và cổ có lông, chân có 3 ngón. Thức ăn chủ yếu là thực vật và động vật nhỏ.
800px-Baby_Emu.jpg

Chúng khá giống với đà điểu châu Phi nhưng hoàn toàn không có họ với loài chim chạy xứ nóng.
Nhiều nơi ở Úc châu đã thuần dưỡng loài chim này và chúng có thể sống chung với con người. Chúng là loài ăn tạp, có thể xơi bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, món ăn ưa thích của chúng là ngô, khoai, bí và một số loại ngũ cốc khác. Chúng cũng xơi cả các loài động vật, côn trùng.
emu8_6bfaf.jpg

Giống với đà điểu, chúng là loài chim chạy đầy sức mạnh của vùng đồng bằng và các cánh rừng Úc châu. Khi chạy nước rút, chúng đạt tốc độ 50km/h. Điều đặc biệt là loài chim này thích dầm trong nước, và chúng có thể bơi lội rất tốt.
emu1_c02c7.jpg

Ở mỗi vùng Úc châu lại có một loài emu với màu sắc khác nhau, phù hợp với môi trường xung quanh để ngụy trang. Cấu trúc lông của chúng có tác dụng cản nhiệt rất tốt, nên chúng có thể hoạt động bình thường trong điều kiện nhiệt độ nóng, lạnh.
Chúng có thể di chuyển rất xa để tìm thức ăn và nước. Chúng xơi cả đá, sỏi, mảnh thủy tinh, kể cả kim loại để nghiền thức ăn trong dạ dày.
upload_2018-11-2_8-4-56.jpeg
Theo các nhà khoa học, từ một loài chim biết bay, emu đã trở thành một loại chim chỉ biết chạy. Cặp cánh vốn khổng lồ của chúng ít được sử dụng nên đã thoái hóa và chỉ còn lại hai đoạn cánh cụt. Loài emu sống thành từng đàn và có mặt ở hầu hết các vùng của châu Úc.
images

Chúng là loài có bản tính tò mò, lại hay phá phách, nên dễ bị tóm.
Thổ dân châu Úc chỉ việc chui vào bụi rậm ngồi huýt sáo. Nghe thấy tiếng huýt sáo, chúng không hiểu là tiếng gì, nên mò lại xem, thế là bị tóm sống. Thậm chí, thổ dân trèo lên cây, treo quả bóng vào dây, rồi thả xuống lúc lắc. Chúng tò mò lại ngó, thế là sập bẫy.
images

Quả là một loài chim kì lạ!
Thôi, bài viết của mình đến đây là hết rồi, hẹn gặp lại nha! :Chuothong13:Chuothong13
@Thiên Thuận @Phann Ánh @thienhac28@gmail.com
 
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng

Tử Bàn

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng chín 2018
239
124
51
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Xin chào tất cả mọi người, sau đây chúng ta sẽ đến với chủ đề 51: Đà điểu
Đà điểu Nam Mỹ
Khái quát :
- Đà điểu Nam Mỹ có kích thước cơ thể nhỏ hơn đà điểu châu Phi nhưng lớn hơn đà điểu châu Úc. Thức ăn chủ yếu là các loài thực vật và sâu bọ.
- Đà điểu Nam Mỹ là các loài chim lớn không biết bay với bộ lông xám-nâu, các chân dài và cổ cũng dài, trông tương tự như đà điểu châu Phi.
- Cánh của chúng là lớn đối với chim không biết bay và xòe rộng ra khi chạy, có vai trò giống như cánh buồm. Không giống như phần lớn các loài chim khác, đà điểu Nam Mỹ chỉ có 3 ngón chân. Xương cổ chân của chúng có các tấm nằm ngang ở phía trước nó. Chúng cũng tích nước tiểu tách biệt trong phần mở rộng của lỗ huyệt
Chi tiết
- Đà điểu Nam Mỹ lớn
Đà điểu Nam Mỹ lớn

[TBODY] [/TBODY]

Rhea americana
Đà điểu Nam Mỹ lớn (tên khoa học Rhea americana) là một loài chim trong họ Rheidae. Đây là một trong hai loài của chi Rhea, trong họ Rheidae, loài đà điểu này là loài đặc hữu củ Argentina, Bolivia, Brasil, Paraguay và Uruguay. . Chúng sinh sống ở một loạt các khu vực mở, chẳng hạn như đồng cỏ, thảo nguyên hoặc các vùng đất ngập nước cỏ. Trọng lượng 50–55 pound (23–25 kg), đây loài chim lớn nhất ở Nam Mỹ. Trong tự nhiên chúng có tuổi thọ lên đến 10,5 năm. Nó cũng đáng chú ý bởi thói quen sinh sản của nó, và thực tế là một nhóm đã thiết lập ở Đức trong những năm gần đây.
%C4%90a-%C4%91i%E1%BB%83u-nam-m%E1%BB%B9-l%E1%BB%9Bn-75743.jpg



- Đà điểu Nam Mỹ nhỏ
800px-Pterocnemia_pennata_qtl1.jpg

- Đà điểu Nam Mỹ nhỏ ( Rhea pennata ) là một loài chim trong họ Rheidae. Loài này được tìm thấy ở Altiplano và Patagonia, Nam Mỹ.
- Loài chim này cao 90–100 cm (35–39 in). Chiều dài là 92–100 cm (36–39 in) và trọng lượng là 15–28,6 kg (33–63 lb) Nó có mỏ và đầu nhỏ, mỏ dài 6,2 đến 9,2 cm (2,4 đến 3,6 in), nhưng có chân dài và cổ dài. Nó có cánh khá lớn hơn các loài khác trong chi. Nó có thể chạy với tốc độ lên tới 60 km/h (37 mph), giúp nó chạy trốn khỏi kẻ săn mồi.
Hi vọng bài viết có ích cho mọi người :Tuzki31
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,245
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
hello mọi người hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về CHỦ ĐỀ 52 : CON CHIM BỒ CÂU
Đặc biệt là bồ câu VN NHÉ
Bồ câu Việt Nam
hay còn gọi là bồ câu ta, bồ câu nội, bồ câu VN1 là một giống bồ câu NHÀ có nguồn gốc nội địa ở VN , chúng phân bố rãi rác khắp Việt Nam. Hiên nay, giống bồ câu ta (bồ câu VN1) được VN công nhận là vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh rộng rãi tại Việt Nam
300px-B%E1%BB%93_c%C3%A2u_Vi%E1%BB%87t_Nam%2C_B%C3%ACnh_H%C6%B0ng_H%C3%B2a_A%2C_B%C3%ACnh_T%C3%A2n.jpg


