[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

A

angel_bmt

rocky1208 giúp đỡ mink' bt này nhé!
Câu 1:một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0.02kg và lò xo có độ cứng 1 N/m . Vật nhỏ được đặt trên giá cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ là và vật nhỏ là 0.1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. lấy g=10m/s2 . Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình giao động là? ...
 
R

rocky1208

rocky1208 giúp đỡ mink' bt này nhé!
Câu 1:một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0.02kg và lò xo có độ cứng 1 N/m . Vật nhỏ được đặt trên giá cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ là và vật nhỏ là 0.1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. lấy g=10m/s2 . Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình giao động là? ...

Bài này anh chữa rồi. Em click vào link dưới để xem bài giải nhé :)

http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1469352&postcount=11
 
H

huubinh17

Cho hỏi 1 bài nữa, mấy bài kia đã biết làm hết rồi, khỏi giải nữa, thank
3: Một con lắc đơn gồm một dây kim loại nhẹ có đầu trên cố định, đầu dưới có treo quả cầu nhỏ bằng kim loại. CHiều dài của dây treo là l = 1 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Kéo vật nặng ra khỏi vị trí cân bằng một góc 0,1 rad rồi thả nhẹ để vật dao động điều hoà. Con lắc dao động trong từ trường đều có vectơ B vuông góc với mặt phẳng dao động của con lắc. CHo B = 0,5 T. Suất điện động cực đại xuất hiện giữa hai đầu dây kim loại là
A. 0,3915 V B. 1,566 V C. 0,0783 V D. 2,349 V


4. Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R = 200 Ω mắc nối tiếp với tụ điện C. Nối 2 đầu đoạn mạch với 2 cực của một máy phát điện xoay chiều một pha, bỏ qua điện trở các cuộn dây trong máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 200 vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là I . Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 400 vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 2 I. Nếu rôto của máy quay đều với tốc độ 800 vòng/phút thì dung kháng của đoạn mạch là
A. ZC = 100căn2 Ω. B. ZC = 200căn2 Ω. C. ZC = 800căn2 Ω. D. ZC = 50căn2 Ω
 
R

rocky1208

Cho hỏi 1 bài nữa, mấy bài kia đã biết làm hết rồi, khỏi giải nữa, thank
3. Một con lắc đơn gồm một dây kim loại nhẹ có đầu trên cố định, đầu dưới có treo quả cầu nhỏ bằng kim loại. CHiều dài của dây treo là l = 1 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Kéo vật nặng ra khỏi vị trí cân bằng một góc 0,1 rad rồi thả nhẹ để vật dao động điều hoà. Con lắc dao động trong từ trường đều có vectơ B vuông góc với mặt phẳng dao động của con lắc. CHo B = 0,5 T. Suất điện động cực đại xuất hiện giữa hai đầu dây kim loại là
A. 0,3915 V B. 1,566 V C. 0,0783 V D. 2,349 V
[TEX]\omega\approx \pi[/TEX]
Góc lệch 0,1 rad -> đủ nhỏ để dao động điều hòa lấy điều kiện t=0 thích hợp để có pt: [TEX]\alpha=0,1\cos(\pi t)[/TEX]
Diện tích quét được của con lắc biến thiên theo thời gian,
[TEX]\vec{B}[/TEX] vuông góc với mặt phẳng dao động -> từ thông qua mặt phẳng dao động biến thiên theo thời gian và làm suất hiện suất điện động cảm ứng.

[TEX]E_{max}=\omega.NBS[/TEX]
với:
[TEX]\omega=\pi[/TEX]
[TEX]N=1[/TEX]
[TEX]B=0,5T[/TEX]
[TEX]S_{max}=\frac{\alpha_0l^2}{2}=0,05 (m^2)[/TEX] (diện tích hình quạt)

Vậy [TEX]E_{max}\approx 0,07834 V[/TEX]


4. Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R = 200 Ω mắc nối tiếp với tụ điện C. Nối 2 đầu đoạn mạch với 2 cực của một máy phát điện xoay chiều một pha, bỏ qua điện trở các cuộn dây trong máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 200 vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là I . Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 400 vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 2 I. Nếu rôto của máy quay đều với tốc độ 800 vòng/phút thì dung kháng của đoạn mạch là
A. ZC = 100căn2 Ω. B. ZC = 200căn2 Ω. C. ZC = 800căn2 Ω. D. ZC = 50căn2 Ω
Gọi 3 vận tốc góc theo thứ tự là [TEX]\omega_1, \omega_2, \omega_3[/TEX]
[TEX]\omega_2=2\omega_1[/TEX]
[TEX]\omega_=4\omega_1[/TEX]
[TEX]Z_1=2Z_2[/TEX] (vì [TEX]I_2=2I_1[/TEX]) -> [TEX]R^2+Z_{C1}^2=4R^2+4Z_{C2}^2[/TEX] -> [TEX]\frac{1}{C^2}(\frac{1}{\omega_1^2}-\frac{4}{\omega_2^2})=3R^2[/TEX]

