TGQT [Minigame] Thế giới động vật

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,245
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác
Các mem tham gia nhạt tóa ;( Tó ít người ..... :Chuothong11Thoai , đến với chủ đề hôm nay nào mọi người :Chuothong10:Chuothong10
CHỦ ĐỀ 28 : BỘ KHÔNG ĐUÔI
(Các bạn hãy đăng hình ảnh của một loài vật và viết một đoạn văn về động vật đó)​
@Shmily Karry's ,
@Dương Sảng ,
@Tam Cửu,
@Nguyễn Thị Ngọc Bảo ,
@Sophie Vương ,
@Trương Hoài Nam ,
@Vũ Linh Chii ,
@Bangtanbomm ,
@The Joker

-----------------
P/s : Nhớ tag thêm 3 bạn để nhận thêm nhiều ưu đãi nha ! :)
 

Lê Thả Thính

Banned
Banned
Thành viên
29 Tháng sáu 2018
84
74
36
Hà Nội
THCS Chu Văn An
Chào các bạn JFBQ00154070129B. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về bộ không đuôi nha :
- Bộ Không đuôi là một nhóm động vật lưỡng cư đa dạng và phong phú, chúng có cơ thể ngắn, không đuôi, có danh pháp khoa học là Anura (tiếng Hy Lạp cổ đại an-, thiếu + oura, đuôi). Hóa thạch "tiền không đuôi" cổ nhất xuất hiện vào đầu kỷ Trias ở Madagascar, nhưng nghiên cứu đồng hồ nguyên tử gợi ý rằng nguồn gốc của chúng có thể kéo dài đến kỷ Permi, 265 triệu năm trước. Bộ Không đuôi có phạm vi phân bố rộng, từ miền nhiệt đới tới vùng cận bắc cực, nhưng nơi tập trung sự đa dạng loài nhất rừng mưa nhiệt đới. Hiện có khoảng 4.800 loài được ghi nhận, hơn 85% số loài lưỡng cư hiện đại. Đây cũng là bộ động vật có xương sống đa dạng thứ năm.
Và bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về Họ Ếch thủy tinh nhé .
Ếch thủy tinh có tên gọi khoa học là Hyalinobatrachium valerioi, thuộc họ lưỡng cư Centrolenidae. Chúng được phát hiện lần đầu tiên năm 1872.
20121205151743_2.jpg

Điểm đặc biệt về loài lưỡng cư này là chúng sở hữu lớp da hình mắt lưới trong suốt như thủy tinh.Không chỉ có tác dụng ngụy trang, làn da của ếch thủy tinh còn làm được nhiều việc khác, chẳng hạn như thở để hấp thụ nước. Tuy nhiên, đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất ở loài sinh vật này, vì nó là nguyên nhân khiến chúng rất dễ bị nhiễm trùng da.
20121205151759_7.jpg

Trang Daily Mail dẫn lời nhiếp ảnh gia Tây Ban Nha Nic Reusens nhận xét: “Mặc dù màu nền da của hầu hết các con ếch thủy tinh chủ yếu là xanh lá cây pha vàng nhạt, lớp da bụng của một số thành viên thuộc họ ếch này có đặc điểm trong mờ. Nhờ đó, các nội tạng, kể cả tim, gan và đường tiêu hóa có thể nhìn thấy rõ qua làn da trong mờ - đặc điểm tạo nên tên chung của loài.
20121205151743_4.jpg

Ếch thủy tinh luôn di chuyển tới sông để đẻ trứng nhưng cư trú chủ yếu trong các khu rừng mưa nhiệt đới.
20121205151759_9.jpg

Theo anh Reusens, con người rất khó tìm kiếm và thu thập mẫu về ếch thủy tinh, không chỉ do kích thước tí hon và màu sắc của chúng, mà còn vì môi trường sinh trưởng tự nhiên của loài thường là những nơi khó tiếp cận, chẳng hạn như dọc các sông suối nơi địa hình hiểm trở.
20121205151759_8.jpg

Các thành viên trong họ lưỡng cư Centrolenidae thường sở hữu cơ thể tí hon, chỉ 20 - 30mm, nhưng cũng có một số loài như ếch thủy tinh centrolene geckoideum cư trú ở Colombia và Ecuador, có thể đạt kích thước lớn hơn.
Vậy nha, bye Yociexp47Yociexp47
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Hello các bạn :rongcon12. Hôm nay mình sẽ trở lại chủ đề mới với một loài động vật khá quen thuộc, đó là ếch đồng thuộc bộ lưỡng cư nha.
Untitled_433.png
Ếch sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước (ao, đầm nước...). Chúng thường đi kiếm mồi vào ban đêm. Mồi là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc... Ếch ẩn trong hang qua mùa đông (hiện tượng trú đông). Ếch là động vật biến nhiệt.:rongcon14
Cấu tạo ngoài của ếch đồng như sau :
Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
+ Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước
+ Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.
+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)
- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.:rongcon28
Echdong.jpg
Cấu tạo trong của ếch đồng như sau :
+) Tiêu hóa : - Miệng có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi
- Có dạ dày lớn , ruột ngắn , gan - mật lớn , có tuyến tụy .
+) Hô hấp : - Xuất hiện phổi . Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng .
- Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp .
+) Tuần hoàn : - Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành 2 vòng tuần hoàn vố tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất ) nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha .
+) Bài tiết : - Thận vẫn là thận giữa giống cá , cố ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái lớn trước khi thải ra ngoài qua lỗ huyệt .
+) Thần kinh : - Não trước , thùy thị giác phát triển.
- Tiểu não kém phát triển .
- Hành tủy .
- Tủy sống .
tải xuống (10).jpg
Ếch trưởng thành, đến mùa sinh sản (vào cuối xuân, sau những trận mưa rào đầu hạ) ếch đực kêu “gọi ếch cái” để “ghép đôi”. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái và tim đến bờ nước để đẻ.
Ếch cái đẻ đến đâu. ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nỡ thành nòng nọc. Trái qua một quá trinh biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn để trờ thành ếch con.:rongcon19
Ngoài ra, ếch đồng còn có rất nhiều lợi ích với đời sống con người như làm tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh, làm thực phẩm :rongcon22, vật thí nghiệm trong sinh lý học. Vì vậy, chúng ta cần phải chung tay bảo vệ ếch đồng cũng như các loài lưỡng cư khác nhé !:rongcon32:rongcon32:rongcon32
Chúc bạn có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích ! XIn chào và hẹn gặp lại ở chủ đề sau:rongcon29:rongcon29:rongcon29
@Hồ Nhi @Butterfly Angelic @Aerokiss
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
Chào các bạn JFBQ00154070129B. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về bộ không đuôi nha :
Một trong động vật đại diện cho ngành không đuôi là Ếch bay
220px-Wallace_frog.jpg