Đặc điểm


Mô tả

Màu lông không đồng nhất, chủ yếu màu lông đen, trắng, nâu, khoang, xanh nhạt, cườm trắng. Bồ câu ta là loài chim có nhiều biến dị về màu lông, xanh nhạt, xanh thẩm, trắng , nâu nhạt, lông cườm trắng hoặc lốm đốm, nhìn chung Màu lông không đồng nhất, chủ yếu màu lông, đen, trắng, nâu, khoang, xanh nhạt, cườm trắng. Chim bồ câu ta chỉ đạt khối lượng từ 300-400gam/con, trung bình đạt 350-400 gam lúc trưởng thành. Chim trống thường có khối lượng lớn hơn chim mái, mình dày, cơ bắp lớn hơn, đầu và chân to hơn chim mái. Bồ câu ta năng suất thịt còn thấp, nhưng thịt bồ câu ta ngon và bổ, thịt chắc, thơm ngon khi bồ câu ra ràng hay ra giàng (28 ngày tuôi), thịt chứa 17,5% protein, 3% lipit.. Trong chọn giống nên chọn chim bồ câu giống không có dị tật, nhanh nhẹn, có lông bụng dày mượt
280px-Homing_pigeon.jpg

Sinh trưởng

Chim sinh trưởng khỏe, khá mắn đẻ, mỗi năm đẻ 5-6 lứa và trung bình mỗi năm đẻ 6-7 lứa, khối lượng trứng từ 16-18gam/quả, đẻ từ 5-6 lứa/năm, sản lượng trứng đạt 10-12 quả/mái/năm.trong chăn nuôi chim bồ câu thường đẻ 8 lứa/1 năm, mỗi lứa được 2 trứng. Thời gian ấp trứng 15 ngày là nở và nuôi cho đến 1 tháng là có thể xuất bán. Chim mới nở nặng 12-16 gam, trên thân mình rất ít lông tơ, ít cử động, mắt nhắm nghiền, không tự mổ được thức ăn mà phụ thuộc vào sự mớm mồi cửa chim bố và chim mẹ bằng sữa diều và sau 7-8 ngày là hỗn hợp sữa và hạt, từ 12 ngày trở đi hoàn toàn là hạt. Sau 30 ngày tuổi chim con đạt khối lượng 350-370 gam. Thời kỳ đầu (0-12 ngày tuổi) chim lớn rất nhanh, sau đó chậm lại.
Tập tính ăn
51ab66afcce825b67cf9.jpg


Thức ăn của chim bồ câu ta chủ yếu là đậu lúa gạo rất đơn giản chỉ là lúa, không tốn kém như các loài vật nuôi khác. Trong quá trình nuôi chim, tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng mà có chế độ ăn khác nhau, nếu chim trong thời kỳ sinh sản cần cho chúng ăn thêm thức ăn CN, nhằm bổ sung khoáng chất và vitamin. Việc nuôi bồ câu ta chủ yếu theo hình thức thả tự do, thả rông tại nhiều vùng quê hay duy trì mô hình nuôi bồ câu thả tự do.
Chăn nuôi

Kỹ thuật

Nuôi chim bồ câu không khó, không mất nhiều thời gian chăm sóc, chi phí nuôi thấp, mà lợi nhuận thu về rất khả quan. Để nuôi chim bồ câu đạt hiệu quả cao thì khâu quan trọng nhất là chọn giống. Chuồng nuôi cần phải thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, phải có mái che nhưng cũng phải có đủ ánh sáng mặt trời, có ổ cho chim mái đẻ trứng và phải thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi.
Không nên nuôi chim với mật độ dày, đối với chim sinh sản mật độ nuôi sáu con/m2, chim trưởng thành 10 con/m2. Nếu nuôi chim lấy thịt thì tách mẹ từ 15-18 ngày, còn chim làm giống thì sau 1 tháng mới tách khỏi mẹ. Quan tâm đến thời gian cho ăn, nên cho chim ăn ngày 2 lần vào một thời điểm nhất định buổi sáng 8h và buổi chiều 16h đẻ tập thói quen cho chim cứ đến giờ là bay về để ăn, cần làm máng cho chim uống nước và phải thay nước sạch thường xuyên.
Tình hình

Bồ câu ta không phải là vật nuôi mới, nhưng với ưu điểm dễ nuôi, chi phí thấp và cho thu nhập cao, bền vững, đây là vật nuôi có nhiều triển vọng. Chúng được nuôi nhiều theo hình thức thả rông.
BỒ CÂU TRÔNG THẬT ĐÁNG YÊU PHẢI KO NÀO
THÔI, HẸN GẶP LẠI CÁC BẠN TRONG CHỦ ĐỀ TỚI NHA
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Beo1206

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
11 Tháng mười 2017
2,347
3,063
474
18
Vĩnh Phúc
THPTXH
Như các cậu biết , bồ câu là biểu tượng của hòa bình . Vậy , để tìm hiểu rõ hơn về loài chim này , hãy cùng tớ tham gia topic này nhé =))

Bồ câu (danh pháp: Columbidae) là một họ thuộc bộ Bồ câu (Columbiformes), bao gồm khoảng 300 loài chim cận chim sẻ. Tên gọi phổ biến của các loài trong họ này là bồ câu, cu, cưu, gầm ghì. Các loài trong họ này phổ biến rộng khắp thế giới, ngoại từ sa mạc Sahara và châu Nam Cực, nhưng có sự đa dạng lớn nhất tại các khu vực sinh thái Indomalaya và Australasia.

Đặc điểm

Thân nhiệt chim bồ câu ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi; chim bồ câu là động vật hằng nhiệt.
Thân chim hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay. Da khô phủ lông vũ. Lông vũ bao phủ toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh, đuôi chim (vai trò bánh lái). Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có chùm sợi lông mảnh tạo thành lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
  • Cánh chim khi xòe ra tạo thành một diện tích rộng quạt gió, khi cụp lại thì gọn áp vào thân.
  • Chi sau có bàn chân dài ba ngón trước, một ngón sau, đều có vuốt, giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.
  • Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng, làm đầu chim nhẹ. Cổ dài, đầu chim linh hoạt, phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông. Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông làm lông mịn, không thấm nước.

