TGQT [Minigame] Thế giới động vật

Naa_Ngốkk

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng chín 2018
1
0
1
Quảng Nam
Thcs Võ Thị Sáu
Bọ cạp roi ( hay Bọ cạp giấm )JFBQ00165070226A

25-dong-vat-tuong-chung-nguy-hiem-nhung-lai-vo-hai-voi-con-nguoi8.jpg
JFBQ00192070412B
Trông giống như một sự kết hợp giữa một con nhện và một con bọ cạp, loài bọ cạp roi thuộc họ nhện này khá giống với một con bọ cạp thật sự. Mặc dù những anh chàng này có vẻ khá đáng sợ với bạn, nhưng thực tế chúng hiếm khi đạt được chiều dài hơn 3 cm (1.2 inch) và không hề có tuyến độc. Tuy nhiên, chúng có thể phun ra một hỗn hợp của axit axetic và axit caprylic khi chúng bị làm phiền. Nhưng điều này khó có thể so sánh được với nọc độc của một con bò cạp thực sự.Yociexp44
 

Phann Ánh

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tám 2018
50
49
26
18
Hà Tĩnh
Trường Marie Curie
- Bọ cạp roi (danh pháp khoa học: Thelyphonida) hay còn gọi là bọ cạp giấm là bộ trông giống bọ cạp trong lớp Arachnida. Chúng thường được gọi uropygids trong cộng đồng khoa học. Tên "uropygid" có nghĩa là "đuôi mông", từ οὐροπύγιον Hy Lạp (ouropugion), từ οὐρά (Oura) "đuôi" và πυγή (puge) "mông" đề cập đến roi vào cuối mông do đó chúng còn được gọi là bọ cạp roi.
- Đặc điểm :
+Bọ cạp roi dài cỡ khoảng 25–85 mm (1,0-3,3 in) với hầu hết các loài có một cơ thể không quá 30 mm (1,2 năm); các loài lớn nhất, thuộc chi Mastigoproctus, đạt 85 mm (3.3 in). Chúng có chân, càng rất lớn, và "roi". Cũng giống như các họ hàng hàng liên quan Schizomida, Amblypygi, và Solifugae, các vinegaroons chỉ sử dụng sáu chân để đi bộ, trong khi hai chân đầu tiên để phục vụ như cơ quan cảm giác giống như râu. Vinegaroons không có tuyến nọc độc, nhưng chúng có các tuyến gần phía sau của bụng của họ có thể phun một hỗn hợp của axit axetic và axit caprylic cho ra một mùi giống như mùi giấm chính vì vậy người ta còn gọi chúng là bọ cạp giấm. Vinegaroons là loài ăn thịt, chúng là những thợ săn về đêm và ăn chủ yếu là côn trùng, rết, các loại bọ cạp, và sinh vật nhỏ ở mặt đất nhưng đôi khi còn ăn cả sâu và sên. Con mồi bị nghiền nát giữa hai hàm răng đặc biệt bên trong của phần phụ phía trước. Chúng có giá trị trong việc kiểm soát dân số của các loài gián và dế. Vinegaroons được tìm thấy ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới bao gồm châu Âu và Australia. Ngoài ra, chỉ có một loài duy nhất được biết đến từ châu Phi Etienneus africanus
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
helo :Rabbit34hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về CHỦ ĐỀ 44 : BỘ BỌ CẠP roi
300px-Uropygid_close_up.jpg

Bọ cạp roi (danh pháp khoa học: Thelyphonida) hay còn gọi là bọ cạp giấm là bộ trông giống bọ cạptrong lớp Arachnida. Chúng thường được gọi uropygids ...Tên "uropygid" có nghĩa là "đuôi mông", từ οὐροπύγιον Hy Lạp (ouropugion), từ οὐρά (Oura) "đuôi" và πυγή (puge) "mông" đề cập đến roi vào cuối mông do đó chúng còn được gọi là bọ cạp roi.
Bọ cạp roi dài cỡ khoảng 25–85 mm (1,0-3,3 in) với hầu hết các loài có một cơ thể không quá 30 mm (1,2 năm); các loài lớn nhất, thuộc chi Mastigoproctus, đạt 85 mm (3.3 in). Chúng có chân, càng rất lớn, và "roi". Cũng giống như các họ hàng hàng liên quan Schizomida, Amblypygi, và Solifugae, các vinegaroons chỉ sử dụng sáu chân để đi bộ, trong khi hai chân đầu tiên để phục vụ như cơ quan cảm giác giống như râu. Vinegaroons không có tuyến nọc độc, nhưng chúng có các tuyến gần phía sau của bụng của họ có thể phun một hỗn hợp của axit axetic và axit caprylic cho ra một mùi giống như mùi giấm chính vì vậy người ta còn gọi chúng là bọ cạp giấm.
Vinegaroons là loài ăn thịt chúng là những thợ săn về đêm và ăn chủ yếu là côn trùng rết các loại bọ cạp, và sinh vật nhỏ ở mặt đất nhưng đôi khi còn ăn cả sâu và sên. Con mồi bị nghiền nát giữa hai hàm răng đặc biệt bên trong của phần phụ phía trước. Chúng có giá trị trong việc kiểm soát dân số của các loài gián và dế. Vinegaroons được tìm thấy ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới bao Ngoài ra, chỉ có một loài duy nhất được biết đến từ châu phi Etienneus africanus
Đến đây là hết.
Tạm biệt và hẹn gặp lại ở chủ đề sau
 

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,241
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
helo :Rabbit34hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về CHỦ ĐỀ 45 : BỘ có vòi nha
Đại diện cho bộ này tiêu biểu là loài voi


Voi có thể phát hiện ra mưa từ cách đó 150 dặm, khi nghe thấy một giọng nói, voi có thể phân biệt được đó là đàn ông hay đàn bà là một trong rất nhiều điều thú vị về loài voi mà không phải ai trong chúng ta cũng biết.


Voi là động vật có vú lớn nhất còn sinh sống trên mặt đất ngày nay. Con voi nặng nhất được công nhận là con voi bị bắn hạ tại Angola năm 1974. Nó là một con voi đực, nặng 12.000 kg (26.400 pao). Các loài voi nhỏ nhất, với kích thước chỉ cỡ con bê hay con lợn lớn, là các loài voi tiền sử đã sinh sống trên đảo Crete cho tới khoảng năm 5000 TCN, và có thể là tới những năm khoảng 3000 TCN.

Các nghiên cứu gần đây về các di tích động vật tại miền trung Trung Quốc cho thấy người tiền sử ăn thịt voi. Trong lịch sử, việc săn voi là phổ biến để bắt và sử dụng voi ở châu Á, riêng ở châu Phi việc săn bắt voi lấy ngà cũng diễn ra. Voi hiện nay là động vật được bảo vệ.

Voi thuộc họ Elephantidae, họ duy nhất còn tồn tại trong hệ thống Bộ có vòi. Họ hàng gần nhất còn tồn tại là loài thuộc bộ Bò biển (Lợn biển và Cá cúi) và loài thuộc bộ Đa man.

Cơ thể voi đồ sộ được đỡ trên 4 chân to sừng sững như cái cột. Đầu to có vòi và ngà. Ngà voi là do hai răng cửa hàm trên biến thành, được dùng để trưng diễn, tự vệ và đào đất kiếm ăn. Răng hàm kiểu mào để nghiền thức ăn. Tai to, vẫy được để quạt mát hoặc giao tiếp. Máu được làm mát đi khi lưu chuyển qua tai chúng. Voi cái có một đôi vú ở ngực giữa hai chân trước.

Voi chủ yếu đi lại bằng đầu ngón chân, gót chân nhấc khỏi mặt đất. Xương bàn chân được bảo vệ bởi một lớp đệm gan bàn chân phẳng và dày chứa các sợi đàn hồi giúp bàn chân của chúng bè ra chống đỡ sức nặng của cơ thể và đi lại không gây ra tiếng động.

