TGQT [Minigame] Thế giới động vật

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
Chào các bạn :rongcon12. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Bộ Cá chép răng nhé



[TBODY] [/TBODY]

Bộ Cá chép răng hay bộ bạc đầu (Cyprinodontiformes) /ˌsaɪprɪnɵˌdɒntɪˈfɔrmiːz/ một bộ vây tia, bao gồm chủ yếu là cá nhỏ, nước ngọt. Nhiều loài cảnh, chẳng hạn như killifish và họ ăn muỗi (Poeciliidae). Chúng có quan hệ họ hàng gần với bộ suốt (Atheriniformes) và đôi khi được gộp chung với chúng.
Hypsolebiashibattai-540.jpg

Trong tiếng Anh chúng được gọi là toothcarps (cá chép răng)
Trước đây bộ này được sách báo, tài liệu Việt Nam gọi là bộ Cá sóc, , thuộc bộ này theo hệ thống phân loại của Lindberg (Nga). Nhưng tại Wikipedia, chúng được xếp theo hệ thống phân loại của Anh Mỹ và thuộc họ cá sóc, cá nhói. Do đó, để tránh trùng lặp và sai tên (vì lúc đó họ Cyprinodontidae và bộ Cyprinodontiformes không còn chứa cá sóc nữa và họ Cyprinodontidae cũng không có loài nào khác ở Việt Nam), nên bộ này phải mang tên mới là bộ Cá chép răng hay bộ Cá bạc đầu.
Các thành viên của bộ này đáng chú ý bởi sự cư ngụ ở môi trường khắc nghiệt, chẳng hạn như nước muối hoặc nước rất ấm áp, nước chất lượng kém, hoặc các tình huống bị cô lập khi không có các loại cá khác xảy ra. Chúng thường là động vật ăn tạp, và thường sống gần bề mặt, nơi mà nước giàu oxy đền bù cho bất lợi về môi trường.
Chúng có miệng nhỏ, mắt to, một vây lưng đơn, và vây đuôi tròn. Loài lớn nhất là cá bốn mắt Thái Bình Dương , đo được 34 cm (13 inch) trong khi loài nhỏ nhất , chỉ dài 8 mm (0,31 inch) ở cá trưởng thành.
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Hello ! Chúng ta lại gặp nhau trong chủ đề mới rồi ! Chúng mình sẽ tìm hiểu về loài cá bạc đầu nhé !
ca-rong-dat.jpg
Đẹp quá phải không nào ?
Loài cá bạc đầu có thân phần trước tròn, phần sau dẹp bên. Đầu dẹp bằng, đỉnh đầu phẳn. Mắt lớn vừa, gần như cách đều mõm với điểm cuối nắp mang. Lưng thẳng, đường lưng gần như nằm ngang từ chót mõm tương đương 4,5 lần khoảng cách từ khởi điểm vây lưng đến điểm giữa gốc vây đuôi. Vây đuôi tròn có gốc vây đuôi phát triển. Lưng có màu nâu xám. Mặt dưới của đầu ở con đực có màu vàng và con cái có màu trắng. Có một vạch đen hình vòng cung chạy phía sau môi dưới. ở con đực vây lưng có màu cam với một chấm đen ở gốc, vây đuôi màu vàng đỏ với ngọn vây màu đen. Vây hậu môn màu cam, vây bụng màu vàng, vây ngực màu trắng. ở con cái vây lưng màu cam với một chấm đen ở gốc, vây đuôi màu vàng, vây hậu môn và vây bụng màu trắng, vây ngực màu trắng trong.
Cá bạc đầu phân bố ở Ấn Độ, Myanma, Malaixia, Thái Lan, Việt Nam gặp nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
Xin chào và hẹn gặp lại ở chủ đề sau nhé !
 