582px-Emerald_Dove.JPG


Cu luồng (Chalcophaps indica), loài bản địa khu vực nhiệt đới miền nam châu Á và Australia
Di chuyển

  • Chim bồ câu cũng như nhiều loài chim khác chỉ có kiểu bay vỗ cánh như chim sẻ, chim ri, chim khuyên, gà...
a) Khi chim cất cánh chân chim khuỵu xuống, cánh chim dang rộng đưa lên cao, tiếp theo cánh chim đập mạnh xuống, cổ chim vươn ra, chân chim duỗi thẳng đập mạnh vào giá thể làm chim bật cao lên.
b) Khi chim hạ cánh, cánh chim dang rộng để cản không khí, chân chim duỗi thẳng chuẩn bị cho sự hạ cánh được dễ dàng.

Các tư thế bay vỗ cánh của chim bồ câu

  • Khi chim bay thân nằm xiên, đuôi xòe ngang, cổ vươn thẳng về phía trước, chân duỗi thẳng áp sát vào thân, cánh mở rộng đập liên tục từ trên xuống dưới, từ trước về sau. Sau đó chim nâng cánh bằng cách gập cánh lại, rồi nâng lên làm giảm sức cản của không khí. Khi chim đập cánh, phía ngoài cánh hạ thấp hơn phía trong thì cánh không những được không khí nâng lên mà chim còn được đẩy về phía trước.

Fantail%28silver_barred%29.jpg


Bồ câu đuôi quạt

Họ Columbidae

Phân họ Columbinae – bồ câu điển hình

  • Chi Columba, gồm cả Aplopelia – bồ câu Cựu thế giới (33-34 loài còn sinh tồn, 2-3 loài mới tuyệt chủng gần đây)
  • Chi Streptopelia, gồm cả Stigmatopelia và Nesoenas – chim cu, cu sen, cu ngói, cu cườm v.v (14-18 loài còn sinh tồn)
  • Chi Patagioenas – bồ câu Mỹ; trước đây gộp trong Columba (17 loài)
  • Chi Macropygia (10 loài)
  • Chi Reinwardtoena (3 loài)
  • Chi Turacoena (2 loài)
Phân họ không tên – cu cánh hoàng đồng và họ hàng
  • Chi Turtur – bồ câu rừng châu Phi (5 loài; đặt vào đây không chắc chắn)
  • Chi Oena – bồ câu Namaqua (đặt vào đây không chắc chắn)
  • Chi Chalcophaps (2 loài cu luồng)
  • Chi Henicophaps (2 loài)
  • Chi Phaps (3 loài)
  • Chi Ocyphaps – bồ câu mào
  • Chi Geophaps (3 loài)
  • Chi Petrophassa – bồ câu đá (2 loài)
  • Chi Geopelia (3–5 loài)
Phân họ Leptotilinae – bồ câu Zenaida và họ hàng
  • Chi Zenaida (7 loài)
  • Chi Ectopistes – bồ câu Passenger (tuyệt chủng; 1914)
  • Chi Leptotila (11 loài)
  • Chi Geotrygon – bồ câu cút (16 loài)
  • Chi Starnoenas – bồ câu Cuba đầu lam
Phân họ Columbininae – cu đất Mỹ
  • Chi Columbina (7 loài)
  • Chi Claravis (3 loài)
  • Chi Metriopelia (4 loài)
  • Chi Scardafella – có lẽ thuộc về chi Columbina (2 loài)
  • Chi Uropelia – cu đất đuôi dài
Phân họ không tên – cu đất Ấn Độ-Thái Bình Dương
  • Chi Gallicolumba (16-17 loài còn sinh tồn, 3-4 loài mới tuyệt chủng)
  • Chi Trugon – cu đất mỏ dày
Phân họ Otidiphabinae – bồ câu gà lôi
  • Chi Otidiphaps – bồ câu gà lôi
Phân họ Didunculinae – bồ câu mỏ răng
  • Chi Didunculus – bồ câu mỏ răng
Phân họ Gourinae – quan cưu
  • Chi Goura (3 loài)
Phân họ không tên ("Treroninae"?) – gầm ghì và bồ câu lục, bồ câu ăn quả
  • Chi Ducula – gầm ghì (36 loài)
  • Chi Lopholaimus – bồ câu Topknot
  • Chi Hemiphaga (2 loài)
  • Chi Cryptophaps – bồ câu Sombre
  • Chi Gymnophaps – bồ câu núi (3 loài)
  • Chi Ptilinopus – bồ câu ăn quả (khoảng 50 loài còn sinh tồn, 1-2 loài mới tuyệt chủng)
  • Chi Natunaornis – bồ câu lớn Viti Levu (Hậu kỷ đệ Tứ)
  • Chi Drepanoptila – bồ câu lông chẻ
  • Chi Alectroenas – bồ câu lam (3 loài sinh tồn)
Phân họ Raphinae – chim Dodo và họ hàng
  • Chi Raphus – chim Dodo (tuyệt chủng; cuối thế kỷ 17)
  • Chi Pezophaps – đô đô Rodrigues (tuyệt chủng; khoảng năm 1730)
Vị trí chưa được giải quyết
  • Chi Caloenas – bồ câu Nicobar
  • Chi Treron – chim cu xanh (23 loài)
  • Chi Phapitreron – bồ câu nâu (3 loài)
  • Chi Leucosarcia – bồ câu Wonga
  • Chi Microgoura – bồ cau mào Choiseul (tuyệt chủng; đầu thế kỷ 20)
  • Chi Dysmoropelia – bồ câu St Helena (tuyệt chủng)
  • Chi chưa xác định
  • bồ câu cổ đảo Henderson, Columbidae chi không rõ loài mơ hồ (gen. et sp. indet., Hậu kỷ đệ Tứ)

Trong Do Thái giáo và Kitô giáo, con chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình bởi vì theo Kinh Thánh, nó đã đem cành ô liu báo hiệu cho con tàu Nô-ê rằng Thiên Chúa đã thôi cơn thịnh nộ. Bên cạnh đó, Tân Ước cũng ghi nhận chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh thần, xuất hiện như một biểu tượng cơ bản của sự trong sáng, sự chất phác, sự hòa thuận, sự hy vọng. Ngoài ra, bồ câu còn biểu thị cho sự thăng hoa của bản năng và đặc biệt là sự thăng hoa của ái tình (éros).