Cũng như trọng lượng của nó, 2 thứ làm cho voi khác với các loài động vật khác là vòi và ngà voi. Vòi voi là mũi của voi, nó không có xương sống nhưng lại có các mô cơ và có 1 hoặc 2 mô cơ giống như ngón tay ở đầu vòi.

Ngà voi là cặp răng cửa trên của voi. Khi ngà bắt đầu mọc, nó có một lớp men bao ngoài như răng con người. Tuy nhiên, ngà càng lớn thì những lớp men này càng bị mỏng đi. Cấu tạo chính của ngà là xương răng. Ngà giúp voi tự vệ và ăn uống. Ngà sẽ tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời của voi, tức là voi càng già thì ngà càng to. Voi cái thường có ngà nhỏ hơn voi đực, ngà voi châu Á nhỏ hơn ngà voi châu Phi. Một đôi ngà voi có thể nặng hơn 200kg.

Có một điều rất thú vị là tuy khổng lồ, nhưng những con voi lại rất sợ con ong, những con vật nhỏ bé hơn nó hàng nghìn lần. Ngoài con người, voi là động vật có vú duy nhất có cằm.

Bình thường, một con voi chỉ ngủ 2-3 tiếng một ngày. Một con voi trưởng thành cần 300kg thức ăn và 160 lít nước mỗi ngày.

Voi mang thai trong 2 năm. Một con voi có thể đánh hơi thấy nước từ cách đó gần 20km. Khi nghe thấy một giọng nói, voi có thể phân biệt được đó là đàn ông hay đàn bà.

Một trong số những thương hiệu cà phê đắt đỏ nhất thế giới được làm từ phân của những con voi ở Thái Lan.

Một trong số những thương hiệu cà phê đắt đỏ nhất thế giới được làm từ phân của những con voi ở Thái Lan.

Voi có thể phát hiện ra mưa từ cách đó 150 dặm. Não của một con voi có thể nặng tới 5kg.

Tuổi thọ của loài voi có thể kéo dài từ 60 đến 80 năm
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Phann Ánh

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tám 2018
50
49
26
18
Hà Tĩnh
Trường Marie Curie
Hello anh chị em và các bạn .Hôm nay chúng ta cùng đến với chủ đề mới ''Bộ Có Vòi'' nào :
Như chúng ta đã biết thì : Bộ có Vòi còn gọi là bộ Voi hay bộ Mũi dài (danh pháp khoa học: Proboscidea) là một bộ động vật hiện nay chỉ còn một họ động vật còn tồn tại là họ Elephantidae, tức họ của voi ngày nay, với ba loài (voi bụi rậm châu Phi, voi rừng châu Phi và voi châu Á). Trong thời kỳ của kỷ băng hà gần đây nhất đã từng có nhiều loài voi hơn, nhưng hiện nay đã tuyệt chủng, bao gồm một lượng lớn các loài voi ma mút và voi răng mấu. Ngược dòng thời gian, vào cuối phân đại đệ Tứ, đã có nhiều loại khác nhau, bao gồm "voi có ngà dài" kỳ quái như Platybelodon và Amebelodon. Các loài có vòi được biết đến sớm nhất là Pilgrimella, và sau đó là Moeritherium.
Và chúng ta hãy cùng đến với loài voi cổ đại đã bị tuyệt chủng : Voi ma mút nào :
- Voi ma mút hay Voi lông dài (danh pháp khoa học: Mammuthus) là một voi cổ đại đã bị tuyệt chủng. Tồn tại ở thế Pliocen, vào khoảng 4,8 triệu năm đến 4.500 năm trước. Có đặc điểm lông dài (xấp xỉ 50 cm), rậm (hơn so với voi hiện tại), ngà dài và cong (hoá thạch ở Xibia có ngà dài 3,5 m), răng voi ma mút rất dài, cong quặp vào trong, dài nhất tới 5 cm, chân sau ngắn nên trọng tâm toàn thân nghiêng về phía sau, vai nhô cao. Chân chỉ có 4 ngón (kém 1 ngón so với voi hiện nay), da dày. Voi ma mút có răng lớn, sắc cạnh, thích hợp cho nghiền nát cỏ. Vòi của voi ma mút có hai chỗ lồi giống như ngón tay, một ở phía trước và một ở phía sau, giúp chúng dễ dàng túm lấy cỏ. Da màu đen, nâu và nâu đỏ, lông vàng, cao từ 3 đến 3,3 m.


Sự tuyệt chủng :
- Cho đến gần đây, người ta cho rằng con voi ma mút cuối cùng biến mất ở châu Âu và nam Xibia khoảng 12.000 năm trước đây, tuy nhiên có những khám phá dẫn đến kết luận là chúng còn sống ở đó khoảng 10.000 năm trước đây. Không lâu sau đó voi ma mút cũng biến mất khỏi Xibia. Một nhóm nhỏ còn sống ở đảo St. Paul cho đến 3750 TCN, và những con ma mút nhỏ của vùng đảo Wrangel sống đến 1650 TCN. Những nghiên cứu mới đây về trầm tích tại Alaska cho thấy voi ma mút còn sống ở lục địa châu Mỹ cho đến 10.000 năm trước đây. Cho tới nay người ta vẫn chưa thể giải thích dứt khoát tại sao voi ma mút bị tuyệt chủng như thế. Có thể do thời tiết nóng lên khoảng 12.000 năm trước đây, rồi sau đó các tảng băng tan ra và thụt ra biển khiến cho mặt biển dâng lên, có thể đây là một yếu tố. Rừng rú bị thay thế bởi đồng cỏ trong lục địa. Môi trường sinh sống của voi ma mút cũng do dó mà bị thu hẹp lại. Tuy nhiên những thay đổi về thời tiết như thế đã xảy ra trước đây. Nhiều giai đoạn ấm rất tương tự như thế đã xảy ra trong kỷ băng hà xảy ra trong nhiều triệu năm đã không gây ra tuyệt chủng cho loài sinh vật, do đó chỉ một mình khí hậu không đóng vai trò quyết định ở đây. Sự xuất hiện của những thợ săn thiện nghệ ở lục địa Á-Âu và châu Mỹ vào khoảng thời gian sự tuyệt chủng xảy ra có thể đóng vai trò lớn lao khiến voi ma mút biến mất. Voi ma mút tuyệt chủng do khí hậu thay đổi hay bị con người săn bắt quá độ vẫn còn là một vấn đề tranh cãi. Một giả thuyết khác cho rằng voi ma mút có thể bị mắc phải một chứng viêm vi trùng. Một giả thích họp lý cho sự tuyệt chủng của voi ma mút là do khí hậu kết hợp với bị con người săn bắt. Homo erectus đã bắt đầu tiêu thụ thịt voi ma mút khoảng 1,8 triệu năm trước đây. Có dấu hiệu ở Ucraina cho thấy người người Neanderthal xây nhà dùng xương voi ma mút. Tuy nhiên Viện Khoa học Sinh học Mỹ khám phá ra rằng xương voi ma mút chết nằm lại trên mặt đất và sau đó bị các con voi ma mút khác giẫm lên cũng mang những dấu vết tương tự như là bị người ta làm thịt, do dó cũng có thể là loài người sát hại voi ma mút vì thịt cũng không hẳn đúng.