đẹp phải ko nào
và đây là ảnh thật

%E1%BA%BEch.jpg

Một con ếch bay (còn gọi là ếch lượn) là một con ếch có khả năng đạt được bay lượn. Tức là nó có thể rơi xuống dưới góc 45 ° so với mặt ngang. Các loài ếch sống trên cây cũng có thể hạ xuống theo chiều dọc, nhưng chỉ ở các góc độ lớn hơn 45 °, được gọi là nhảy dù.

Chuyến bay trôi dạt đã phát triển độc lập trong số 3.400 loài ếch từ cả hai họ New World (Hylidae) và Old World (Rhacophoridae). Sự tiến hóa song song này được xem như một sự thích nghi với cuộc sống của chúng trên cây cối, cao trên mặt đất.
Các đặc điểm của các loài Thế giới cũ bao gồm "bàn tay và bàn tay mở rộng, dây nịt đầy đủ giữa tất cả ngón tay và ngón chân, mặt nạ da trên cánh tay và chân, và giảm trọng lượng mỗi chiều dài lỗ mũi".
Những thay đổi hình thái này góp phần vào khả năng khí động học ếch bay.

Alfred Russel Wallace đã đưa ra một trong những báo cáo sớm nhất về một con ếch bay. Các loài mà ông quan sát sau đó được Albert Boulenger mô tả là Rhacophorus nigropalmatus
vnn.online_20150626074500_echtapvo.jpg


Monica nói: “Bất cứ ai nhìn thấy bức ảnh này đều hỏi tôi rằng thực sự con ếch đang làm gì và thật sự mà nói, tôi nghĩ rằng nó đã chuẩn bị để nhảy lên một nơi cao hơn. Tuy nhiên, đối với tôi, thật tuyệt vời khi có một bức ảnh với hành động đẹp như vậy. Tôi thích chụp ảnh tất cả các loài động vật khác nhau. Nhiếp ảnh đã dạy tôi nhìn những điều mà bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường”
@Tiểu Anh Tử @Harry Nanmes @Cool Kid
 

The Joker

BTV World Cup 2018
HV CLB Lịch sử
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
12 Tháng bảy 2017
4,754
7,085
804
Hà Nội
THPT Việt Đức
Sorry nha !!!:rongcon17:rongcon17:rongcon17 2 chủ đề vừa rồi bận quá nên không làm !!! Trở lại chủ đề ngày hôm nay !!! Mình sẽ giới thiệu với các bạn con nhái bén !!!
280px-Agalychnis_callidryas.jpg

Ảnh nó nè !!!
Nhái bén thường sống ở vùng rừng rậm
ẩm ướt !!! Chúng có thể sống ở cả dưới nước lẫn trên mặt đất. Chúng có răng hàm và móng chân có vuốt. *Khủng khiếp* Chúng ăn côn trùng và động vật không có xương sống.
Chúng bắt mồi như 1
sát thủ !!! Chúng nhảy ra từ chỗ nạn nhân không nhìn thấy. Chúng lao ra với tốc độ bàn thờ và giơ vuốt ra. Như vậy nạn nhân chết như bị tên bắn. *Sát thủ khát máu*
Mình chỉ tìm hiểu được vậy thôi !!!
Bye !!! :rongcon29:rongcon29:rongcon29

@Bangtanbomm @Kuroko - chan @Dương Sảng
 
  • Like
Reactions: Dương Sảng

ka1412

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười một 2017
874
730
121
Hà Nội
CNN | Life
Sorry nha !!!:rongcon17:rongcon17:rongcon17 2 chủ đề vừa rồi bận quá nên không làm !!! Trở lại chủ đề ngày hôm nay !!! Mình sẽ giới thiệu với các bạn con nhái bén !!!
280px-Agalychnis_callidryas.jpg

Ảnh nó nè !!!
Nhái bén thường sống ở vùng rừng rậm
ẩm ướt !!! Chúng có thể sống ở cả dưới nước lẫn trên mặt đất. Chúng có răng hàm và móng chân có vuốt. *Khủng khiếp* Chúng ăn côn trùng và động vật không có xương sống.
Chúng bắt mồi như 1
sát thủ !!! Chúng nhảy ra từ chỗ nạn nhân không nhìn thấy. Chúng lao ra với tốc độ bàn thờ và giơ vuốt ra. Như vậy nạn nhân chết như bị tên bắn. *Sát thủ khát máu*
Mình chỉ tìm hiểu được vậy thôi !!!
Bye !!! :rongcon29:rongcon29:rongcon29

@Bangtanbomm @Kuroko - chan @Dương Sảng
Con này đẹp hơn con ở trên :v
 

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,245
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
Helo mọi người. con tê tê nhìn trông rất đáng yêu phải ko nàoJFBQ00154070129B
280px-Pangolin_borneo.jpg