Một điều hiển nhiên trong quan niệm thế giới ngày nay, con chim bồ câu là biểu tượng cho sự hòa bình, yên vui và hạnh phúc, và hình tượng đó ăn sâu vào tiềm thức của tất cả mọi người, qua từng thế hệ và qua từng cuộc chiến tranh, tuy rằng hình tượng chim bồ câu chỉ mới chính thức trở thành biểu tượng hòa bình sau Chiến tranh thế giới II. Trong các sự kiệm phản chiến hay đấu tranh vì tự do, hòa bình thì chúng ta không lạ khi thấy những con chim bồ câu được trang trí trên những biểu ngữ, cờ và áo... nó tượng trưng cho một sự nỗ lực vì hòa bình của nhân loại.

Oa :> Cũng muộn rồi , tớ xin 'tạm' dừng bài viết ở đây nhé :> Chúc các cậu ngủ ngon mơ đẹp nà :33
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tử Bàn

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng chín 2018
239
124
51
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Xin chào mọi người, sau đây chúng ta sẽ đến với chủ đề 52: Chim bồ câu
- Khái quát: Bồ câu (Columbidae) là một họ thuộc bộ bồ câu (Columbiformes), bao gồm khoảng 300 loài chim cận chim sẻ. Tên gọi phổ biến của các loài trong họ này là bồ câu, cu, câu, gầm ghì. Các loài trong họ này phổ biến rộng khắp thế giới, ngoại từ sa mạc Sahara và châu Nam Cực, nhưng có sự đa dạng lớn nhất tại các khu vực sinh thái Indomalaya và Australia .
- Đặc điểm chúng
+Thân nhiệt chim bồ câu ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi; chim bồ câu là động vật hằng nhiệt.
+Thân chim hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay. Da khô phủ lông vũ. Lông vũ bao phủ toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh, đuôi chim (vai trò bánh lái). Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có chùm sợi lông mảnh tạo thành lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
  • Cánh chim khi xòe ra tạo thành một diện tích rộng quạt gió, khi cụp lại thì gọn áp vào thân.
  • Chi sau có bàn chân dài ba ngón trước, một ngón sau, đều có vuốt, giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.
  • Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng, làm đầu chim nhẹ. Cổ dài, đầu chim linh hoạt, phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông. Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông làm lông mịn, không thấm nước.
- Di chuyển chủ yếu: bay
+ Tư thế bay:
  • Khi chim bay thân nằm xiên, đuôi xòe ngang, cổ vươn thẳng về phía trước, chân duỗi thẳng áp sát vào thân, cánh mở rộng đập liên tục từ trên xuống dưới, từ trước về sau. Sau đó chim nâng cánh bằng cách gập cánh lại, rồi nâng lên làm giảm sức cản của không khí. Khi chim đập cánh, phía ngoài cánh hạ thấp hơn phía trong thì cánh không những được không khí nâng lên mà chim còn được đẩy về phía trước.
- Trong Do Thái giáo và Kitô giáo, con chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình. Ngoài ra, bồ câu còn biểu thị cho sự thăng hoa của bản năng và đặc biệt là sự thăng hoa của ái tình (éros).
220px-Peace_dove.svg.png

Chi tiết
- Bồ câu hoàng đế Ducula bicolor là một loài chim bồ câu tương đối lớn. Nó được tìm thấy trong rừng, rừng, rừng ngập mặn, rừng trồng và cây bụi ở Đông Nam Á. Là giống bồ câu cho thịt nổi tiếng trên thế giới. Lông có màu trắng thuần, xanh lam thuần, màu đỏ thẫm, màu dây thép xám, màu đen thuần, màu đỏ thuần, màu xen kẽ đen trắng. Bồ câu vua thường dùng thì loại màu trắng chiếm đa số, thông thường có hai loại bồ câu vua trắng và bồ câu vua bạc. Khi trưởng thành, bồ câu trống có trọng lượng đạt 800 – 1000 gram, bồ câu cái đạt 700 – 800 gram; mỗi năm sinh sản 6 – 8 đôi bồ câu con. 4 tuần tuổi trọng lượng bồ câu con đạt 600 – 800 gram.
300px-Pied_Imperial-pigeon_-_melbourne_zoo.jpg

- Quan cưu Victoria:
Chúng là một loài chim bồ câu có màu xám xanh, lớn mào màu xanh giống như đăng ten, ngực và mống mắt nâu đỏ. Đây là loài chim cu hay bồ câu lớn nhất, dài từ 70–75 cm, nặng từ 2-2.5 kg với kích thước tối đa là 80 cm và nặng 3.5 kg. Một trong ba loài bề ngoài tương tự như của chim bồ câu này là quan cưu phương tây, quan cưu phương nam, quan cưu Victoria phân bố trong vùng đồng bằng và rừng đầm lầy ở miền bắc New Guinea và các đảo xung quanh. Chế độ ăn uống của nó bao gồm chủ yếu các loại trái cây, sung, hạt giống và vật không xương sống. Con mái thường đẻ một quả trứng duy nhất màu trắng.
280px-Bristol.zoo.victoria.crowned.pigeon.arp.jpg

Bài viết đến đay là kết thúc, kính cảm ơn sự theo dõi của các bạn. :Tuzki3
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

namnam06

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng chín 2018
1,147
894
151
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Chào mọi người ! :D Ai hóng chủ đề hôm nay không nhỉ ?:Tonton11
CHỦ ĐỀ 52 : CON CHIM BỒ CÂU
(Các bạn hãy đăng hình ảnh của một loài vật và viết một đoạn văn về động vật đó)​
@namnam06
@Tử Bàn
@Tam Cửu
@Trương Hoài Nam
@Phann Ánh
@Shmily Karry's
@Đình Hải
Chào mn, ta cùng đến với chủ đề mới cùng mình nào! :D
CHỦ ĐỀ 52 : CON CHIM BỒ CÂU
Và để tham gia, chúng ta hãy đến với: BỒ CÂU NHÀ!
Bồ câu nhà (Danh pháp khoa học: Columba livia domestica) là những loại bồ câu có nguồn gốc từ Gầm ghì đá và được con người thuần dưỡng từ rất sớm tại Lưỡng Hà và Ai Cập cổ đại. Bồ câu nhà được nuôi như một loại gia cầm để lấy thịt bồ câu, dùng để làm bồ câu cảnh, bồ câu đưa thư hay nuôi như thú cưng. Chim bồ câu đã được nuôi dưỡng từ lâu, những năm gần đây đã được người dân nuôi nhiều để giết thịt, ở một số nước Châu Âu, Mỹ, người ta không giết thịt chim bồ câu). Người ta phân chia chim Bồ Câu làm ba loại hình: Chim nuôi thịt, chim cảnh, chim đưa thư. Trên thế giới có khoảng 150 giống (nòi) bồ câu khác nhau.
280px-Homing_pigeon.jpg