Đến đây là hết rồi .Bye :rongcon18
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,241
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác

Phann Ánh

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tám 2018
50
49
26
18
Hà Tĩnh
Trường Marie Curie
Hello anh chị em và các bạn .Hôm nay chúng ta cùng đến với chủ đề mới ''Con Gấu Trúc'' nào :
- Gấu trúc lớn (Ailuropoda melanoleuca, nghĩa: "con vật chân mèo màu đen pha trắng", giản thể: 大熊猫; phồn thể: 大熊貓; bính âm: dàxióngmāo, nghĩa "mèo gấu lớn", tiếng Anh: Giant Panda), cũng được gọi một cách đơn giản là gấu trúc, là một loài gấu nguồn gốc tại Trung Quốc. Nó dễ dàng được nhận ra bởi các mảnh màu đen, lớn xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi nó. Tuy thuộc về bộ Carnivora (bộ Ăn Thịt), chế độ ăn của gấu trúc gồm hơn 99% tre, trúc. Gấu trúc trong tự nhiên ăn thỉnh thoảng cỏ, củ dại, hay thậm chí thịt chim, gậm nhấm hay xác thối. Trong tình trạng giam cầm, gấu trúc ăn mật ong trứng, cá, lá cây bụi, cam, hay chuối cùng với các loại thức ăn đặc biệt khác. Gấu trúc lớn sống ở một vài vùng núi ở trung tâm Trung Quốc, chủ yếu ở Tứ Xuyên, nhưng cũng xuất hiện ở Thiểm Tây và Cam Túc. Nông nghiệp, phá rừng đã đẩy gấu trúc khỏi các vùng đồng bằng chúng từng sinh sống. Là một loài nguy cấp phụ thuộc bảo tồn. Một báo cáo 2007 cho thấy 239 cá thể gấu trúc sống trong điều kiện giam cầm ở Trung Quốc và 27 nước khác trên thế giới. Ước lượng số lượng hoang dã rất khác nhau; một ước tính cho thấy có khoảng 1.590 cá thể sống trong tự nhiên,trong khi một nghiên cứu năm 2006 thông qua phân tích ADN ước tính rằng con số này có thể cao đến 2000 đến 3000.Một số báo cáo cũng cho thấy rằng số lượng gấu trúc trong tự nhiên đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, IUCN không tin rằng đủ chắc chắn để chuyển loài này từ nguy cấp thành dễ thương tổn.
Tập tính :
- Trong tự nhiên, gấu trúc sống trên cạn và dành phân lớn thời gian để đi lang thang và ăn trong các rừng tre, trúc ở vùng đồi núi Tân Lĩnh và tỉnh Tứ Xuyên. Gấu trúc lớn thường sống đơn độc, và mỗi con trưởng thành có một vùng lãnh thổ được xác định, con cái trưởng thành sẽ không tha thứ cho con cái nào dám đi vào lãnh thổ của nó. Gấu trúc giao tiếp thông qua tiếng kêu và đánh dấu mùi như cào cây hoặc đánh dấu nước tiểu. Chúng cũng có thể leo lên và trốn trong các hốc cây, nhưng không làm tổ lâu dài. Vì lý do này, gấu trúc không ngủ đông, tương tự như động vật có vú cận nhiệt đới khác, và thay vào đó di chuyển đến vùng có nhiệt độ ấm hơn. Các cuộc gặp gỡ xã hội xảy ra chủ yếu trong mùa sinh sản ngắn. Sau khi giao phối, con đực rời đi, để con cái một mình để đẻ. Mặc dù gấu trúc được cho là ngoan ngoãn, nó được biết tới từng tấn công con người, có thể do bị chọc tức chứ không phải do thích gây sự.

Đến đây là hết rồi .Bye :rongcon18
 
  • Like
Reactions: namnam06

namnam06

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng chín 2018
1,147
894
151
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Chào các anh chị và các bạn. Hôm nay mình sẽ tìm hiểu về một loài gấu trúc lạ nha:
GẤU TRÚC ĐỎ

280px-RedPandaFullBody.JPG
Gấu trúc đỏ, còn được gọi là Cáo lửa (Firefox) hay Gấu trúc nhỏ (Lesser Panda), (danh pháp khoa học là Ailurus fulgens), là loài động vật có vú ăn cỏ, đặc biệt là ăn lá tre. Nó nhỉnh hơn mèo nhà một chút (dài khoảng 40-60 cm, nặng khoảng 3-6 kg). Đây là loài đặc hữu của dãy núi Himalaya ở Bhutan, Nam Trung Quốc (Vân Nam), Ấn Độ (các bang Assam, Sikkim), Myanma và Lào. Người ta ước tính loài này hiện còn ít hơn 10.000 cá thể trưởng thành, nhưng số lượng có xu hướng giảm dần do môi trường sống bị phá hoại và trùng huyết, dù gấu trúc đỏ được bảo vệ̉ ở các quốc gia mà chúng sinh sống.
upload_2018-10-13_15-22-37.jpeg
Dân số của loài gấu trúc này hiện chưa đầy 2.500 con, sở dĩ dân số của loài gấu trúc này ít như thế cũng bởi chính môi trường sống của chúng thay đổi. Người phương Tây gọi “Gấu Trúc Đỏ” vì tên gọi củ a chúng xuất phát từ ngôn ngữ Himalaya nghĩa là “động vật ăn tre”. Loài gấu trúc kỳ lạ này được một người tên là Thomas Hardwicke du nhập vào châu Âu vào năm 1821. Trọng lượng của con đực nặng từ 4,5 kg - 6,2 kg trong khi đó con cái nặng từ 3 kg - 4,5 kg. Gấu Trúc Đỏ có tập quán ăn tre khá đặc biệt, chúng sở hữu một bộ răng hàm và răng nanh thuộc loại siêu khỏe, thức ăn ưa thích của chúng là thân, lá và đôi khi cả quả tre.
images

Gấu Trúc Đỏ thường kiếm ăn vào lúc hoàng hôn, lúc chập choạng tối, nơi sống nguyên thủy củ a chúng là khu vực sườn núi phía Nam của dãy núi Himalaya và các khu rừng núi thuộc khu vực Tây Nam Trung Quốc, tại độ cao trên 4800 mét, và chúng hiếm khi sinh sống tại các vùng núi thập dưới 1800 mét. Ban ngày, loài động vật này ít khi di chuyển mà phần lớn có thói quen ngồi hàng giờ trên các cành cây hoặc trong các hốc cây và chỉ tăng cường các hoạt động cơ bắp vào lúc xế chiều hoặc đầu buổi tối. Loài động vật này cũng có khả năng cảm nhận nhiệt độ ngoài trời rất tốt, chúng có thể sống thoải mái trong điều kiện nhiệt độ từ 170C đến 250C, khi nhiệt độ lên cao quá 250C, cơ thể chúng thường cảm thấy bứt rứt và có dấu hiệu kiệt sức. Vào buổi trưa, Gấu Trúc Đỏ chọn những khu vực ngọn cây có nhiều cành rậm rạp để ngủ, hoặc chúng cuốn chiếc đuôi bông xù của mình tạo thành chiếc “giường” êm ái giúp cho giấc ngủ sâu hơn và ngon hơn.
images

Vì sống chủ yếu trên các cành cây nên từ bao đời nay loài gấu trúc này là những “diễn viên nhào lộn tài ba”. Chúng thường sống đơn độc và phân bố trong nhiều địa hình khác nhau, và hiếm khi chúng sống theo đôi hoặc quần tụ thành một gia đình lớn. Trong sinh hoạt thường nhật, loài động vật này có cách giao tiếp bằng một thứ âm thanh riêng rất đặc trưng. Ban đêm, chúng chăm chỉ tìm kiếm thức ăn, chúng chuyền cành rất nhanh để săn mồi. Sau khi săn được thức ăn, chúng thường sử dụng đôi vuốt chân trước để đặt thức ăn vào trong miệng. Khi muốn uống nước, Gấu Trúc Đỏ có cách nhúng đôi chân của mình vào nước và sau đó chúng liếm nước từ chính đôi chân của mình. Kẻ thù đáng nguyền rủa của loài gấu trúc Đỏ là Báo Tuyết (Uncia uncia), Chồn Mácten (Mustelidae) và đáng sợ nhất là chính con người. Bắt đầu một ngày mới, bao giờ cũng vậy loài Gấu Trúc Đỏ thường có thói quen vọc nước bằng chân để “rửa” bộ lông mao củ a mình, chúng nhúng đôi vuốt chân trước vào trong nước và dùng đôi chân dính nước này chuốt lên lưng, bụng và toàn thân. Hoặc chúng cũng chà lưng và bụng của mình vào thân cây hoặc một tảng đá nào đó để giảm các cơn ngứa, đồng thời cảm nhận được sự thư giãn tối đa. Để phân biệt lãnh thổ riêng, Gấu Trúc Đỏ thường tiết ra một thứ mùi xạ rất đặc biệt từ ngay chính tuyến hậu môn của chúng. Các con Gấu Trúc Đỏ khác một khi ngửi được thứ mùi xạ này lập tức tránh xa. Nếu đã trót xâm nhập vào lãnh thổ riêng của con Gấu Trúc Đỏ khác mà không kịp thời gian để lẩn trốn, chúng sẽ đứng lên bằng 2 chân sau, ngẩng cao thân hình quan sát mọi vật xung quanh và giơ đôi móng vuốt cực sắc của mình chuẩn bị cho cuộc chiến sinh — tử.
images