Tê tê
hay còn gọi là trút, xuyên sơn, là các loài ĐỘNG VẬT CÓ VÚ thuộc Bộ Tê tê (Pholidota). Bộ Tê tê hiện nay chỉ còn một họ Manidae. Thân tê tê có VẢY lớn và cứng. Chúng là loài thú ăn kiến sinh sống ở miền NHIỆT ĐỚI CHÂU Á và PHI. Phần lớn các loại tê tê sinh hoạt vào ban đêm, dùng KHỨU GIÁC rất thính để tìm CÔN TRÙNG. Ban ngày thì cuộn tròn như quả bóng để ngủ.Y Khi 46Y Khi 46
1280px-Steppenschuppentier1a.jpg

Toàn thân tê tê có lớp vảy cứng bao bọc, chỉ chừa phần phía bụng. Mép vảy sắc và nhọn để giúp việc phòng thủ. Vảy cấu tạo bằng chất keratin giống như móng vuốt, sừng, và lông các động vật có vú khác. Khi mới sinh ra, vảy tê tê mềm nhưng rồi cứng dần với thời gian. Chúng còn tự vệ bằng cách xịt dung dịch axit hôi từ tuyến gần hậu môn.
1280px-Tree_Pangolin.JPG


Tê tê có móng dài và cứng; móng hai chân trước được dùng để phá tổ côn trùng tìm thức ăn. Vì móng dài nên chúng không đi bằng cách đạp chân xuống đất mà ngược lại, tê tê di chuyển bằng cách co hai chân trước lại và giẫm lên mu bàn chân. Miệng chúng không có răng; thức ăn chủ yếu là kiến và mối. Chúng dùng lưỡi dài (đến 40 cm) với nước dãi rất dính để bắt mồi. Cuống lưỡi nằm sâu trong lồng bụng.
Phần đuôi tê tê có khả năng cầm nắm, để giúp vin vào cành cây khi leo trèo.

Các loài tê tê đo được từ 30 đến 100 cm. Con cái thường nhỏ hơn con đực. Chúng làm ổ trong những hốc cây rỗng hay đào hang sâu dưới đất

Khi nhìn bộ vảy cứng chắc cũng như dáng đi đặc biệt của loài tê tê trong hình này, chúng ta dễ dàng liên tưởng chúng với những võ sĩ giác đấu thời trung cổ.Yociexp102

215643_pangolin_3180820b-large_trans_NvBQzQNjv4BqpJliwavx4coWFCaEkEsb3kvxIt-lGGWCWqwLa_RXJU8.jpg

điều thú vị ở đây là
Lưỡi của tê tê có thể dài hơn chiều dài cơ thể

Khi vươn ra hết cỡ, lưỡi của tê tê có thể dài tới 40cm và cuống lưỡi nằm sâu tận trong khoang ngực. Những con tê tê dùng chiếc lưỡi dính của mình để bắt côn trùng. Do loài tê tê không có răng nên chúng nghiền nát và tiêu hóa thức ăn nhờ những viên sỏi trong dạ dày.Yociexp96
Loài động vật có vú duy nhất trên thế giới có vảy
Bộ vảy của loài tê tê có thành phần chính là keratin, tương tự như móng tay của con người, sừng tê giác hay móng các loài chim... Bộ vảy sừng chiếm đến 20% trọng lượng của loài vật này. Những chiếc vảy rất cứng có thể bảo vệ tê tê khỏi các loài thú săn mồi. Tuy nhiên, trong y học cổ truyền Trung Quốc, người ta lại sấy khô và nướng vảy tê tê vì tin rằng chúng có thể chữa bệnh bại liệt, kích thích tăng tiết sữa cho phụ nữ... Vì lí do đó, giá của vảy tê tê trên thị trường chợ đen lên đến hơn 3.000 USD/kg.Yociexpress06
Tê tê có nghĩa là “cuộn tròn lại”
Tê tê trong tiếng Anh là “pangolin” trong tiếng Mã Lai có nghĩa là “cuộn tròn lại”. Cái tên này xuất phát từ cơ chế phòng vệ của loài tê tê: Chúng cuộn tròn cơ thể lại thành một khối cầu khi gặp nguy hiểm. Thật không may, chính đặc điểm này khiến loài tê tê dễ bị săn bắt hơn bởi người thợ săn chẳng cần tốn sức để bắt chúng.
Sinh sống trên cây và trong hang
Với những móng vuốt cong và sắc bén, tê tê có khả năng bám vào các cành cây hay thậm chỉ có thể đào xuyên qua bê-tông. Một số loài tê tê, như loài tê tê đuôi dài châu Phi, chuyên sống trên cây. Trong khi đó, một số loài tê tê khác lại đào hang để trú ngụ. Những cái hang này lớn đến mức một người trưởng thành chui vừa.
Ăn thịt tê tê không dễ
Ngoài con người, kẻ thù chính của tê tê là sư tử, hổ và báo. Tuy nhiên, khi đối mặt với những loài vật này, tê tê chỉ cần cuộn tròn người lại. Ngay cả sư tử, với bộ hàm chắc khỏe, cũng không làm gì nổi lớp vảy cứng của tê tê.Yociexp46
Không ai biết tuổi thọ tê tê
Các nhà khoa học cho rằng tê tê có thể sống đến 20 năm trong môi trường tự nhiên, bởi cá thể tê tê sống lâu nhất mà con người từng biết có thể sống đến 19 năm trong môi trường nuôi nhốt. Tuy nhiên, môi trường nuôi nhốt tù túng khiến cho loài tê tê bị căng thẳng cũng như thiếu dinh dưỡng. Do đó, các nhà khoa học vẫn chưa biết được tê tê có thể sống tối đa được bao lâu.Yociexp72
Tê tê cũng có nọc độc
Khi bị đe dọa, tê tê thường cuộn tròn mình lại như một quả bóng hoặc nếu cần, chúng sẽ tấn công kẻ thù bằng chiếc đuôi sắc nhọn của mình. Ngoài ra, tê tê còn có thể tiết ra một loại acid chứa chất độc từ các tuyến gần hậu môn, tương tự loài chồn hôi.Yociexp68
Tê tê có thị lực rất kém
Trong số 8 loài tê tê, chỉ có loài tê tê đuôi dài sinh sống tại Tây và Trung Phi, là hoạt động vào ban ngày, các loài còn lại sống về đêm. Vì đặc điểm này, chúng có đôi mắt rất nhỏ. Điều này có nghĩa là thị lực của loài tê tê rất kém. Do đặc điểm này, loài tê tê chủ yếu dùng chiếc lưỡi của mình đánh hơi các tổ kiến và ụ mối.
220359_Untitlednkk.jpg

ngày nay, tê tê đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng Yociexp33Yociexp33vì vậy hãy nói ko vs mua bán động vật quý hiếm này
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