Chăn nuôi
Bồ câu nhà được nuôi tại nhiều nước, đây là loài gia cầm tương đối dễ nuôi. Nuôi chim bồ câu không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc, chi phí cao mà hiệu quả nhanh. Chim bồ câu siêu thịt, có thể nặng từ 1,2 kg trở lên, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh, sinh sản tốt. Một số giống bồ câu nhà có thể tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp dư thừa như: đậu nành xấu, ngô, lõi ngô, rau cỏ đem nghiền thành cám viên cho chim bồ câu ăn. Chim bồ câu nhà đòi hỏi chuồng nuôi thoáng mát.
upload_2018-11-4_9-25-41.jpeg
Việc nuôi chim bồ câu nhà trong trại có nhiều tiện lợi, không những thời gian có ánh nắng dài, mà còn có thể lợi dụng tia tử ngoại để diệt khuẩn. Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng. Sự đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh sáng nhưng sự ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ánh sáng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Tạo thói quen, dù có đi ăn xa khi đến giờ ăn chim rủ nhau về nhà để ăn thức ăn quen thuộc.
upload_2018-11-4_9-25-55.jpeg
Một số giống bồ câu nhà có thể kể đến là: Bồ câu Pháp có nguồn gốc từ nước Pháp. Chúng xuất xứ tại vùng Đông Nam nước Pháp và Đông Nam nước Bỉ từ những con bồ câu sống tự do. Loại chim này đã được lai tạo và chọn giống qua nhiều năm để hình thành nên một giống bồ câu thịt và đây là giống bồ câu có kích thước lớn nhất để sử dụng vào mục đích chăn nuôi lấy thịt bồ câu, những con bồ câu Pháp lớn nhanh hơn so với bồ câu địa phương khác và nhiều loại vật nuôi. Bồ câu Jacobin thuộc là giống chim bồ câu cảnh được thuần hóa tại châu Á với đặc trưng là bộ lông giống như sư tử. Ngoài ra còn giống bồ câu Việt Nam.
images

Sản phẩm
Tại một số nước Đông Á, theo dân gian thì bồ câu là món ăn được nhiều người biết đến vì chúng dễ tìm, dễ chế biến lại ngon và bổ dưỡng và được sử dụng như những vị thuốc. Bồ câu thịt được dùng phổ biến làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnhngoài ra dùng để nấu cháo, hầm, nướng… Trứng chứa đạm 9,5%, chất béo 6,4%, cùng hợp chất đường, calci, sắt, phosphorus, tiết chim có nhiều đạm, sắt. Xương chim bồ câu mềm, giàu sinh tố Chondroizin. Trong gan tạng chim bồ câu có loại sinh tố mật tốt có thể giúp cơ thể hấp thụ cholesterol.
300px-French_mondain%28mealie%29.jpg

Sinh sản:
Bình thường bồ câu đẻ mỗi lứa 2 trứng, hãn hữu lắm mới gặp trường hợp đẻ 3 trứng 1 lứa, trứng thứ nhất thường đẻ vào buổi chiều và sau khoảng 2 ngày thì chim mẹ sẽ đẻ tiếp trứng thứ hai.
images

Trong trường hợp chim đang đẻ hoặc đang ấp mà vì lý do nào đó (bể trứng, mất trứng, hoặc ta lấy bỏ trứng...) thì khoảng sau 10 - 14 ngày chim sẽ tiếp tục đẻ lứa mới. Bồ câu ấp khoảng 16 - 17 ngày thì trứng nở, Chim sau khi nở được 3 tuần tuổi là ra ràng và chim mẹ lại chuẩn bị đẻ lứa tiếp theo như vậy một cặp bồ câu cứ sau 40 - 45 ngày là cho ra một thế hệ mới.
upload_2018-11-4_9-33-50.jpeg
Trường hợp bồ câu liên tục làm vỡ trứng có thể do những khả năng sau:
- Chim tơ mới đẻ lần đầu nên chưa thuần thục trong việc ấp trứng, đảo trứng nên đạp bể trứng. Trường hợp này ta cứ để kệ cho chim tự tập và làm quen với việc ấp, tuy nhiên ta sẽ mất một vài lứa đầu.
- Ổ đẻ quá nhỏ, khi chim ấp, xoay trở và đạp bể trứng, ổ đẻ có thể là hộp gỗ vuông mỗi cạnh khỏang 25cm, chiều cao phải ừ 12 - 15cm, trong đó khỏang 7 - 8cm dưới đáy chứa rơm, sợi vải và những vật liệu lót ổ khác hoặc ổ đẻ cũng có thể là những rổ nhựa tròn đường kính cũng khỏang 25cm và chiều cao cũng như hộp gỗ ở trên.
Thôi, mỏi tay rồi, mình xin kết thúc bài viết nha!
Có chủ đề mới mình sẽ lại tới!
Hẹn gặp! :rongcon18:rongcon18:rongcon18
@Tú Hoàng .. @Đình Hải @Kirigaya Kazuto.
 

Attachments

  • upload_2018-11-4_9-33-41.jpeg
    upload_2018-11-4_9-33-41.jpeg
    7.2 KB · Đọc: 78
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tử Bàn

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng chín 2018
239
124
51
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Xin chào mọi người, cung nhau đến với chủ đề hôm nay nha
Chủ đề 52: Vượn
Khái quát