images

Gấu Trúc Đỏ chủ yếu ăn tre. Ngoài thức ăn khoái khẩu là tre, Gấu Trúc Đỏ còn ăn cả dâu rừng, trái cây, các loại nấm không độc, rễ củ, địa y, cỏ... cho đến cả các loài động vật nhỏ khác như chim non, cá, trứng, chuột và các loại côn trùng khác. Trong cuộc sống trên cây, Gấu Trúc Đỏ là bậc thầy về leo trèo. Chúng ăn uống và ngủ rất ít, vì thức ăn của chúng hầu như rất ít calo. Măng tre là thức ăn khoái khẩu của Gấu Trúc Đỏ. Mùa Hè và mùa Thu là mùa săn măng của chúng, nhưng sang đến mùa Đông thì măng tre cũng vừa hết. Trong vòng từ 2 - 4 giờ đồng hồ, gấu trúc Đỏ hầu như tiêu hóa hết số măng và lá tre đã ăn vào bụng.
images

Gấu Trúc Đỏ hiện đang nằm trong danh sách những loài động vật có nguy cơ bị đe doạ mức cao nhất. Không ai biết chính xác số lượng thực tế của loài gấu trúc này đang hiện hữu, nhưng chúng là loài vật đang bị đe doạ bởi những tác động chính về môi trường sống, và sự thiếu hụt nguồn thức ăn. Ở miền Tây Nam Trung Quốc, loài động vật này bị săn bắn rất dã man chủ yếu để khai thác bộ lông cực kỳ đắt tiền. Tại các vùng ở Trung Quốc nơi sinh sống của loài Gấu Trúc Đỏ, bộ lông quý giá củ a chúng được sử dụng cho các nghi thức cưới hỏi, cô dâu và chú rễ nếu mặc áo lông gấu trúc Đỏ trong ngày cưới thì cuộc sống sau này sẽ mang lại nhiều may mắn. Những chiếc nón được làm từ lông đuôi của Gấu Trúc Đỏ thường được các cô dâu, chú rễ đội trong ngày cưới.Theo một báo cáo khoa học cho biết thì trong vòng hơn 50 năm qua, dân số của loài Gấu Trúc Đỏ tại Trung Quốc đã bị sụt giảm khoảng 40%, trong khi đó dân số của loài gấu trúc này sinh sống tại vùng phía Tây dãy núi Himalaya còn có tỷ lệ thấp hơn. Tỷ lệ sinh đẻ của Gấu Trúc Đỏ trong môi trường tự nhiên khá thấp, thường mỗi năm chúng chỉ sinh sản từ 1 - 2 con non mà thôi, trong khi đó tỷ lệ tử vong của loài gấu trúc này rất cao. Một nguyên nhân nữa chính là sự tác động của các điều kiện ngoại cảnh như nạn phá rừng bừa bãi, sự chăn thả gia súc không có kế hoạch và hoạt động canh tác nông nghiệp của con người. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng áo lông thú làm từ bộ lông mao của Gấu Trúc Đỏ vốn là “mỏ vàng kinh doanh” trong ngành công nghiệp thời trang càng làm tăng tốc độ đẩy loài động vật này đến bờ vực tuyệt chủng.
Đến đây là hết rồi. Mong sớm có chủ đề sau quá đi thôi. Mình nghỉ đây, hẹn gặp lại nha.:rongcon17
 

Attachments

  • upload_2018-10-13_15-23-22.jpeg
    upload_2018-10-13_15-23-22.jpeg
    9.9 KB · Đọc: 84

Beo1206

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
11 Tháng mười 2017
2,347
3,064
474
17
Vĩnh Phúc
THPTXH
- Yo ! Như các bạn biết gấu trúc lớn là một loài động vật lớn , có hai màu trắng và đen , đặc biết rất moe -)) Vậy bài viết này sẽ giúp bạn dễ hình dung hình ảnh gấu trúc hơn nhé !

Foto176.jpg



- Gấu Trúc lớn được các nhà khoa học xếp vào họ Gấu. Trước đây, chúng được xếp cùng vào họ Gấu mèo (cùng với Gấu trúc Bắc Mỹ và 1 số loài Gấu trúc nhỏ khác). Tuy nhiên, những phân tích AND vào những năm 1980 cho thấy Gấu trúc là một loài gấu thực thụ, thuộc họ Gấu chứ không phải họ Gấu mèo. Các mẫu hoá thạch tìm được cho thấy Gấu trúc đã tiến hoá và phát triển từ 2 – 3 triệu năm về trước. Tuy vậy, chúng vẫn chưa được những người phương Tây biết tới cho đến năm 1869. Gấu trúc lớn có tên khoa học là Ailuropus melanoleucus melanoleucus, có nghĩa là “loài gấu trắng đen”. Ở Trung Quốc, người ta gọi nó với cái tên Da Xiong mao, có nghĩa là “con gấu mèo lớn”. Phân loài duy nhất được biết đến là Gấu trúc Qinling.

- Tập tính :


Đã từng có thời gian, Gấu trúc sông ở hầu hết những vùng phía Đông và Nam Trung Quốc, phía Bắc Myanma và cả phía Bắc Viêt Nam. Tuy vậy, sau hàng ngàn năm bị săn bắt, sự thay đổi khí hậu, việc trồng trọt của con người đã làm suy giảm trầm trọng số lượng và vùng phân bố của Gấu trúc, buộc chúng phải di chuyển lên sinh sống ở những vùng núi cao. Ngày nay, chúng sống trong những rừng tre trên 6 vùng núi riêng biệt ở Trung Quốc với độ cao chỉ khoảng 4000 – 13000 feet (khoảng 1200 ~ 4000m). Lãnh thổ của loài Gấu trúc nhỏ hơn hầu hết các loài Gấu khác, chỉ vào khoảng 1 – 3 dặm vuông (khoảng 2.6 – 7.8 km vuông)

- Đặc điểm :

Gấu trúc đực có chiều dài trung bình tính từ mũi đến chóp đuôi khoảng 5 – 6 feet (khoảng 1.5 – 1.8m) và nặng 175 – 275 pound (khoảng 80 – 115 kg), tuy nhiên, chúng còn có thể năng tới 350 pound (~160 kg). Gấu cái chỉ to bằng 80% so với con đực. Gấu trúc có bộ lông rất dày gồm những sợi lông ngoài dài, lớp dưới là những sợi như len thô. Giống như Gấu trắng Bắc cực, bộ lông không thấm nước của Gấu trúc cũng giúp nó chống chọi với thời tiết giá lạnh. Cả thân lẫn đầu Gấu trúc đều mang màu trắng. Ngoài ra, nó còn có màu đen ở vòng quanh mắt, ở tai, vùng vai và cả 4 chân. Hai bàn chân trước có xương cổ tay kéo dài, rất linh hoạt, có thể sử dụng như ngón tay cái. Điều này giúp Gấu trúc có khả năng cầm nắm thức ăn của chúng.
Mắt Gấu trúc bé, có những khe dọc giống như nhiều loài động vật sống về đêm khác, điều này giúp Gấu trúc có khả năng thị lực tuyệt vời ngay cả trong bóng đêm. Tuy thế, chúng chỉ có thể nhìn gần và một số người còn cho rằng chúng nhìn được số màu rất hạn chế. Bù lại, cả thính giác và khứu giác của Gấu trúc lại rất nhạy bén. Răng hàm của Gấu trúc khá to so với các loài thú có vú khác, cùng với cơ hàm khoả mạnh, chúng có thể cắn những khúc tre thật dễ dàng.
Giống như những loài gấu khác, Gấu trúc có những chiếc móng vuốt ngắn và khả năng leo trèo tuyệt vời. Chúng thường di chuyển chậm chạp và cũng chỉ tăng tốc đến nước kiệu để trèo lên cây chỉ khi cảm thấy có nguy hiểm xung quanh.
Dù rằng Gấu trúc có cùng sống chung một vùng với những con khác, nhưng chúng luôn cố gắng tránh né nhau và sống đơn độc trừ khi vào mùa giao phối. Chúng đánh dấu lãnh thổ bằng cách dùng mùi hương tiết ra từ tuyến ở đuôi. Chúng thường đánh dấu lên những vật to như tảng đá, các cây to…
Gấu trúc không ngủ đông vì chúng có tre để ăn quanh năm, và nữa, thức ăn của chúng không đủ giúp chúng trữ năng lượng để cho sống sót qua mùa đông. Thay vì ngủ đông, chúng di chuyển đến vùng thấp hơn, ấm hơn để tiếp tục ăn. Chúng hoạt động (ăn :D) mạnh nhất vào ban đêm, dù thỉnh thoảng chúng có thể ăn cả ngày đêm.