Nhân cả hai vế với [TEX]\frac{1}{\omega_3^2}[/TEX] ta được : [TEX]\frac{1}{Z_{C_3}^2}(\frac{1}{\omega_1^2}-\frac{4}{\omega_2^2})=\frac{3R^2}{\omega_3^2}[/TEX]

Từ đó rút ra được [TEX]Z_{C3}= ...[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
H

huubinh17

Cài bài số 4 đó, em làm tới đoạn [tex]\frac{1}{C^2}*\frac{1}{w_1^2}-\frac{4}{w_2^2}=3R^2[/tex] rồi, em thế [tex]w_2 = 2w_1[/tex] thì nó bằng 0 mất tiêu, thấy kỳ kỳ sao ấy, mình phải làm thế hả anh
 
H

huubinh17

Tại tâm một bình thủy tinh rỗng bán kính 8cm người ta đặt 0.01mg Ra(88-226) là chất phóng xạ alpha
.Người ta quan sát sau 100s đầu có 19 chớp sáng do alpha bay ra đập lên 0.01[tex]mm^2[/tex] của bình
Tính chu kỳ bán rã
______________________
Anh giúp em bài này nữa với
Thank

Một hệ gồm hai con lắc đơn có các quả cầu đàn hồi giống nhau và tiếp xúc với nhau. Chiều dài của chúng là l và l/2. Kéo con lắc 2 lệch sang bên phải một góc nhỏ và buông ra, hãy xác định chu kỳ dao động của hệ

--------------------------------------------------------------------------------
Bài này nữa đi anh Rôky ơi

máy biến áp:số vòng cuộn sơ cấp gấp 10 thứ cấp.U sơ cấp =220.r2=2,r1 =0.bỏ qua hoa phí.Mắc thứ cấp vào R=20 thì U thứ cấp =?
_____________________________________
Em làm ra 20V đúng ko

Một phôtôn có năng lượng 2.15 eV bay ra. Hai nguyên tử giống nhau có mức kích thĩ 2,15 eV nằm trên cùng phương của phôtôn tới, một nguyên tử ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kia ở trạng thái kích thích. Số phôtôn có thể thu được sau đó theo phương của phôtôn tới là:
A.0 B.1 C.2 D.3
_________________________
Anh thông cảm, em đi lang thang trên mạng, kiếm dc cái gì mới post lên , ko kiếm cùng lúc, post cùng lúc dc, anh edit dùm

alllTrong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng Yaang. Nếu làm thí nghiệm với ánh sáng đơn sách có bước sóng lamda1 = 0,6 Micromet thì trên màn quan sát ta thấy 6 vân sáng liên tiếp trải dài trên bề rộng 9mm. Nếu ta làm thí nghiệm với hỗn hợp gồm 2 bức xạ lamda1 và lamda2 thì thấy từ 1 điểm M tới vân sáng trung tâm có 3 vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm và tại M là 1 trong 3 vân đó biết khoảng cách từ M tới trung tâm là 10,8mm . Tính lamda2 ?
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

Tại tâm một bình thủy tinh rỗng bán kính 8cm người ta đặt 0.01mg Ra(88-226) là chất phóng xạ alpha
.Người ta quan sát sau 100s đầu có 19 chớp sáng do alpha bay ra đập lên 0.01[tex]mm^2[/tex] của bình
Tính chu kỳ bán rã
______________________
Anh giúp em bài này nữa với
Thank
19 chớp sáng trên [tex]0.01 mm^2[/tex] tức là [tex]152729600[/tex] chớp sáng trên [tex]80384 mm^2[/tex] (là diện tích của bình cầu)

Vậy số phân rã trên 1s là [tex]H_o = 1527296 Bq \Rightarrow \fr{ln2}{T}N_o=1527296 \Rightarrow T=\fr{ln2}{H_o}N_o=1.21*10^{10}(s)=383.5[/tex] (năm)

Sao bé thế nhỷ? Trong SGK viết là những 1620 năm :|
 
S

songsong_langtham

--------------------------------------------------------------------------------
Bài này nữa đi anh Rôky ơi

máy biến áp:số vòng cuộn sơ cấp gấp 10 thứ cấp.U sơ cấp =220.r2=2,r1 =0.bỏ qua hoa phí.Mắc thứ cấp vào R=20 thì U thứ cấp =?
_____________________________________
Em làm ra 20V đúng ko