Họ Vượn (Hylobatidae) là một họ chứa các loài vượn. Các loài hiện còn sinh tồn được chia ra thành 4 chi, dựa trên số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của chúng: Hylobates (44), Hoolok(38), Nomascus (52), và Symphalangus(50). Loài tuyệt chủng Bunopithecus sericus là vượn hay linh trưởng giống như vượn, cho tới gần đây vẫn được coi là có liên hệ gần với vượn mày trắng (Hoolock). Các loài vượn còn sinh tồn sinh sống trong các rừng già nhiệt đới và cận nhiệt đới từ đông bắc Ấn Độ tới Indonesia.
Còn được gọi là khỉ dạng người loại nhỏ (lesser apes), loài vượn khác với các loài khỉ dạng người loại lớn (great apes) ở chỗ tầm vóc nhỏ hơn, có mức độ dị hình giới tính thấp, không làm tổ và ở một số chi tiết cơ thể nhất định, trong đó chúng giống với các loài khỉ thường hơn là giống với khỉ dạng người loại lớn. Các loài vượn cũng kết đôi vĩnh cửu, không giống như các loài khỉ dạng người loại lớn. Loài vượn cũng vượt trội trong loài thú khi di chuyển bằng cách chuyền cành bằng hai tay, đu từ cành này sang cành khác có thể với khoảng cách lên tới 15 m (50 ft), với vận tốc cao tới 56 km/h (35 mph). Chúng cũng có thể nhảy xa tới 8 m (26 ft), và đôi khi đi lại bằng hai chân với hai tay giơ lên để giữ thăng bằng. Chúng nhanh nhẹn và uyển chuyển nhất trong số các loài thú sống trên cây cao mà không biết bay.

Lông vượn thường là màu đen, xám, ánh nâu, có thể thêm đốm hay vệt màu trắng trên tay, chân và mặt. Vượn đực đôi khi có các vệt sẫm màu lẫn trong mảng màu trắng. Một số loài có bướu lớn ở cổ họng với chức năng làm hộp cộng hưởng khi hú. Kích thước bướu có thể to gần bằng đầu con vật. Các khớp xương cầu ổ ( ball and socket joint) ở tay vượn cho phép chúng đu chuyền trên cây cao rất nhanh và chính xác. Tuy nhiên nếu lỡ tuột tay hoặc khi cành gãy thì vượn dễ bị chấn thương; khoa học ước tính thì trung bình mỗi con vượn gãy xương ít nhất một lần trong cuộc đời. Bảo tồn ; Đang ở tình trạng đe dọa chủ yếu do mất rừng để sinh sống

Chi tiết
Trong số các loài vượn có vượn mực, vượn tay trắng,... . Vượn mực (Symphalangus syndactylus), loài vượn to lớn nhất, được phân biệt bởi 2 ngón chân trên mỗi chân hợp lại, vì thế mà có tên gọi cho chi Symphalangus và tên định danh loài syndactylus.
- VD: Vượn mực:
280px-Symphalangus_syndactylus%2C_Chiba_Zoo%2C_Japan.jpg

Vượn mực (Symphalangus syndactylus), loài vượn to lớn nhất, được phân biệt bởi 2 ngón chân trên mỗi chân hợp lại, vì thế mà có tên gọi cho chi Symphalangus và tên định danh loài syndactylus. Vượn mực là một loài linh trưởng thuộc họ Vượn và là loài bản địa Malaysia, Thái Lan và Sumatra. Chúng sống trên cây, có lông đen, là loài vượn lớn nhất, nó có kích thước có thể lớn gấp đôi các loài vượn khác, cao 1 mét và nặng tới 14 kg. Chúng chủ yếu ăn các bộ phận khác nhau của cây. Vượn mực Sumatra ăn trái cây nhiều hơn loài này ở Malaysia, với trái cây chiếm tỷ lệ lên đến 60% chế độ ăn uống của nó. Vượn mực ăn ít nhất 160 loài thực vật, từ dây leo cây thân gỗ. Thức ăn chủ yếu của nó là sung (Ficus spp.), một thành viên của họ Moraceae
Vượn mực thích ăn trái cây chưa chín hơn là chín, lá non hơn lá già. Nó ăn hoa và một số động vật, chủ yếu là côn trùng. Khi vượn mực ăn hoa lớn, nó chỉ ăn cánh hoa, nhưng nó sẽ ăn tất cả các bộ phận của hoa nhỏ hơn, với các loại trái cây nhỏ nó cầm trong tay của nó trước khi đưa vào mồm. Khi ăn hạt lớn và cứng hoặc có cạnh sắc, nó bóc lấy cùi quả và vứt bỏ hạt. Mặc dù chế độ ăn uống của nó bao gồm phần đáng kể trái cây, nó là loài ăn lá nhiều nhất trong tất cả các thành viên của họ Hylobatidae.
- VD : Vượn tay trắng
280px-Hylobates_lar_pair_of_white_and_black_01.jpg
.
Vượn tay trắng (danh pháp: Hylobates lar) là loài linh trưởng thuộc họ vượn. Đây được coi là một trong những loài vượn khôn ngoan nhất và thường gặp trong các vườn thú.
5525.JPG

Đặc điểm nhận dạng:
Thân hình giống như vượn đen. Khác là ở chỗ con đực có bàn chân, bàn tay trắng, xung quanh mặt viền lông trắng (hoặc vàng nhạt, vàng xanh, ở con cái). Thân và chân tay vàng nhạt đều, xung quanh mặt trắng.
Sinh học, sinh thái:
Theo tài liệu nước ngoài cho thấy thức ăn của vượn tay trắng là quả, lá nõn cây. Mùa sinh sản không xác định. Hai năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ 1 con. Sống trong rừng già trên núi cao. Khu vực cư trú hẹp và ít thay đổi.
Phân bố:
Việt Nam: Các tài liệu trước đây nói rằng có ở đảo Phú Quốc. Hiện nay còn chưa phát hiện được khu vực cư trú của chúng.
Thế giới: Ấn Độ (Assam), Mianma, Thái Lan, Đông Dương và một số đảo khác.
Hết rồi, cảm ơn đã theo dõi : ))
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tử Bàn

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng chín 2018
239
124
51
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Xin chào mọi người, chúng ta cùng đến với chủ đề 54 nha nha :))
Gấu bắc cực

47008

Bản đồ phân bố
Gấu Bắc Cực sinh sống trên lãnh thổ của năm quốc gia khác nhau. Chúng có mặt ở ngoài khơi bờ biển phía bắc và tây bắc Alaska, Canada, Greenland, Svalbard (Na Uy) và Liên bang Nga.Quần thể gấu Bắc Cực ước tính khoảng 16.000 đến 35.000, với khoảng 60% ở Canada.
Gấu Bắc Cực là hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống băng giá phía Bắc Trái Đất, song xét về mặt tiến hoá của sinh giới, nó là động vật xuất hiện khá muộn. Vào khoảng 50000 đến 100000 năm trước, một cuộc chạy đua để phát triển của loài gấu nhằm đương đầu với cuộc sống khắc nghiệt đã diễn ra trên vùng Bắc Cực. Trong quá trình này, chúng đã trải qua nhiều lần thay đổi đáng kể.
Đặc điểm