  • Like
Reactions: ĐứcHoàng2017

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Chào các bạn ! Chúng ta lại gặp nhau trong chủ đề mới : Cá tầm rồi !
Acipenser_Transmontanus_ca-tam.jpg
Cá tầm có 21 loài đã biết. Là một trong những chi cá cổ nhất hiện còn tồn tại, chúng có nguồn gốc tại các vùng nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Cá tầm có kích thước dài khoảng 2,5-3,5 m không phải là hiếm và một số loài có thể còn to lớn hơn.
Cá tầm là các loài cá ăn ở tầng đáy. Với chiếc mõm hình nêm chúng sục sạo lớp đáy bùn mềm và bằng cơ quan xúc giác nhạy cảm (râu) thì chúng có thể phát hiện các loài động vật giáp xác và cá nhỏ, là nguồn thức ăn của chúng. Vì không có răng nên chúng không thể bắt các con mồi lớn.
Nhiều loài cá tầm sinh sống phần lớn thời gian ngoài biển, nhưng theo chu kỳ thì chúng lại ngược dòng quay trở lại các con sông lớn để đẻ trứng. Một vài cá thể thực hiện công việc này vào cuối mùa vì các mục đích nào đó chưa rõ. Chỉ có một ít loài là sống hoàn toàn trong vùng nước ngọt và không có loài nào sinh sống tại khu vực nhiệt đới hay ở nam bán cầu.
Tại Nga việc đánh bắt cá tầm có giá trị lớn. Vào đầu mùa hè, cá tầm di cư vào sông hay về phía bờ của các hồ nước ngọt thành các bầy lớn để đẻ trứng. Các trứng đơn lẻ rất nhỏ, và số lượng trứng mà một con cá cái có thể đẻ có thể lên tới 3 triệu quả trong một mùa. Trứng của một số loài được quan sát thấy là sẽ nở trong vòng vài ngày sau khi được đẻ ra. Có lẽ tốc độ lớn của cá bột là rất nhanh, nhưng người ta hiện vẫn chưa rõ là những con cá con ở lại vùng nước ngọt trong bao lâu trước khi di cư ra biển. Sau khi đạt tới độ tuổi trưởng thành thì tốc độ lớn của chúng dường như là chậm lại rất nhiều, mặc dù vẫn còn tiếp tục trong vài năm. Frederick Đại Đế đã nuôi một số cá tầm tại hồ Garder See ở Pomerania vào khoảng năm 1780; một số trong chúng vẫn còn sống tới năm 1866. Giáo sư von Baer cũng thông báo rằng, theo kết quả của các theo dõi trực tiếp thực hiện tại Nga thì Hausen sống thọ 100 tuổi, nhưng có thể sống trên 200 năm.
Tại các nước như Anh, nơi mà người ta đánh bắt được rất ít cá tầm thì chúng được ăn ở dạng cá tươi, thịt của chúng rắn chắc hơn của các loại cá thông thường khác, hương vị thơm, mặc dù hơi béo. Cá tầm được coi là loại cá của hoàng gia trong sắc luật của vua Edward II, mặc dù có lẽ chỉ rất hiếm khi chúng xuất hiện trên bàn ăn của hoàng gia vào thời kỳ đó. Tại những khu vực mà cá tầm đánh bắt được với số lượng lớn, chẳng hạn trên các con sông ở miền nam Nga hay trong các hồ lớn ở Bắc Mỹ thì thịt của chúng được phơi khô, hun khói hay ướp muối. Các loại trứng cá với kích thước lớn được dùng để làm món trứng cá muối. Vì mục đích này, cá tầm bị đánh bằng roi mềm và sau đó bị ép qua các chiếc sàng, để lại các mô sợi và màng ở lại trên sàng, trong khi trứng được thu thập tại chậu đặt phía dưới sàng. Một lượng muối thích hợp được thêm vào trước khi trứng được đem đóng gói. Bên cạnh đó, các loại thạch tốt nhất được sản xuất từ bong bóng cá tầm. Sau khi được lấy ra khỏi cơ thể một cách cẩn thận, người ta rửa nó trong nước ấm, cắt dọc theo chiều dài của bong bóng để tách các màng bên trong, nó chứa khoảng 70% là glutin.
Cá tầm (và vì thế là việc buôn bán trứng cá muối) đang bị đe dọa nghiêm trọng do đánh bắt thái quá, săn bắt trộm và ô nhiễm nưowsc.
Xin chào và hẹn gặp lại trong chủ đề sau !
---------------------------------------
@Hồ Nhi @B.N.P.Thảo @Trang Ran Mori
 