The Joker

BTV World Cup 2018
HV CLB Lịch sử
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
12 Tháng bảy 2017
4,754
7,085
804
Hà Nội
THPT Việt Đức
Hello !!!:rongcon12:rongcon12:rongcon12 Đến hẹn lại lên !!! Hôm nay mình sẽ trình bày bài kiểu thú dzị !!!
Các bạn đoán xem mình định giới thiệu con gì nhé !!!
280px-Tree_Pangolin.JPG

Con gì biết hơm ??? Biết chết liền !!!
Đùa thế là đủ rồi !!! Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn con tê tê cây !!! Tên dzị nhỉ ???
Tê tê cây hay còn gọi là tê tê bụng trắng. Chúng sinh ra và lớn lên ở châu Phi.
Cá thể đầu tiên được công nhận vào năm 1972 thuộc thế kỉ XX.
Các bạn biết
tại sao lại gọi nó là tê tê cây không ??? Easy vì nó sống trên cây.
Chúng thường sống ở nơi rừng sâu ẩm thấp.
Chúng có móng vuốt rất tù, max tù luôn. Đổi lại thì lại có cái đuôi cực dài.
220px-Tree_pangolin_skeleton.jpg

Đây là bộ xương của chúng

Mình chỉ biết thế thôi !!!:rongcon10:rongcon10:rongcon10
Cảm ơn đã đọc !!!:rongcon27:rongcon27:rongcon27
Bye !!!:rongcon29:rongcon29:rongcon29

@Kuroko - chan @Bangtanbomm @ARMY's BTS @Tống Huy
 

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,245
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác
Last edited:

Diệp Ngọc Tuyên

Typo-er xuất sắc nhất 2018
HV CLB Hội họa
Thành viên
13 Tháng mười một 2017
2,339
3,607
549
Đắk Lắk
THCS
Các mem tham gia nhạt tóa ;( Tó ít người ..... :Chuothong11Thoai , đến với chủ đề hôm nay nào mọi người :Chuothong10:Chuothong10
CHỦ ĐỀ 30 : BỘ CÓ VẸT
(Các bạn hãy đăng hình ảnh của một loài vật và viết một đoạn văn về động vật đó)​
@Kirigaya Kazuto.
@Sophie Vương
@Trương Hoài Nam
@The Joker
@Tam Cửu
@Nguyễn Thị Ngọc Bảo
@Lê Thả Thính
bộ có vet ư?
Bây giờ chúng ta cũng tìm hiểu về bộ này nhé, mình rất thích những chú vẹt vì chúng có màu sắc sặc sỡ trông rất vui mắt.
7038335-budgies-birds-budgerigar.jpg

Các bạn có biết chú vẹt này tên gì không, là Vẹt yến phụng đấy, trông chúng rất đẹp phải không nào. Chúng xuất xứ từ Châu Úc và thuộc bộ Vẹt đó.
Vẹt yến phụng ( hay gọi là chim yến phụng đi nhỉ) có khả năng bay rất nhanh và ngụy trang giống với môi trường để tránh va chạm với các loài chim săn mồi khác. Vì ngoài thiên nhiên thì chúng khá nhỏ, rất hiền lành và không có khả năng tự vệ.
Bây giờ chúng ta cùng phân biệt chim trống và chim mái nha. Các bạn biết không đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt là chiếc mũi của chúng đấy. Ở chim mái thì mũi của chúng luôn luôn có màu trắng đục dù chúng có mang bất kì màu lông nào đi chăng nữa. Còn ở chim trống thì mũi của chúng thường có màu xanh biếc hoặc màu hồng nhạt, các bạn biết không những chú chim yến phụng trống được nuôi trên hai tháng thì mũi của chúng lộ rõ vẻ xanh biếc còn dưới hai tháng thì có một màu hồng nhạt.
Các bạn có phân biệt được chưa nè, bây giờ chúng ta cùng phân biệt thử nhé.
CAM02740_zps55bddfd8.jpg