47004

Hai con gấu Bắc Cực đang đánh nhau, gần Churchill, Manitoba, Canada.
Vùng Churchill có tỉ lệ gấu sinh ba cao hơn các nơi khác và gấu con sinh ở đây cũng sống độc lập sớm hơn bình thường
Con gấu Bắc Cực đực trưởng thành nặng từ 400 đến 600 kg và đôi khi nặng hơn 800 kg. Con cái có kích thước bằng khoảng một nửa con đực và thông thường cân nặng 200–300 kg. Con đực trưởng thành dài khoảng 2,4 đến 2,6 m; con cái là 1,9 đến 2,1 m. Con gấu Bắc Cực to nhất từng được ghi nhận cân nặng 1002 kg và đứng cao 3,39 m.
Gấu Bắc Cực là một ví dụ tiêu biểu của một động vật hoàn toàn thích nghi với môi trường. Chúng được nhận ra rất nhanh bởi màu lông trắng của chúng. Không giống như các loài động vật có vú khác sống gần vùng cực, chúng không bao giờ rụng lông để trở thành sẫm hơn trong mùa hè. Lông của chúng không phải là màu trắng, nó là không màu và rỗng, giống như tóc trắng ở người. Một đặc thù thú vị của lớp lông gấu Bắc Cực là chúng xuất hiện với màu đen khi chụp ảnh bằng ánh sáng tím. Một số người cho rằng điều này là do lông của chúng truyền ánh sáng tới lớp da màu đen của gấu để giữ cho nó đủ ấm trong mùa đông lạnh lẽo không có mặt trời. Tuy nhiên, các phép đo chứng tỏ rằng lông của chúng hấp thụ rất mạnh các tia tím và cực tím. Điều này giải thích tại sao da chúng thông thường có màu vàng. Đôi khi có những con gấu Bắc Cực có màu khác. Tháng 2 năm 2004, hai con gấu Bắc Cực ở vườn thú Singapore có màu lục do kết quả của tảo mọc trên các ống lông rỗng của chúng. Người phát ngôn của vườn thú nói rằng tảo được sinh ra do điều kiện thời tiết nóng và ẩm của Singapore. Chúng đã được tẩy bằng dung dịch peroxid để phục hồi màu lông cũ của chúng. Loại tảo tương tự cũng đã mọc trên lông của ba con gấu Bắc Cực ở vườn thú San Diego mùa hè năm 1979. Chúng được điều trị bằng dung dịch nước muối.
Ngoài bộ lông có tác dụng ngụy trang và không thấm nước, gấu Bắc Cực còn có lớp mỡ dày đến 10 cm giúp giữ ấm cơ thể, ngay cả khi nhiệt độ xuống tới -40 °C. Chúng không có lông mi, vì lông mi có thể gây đóng băng trên mắt khi nhiệt độ dưới 0 °C. Thay vào đó chúng có lớp màng mí mắt thứ ba, giống như của mèo, giúp cho chúng không bị chói băng và chói tuyết. Gấu Bắc Cực cách nhiệt rất tốt khi chúng nóng quá 10 °C (50 °F). Việc cách nhiệt này rất hiệu quả, khi quan sát bằng camera hồng ngoại thì chúng là không nhìn thấy. Chỉ có bàn chân của chúng bức xạ ra đủ nhiệt để có thể phát hiện được.
Đời sống

47009

Một con gấu Bắc Cực đang nghỉ ngơi
Nơi trú ngụ của gấu Bắc Cực là các mảng băng tạo thành mũ băng quanh cực Bắc của Trái Đất. Chúng thường xuất hiện ở rìa các mũ băng, bên cạnh các dải nước và những nơi có nhiều hải cẩu là nguồn thức ăn chính của chúng.
Gấu Bắc Cực dành phần lớn thời gian để đi lại trên băng. Chúng tránh những cơn bão tuyết dữ dội bằng cách đào các hang trú ẩn tạm thời. Thường thì chỉ có gấu cái mang thai mới ngủ đông. Nhưng ở những nơi mà mùa đông lạnh hơn và thức ăn cũng khó tìm hơn, tất cả gấu Bắc Cực đều ngủ đông. Tuy ngủ nhưng chúng không chìm sâu vào giấc ngủ như sóc chuột hay sóc đất. Nhịp tim giảm từ 70 lần/phút xuống 8 lần/phút, nhưng thân nhiệt của chúng vẫn bình thường; và lúc ngủ trong hang, chúng có thể thức dậy ngay. Khi ở trong hang, chúng không ăn và sống nhờ vào lượng mỡ của cơ thể; trong thời gian này, chúng không hề đại tiểu tiện.
Thức ăn

Thức ăn chính của gấu Bắc Cực là hải cẩu; không có loài động vật này, gấu Bắc Cực khó có thể tồn tại. Về mùa xuân, chúng săn hải cẩu vòng mới đẻ; về mùa hè, chúng săn hải cẩu râu, hải cẩu đầu chỏm. Gấu Bắc Cực là loài rất kén ăn. Khi ăn, chúng lột da hải cẩu và thường chỉ ăn lớp mỡ dưới da và bộ lòng. Chỉ khi nào quá đói chúng mới ăn toàn bộ xác con mồi. Các loại mồi khác bao gồm cá heo trắng, voi biển và động vật gặm nhấm. Là một loài động vật ăn thịt thuần túy, chủ yếu là cá, gấu Bắc Cực hấp thụ một lượng lớn vitamin A, được lưu trữ trong gan; trong quá khứ, đã có người bị ngộ độc khi ăn gan gấu Bắc Cực.
Thường thì vào mùa hè do không có hải cẩu để săn, gấu Bắc Cực trở nên ăn tạp; chúng ăn hầu như bất cứ thứ gì tìm thấy được. Chúng đi rảo dưới các vách đá để tìm trứng và chim non bị rơi xuống từ các bờ đá. Chúng còn ăn cả chuột lemming, trái việt quất, dâu tây chua và thậm chí là cỏ héo, tảo,rong rêu biển.
Săn mồi