Phann Ánh

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tám 2018
50
49
26
19
Hà Tĩnh
Trường Marie Curie
Chào các bạn .Hôm nay mk đã quay trở lại rồi đây ,và bây giờ chúng ta cung đến với chủ đề mới nào:BỘ CÁ TẦM
- Bộ Cá tầm (Acipenseriformes; /æsɪˈpɛnsərɪˈfɔrmiːz/) là một bộ của lớp cá vây tia (Actinopterygii) nguyên thủy[2] bao gồm trong đó các họ cá tầm và cá tầm thìa, cũng như một số họ đã tuyệt chủng.[3] Bộ xương của bộ Acipenseriformes nói chung chứa nhiều chất sụn
300px-Sturgeon.jpg


Còn môi trường sống thì :

- Nhiều loài cá tầm sinh sống phần lớn thời gian ngoài biển, nhưng theo chu kỳ thì chúng lại ngược dòng quay trở lại các con sông lớn để đẻ trứng. Một vài cá thể thực hiện công việc này vào cuối mùa vì các mục đích nào đó chưa rõ. Chỉ có một ít loài là sống hoàn toàn trong vùng nước ngọt và không có loài nào sinh sống tại khu vực nhiệt đới hay ở nam bán cầu.
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Chào các bạn Yociexpress08! Chủ đề mới đã xuất hiện rồi đây, đó là : Cá mù lan !
MC_Rotfeuerfisch.jpg
Wow ! Đẹp quá phải không nàoYociexpress01
Họ Cá mù làn là một họ cá thuộc bộ Cá mù lan. Họ này có các loài cá đáng sợ nhất thế giới. Các loài trong họ này sinh sống ở các vùng nước biển nhiệt đới và ôn đới nhưng chủ yếu sinh sống ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Các loài cá trong họ này có gai sắc có độc dưới dạng nước nhầy trên thân. Không nên nhầm lẫn chúng với các loài khác.
Phần lớn các loài sinh sống ở tầng đáy và ăn các loài động vật giáp xác và cá nhỏ. Phần lớn các loài sinh sống ở vùng nước nông nhưng một vài loài sinh sống ở độ sâu lên đến 2.200 mét. Phần lớn các loài như , tự giấu mình đợi con mồi đi qua và ăn con mồi còn cá sư tử thì săn con mồi. Khi không săn mồi, cá sư tử có thể lùa cá, tôm hay cua vào một góc và ăn con mồi.
Xin chào và hẹn gặp lại ở chủ đề sau !Yociexp47
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
280px-Pterois_antennata-3.jpg

Bộ Cá mù làn ( Scorpaeniformes, còn gọi là Scleroparei) là một BỘ trong LỚP CÁ VÂY TIA (Actinopterygii). Các loài trong bộ này gần đây đã được tái phân loại vào trong BỘ CÁ VƯỢC (Perciformes).
Chúng còn được biết đến như là các loài cá "má áo giáp" do đặc trưng phân biệt của chúng: sự mở rộng về phía sau của xương vòng quanh hốc mắt (một phần của bộ xương bên của đầu/má, phía dưới hốc mắt) thứ ba vượt qua phần má tới xương tiền NẮP MANG, trong khi ở phần lớn các loài cá khác thì nó gắn vào.
220px-Grosserdrachenkopf-02.jpg

Phần lớn các loài sinh sống ở tầng đáy và ăn các loài động vật giáp xác và cá nhỏ. Phần lớn các loài sinh sống ở vùng nước nông nhưng một vài loài sinh sống ở độ sâu lên đến 2.200 mét (7.200 ft).Phần lớn các loài tụ giấu mình đợi con mồi đi qua và nuốt con mồi còn CÁ SƯ TỬ thì phục kích con mồi. Khi không phục kích, cá sư tư có thể lùa cá, tôm hay cua vào một góc và nuốt con mồi.
220px-Pterois_volitans_Manado-e_edit.jpg