1e5e25e4.jpg

rất dễ đúng không nè
pic 1: các bạn có để ý thấy chú chim ở phía trên có mũi màu trắng không nè thế nên chú chim này là mái nhé còn chú bên dưới có màu hồng là chim trống.
pic 2: chú chim bên trái mũi có màu xanh biếc đúng không nên chú ta là trống nhé còn chú bên cạnh mũi có màu trắng nên là chim mái
Chim yến phụng thường ăn thóc và kê đôi khi chúng còn ăn rau nữa, những người nuôi chim này thường cho chúng ăn thóc và kê trộn lẫn theo tỉ lệ 1:1. Khi chim sinh sản thì kê phải nhiều gấp rưỡi thóc để tăng dinh dưỡng cho chim và thỉnh thoảng cho ăn ngô non để chim nuôi con.
Chim yến phụng rất được ưa thích, chúng được rất nhiều người chọn lựa vì bản tính hiền lành, dễ gần của nó và bộ lông tuyệt đẹp. Chúng có thể nói nhưng không phải tự dưng mà nó nói được đâu, phải qua huấn luyện một thời gian dài mới nói được! Nên chủ yếu chúng được nuôi làm cảnh thôi.
cùng tham gia nào @Tranphantho251076@gmail.com @Bảo Ngọc2901 @hdiemht ahihi
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Các mem tham gia nhạt tóa ;( Tó ít người ..... :Chuothong11Thoai , đến với chủ đề hôm nay nào mọi người :Chuothong10:Chuothong10
CHỦ ĐỀ 30 : BỘ VẸT
(Các bạn hãy đăng hình ảnh của một loài vật và viết một đoạn văn về động vật đó)​
@Kirigaya Kazuto.
@Sophie Vương
@Trương Hoài Nam
@The Joker
@Tam Cửu
@Nguyễn Thị Ngọc Bảo
@Lê Thả Thính
A nhô các bạn :rongcon12. Dạo này mình bận nên giờ mới tham gia được với chủ đề mới nè. Cùng tìm hiểu về loài vẹt nha các bạn :rongcon32
photo1499258955932-1499258956392-14-142-296-596-crop-1499258997816.jpg
Rực rỡ và đầy màu sắc, đó chính là những điều chúng ta nhìn thấy ngay khi bắt gặp hai chú vẹt dễ thương này phải không nào :rongcon15. Loài vẹt tuy vậy mà '' đông dân cư '' lắm à nha. Chúng có tới 376 loài và 86 chi, thật đáng ngạc nhiên:rongcon9. Các loài vẹt thường phân bố khắp miền nhiệt đới với một số loài sinh sống trong vùng ôn đới Nam bán cầu.
Hầu hết thành phần trong chế độ ăn uống của các loài vẹt là hạt, trái cây, chồi và các bộ phân thực vật khác. Số ít loài ăn động vật và xác thối :rongcon7, trong khi vẹt Lory chuyên biệt hóa để ăn mật hoa và trái cây mềm, ngoài ra một số loài vẹt còn ăn thịt. Hầu như tất cả các vẹt làm tổ trong hốc cây (hoặc hộp tổ hay lồng chim trong điều kiện nuôi nhốt).
Vẹt, cùng với quạ, giẻ cù và chim ác là những loài chim thông minh nhất, và một số loài vẹt có khả năng bắt chước tiếng người:rongcon23
Cùng xem một video của loài vẹt nói tiếng người nha các bạn :
Thật đáng yêu phải không nào ? Mình cũng muốn có một chú vẹt quá đi ! Các bạn cũng vậy phải không ?:rongcon31
Xin chào và hẹn gặp lại ở chủ đề sau nha !:rongcon29:rongcon29:rongcon29
@Bangtan Boys ( ARMY ) @Hồ Nhi @Thu trang _2216
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
Chào mọi người, hôm nay mình sẽ giới thiệu một loài vẹt độc đáo. Đó làVẹt thầy tu đuôi dài hay còn gọi là vẹt quaker

280px-Monk_Parakeet_%28Myiopsitta_monachus%29_-Argentina-8.jpg

Vẹt thầy tu đuôi dài là một loài chim thuộc họ Psittacidae. Loài này bắt nguồn từ các khu vực ôn đới đến các khu vực cận nhiệt đới của Argentina và các nước xung quanh ở Nam Mỹ. Các quần thể hoang dã tự duy trì diễn ra ở nhiều nơi, chủ yếu là ở Bắc Mỹ và châu Âu. Do kết quả của du nhập, đã có sự thành lập của quần thể vẹt thầy tu đuôi dài ở vài thành phố của Bắc Mỹ, sau khi chúng thoát ra khỏi tình trạng nuôi nhốt
vet.jpg

đáng yêu phải ko nào
Khác với họ hàng là loài Vẹt có khoang cổ, vẹt thầy tu đuôi dài xây tổ chung rất lớn. Loài vẹt này có đặc điểm lông xanh xám và giọng của chúng nghe khàn khàn.
Trong những năm gần đây, vẹt Quaker ngày càng trở nên phổ biến như vật nuôi trên khắp thế giới, và nếu bạn biết gì về loài thú này, thì không có gì lạ khi tại sao! Thường được các chủ nhân gọi là "hề hề" , con vẹt Quaker được biết đến với tính cách hài hước, hài hước và tính khí hoành tráng của chúng. Mặc dù chúng không phải là vật nuôi tốt nhất cho bất kỳ người yêu chim nào, nhưng cho đúng người, một con vẹt Quaker có thể tạo ra một tình yêu tuyệt vời .
facts-about-quaker-parrots.jpg

  • Vẹt quarz có thể sống trong một thời gian rất dài.
  • Giống như nhiều loài vẹt, vẹt Quaker có thể hưởng một tuổi thọ dài đặc biệt trong điều kiện nuôi nhốt. Trên thực tế, khi được chăm sóc cẩn thận, một số con vẹt Quaker có thể sống được trong hơn 30 năm. Đây có thể là một cam kết thời gian đối với bất cứ ai, đặc biệt đối với những chủ nhân chim mới và thiếu kinh nghiệm, vì vậy những con vẹt Quaker thường không được khuyến khích cho người mới bắt đầu.
  • Nếu bạn muốn chấp nhận một con chim nói chuyện, thì con vẹt Quaker có thể là con ngựa của bạn. Quakers đã được đánh giá cao trong nhiều năm do khả năng nói chuyện đặc biệt của họ. Không chỉ họ có thể học được từ vựng và lời nói đa dạng, họ có xu hướng có thể nói chuyện rất rõ ràng và thường là đối thủ với các loài vẹt lớn hơn về sự rõ ràng và giọng điệu dễ chịu của tiếng nói của họ. Mặc dù không phải tất cả các con vẹt của Quaker đều được bảo đảm để nói chuyện, các con cá thể có nhiều khả năng trở nên nổi trội hơn khi bắt chước ... Hơn chim của nhiều loài khác.
Xin chào và hẹn gặp lại ở chủ đề sau nha !:rongcon29:rongcon29:rongcon29
 

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,245
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
Chào các bạn JFBQ00154070129B. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về bộ hạc nha :

640px-Ephippiorhynchus_senegalensis_-Kruger_National_Park%2C_Limpopo%2C_South_Africa-8.jpg