- Chế độ ăn uống :


Gấu trúc có hệ thống tiêu hoá của động vật ăn thịt. Dù vậy, qua thời gian, chúng trở thành loài ăn thực vật và cho tới nay, chúng hầu như chỉ ăn tre trúc. Hơn 99% thực đơn của chúng chỉ là lá, cành và măng tre. Vì trẻ chứa rất ít năng lượng, nên Gấu trúc buộc phải dành từ 12 – 16 giờ mỗi ngày chỉ để ăn, và chúng có thể ăn hết 20 – 40 pound (9 – 18 kg) tre. Một lý do nữa khiến chúng phải ăn nhiều là do hệ tiêu hoá chỉ cho phép chúng hấp thu 20% năng lượng từ số tre chúng ăn. Ngoài tre, chúng còn ăn cả côn trùng, động vật gặm nhấm nhỏ và cá.

- Sinh sản :


Gấu cái trưởng thành ở độ tuổi 5 – 7 năm tuổi. Mùa sinh sản của chúng bắt đầu giữa tháng 3 và kết thúc vào giữa tháng 5. Gấu cái động dục trong 2 – 3 tuần và suốt thời gian đó, chúng giao phối với nhiều con đực khác. Thời gian mang thai của Gấu trúc khoảng 135 ngày, nhưng cũng có thể dao động từ 83 – 163 ngày. Gấu mẹ thường sinh 2 gấu con vào khoảng cuối tháng 8 hoặc 9. Khi vừa ra đời, gấu con cân nặng khoảng 90 – 130 gam và chỉ nhỏ cỡ một con sóc chuột (chipmunk). Cho dù sinh 2 gấu con, nhưng gấu mẹ chỉ chăm sóc một con, con kia sẽ bị bỏ rơi và sớm qua đời. Người ta cho rằng con gấu con bị bỏ kia được nuôi dưỡng chỉ đề phòng khi con gấu ban đầu không sống được. Gấu con cai sữa lúc 9 tháng tuổi và năng tới 35 kh khi tròn một tuổi. Gấu con tiếp tục sống chung với mẹ trong 1 năm rưỡi.

-Google hân hạnh được tài trợ-
 

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,241
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác
  • Like
Reactions: Tam Cửu