120px-Scorpaena_scrofa.jpg

120px-Pterois_volitans.001_-_Aquarium_Finisterrae.JPG

mc_rotfeuerfisch-jpg.77877

THẬT ĐỘC ĐÁO PHẢI KHÔNG NÀO
Xin chào và hẹn gặp lại ở chủ đề sau !Yociexp47
 

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,245
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Hello ! Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về loài voi nha !
hqdefault (4).jpg
Voi là động vật có vú lớn nhất còn sinh sống trên mặt đất ngày nay. Con voi nặng nhất được công nhận là con voi bị bắn hạ tại Angola năm 1974. Nó là một con voi đực, nặng 12.000 kg. Các loài voi nhỏ nhất, với kích thước chỉ cỡ con bê hay con lợn lớn, là các loài voi tiền sử đã sinh sống trên đảo Crete cho tới khoảng năm 5000 TCN, và có thể là tới những năm khoảng 3000 TCN. Các hộp sọ còn sót lại, nằm rải rác của chúng, với lỗ vòi lớn duy nhất đặc trưng ở phía trước, có lẽ là cơ sở của niềm tin về sự tồn tại của những người khổng lồ một mắt trong Odyssey của Homer.
Các nghiên cứu gần đây về các di tích động vật tại miền trung Trung Quốc cho thấy người tiền sử ăn thịt voi. Trong lịch sử, việc săn voi là phổ biến để bắt và sử dụng voi ở châu Á, riêng ở châu Phi việc săn bắt voi lấy ngà được thực hiện bởi những tên thực dân phương Tây và ngà voi là mặt hàng buôn bán nhộn nhịp. Voi hiện nay là động vật được bảo vệ, và việc nuôi nhốt như là động vật cảnh bị cấm trên toàn thế giới.
Voi có bốn chân lớn để có thể chịu được trọng lượng cơ thể nặng. Đầu to, có vòi và ngà. Ngà voi là do hai răng cửa hàm trên biến thành, được dùng để trưng diễn, tự vệ và đào đất kiếm ăn. Răng hàm kiểu mào để nghiền thức ăn. Tai to, vẫy được để quạt mát hoặc giao tiếp. Máu được làm mát đi khi lưu chuyển qua tai chúng. Voi cái có một đôi vú ở ngực giữa hai chân trước.
Voi chủ yếu đi lại bằng đầu ngón chân, gót chân nhấc khỏi mặt đất. Xương bàn chân được bảo vệ bởi một lớp đệm gan bàn chân phẳng và dày chứa các sợi đàn hồi giúp bàn chân của chúng bè ra chống đỡ sức nặng của cơ thể và đi lại không gây ra tiếng động.
Cũng như trọng lượng của nó, 2 thứ làm cho voi khác với các loài động vật khác là vòi và ngà voi. Vòi voi là mũi của voi, nó không có xương sống nhưng lại có các mô cơ và có 1 hoặc 2 mô cơ giống như ngón tay ở đầu vòi. Vòi được dùng để thở, uống nước bằng cách hút nước lên rồi thổi vào miệng. Vòi có tới 4 vạn cơ bắp nên rất khéo léo, nó cũng có thể được dùng như cánh tay, đủ sức bẻ cành cây để ăn lá hoặc khéo léo bẻ những quả nhỏ như cỗ trái mâm xôi. Vòi voi rất nhạy cảm, voi đực dùng nó dùng để ve vãn voi cái, voi cái dùng nó để vuốt ve con. (những cái vuốt ve của con voi mẹ rất quan trọng trong việc phát triển của voi con)
Vòi voi rất dẻo, do mũi và môi kéo dài mà thành. Đầu vòi có 1 hoặc 2 ngón rất nhạy cảm để cầm nắm thức ăn và những đồ vật nhỏ. Ngoài tác dụng lấy thức ăn, vòi còn dùng để hút nước, phun nước khi tắm, để giao tiếp bằng xúc giác và khứu giác, để chào nhau, để khuếch đại tiếng ré hoặc để thể hiện rõ thái độ tức giận.
Ngà voi là cặp răng cửa trên của voi. Khi ngà bắt đầu mọc, nó có một lớp men bao ngoài như răng con người. Tuy nhiên, ngà càng lớn thì những lớp men này càng bị mỏng đi. Cấu tạo chính của ngà là xương răng. Ngà giúp voi tự vệ và ăn uống. Ngà sẽ tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời của voi, tức là voi càng già thì ngà càng to. Voi cái thường có ngà nhỏ hơn voi đực, ngà voi châu Á nhỏ hơn ngà voi châu Phi.
Tai voi có kích thước lớn, tuy nhiên nó lại ít dùng để nghe, mà lại để thích ứng nhiệt độ trong cơ thể. Trên tai voi có nhiều mạch máu, độ chênh lệch với cơ thể lên đến 7 độ C. Nó thường dùng để phe phẩy tạo mát cho nó, đồng thời trong trường hợp nguy cấp, với các loài voi sống trên sa mạc, chiếc tai rất cần trong việc điều hoà nhiệt độ. Tai voi châu Phi lớn hơn rất nhiều so với voi châu Á.
Da voi dù rất dày nhưng lại nhạy cảm. Da voi cũng thường bị những con bọ ký sinh tấn công do đó chúng hay thích tắm bùn để gột rửa những con bọ này. Bụi bẩn bám trên da voi thành từng mảng hạn chế nắng mặt trời chiếu vào da và tránh các sinh vật ký sinh.