Hạc mỏ yên ngựalà một loài chim trong họ Ciconiidae. Nó là loài phân bố rộng rãi và là loài sinh sản định cư ở châu Phi . Đây là một loài chim rất lớn thường xuyên đạt độ cao 150 cm (59 in), chiều dài 142 cm (56 in) và sải cánh dài 2,4-2,7 m (7,9-8,9 ft). Chim trống thì lớn hơn và nặng hơn so với chim mái, trọng lượng 5,1-7,5 kg (11-17 lb). Chim mái nặng từ 5 đến 7 kg (11 lb 15). Mỏ dài từ 27,3 đến 36 cm (10,7 đến 14).
640px-Saddle-billed-stork-in-Okawango-delta-2.jpg

Chi trong họ này chỉ bao gồm hai loài còn sống, hai loài chim này rất lớn cao hơn 140 cm với sải cánh 230–270 cm. Cả hai loài có bộ lông chủ yếu là màu đen và trắng lớn, đầy màu sắc, đầu mỏ chủ yếu là màu đỏ và đen. Chim mái và chim trống hai loài có bộ lông tương tự nhau, nhưng khác nhau ở màu mắt. Các thành viên của chi này có đôi khi được gọi là "jabirus", nhưng điều này đúng đề cập đến một loài liên quan từ Mỹ Latin.
800px-Saddle_Billed_Stork.jpg

Saddle-billed_Stork_%28Ephippiorhynchus_senegalensis%29_female.jpg

1920px-Saddle-billed_Stork_in_flight.jpg

Ephippiorhynchus_senegalensis_-captive-8a.jpg

có rất ít thông tin về loài này vì nó còn rất ít conJFBQ00155070130AJFBQ00155070130A
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Hôm nay chúng ta sẽ khám phá về một loài chim rất đẹp, nó còn có những đặc điểm rất đặc biệt nữa đó nha :D
Đó chính là chim Hồng Hạc :rongcon32
cuando-viajar-a-aruba.jpg

Hồng hạc
là tên chỉ các loài chim lội nước thuộc họ Phoenicopteridae, bộ Phoenicopteriformes. Chúng sống ở cả Tây bán cầu và Đông bán cầu, nhưng sống ở Tây bán cầu nhiều hơn. Có 4 loài sống ở châu Mỹ và 2 loài sống ở Cựu thế giới. Phân loại Sybley-Ahlquist trong thập niên 1990 đã xếp hồng hạc vào bộ Hạc (Ciconiiformes) thay vì bộ Hồng hạc (Phoenicopteriformes). Chim hồng hạc có đặc điểm đặc biệt là thích đứng một chân đã làm nhiều nhà khoa học khó hiểu. Sau khi nghiên cứu một số nhà khoa học đoán hồng hạc đứng một chân để giữ sức và lưu thông máu tốt hơn.

Ta luôn thấy hồng hạc bao giờ cũng khoác lên mình những bộ cánh rất chi là đẹp, rất là lỗng lẫy. Có một số người nhầm tưởng đo là do sự di truyền. Nhưng trên thực tế, bộ lông rực rỡ, thu hút ánh nhìn này là do khẩu phần ăn của chim hồng hạc, chứ không phải do đặc điểm di truyền.
Màu sắc của chim hồng hạc, dù hồng, cam hay thậm chí trắng, phụ thuộc vào thức ăn của chúng. Chim hồng hạc ăn tảo xoắn và các loài động vật giáp xác như tôm, cua – những loài có chứa chất tạo màu gọi là carotenoid. Enzyme trong gan sẽ phân hóa các carotenoid này thành các phân tử mang sắc tố hồng và cam. Những phân tử này sẽ được hấp thụ vào chất béo tích tụ ở phần lông, mỏ, và chân chim. Cho nên câu nói “Bạn chính là những gì bạn ăn” đúng với chim hồng hạc hơn là với con người, đúng không nào :meohong9

Không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp kiêu sa mà hồng hạc còn được biết đến bởi khả năng đứng thăng bằng chỉ với 1 chân. Yociexp69

Tạo hóa sinh ra chúng ta với số chân chẵn là có mục đích cả. Đó là biểu tượng của sự cân bằng và vững vàng. Tuy nhiên, duy có loài hồng hạc là muốn gạt bỏ tất cả những gì tạo hóa mang lại. Chúng rất thích đứng bằng một chân.
Rõ ràng, việc đứng bằng một chân với là chuyện không đơn giản, nhưng hồng hạc làm được điều này một cách rất dễ dàng, thậm chí còn ngủ với tư thế đó. Bằng cách nào chúng làm được như vậy? Tất cả đều có lý do của nó!
Trước kia, người ta cho rằng hồng hạc đứng bằng một chân là để giữ nhiệt cho cơ thể. Nhưng theo một nghiên cứu mới đây từ Viện công nghệ Georgia (Mỹ) thì mọi chuyện thực ra đơn giản hơn. Sở dĩ hồng hạc có thể đứng bằng một chân là vì tư thế đó thực sự dễ dàng hơn với chúng.
Giống như ngựa luôn ngủ đứng, hay dơi ngủ ở tư thế treo ngược, cơ thể hồng hạc tiến hóa để tự "cố định" chân, qua đó giúp tiết kiệm được năng lượng.
"Chúng tôi tin rằng, thay vì giảm sự mệt mỏi của cơ bắp và hoặc mất thân nhiệt, hồng hạc đứng bằng một chân là để tiết kiệm năng lượng" - các chuyên gia cho biết.
Feat-chim-hong-hac-1.jpg


Loài hồng hạc này thường có thói quen đứng 1 chân như thế này đấy :meomun10

Còn về nơi sinh sống thì sao nhỉ? JFBQ00227070619B
Chim hồng hạc sống ở những khu vực đầm lầy, lòng hồ cạn hoặc vùng nước nông. Thường tụ tập thành những đàn lớn, chúng tìm kiếm thức ăn bằng cách dùng chân xới bùn và dùng mỏ gắp cả bùn lẫn nước. Mỏ chim được cấu tạo với khả năng loại bỏ bùn và nước ra khỏi thức ăn. Điều này xảy ra khi chim ngửa đầu lên trời.
maxresdefault.jpg