namnam06

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng chín 2018
1,147
894
151
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Chào mọi người, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về chủ đề mới:
Họ Chim di
Họ Chim di, danh pháp khoa học Estrildidae, là một họ chim thuộc bộ Sẻ (Passeriformes). Họ này gồm những loài chim nhỏ có nơi sinh sống là những khu vực nhiệt đới ấm, chỉ một số ít thích nghi với khí hậu lạnh hơn ở Úc. Loài nhỏ nhất trong họ này là Nesocharis shelleyi dài chỉ 8,3 cm, còn loài nhẹ nhất là Estrilda troglodytes chỉ nặng 6 g. Loài lớn nhất là sẻ Java (Padda oryzivora), dài 17 cm (6,7 inch) và nặng 25 g. Thức ăn của chúng là các loại hạt và côn trùng nhỏ. Chúng đẻ từ 5-10 trứng mỗi lứa.
Họ này gồm các chi và các loài chủ yếu sau:
Chi Parmoptila: chi Ăn kiến
Parmoptila rubrifrons: Ăn kiến Jameson
Parmoptila woodhousei: Ăn kiến Woodhouse
Chi Nigrita: Sẻ đen
Nigrita bicolor: Sẻ đen ngực nâu
Nigrita canicapilla: Sẻ đen đầu xám
Nigrita fusconota: Sẻ đen ngực trắng
Nigrita luteifrons: Sẻ đen trán nhạt
Chi Nesocharis: Sẻ lưng xanh
Nesocharis ansorgei: Sẻ lưng xanh cổ trắng
Nesocharis capistrata: Sẻ lưng xanh đầu xám
Nesocharis shelleyi: Sẻ lưng xanh Fernando Po
Chi Pytilia
Pytilia afra
Pytilia hypogrammica
Pytilia melba
Pytilia phoenicoptera
Chi Mandingoa
Mandingoa nitidula: Sẻ hai đốm lưng xanh
Chi Cryptospiza: Sẻ cánh đỏ
Cryptospiza jacksoni: Sẻ cánh đỏ tối màu
Cryptospiza reichenovii: Sẻ cánh đỏ mặt đỏ
Cryptospiza salvadorii: Sẻ cánh đỏ Abyssinia
Cryptospiza shelleyi: Sẻ cánh đỏ Shelley
Chi Pyrenestes
Pyrenestes minor
Pyrenestes ostrinus
Pyrenestes sanguineus
Chi Spermophaga: Sẻ mỏ xanh
Spermophaga haematina: Sẻ mỏ xanh miền tây
Spermophaga poliogenys: Sẻ mỏ xanh Grant
Spermophaga ruficapilla: Sẻ mỏ xanh đầu đỏ
Chi Clytospiza
Clytospiza monteiri: Sẻ hai đốm nâu
Chi Hypargos
Hypargos margaritatus: Sẻ hai đốm họng hồng
Hypargos niveoguttatus: Sẻ hai đốm Peters
Chi Euschistospiza
Euschistospiza cinereovinacea: Sẻ hai đốm tối màu
Euschistospiza dybowskii: Sẻ hai đốm Dybowski
Chi Lagonosticta: Sẻ lửa
Lagonosticta landanae: Sẻ lửa mỏ nhạt
Lagonosticta larvata
Lagonosticta nitidula: Sẻ lửa nâu
Lagonosticta rara: Sẻ lửa bụng đen
Lagonosticta rhodopareia: Sẻ lửa Jameson
Lagonosticta rubricata: Sẻ lửa châu Phi
Lagonosticta rufopicta: Sẻ lửa ngực vạch
Lagonosticta sanguinodorsalis: Sẻ lửa núi
Lagonosticta senegala: Sẻ lửa mỏ đỏ
Lagonosticta umbrinodorsalis: Sẻ lửa Reichenow
Lagonosticta vinacea
Lagonosticta virata: Sẻ lửa Mali
Chi Uraeginthus
Uraeginthus angolensis
Uraeginthus bengalus
Uraeginthus cyanocephalus
Uraeginthus granatinus: mỏ sáp tai tím
Uraeginthus ianthinogaster
Chi Estrilda: chi Mỏ sáp
Estrilda astrild: Mỏ sáp thường
Estrilda atricapilla: Mỏ sáp đầu đen
Estrilda caerulescens: Mỏ sáp tím
Estrilda charmosyna: Mỏ sáp huyệt đỏ
Estrilda erythronotos: Mỏ sáp má đen
Estrilda melanotis
Estrilda melpoda: Mỏ sáp má cam
Estrilda nigriloris: Mỏ sáp mí mắt đen
Estrilda nonnula: Mỏ sáp mào đen
Estrilda ochrogaster
Estrilda paludicola
Estrilda perreini: Mỏ sáp đuôi đen
Estrilda poliopareia
Estrilda poliopareia: Mỏ sáp Anambra
Estrilda quartinia
Estrilda rhodopyga: Mỏ sáp huyệt đỏ thẫm
Estrilda rufibarba: Mỏ sáp Ả Rập
Estrilda thomensis: Mỏ sáp Cinderella
Estrilda troglodytes: Mỏ sáp huyệt đen
Chi Amandava: chi Mai hoa
Amandava amandava: Mai hoa
Amandava formosa: Mai hoa xanh
Amandava subflava: Mỏ sáp vằn, còn biết đến như là mỏ sáp ngực cam
Chi Ortygospiza
Ortygospiza atricollis
Ortygospiza gabonensis
Ortygospiza locustella
Chi Emblema
Emblema pictum: Đuôi lửa sơn
Chi Stagonopleura
Stagonopleura bella: Đuôi lửa đẹp
Stagonopleura oculata: Đuôi lửa tai đỏ
Stagonopleura guttata: Đuôi lửa kim cương
Chi Oreostruthus
Oreostruthus fuliginosus: Đuôi lửa núi
Chi Neochmia
Neochmia modesta: Sẻ đầu tía đỏ, còn biết đến như là sẻ anh đào
Neochmia phaeton: Sẻ đỏ
Neochmia ruficauda: Sẻ sao
N. r. subclarescens
N. r. clarescens
N. r. ruficauda
Neochmia temporalis: Đuôi lửa mày đỏ
Chi Taeniopygia
Taeniopygia bichenovii: Sẻ hai sọc, còn biết đến như là sẻ Bicheno hay sẻ cú
Taeniopygia castanotis: Sẻ tai nâu
Taeniopygia guttata: Sẻ vằn
T. g. guttata
T. g. castanotis
Chi Poephila
Poephila acuticauda: Sẻ đuôi dài
Poephila cincta: Sẻ họng đen
P. c. cincta
P. c. atropygialis
Poephila personata: Sẻ mặt nạ
Chi Erythrura
Erythrura hyperythra: Di ngực hung
Erythrura prasina: Di xanh
Erythrura viridifacies: Di mặt xanh
Erythrura tricolor: Di ba màu
Erythrura trichroa: Di mặt lam
Erythrura coloria: Di tai đỏ
Erythrura papuana: Di Papua
Erythrura psittacea: Di họng đỏ
Erythrura pealii: Di Fiji
Erythrura cyaneovirens: Di đầu đỏ
Erythrura regia
Erythrura kleinschmidti
Chi Chloebia
Chloebia gouldiae: Sẻ Gouldia
Chi Lonchura
Lonchura atricapilla: Di nâu
Lonchura bicolor: Di khoang
Lonchura caniceps: Di đầu xám
Lonchura cantans: Di châu Phi
Lonchura castaneothorax: Di ngực nâu
Lonchura cucullata: Di vàng đồng
Lonchura ferruginosa: Di mào trắng
Lonchura flaviprymna: Di huyệt vàng
Lonchura forbesi: Di New Ireland
Lonchura fringilloides: Di ác là
Lonchura fuscans: Di tối màu
Lonchura grandis: Di Grand
Lonchura griseicapilla: Di đầu xám
Lonchura hunsteini: Di vằn
Lonchura kelaarti: Di họng đen, còn biết đến như là di Jerdon
Lonchura leucogastra: Di bụng trắng
Lonchura leucogastroides: Di Java
Lonchura maja: Di đầu trắng
Lonchura malabarica: Di Ấn Độ, còn biết đến như là di họng trắng
Lonchura malacca: Di đầu đen hay di ba màu
Lonchura melaena: Di Bismarck
Lonchura molucca: Di mặt đen
Lonchura montana: Di núi tuyết
Lonchura monticola: Di núi
Lonchura nana: Di Madagascar
Lonchura nevermanni: Di mào xám
Lonchura nigerrima: Di New Hanover
Lonchura nigriceps: Di lưng nâu
Lonchura pallida: Di đầu nhạt
Lonchura pallidiventer: Di bụng kem
Lonchura punctulata: Di đá
Lonchura quinticolor: Di ngũ sắc
Lonchura spectabilis: Di Hooded
Lonchura striata: Di cam
Lonchura stygia: Di đen
Lonchura teerinki: Di ngực đen
Lonchura tristissima: Di đầu vạch
L. t. leucosticta
L. t. tristissima
Lonchura vana: Di sọc xám
Chi Heteromunia
Heteromunia pectoralis: Di Pictorella
Chi Padda
Padda fuscata: Sẻ tối màu Timor
Padda oryzivora: Sẻ Java
Chi Amadina
Amadina erythrocephala: Sẻ mặt đỏ
Amadina fasciata: Sẻ họng đỏ
Chúng ta sẽ tập trung bàn về chi Chim di, danh pháp khoa học Lonchura.
Một số học giả xếp chi Euodice là phân chi của chi Lonchura nên chúng ta cũng sẽ coi như vậy.
+Mỏ bạc châu Phi(Euodice Cantans)
View attachment 84085 View attachment 84086
+Di Ấn Độ(Euodice Malabarica)
upload_2018-10-16_8-40-47.jpeg upload_2018-10-16_8-40-57.jpeg
+Di đá(Lonchura Punctulata)
upload_2018-10-16_8-41-54.jpeg upload_2018-10-16_8-42-3.jpeg
+Di ngũ sắc(Lonchura quinticolor)
upload_2018-10-16_8-43-50.jpegupload_2018-10-16_8-43-57.jpeg
Wa, toàn là các loài chim đẹp. Nếu có, mọi người hãy đóng góp thêm thông tin nha. Còn giờ, ta nghỉ thôi.:Tuzki7:Tuzki7
 

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,241
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác

Cute Boy

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng một 2018
770
1,510
216
Tuyên Quang
THCS Chết nhiêu lần
Chào mọi người ! :D Ai hóng chủ đề hôm nay không nhỉ ?:Tonton11
CHỦ ĐỀ 48 : CON GÀ TRỐNG
(Các bạn hãy đăng hình ảnh của một loài vật và viết một đoạn văn về động vật đó)​
@The Joker
@namnam06
@Tam Cửu
@Dương Sảng
@Bé Nai Dễ Thương
@Cô Bé Mặt Trăng
@Phann Ánh
@Phạm Ngọc Thảo Vân
@Trương Hoài Nam
@Bùi Thị Diệu Linh
@Asuna Yuuki

Gà trống với những đặc điểm: mào lớn, diều mọng
Gà trống, đôi khi còn gọi là gà sống là gà giống đực của loài Gallus gallus, tức gà nhà. Con gà giống cái là gà mái. Gà trống có một số đặc tính là hay cất tiếng gáy và canh giữ một khu vực nhất định, quyết không cho gà trống khác xâm phạm
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
Helo :Rabbit34hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về CHỦ ĐỀ 48 CON GÀ TRỐNG
Gà trống, đôi khi còn gọi là gà sống là gà giống đực của loài "Gallus gallus", tức gà nhà. Con gà giống cái là gà mái. Gà trống có một số đặc tính là hay cất tiếng gáy và canh giữ một khu vực nhất định, quyết không cho gà trống khác xâm phạm.
Trong loài gà nhà, thường thì chỉ gà trống biết gáy. Tiếng gáy bắt đầu vào buổi rạng đông cho đến khi chiều tàn lúc trời đã nhá nhem. Tiếng gáy là cách báo hiệu và phô trương của gà trống đang sở hữu một khu vực. Gà trống ở khoảng bốn tháng tuổi thì sẽ bắt đầu gáy.