Xin chào và hẹn gặp lại vào chủ đề sau !
 

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
helo :Rabbit34hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về

Hà Mã – Loài Động Vật Uy Lực Trong Thế Giới Tự Nhiên cũng là loài da dày:Rabbit24


1280px-Hippo_pod_edit.jpg

Hà mã là một loài động vật ưa nước, có lẽ đó cũng là lý do tại sao người Hy Lạp từng đặt tên cho chúng là “trâu nước”. :Rabbit22Một ngày hà mã dành tới 16 giờ :Rabbit42để đằm mình dưới những dòng sông hoặc hồ để làm mát cơ thể của chúng dưới cái nóng như lửa thiêu của châu Phi. Hà mã là những “vận động viên lặn” cừ khôi của thế giới động vật và chúng còn có thể nín thở dưới nước tới 5 phút.
Cơ thể của hà mã thường có kích thuớc lớn khiến chúng chỉ có thể đi bộ, nằm dưới đáy hồ hoặc ở những vùng nước cạn. Đôi mắt và lỗ mũi của hà mã nằm trên đỉnh đầu giúp chúng có thể quan sát và thở ngay cả khi chúng lặn xuống gần như hoàn toàn.:Rabbit48
Khi nằm phơi nắng trên bờ, cơ thể hà mã tiết ra một chất lỏng màu đỏ :Rabbit97mà mọi người thường nói rằng chúng tiết ra máu. Nhưng thực ra, chất lỏng này là một chất dưỡng ẩm cho da của chúng và đồng thời hoạt động như một loại “kem chống nắng” mà có thể bảo vệ hà mã khỏi vi khuẩn gây bệnh:Rabbit96
1280px-Hexaprotodon.liberiensis-ZOO.Jihlava1.jpg


Vào hoàng hôn, hà mã lên bờ để ăn cỏ. Chúng có thể đi 9,2 km trong một đêm và tiêu thụ tới 80 kg cỏ.:Rabbit26 So với cân nặng của hà mà thì lượng thức ăn chúng nạp vào khá ít.:Rabbit38 Khi gặp nguy hiểm trên đất liền, hà mã sẽ chạy tới những nơi có nước, khi đó nếu di chuyển trong khoảng cách ngắn, tốc độ của chúng có thể nhanh như con người.:Rabbit42