Về chiều cao và cân nặng :Chicken26
Có tổng cộng 6 giống hồng hạc và chỉ những ai có con mắt tinh tường mới phân biệt được chúng. Chim hồng hạc trưởng thành có chiều cao từ 4-5 feet (tức khoảng 120-150cm), nhưng chỉ cân nặng khoảng từ 4-8 pound (tức khoảng 1,8-3,6 kg) với sự phân bổ trọng lượng vô cùng đặc biệt.
gamehub-hac-dung-1-chan-1.jpg


Về quá trình nhân giống :Rabbit56
Chim đực và chim cái sẽ cùng nhau xây tổ và cả hai cùng ngồi trên quả trứng trong quá trình ấp suốt một tháng. Khi trứng nở, chim bố và chim mẹ sẽ thay phiên nhau cho chim con ăn. Thức ăn đầu tiên của chim non là một chất lỏng đặc biệt được tạo ra từ diều của chim bố mẹ được gọi là “sữa diều".
flamingo-feeding.jpg


Ngày nay, chim hồng hạc đang bị giảm dần về số lượng. Các viện bảo tồn và những nhà chức trách đang cố gắng và bảo vệ và chăm sóc tốt nhất cho loài chim đặc biệt này. Chim hồng hạc có rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp, chúng còn được sử dụng với mục đích du lịch và quảng bá về môi trường.
Video cung cấp thêm thông về loài chim quý này :Rabbit71
Bài viết kết thúc rồi. Cảm ơn các bạn đã đón đọc nhé :Rabbit16 Tạm biệt Yociexp47Yociexp47Yociexp47
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Chà chà ! Chúng ta lại gặp nhau trong chủ đề mới nè :rongcon12. Và hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn loài diệc thuộc bộ Hạc nha !
maxresdefault (4).jpg
Các tên gọi phổ biến của chúng trong tiếng Việt là vạc, diệc, diệc bạch, hạc. Tuy nhiên, diệc bạch không phải là nhóm khác biệt về mặt sinh học với diệc, và có xu hướng được đặt tên như vậy là do chúng chủ yếu có bộ lông màu trắng hay lòe loẹt.
Chúng có kiểu cách bay với cổ rụt lại chứ không phải cổ dài ra. Chúng cũng là một trong các nhóm chim có lông tơ bột. Các thành viên của họ này chủ yếu sống tại những vùng đất ẩm ướt, chúng tìm kiếm các loài cá, ếch, nhái và các loài động vật thủy sinh khác làm thức ăn. Các loài diệc được đặt trong số các loài chim thông minh nhất, dựa trên kiểu tính toán này, phản ánh sự đa dạng, mềm dẻo và tính thích nghi cao của chúng trong việc tìm kiếm thức ăn. :rongcon15
Chúng cũng bắt cả các loài côn trùng lớn, và ít bị phụ thuộc vào môi trường nước hơn. Một số thành viên trong họ này làm tổ thành đàn trên cây, các loài khác lại sử dụng các đám lau sậy vào mục đích này.
Xin chào và hẹn gặp lại ở chủ đề sau nha !:rongcon18
@Hồ Nhi @Harry Nanmes @B.N.P.Thảo
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Lại thêm một chủ đề nữa để chúng ta '' khai phá '' rùi nè ! Ở chủ đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu về loài chim cánh cụt vô cùng đáng yêu nha !
zing_chimcanhcut.jpg
Wow ! Đáng yêu quá phải không nào ?
Chim cánh cụt là một loài chim không cánh sinh sống dưới nước là chủ yếu tại khu vực Nam Bán cầu và Châu nam cực chỉ toàn băng tuyết, với nhiệt trung bình hàng năm thấp nhất trong các châu lục trên Trái Đất, nhưng cánh cụt vẫn sống và có tới hàng chục loài khác nhau. Chúng có lông rậm, mỡ dày để chịu rét. Khối lượng thay đổi tùy loài, có thể lên đến vài chục kg. Chúng thường sống thành bầy, đông tới hàng nghìn con.
Một trong những dạng hành vi gây trở ngại nhất của chim cánh cụt diễn ra khi chim mẹ mất con của nó, hoặc là do chúng không chịu đựng được cơn bão đầu tiên trong đời, hoặc là do các lý do khác như kẻ thù. Khi chim mẹ mất con, nó có ý đồ ăn trộm con của chim mẹ khác- có lẽ là để giảm sự thương tiếc con. Hành vi này làm các nhà khoa học kinh ngạc, do nó là một hành động bột phát về tình cảm ngược lại với hành vi bản năng; là điều mà nhiều động vật hoang dã không bao giờ có khi chúng mất con. Nhiều người đã sử dụng điều này như là chứng cứ cơ bản trong nhiều thập kỷ để cho rằng nhiều động vật có tình cảm tương tự như con người, thông thường là dành cho mục đích về các quyền của động vật. Một cách tự nhiên, những con chim mái khác trong nhóm không thích hành vi này và sẽ giúp đỡ con chim mẹ thực thụ bảo vệ các con của nó. Tuy nhiên, hành vi này có thể được giải thích một cách tốt hơn như là phương tiện cho chim mái, hoặc chim trống, có thể nhớ được sự hợp tác toàn diện của các chim bố mẹ khác trong việc nuôi nấng chim con, nếu cho rằng mối quan hệ là một vợ-một chồng; có lẽ ở đây có sự khác biệt giữa chim trống và chim mái liên quan tới việc ăn trộm chim non (có thể thật này) và giữa các loài trong sự liên hệ với đặc tính một vợ-một chồng là theo mùa hay vĩnh cửu.
Chim cánh cụt dường như không e ngại con người và các nhóm nhà thám hiểm có thể đến gần chúng mà không làm cho chúng sợ.
Một số loài chim cánh cụt có thể giao phối cả đời, trong khi các loài khác chỉ giao phối một mùa. Nói chung, chúng tạo ra một bầy con nhỏ và cả chim bố lẫn chim mẹ cùng chăm sóc con non.
Ở một số loài con cái đẻ ít trứng (1-2 trứng), ấp 65 ngày. Sau mỗi lần ấp, con cái giảm 40-50% khối lượng. Sau khi trứng nở, con mẹ tiếp tục ủ ấm cho con non.
Và chúng còn là những nhân vật hoạt hình hết sức kute như thế này :
preview.medium.jpg
Chắc hẳn các bạn dã xem bộ phim hoạt hình này rồi nhỉ ?
Tạm biệt và hẹn gặp lại ở chủ đề sau !
@Harry Nanmes @Nguyễn Thị Ngọc Bảo @Bé Nai Dễ Thương
 