Gấu Bắc Cực là động vật hoàn thiện nhất trong họ Gấu khi xét theo tiêu chuẩn của bộ ăn thịt. Chúng bơi rất tốt và thường xuyên bơi ra biển cách xa đất liền hàng dặm cây số. Điều này có lẽ là dấu hiệu cho thấy chúng quen với cuộc sống dưới nước để săn mồi tốt hơn. Chúng cũng săn mồi rất tốt trên đất liền do có tốc độ lớn; chúng có thể chạy nhanh hơn con người.
Khi săn mồi, gấu di chuyển im lặng trên băng tuyết, cúi đầu thấp. Dùng hai chân sau đẩy mình, chúng di chuyển về phía trước và khi cách con mồi chừng 1 m, chúng tấn công chớp nhoáng và giết chết con mồi.
Khi săn hải cẩu, gấu Bắc Cực nhẹ nhàng trượt xuống nước với hai chân sau xuống trước. Khi tiến gần con mồi, chúng lặn xuống rồi phóng vọt lên làm cho con mồi bị bất ngờ và không thể trốn thoát. Có khi chúng kiên nhẫn chờ đợi trên các lỗ băng và đợi cho đến khi hải cẩu trồi lên để thở thì chúng chộp ngay.
Sinh sản và nuôi con

Đối với loài gấu Bắc Cực, con cái thường giao phối khi được 4-5 tuổi trong khi con đực phải đợi đến lúc ít nhất được 8 tuổi. gấu Bắc Cực giao phối vào tháng tư, tháng năm và tháng sáu. Thời kỳ mang thai tương đối dài, từ 195-265 ngày.
Vào mùa thu, gấu cái mang thai quay vào đất liền, đào hang để chuẩn bị sinh con. Những gấu con được sinh ra vào tháng muời hai hay tháng một, thường thì gấu sinh đôi, có khi sinh ba nhưng rất hiếm. Con non lúc mới sinh chỉ nặng 600-700 g và chưa mở mắt. chúng lớn nhanh bằng sữa gấu mẹ giàu vitamin A. Lúc 26 ngày tuổi, gấu con đã có thể nghe được, nhưng phải đợi đến 1 tuần sau mới mở mắt.
Vào đầu tháng ba, gia đình gấu rời khỏi hang. Lúc này, gấu con đã nặng 9-11 kg. Trong năm đầu tiên, gấu con hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ và không có khả năng sống sót nếu không có gấu mẹ. Chúng bú mẹ mãi đến 21 tháng tuổi và sống với gấu mẹ cho đến cuối mùa đông thứ hai. Trong thời gian này răng sữa của chúng được thay thế bằng răng vĩnh viễn để chuẩn bị cho việc săn mồi vào mùa xuân năm sau, đồng thời chúng cũng học các kỹ năng săn mồi từ gấu mẹ.
Gấu Bắc Cực và con người

47005

Ba con gấu Bắc Cực đang dò xét tàu ngầm USS Honolulu, 280 dặm từ cực Bắc
Trong hàng ngàn năm, người Eskimo và gấu Bắc Cực đã cùng chia sẻ một môi trường sống. Trước kia, họ cho rằng gấu có năng lực thần bí; để có được năng lực thần bí này, nhiều người trong số họ đeo răng gấu trên cổ. Da gấu Bắc Cực rất có giá; người Eskimo ngày nay vẫn còn dùng găng, giày ủng, quần áo làm bằng lông gấu. Họ còn dùng bộ da để làm thảm ngồi và ngủ. Chất nhờn từ lông gấu được dùng để bôi trơn các thanh trượt của xe trượt tuyết. Một số người chỉ nuôi chó kéo xe của họ bằng thịt gấu Bắc Cực.
Những nhà thám hiểm và thợ săn cá voi đầu tiên đã săn gấu Bắc Cực để lấy da và thịt. Ở châu Âu, da gấu Bắc Cực dùng làm thảm trải. chúng còn được bán với giá cao để làm tấm lót bàn thờ, hay bục giảng kinh mà các giáo sĩ dùng giữ chân được ấm.
Sự đặt chân của con người đã làm cho số lượng gấu Bắc Cực bị giảm sút rất nhanh. Năm 1965, các quốc gia có ranh giới giáp Bắc Cực đã tổ chức cuộc họp và nhất trí công bố tầm quan trọng của gấu Bắc Cực đồng thời nghiêm cấm việc săn bắn gấu cái đang nuôi con.
Ngày nay, gấu Bắc Cực được cho là đang bị đe dọa, không phải chủ yếu là do việc săn bắn, mà do mất nơi cư trú sinh ra bởi sự ấm toàn cầu; ví dụ, khu vực có băng che phủ của ở miền bắc Canada trong mùa đông là bị thu hẹp lại, giới hạn khả năng của gấu Bắc Cực trong việc săn hải cẩu. Độ nhạy của tỷ lệ sống của gấu Bắc Cực với nhiệt độ toàn cầu đã được chứng minh bằng tư liệu về sự gia tăng quần thể trong nhóm gấu sinh ra trong giai đoạn lạnh ngắn ngủi sau sự phun trào của núi lửa Pinatubo năm 1991. Tuy nhiên, quần thể gấu này đã gia tăng với một tỷ lệ chưa từng thấy, khoảng 15–25 % trong khoảng từ năm 1995 đến năm 2005. Sự suy giảm trong một vài khu vực có lẽ là hậu quả của việc săn bắt hơn là do sự thay đổi khí hậu.
Việc khai thác, phát triển công nghiệp khai thác dầu ngoài khơi đã được xây dựng kiên cố gần Bắc Cực. Các sự cố tràn dầu đã giết chết nhiều hải cầu, do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến gấu Bắc Cực vì hải cẩu là thức ăn chính của chúng.
Gấu Bắc Cực được biết đến vì các hành động hài hước và thông thường là giải trí - ăn ảnh. Ví dụ, chúng trượt bằng bụng của mình, đánh đấm lẫn nhau, hay nhúng nhau xuống nước. Khi con cái làm ổ, nó thường làm ở những chỗ sườn dốc để con của nó có thể trượt xuống bằng mông của chúng, một đặc điểm thông thường được vẽ trong tranh hí họa và các truyện viễn tưởng về gấu Bắc Cực, bao gồm cả chương trình quảng cáo những năm 1990 của Coca-Cola.
Gấu Bắc Cực được vẽ trên đồng 2 đôla (toonie) Canada. Nó cũng là con vật làm phước của ít nhất là hai trường ở Mỹ: Trường Bowdoin và Đại học Bắc Ohio.
Đến đây là hết rồi. Cảm ơn đã đọc :Rabbit33
 
Top Bottom