– Cái tên Hà Mã thực chất được lấy từ âm Hán-Việt 河馬. Còn trong tiếng Hy Lạp cái tên Hà mã Hippopotamus có là hippos nghĩa là “ngựa”, potamos nghĩa là “sông”, ám chỉ loài ngựa sống ở sông.:Rabbit37
– Hà mã trông khá cục mịch nhưng luôn được xếp vào danh sách những loài hung hãn nhất thế giới động vật, hàng năm chúng đã gây ra cái chết cho 2900 người.:Rabbit6
– Bộ hàm của Hà mã có sức mạnh có thể nhá nát người của 2 con cá sấu có độ dài tới 3 mét.:Rabbit43
1920px-Zwergflusspferd_-_Pygmy_Hippopotamus_-_Hexaprotodon_liberiensis.jpg

– Tốc độ tối đa mà Hà mã có thể đạt được là 48km/h (vì vậy đừng cố gắng trêu :Rabbit5bất kì cá thể Hà mã nào, chúng thực sự rất nguy hiểm):Rabbit49:Rabbit49:Tuzki13

hết rồi :Tuzki14
see u again:Tonton4:Tonton4


 

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,245
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
helo :Rabbit34hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 1 trong những loài thuộc bộ đa man nha

800px-Procavia-capensis-Frontal.JPG

đáng yêu phải không nào
Procavia capensis là một trong bốn loài chuột còn sống của bộ Hyracoidea, và loài duy nhất còn sống của chi Procavia. Nó có trọng lượng khoảng gần 4 kg, bên ngoài giống chuột lang nhà với tai và đuôi ngắn. Loài này được tìm thấy khắp châu Phi và Trung Đông trong môi trường sống với các khe đá để thoát khỏi các kẻ thù. Chúng thường sống trong các nhóm của 10-80 cá thể, và đi kiếm ăn theo nhóm. Hành vi của họ nổi bật nhất là việc sử dụng lính gác: một hoặc nhiều cá thể đứng ở trên một điểm thuận lợi và báo động bằng tiếng kêu khi thấy loài săn mồi.
Chúng hoạt động nhiều nhất vào buổi sáng và buổi tối, mặc dù mô hình hoạt động của chúng thay đổi đáng kể với mùa và khí hậu. Loài này có thân dài đến 50 cm (20 in) và cân nặng khoảng 4 kg (8,8 lb), và một chút dị hình giới tính; con đực nặng hơn khoảng 10% so với con cái. Bộ lông dày và màu nâu xám dù màu lông khác nhau nhiều theo môi trường sinh sống.
1920px-Procavia-capensis-Posing.JPG

Loài này hiện diện ở châu phi hạ sahara, Một phân loài lớn hơn với lông dài hơn có nhiều ở A larger, longer-haired subspecies có nhiều trong các trầm tích băng ở vùng núi cao của núi kenya
1280px-Twohyraxes.jpg

Kẻ săn mồi của loài này là báo, rắn hổ mang, chó hoang, và đại bàng.đại bàng Verreaux đặc biệt là loài chuyên săn loài này
hết rồi :Tuzki14
see u again ở lần sau nha :Tonton4:Tonton4
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,245
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
helo :Rabbit34hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về CHỦ ĐỀ 43 : BỘ BỌ CẠP GIẢ

Bọ cạp giả là lớp Hình nhện thuộc vào bộ Pseudoscorpionida và được biết đến với tên Pseudoscorpiones hoặc Chelonethida. Nhìn chung, bọ cạp giả mang ích lợi cho con người khi chúng ăn ấu trùng bướm đêm, ấu trùng kiến, mối hay ruồi. Kích thước của chúng nhỏ và vô hại.
nhung-tac-pham-xuat-sac-gianh-chien-thang-cuoc-thi-nikon-small-world-photomicrography-2017_12.jpg