Phann Ánh

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tám 2018
50
49
26
19
Hà Tĩnh
Trường Marie Curie
Chào các bạn JFBQ00154070129B. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về CHIM CÁNH CỤT nhé:
- Chim cánh cụt hay còn gọi là chim cụt cánh (bộ Sphenisciformes, họ Spheniscidae - lấy theo chi Spheniscus nghĩa là hình nêm) là một bộ chim không cánh sinh sống dưới nước là chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu. Châu Nam Cực chỉ toàn băng tuyết, với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trong các châu lục trên Trái Đất, nhưng chim cánh cụt vẫn sống và có tới hàng chục loài khác nhau. Chúng có lông rậm, mỡ dày để chịu rét. Khối lượng thay đổi tùy loài, có thể lên đến vài chục kilôgam. Chúng thường sống thành bầy, đông tới hàng nghìn con. :eek:


Tiếp theo là Các loài và nơi sống nha :

-Số lượng loài còn lại đến nay vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Trong các loại văn bản khác nhau người ta liệt kê từ 16 đến 19 loài. Một số tác giả còn cho rằng chim cánh cụt chân chèo trắng là một loài chim lặn nhỏ (Eudyptula) riêng, mặc dù ngày nay nói chung nó được coi là phân loài của chim cánh cụt nhỏ (chẳng hạn Williams, 1995; Davis & Renner, 2003). Tương tự, người ta vẫn chưa rõ chim cánh cụt hoàng gia chỉ đơn thuần là dạng biến đổi màu sắc của chim cánh cụt Macaroni hay không. Ngoài ra, cũng khá thích hợp để coi như một loài riêng là quần thể miền bắc của chim cánh cụt Rockhopper (Davis & Renner, 2003). Mặc dù tất cả các loài chim cánh cụt hiện còn đều có nguồn gốc ở nam bán cầu, nhưng ngược lại với niềm tin phổ biến, chúng không chỉ tìm thấy tại các khu vực có khí hậu lạnh, chẳng hạn châu Nam Cực. Trên thực tế, chỉ có vài loài chim cánh cụt thực sự sinh sống xa đến vậy về phía nam. Có ba loài sinh sống ở khu vực nhiệt đới; một loài sinh sống xa về phía bắc tới quần đảo Galápagos (chim cánh cụt Galápagos) và thỉnh thoảng chúng còn vượt qua cả đường xích đạo trong khi kiếm ăn. Loài lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri): chim trưởng thành trung bình cao khoảng 1,1 m (3 ft 7 in) và cân nặng 35 kg (75 lb) hoặc hơn thế. Loài chim cánh cụt nhỏ nhất là chim cánh cụt nhỏ (còn gọi là chim cánh cụt tiên), chúng chỉ cao khoảng 40 cm (16 in) và cân nặng 1 kg (2,2 lb). Nói chung loài chim cánh cụt nào có kích thước lớn hơn thì cũng có khả năng giữ nhiệt tốt hơn, và vì thế sinh sống trong khu vực lạnh hơn, trong khi các loài chim cánh cụt nhỏ chủ yếu tìm thấy trong khu vực có khí hậu ôn đới hay thậm chí là nhiệt đới. Phần lớn chim cánh cụt ăn các loại nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác chúng bắt được trong khi bơi lội dưới nước. Chúng tiêu tốn khoảng một nửa thời gian trên cạn và nửa còn lại dưới lòng các đại dương. Một trong những dạng hành vi gây trở ngại nhất của chim cánh cụt diễn ra khi chim mẹ mất con của nó, hoặc là do chúng không chịu đựng được cơn bão đầu tiên trong đời, hoặc là do các lý do khác như kẻ thù. Khi chim mẹ mất con, nó có ý đồ ăn trộm con của chim mẹ khác- có lẽ là để giảm sự thương tiếc con. Hành vi này làm các nhà khoa học kinh ngạc, do nó là một hành động bột phát về tình cảm ngược lại với hành vi bản năng; là điều mà nhiều động vật hoang dã không bao giờ có khi chúng mất con. Nhiều người đã sử dụng điều này như là chứng cứ cơ bản trong nhiều thập kỷ để cho rằng nhiều động vật có tình cảm tương tự như con người, thông thường là dành cho mục đích về các quyền của động vật. Một cách tự nhiên, những con chim mái khác trong nhóm không thích hành vi này và sẽ giúp đỡ con chim mẹ thực thụ bảo vệ các con của nó. Tuy nhiên, hành vi này có thể được giải thích một cách tốt hơn như là phương tiện cho chim mái, hoặc chim trống, có thể nhớ được sự hợp tác toàn diện của các chim bố mẹ khác trong việc nuôi nấng chim con, nếu cho rằng mối quan hệ là một vợ-một chồng; có lẽ ở đây có sự khác biệt giữa chim trống và chim mái liên quan tới việc ăn trộm chim non (có thể thật này) và giữa các loài trong sự liên hệ với đặc tính một vợ-một chồng là theo mùa hay vĩnh cửu. Chim cánh cụt dường như không e ngại con người và các nhóm nhà thám hiểm có thể đến gần chúng mà không làm cho chúng sợ.
Còn gì nữa ko nhỉ :rongcon10
Thôi hết rồi :rongcon28
Bye
:rongcon18
 
Top Bottom