Tiếng Việt ghi âm tiếng gáy của gà thành: "Ò ó o... o". Những ngôn ngữ khác ghi âm thành nhiều dạng: "Cock-a-doodle-doo" (Anh), "Qui-qui-riqui" (tiếng TBN)...
Gà trống tuy vóc dáng lớn hơn gà mái nhưng thịt gà trống thường dai, không ngon.
Tục chọi gà dựa vào tính bẩm sinh của gà trống muốn chống trả những đối thủ gà trống khác nếu vào chung một khoảnh sân. Tục chọi gà phổ biến ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên ở Tây phương thì có nơi ngăn cấm, cho là sinh hoạt hiếu sát và bạo động vì gà sẽ đấu nhau đến chết.
Con người thường sử dụng thịt gà, trứng gà và lông gà. Ngoài ra, ngày nay, người ta còn dùng gà để làm các thí nghiệm nghiên cứu khoa học trong các ngành
Một Poster về gà trống

220px-Rooster_portrait2.jpg

Một con gà trống ở nông trại Úc

một loại tranh dân gian của người Việt, vẽ gà trống
TranhKimhoang2.jpg

Đuôi gà trống có lông dài vào vồng lên, cũng là đặc điểm của gà trống.
Con gà trống cũng có mặt trong những câu đố dân gian vì tướng mạo "quân tử" của nó như trong câu:
Chân đạp miền thanh địa,
Ðầu đội mũ bình thiên,
Mình mặc áo mã tiên,
Ban ngày đôi ba vợ,
Tối một mình nằm riêng.
Gà trống còn là vật cúng tế cổ truyền nên có câu:
Trên đầu đội sắc vua ban
Dưới thì yếm thắm dây vàng xum xuê
Thần linh đã gọi thì về
Ngồi trên mâm ngọc gươm kề sau lưng.
Thịt gà nấu nấm, cà chua và gia vị
130px-Chicken_dish_cooking_tomatoes_mushrooms_spices.jpg


Tranh vẽ hai con gà đang đá nhau

200px-Roosters%27_fight.jpg
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

namnam06

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng chín 2018
1,147
894
151
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Xin chào các anh chị và các bạn! Hôm nay ta sẽ cùng tìm hiểu về chủ đề mới:
CON GÀ TRỐNG
Gà trống là gà giống đực của loài Gallus, tức gà. Con gà giống cái là gà mái. Gà trống có một số đặc tính là hay cất tiếng gáy và canh giữ một khu vực nhất định, quyết không cho gà trống khác xâm phạm.
Chi Gallus có 5 loài, do đó có 5 loại gà trống:
+ Gà trống rừng lông đỏ:
upload_2018-10-19_20-42-14.jpeg
+ Gà trống rừng Sri Lanka:
upload_2018-10-19_20-53-23.jpeg
+ Gà trống rừng lông xám:
upload_2018-10-19_20-57-14.jpeg
+ Gà trống rừng lông xanh:
upload_2018-10-19_20-57-39.jpeg
+ Gà trống nhà:
images

Gà ăn tạp và thức ăn của chúng thường là hạt cây, giun, dế, thạch sùng, thằn lằn... Đối với những chú gà trống hung hãn thì có khi là... chuột nhắt!
images

Trong loài gà nhà, thường thì chỉ gà trống biết gáy. Tiếng gáy bắt đầu vào buổi rạng đông cho đến khi chiều tàn lúc trời đã nhá nhem. Tiếng gáy là cách báo hiệu và phô trương của gà trống đang sở hữu một khu vực. Gà trống ở khoảng bốn tháng tuổi thì sẽ bắt đầu gáy.
Tiếng Việt ghi âm tiếng gáy của gà thành: "Ò ó o... o". Những ngôn ngữ khác ghi âm thành nhiều dạng: "Cock-a-doodle-doo" (tiếng Anh), "Qui-qui-riqui" (tiếng Tây Ban Nha)...
images

Tục chọi gà dựa vào tính bẩm sinh của gà trống muốn chống trả những đối thủ gà trống khác nếu vào chung một khoảnh sân. Tục chọi gà phổ biến ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên ở Tây phương thì có nơi ngăn cấm, cho là sinh hoạt hiếu sát và bạo động vì gà sẽ đấu nhau đến chết.
upload_2018-10-19_20-45-32.jpeg
Giống như nhiều loài chim khác trong họ Trĩ, con trống không tham gia vào việc ấp trứng hay nuôi nấng các con non có thể sống độc lập ngay từ khi mới sinh ra. Các công việc này do con mái có bộ lông nâu xám và dễ ngụy trang đảm nhận.
images

Kể ra thì loài gà khá bất công nhỉ!
Trong tự nhiên, có các loài gà rừng. Chúng là các loài chim lớn, với con trống có bộ lông sáng và tươi màu, nhưng nói chung khó phát hiện trong các khu vực rừng rậm rạp, nơi chúng sinh sống.
upload_2018-10-19_21-3-19.jpeg
Loài gà rất phong phú trong thơ văn:
Đầu rồng đuôi phụng cánh tiên
Ngày ba mươi sáu vợ, tối ngủ riêng một mình.
Vâng, giải câu đố dân gian trên thì có con gà trống là vừa!
Trong hội họa cũng không kém, gà trống xuất hiện rất nhiều:
DN691-692_130117_HH_Con-ga-9.jpg

Gà trống – tranh phấn tiên của nữ họa sĩ Mỹ Mary Sprague, năm nay đã ngoài tám mươi nhưng bà vẫn sáng tác đều tay.
DN691-692_130117_HH_Con-ga-3.jpg

Gà trống – tranh Pablo Picasso (sơn dầu, 1938)

Wa, con gà trống quả là phong phú! Thôi, đánh máy mệt rồi, mình nghỉ đây!:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18:rongcon18
 

Attachments

  • upload_2018-10-19_20-38-41.png
    upload_2018-10-19_20-38-41.png
    368.2 KB · Đọc: 83
  • Like
Reactions: Tống Huy

Cute Boy

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng một 2018
770
1,510
216
Tuyên Quang
THCS Chết nhiêu lần
Chào mọi người ! :D Ai hóng chủ đề hôm nay không nhỉ ?:Tonton11
CHỦ ĐỀ 49 : CON TRÂU
(Các bạn hãy đăng hình ảnh của một loài vật và viết một đoạn văn về động vật đó)​
@Cute Boy
@Tam Cửu
@Phann Ánh
@namnam06
@Asuna Yuuki
@Trương Hoài Nam
@Bé Nai Dễ Thương
Con trâu lông đen mượt, to và cao, bề dài trâu áng chừng một mét rưỡi. Đầu trâu hình khối kim tự tháp. Sừng trâu cong cong hình lưỡi liềm, to bằng bắp tay em nhọn vút. Mắt trâu to và dài, lông mi của nó có màu trắng bạc như tóc một cụ già. Mũi trâu to, người ta xỏ một sợi dây thừng qua mũi trâu để dễ nắm dắt trâu đi. Con trâu đứng bên vệ đường điềm nhiên ăn co dọc theo bờ ruộng. Hàm trâu đưa qua, đưa lại nhai cỏ, tiếng trâu liếm cỏ nghe '“xực xực”, nom rất ngon lành. Con trâu em trông thấy có lẽ là một con trâu cày vì vai nó lực lưỡng, bốn chân to còn bê bết bùn sình và ách cày đang tháo đổ ở ruộng. Chắc là chủ trâu cho trâu nghỉ ăn cỏ. Con trâu bước tới từng bước một, chậm rãi nhai cỏ, đuôi chủ trâu ve vẩy trông rất nhàn rỗi.
ta-con-trau-dang-an-co.jpg
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.
Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.
ĐỐi với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả.
Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy.
Trâu có hai loại :trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.
Tuy với những sự khác nhau như vậy nhưng đặc tính của trâu là hiền lành, chậm chạp, nặng nề. Mỗi con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg tùy vào sức khỏe của mỗi con. Một đặc điểm rất dễ nhận dạng của trâu chính là không có hàm răng trên. TRâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu rất bền.
thuyet-minh-ve-con-trau-viet-nam.jpg