Đặc điểm

Bọ cap giả nhỏ như lớp hình nhện với cơ thể dẹp và bầu như quả lê và có kìm răng giống như bọ cạp. Chúng có chiều dài từ 2 đến 8 milimét (0,08 đến 0,31 in).
Ar_1.jpg

Tiến hóa

Mẫu hóa thạch bò cạp giả lâu nhất cách đây 300 triệu năm ở kỷ Devon Nó có đầy đủ đặc điểm của bò cạp giả hiện nay, chỉ ra rằng bọ cạp giả đã tiến hóa rất sớm trong lịch sử các động vật trên mặt đất
280px-Kaldari_pseudoscorpion_01.jpg

CheliferCancroides1.jpg

Kaldari_pseudoscorpion_02.jpg

Pseudoscorpions thuộc về lớp arachnida Chúng là những loài nhện nhỏ với thân hình bằng phẳng, hình quả lê và những cái kìm giống với những bọ cạp .

Một pseudoscorpion từ Hoa Kỳ
Vùng bụng, được tạo thành từ mười hai phân đoạn, mỗi phân tử được bảo vệ bởi các tấm làm bằng chitin . Bụng ngắn và tròn ở phía sau, thay vì kéo dài vào đuôi và đuôi giống như bọ cạp thật (thực tế là chúng trông giống như bọ cạ, là nguồn gốc của tên "Pseudoscorpion") . Màu sắc của cơ thể có thể có màu nâu vàng đến nâu đậm, với móng vuốt ghép đôi thường có màu tương phản. chúng có thể có hai, bốn hoặc không có mắt.
Một pseudoscorpion có tám chân với 5-7 phân đoạn; số lượng phân đoạn hợp nhất được sử dụng để phân biệt các họ và chi.
Các pedipalps thường bao gồm một "chi" bất động "và" ngón tay ", với một ngón tay di chuyển riêng biệt được điều khiển . Một tuyến nọc độc và ống dẫn thường nằm trong ngón tay di động; nọc độc được sử dụng để bắt giữ và cố định con mồi của pseudoscorpion. Trong quá trình tiêu hóa, pseudoscorpions đổ một chất lỏng ăn mòn nhẹ lên con mồi, sau đó ăn các hóa chất còn lại.

Một khắc màu của một pseudoscorpion
hết rồi :Tuzki14
see u again ở lần sau nha :Tonton4:Tonton4
 

Phann Ánh

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tám 2018
50
49
26
19
Hà Tĩnh
Trường Marie Curie
:Rabbit34 Chào các bạn ,hôm nay mk đã trở lại rồi đây :Rabbit16 Cùng đến với chủ để mới nào :
- Bọ cạp giả (tiếng Anh: pseudoscorpion) là lớp Hình nhện thuộc vào bộ Pseudoscorpionida và được biết đến với tên Pseudoscorpiones hoặc Chelonethida. Nhìn chung, bọ cạp giả mang ích lợi cho con người khi chúng ăn ấu trùng bướm đêm, ấu trùng kiến, mối hay ruồi. Kích thước của chúng nhỏ và vô hại.[1] Chúng ít được nhìn thấy vì có kich thước nhỏ và vô hại.
Đặc điểm :
- Bọ cap giả nhỏ như lớp Hình nhện với cơ thể dẹp và bầu như quả lê và có kìm răng giống như bọ cạp. Chúng có chiều dài từ 2 đến 8 milimét (0,08 đến 0,31 in). Loài lớn nhất được biết đến là loài Garypus titanius ở đảo Ascension có chiều dài đến 12 mm (0,5 in).
Tiến hóa:
- Mẫu hóa thạch bò cạp giả lâu nhất cách đây 300 triệu năm ở kỷ Devon. Nó có đầy đủ đặc điểm của bò cạp giả hiện nay, chỉ ra rằng bọ cạp giả đã tiến hóa rất sớm trong lịch sử các động vật trên mặt đất.

Đến đây là hết.
Tạm biệt và hẹn gặp lại ở chủ đề sau
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,245
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác
  • Like
Reactions: Tam Cửu
Top Bottom