Sừng của trâu dài và cong cong, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của trâu rất chắc, ngắn, mập, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Sức chịu đựng của trâu rất dẻo dai, nó có thể chở được rất nhiều đồ đạc. Tấm thân của trâu dường như rất chắc chắn, da của nó rất dai. Ngày xưa cha ông ta vẫn làm áo bằng da trâu. Thường thì longo trâu thường có màu đen, nhưng có một số con trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai.
Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu…đều đến “lượt” của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày không biết mệt. Nhưng sức ăn của nó cũng rất nhiều, ăn cỏ, ăn cám…và đặc biệt khi uống nước thì trâu uống rất nhiều. Thời tiết thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu nên vào mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao tắm tầm 30 phút hằng ngày, vào mùa đông thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con.
con-trau.jpg

Đối với người nông dân thì con trâu chính là cơ ngơi mà họ có nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ là cực kì cần thiết. Người nông dân nếu thiếu đi con trâu thì sẽ không làm được gì vì nó có sức kéo, sức cày bừa, sinh đẻ…Bên cạnh đó trâu còn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt trâu ăn rất ngon, thơm và bổ dưỡng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con người.
Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong Seagame 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình đáng đáng trân trọng.
thuyet%20minh%20ve%20con%20trau.jpg

Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày.
Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thế thay thế được của người nông dân. Nó luôn là người bạn đáng tin cậy và hiền lành nhất. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con người việt nam.
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

namnam06

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng chín 2018
1,147
894
151
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Chào mọi người! Hôm nay ta sẽ đến với chủ đề mới nha:
CHỦ ĐỀ 49 : CON TRÂU
Trâu là một loài vật thuộc họ Trâu bò(Bovidae). Chúng sống hoang dã ở Nam Á, Đông Nam Á và Bắc Úc.
Trâu thuần dưỡng, tức trâu nhà được nuôi phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới châu Á. Một số nhỏ có mặt ở Nam Mỹ và Bắc Phi châu.
280px-Water_buffalo_bathing.jpg

Tuy trâu rừng vẫn còn tồn tại trong thiên nhiên song số lượng trâu hoang dã không còn nhiều. Giới khoa học lo rằng trâu rừng thuần chủng không còn nữa vì đã bị lai với trâu nhà. Riêng tại Việt Nam số lượng trâu rừng còn rất ít, chủ yếu phân bố dọc dãy Trường Sơn, trong đó có khu vực miền tây Thanh Hóa giáp với Lào. Nhiều đàn trâu đã được thuần dưỡng và lai với trâu nhà.
images

Trâu trưởng thành nặng khoảng từ 200 đến 800 kg. Loài trâu rừng hoang dã lớn hơn thế rất nhiều; con cái có thể nặng 500 kg, con đực lên tới 800 kg, và cao tới khoảng 1,7 m. Trâu rừng châu Á có cặp sừng dài nhất trong số các loài thú có sừng trên thế giới.
Với cặp sừng khủng, trâu có thể thắng cả sư tử lun!
images

Trên thế giới có hai nhóm trâu: trâu rừng châu Phi (Cape buffalo) và trâu châu Á, tức trâu nước. Đây là hai loài riêng biệt thuộc chi Syncerus (trâu châu Phi) và Bubalus (trâu châu Á) ở hai vùng địa lý cách biệt.
Trâu châu Phi thì như nài: View attachment 85275
Trâu châu Á thì như ở mấy vùng quê ấy!View attachment 85276
Hiện tại, do sự lai tạo, có nhiều con trâu có vẻ ngoài lạ:
View attachment 85277
300px-Teathered_Buffalo%2C_Tana_Toraja_1423.jpg

Châu Á là bản địa của loài trâu với 95% tổng số trâu trên thế giới. Khoảng phân nửa số này sống ở Ấn Độ. Tính đến năm 1992 Á châu có 141 triệu con trâu. Trâu được nuôi lấy sức cày ruộng, lấy thịt và sữa. Sữa trâu có lượng mỡ béo cao nhất trong các loại sữa gia súc. Cả hai phân loài trâu nhà có mặt tại Á châu: trâu sông và trâu đầm. Trâu sông sống ở vùng cao như Nepal còn trâu đầm phổ biến khắp miền nhiệt đới.
View attachment 85279
Loài trâu sinh sống thành công vì có thể tận dụng thức ăn kém chất dinh dưỡng mà lại có sức sản xuất cao. Về việc đồng áng cày bừa thì trâu kéo cày khỏe hơn bò (Bos taurus) nhất là ở những vùng ruộng sâu nên ở Việt Nam có câu tục ngữ: yếu trâu hơn khỏe bò.
Về văn hóa, con trâu cũng đóng vai trò quan trọng:
Theo cách phân chia thời gian năm tháng ở châu Á chịu ảnh hưởng văn hóa Trung hoa thời xưa, con Trâu cũng là một biểu tượng cho một năm[4] Trong 12 địa chi (thập nhị chi), trâu mang pháp danh là Sửu, đứng hàng thứ hai sau Tý và đứng trước 10 con vật khác, 12 con vật được đứng trong sách lịch pháp trên nay là đại diện cho các loài. Về tính âm dương, 12 con vật được chia xếp thành hai cực âm và dương đứng đan xen nhau, trong đó con trâu (Sửu) thuộc âm.
View attachment 85281
Theo truyền thuyết trâu đã giúp vua Vũ nhà Hạ trị thủy. Thời Chiến Quốc, Tử Đồi là con vua Chu Trang Vương nuôi hàng trăm con trâu cho ăn gạo thóc, mặc gấm vóc, lại có kẻ hầu người hạ. Họ ca ngợi nghề chăn trâu của những Sào Phủ, Nịnh Thích. Trên đồ đất nung từ thời Thương Chu đã có hoa văn hình trâu. Đời Tiền Hán có nhiều tượng trâu bằng đồng, nhất là vùng Vân Nam[9] Theo truyền thuyết thì trâu biểu hiệu sự sống lâu. Lão Tử soạn Đạo Đức Kinh sinh vào thế kỷ thứ VI trước CN (thời Chiến Quốc), Lão Tử khi về già nhận thấy chính sự của vương quốc đang tan rã đã cưỡi trâu xanh đi về hướng Tây qua đồi núi đến nước Tần và từ đó mất dạng. Quân sư Tôn Tẩn thường ngồi xe, còn có giai thoại ông cưỡi trâu ra trận. Thời chiến quốc cũng có ghi lại chuyện Điền Đan dùng hỏa ngưu kế đánh bại quân địch.
160px-%E5%A4%A9%E5%B7%A5%E5%BC%80%E7%89%A9-1.jpg

Cùng với cây lúa nước, trâu cũng gắn liền với nền văn minh lúa nước Việt Nam và cả Đông Nam Á. Trâu đã trở thành linh vật của SEA Game 22 năm 2003, hình tượng trâu vàng đã từng là biểu tượng của thể thao Việt Nam. Hình ảnh con Trâu kéo cày trên ruộng đồng trồng lúa, hay con trâu đứng nằm gặm nhai cỏ trên bãi cỏ, cùng đầm mình trong vũng ao hồ nước là hình ảnh quen thuộc, gợi lên cảm gíac thị vị thanh bình vùng miền quê Việt Nam. Con trâu là hình ảnh của bản chất hiền lành, cần cù của con người Việt, biểu tượng cho sức khỏe lực điền. Trong tri thức về loài vật của người Việt thì tri thức về con trâu là có sớm nhất và đầy đủ nhất. Hình ảnh con trâu được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần từ hàng ngàn năm qua.
300px-M%E1%BB%A5c_%C4%91%E1%BB%93ng_th%E1%BB%95i_s%C3%A1o.JPG

Mong rằng bài viết của mình sẽ hữu ích, giúp các ACE biết thêm về người bạn thân của nông dân. :))))
Còn giờ, bye! :rongcon18:rongcon18:rongcon18
 
Top Bottom