Một phôtôn có năng lượng 2.15 eV bay ra. Hai nguyên tử giống nhau có mức kích thĩ 2,15 eV nằm trên cùng phương của phôtôn tới, một nguyên tử ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kia ở trạng thái kích thích. Số phôtôn có thể thu được sau đó theo phương của phôtôn tới là:
A.0 B.1 C.2 D.3
_________________________
Anh thông cảm, em đi lang thang trên mạng, kiếm dc cái gì mới post lên , ko kiếm cùng lúc, post cùng lúc dc, anh edit dùm

alllTrong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng Yaang. Nếu làm thí nghiệm với ánh sáng đơn sách có bước sóng lamda1 = 0,6 Micromet thì trên màn quan sát ta thấy 6 vân sáng liên tiếp trải dài trên bề rộng 9mm. Nếu ta làm thí nghiệm với hỗn hợp gồm 2 bức xạ lamda1 và lamda2 thì thấy từ 1 điểm M tới vân sáng trung tâm có 3 vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm và tại M là 1 trong 3 vân đó biết khoảng cách từ M tới trung tâm là 10,8mm . Tính lamda2 ?[/QUOTE]
bài đó bạn làm ra 20v là đúng rồi đó
bài 3/ mình nghĩ chỉ có photon ở tt kt thì mới bay theo nó và kể cả nóa nữa là 2 phải không ta?
bài4/ không biết trong 3 vân sáng đó có kể vân trung tâm không nhỉ?

 
T

thuhang297

Anh xem hộ e bài này:
Cho cơ hệ gồm một lò xo đầu trên có gắn một vật nặng m, đầu dưới gắn với mặt đất. Cho k=64N/m, m=160g. Khi có thêm một gia trọng m'=90g trên m, biên độ A phải thoả mãn d/k nào để dao động là điều hoà và m' ko rời khỏi m trong suốt quá trình dao động:
A. A< 3.9cm
B. A < 4.1cm
C. A < 4.5cm
D. A < 5cm
 
P

phamduchung811

Anh xem hộ e bài này:
Cho cơ hệ gồm một lò xo đầu trên có gắn một vật nặng m, đầu dưới gắn với mặt đất. Cho k=64N/m, m=160g. Khi có thêm một gia trọng m'=90g trên m, biên độ A phải thoả mãn d/k nào để dao động là điều hoà và m' ko rời khỏi m trong suốt quá trình dao động:
A. A< 3.9cm
B. A < 4.1cm
C. A < 4.5cm
D. A < 5cm

Để vật
tex
' không rời khỏi
tex
trong suốt quá trình dao động thì ta phải có:
tex

tex

tex

@ Anh Rocky nhiệt tình ghê :D
 
H

huubinh17

1)Một lò xo nhẹ có 1 đầu gắn với vật nhỏ, đầu kia được treo vào điểm cố định thông qua 1 sợi dây mảnh, mềm, ko co dãn.Từ vị trí cân bằng, truyền cho vật vận tốc [tex]v_0[/tex] theo phương thẳng đứng hướng xuống cho nó dao động điều hòa.Thời gian ngắn nhất kể từ khi ba8t2 đầu dao động đến lúc vật lên vị trí cao nhất là 0.15s.Cho g=10.Để con lắc luôn dao động điều hòa thì khi được kích thích như trên thì [tex]v_0[/tex] phải có độ lớn lớn nhất bằng ?
2)Một con lắc lò xo có độ cứng[tex]K=2N/cm[/tex] và một vật nhỏ klg 500g được treo thẳng đứng.Từ vị trí cân bằng, nâng vật lên theo phương thẳng đứng và giữ cho nó đứng yên bới một lực [tex]f=3.2N[/tex].Vào thời điểm t=0, truyền cho vật một vận tốc [tex]32\sqrt{3}[/tex] cm/s theo phương thẳng đứng, hướng xuống, cho con lắc dao động điều hòa.Chọn trục Ox thẳng đứng hướng lên, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng của vật.Biên độ và pha ban đầu của con lắc là bao nhiêu?
3)Mạch dao động gồm cuộn dây L=0.9mH có điện trở thuần r và tụ điện C=4 microF, cung cấp cho tụ một hiệu điện thế ban đầu là 4V, dao động trong mạch tắt dần, sau t=10T thì [tex]u_c=0[/tex].Công suất tỏa nhiệt trên cuộn dây là?
4)Một vật có klg m=0.2kg dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 8cm.Biết trong 1 chu kỳ, khoảng thời gian để lực hồi phục của vật ko vượt quá [tex]8\sqrt{3}10^-2[/tex] là [tex]\frac{5T}{6}[/tex].Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian [tex]\frac{1}{3}s[/tex] là ?
 
Last edited by a moderator:
T

thuhang297

.Trong thí nghiệm của I-âng, người ta chiéu ánh sáng màu vàng có bước sóng 540 nm vào 2 khe S1, S2. quan sát trên màn thấy có 15 vân sáng và khoảng cách giữa 2 vân xa nhau nhất là 6.3mm . Sau đó người ta thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc khác thì đếm được trên màn có 18 vân sáng và khoảng cách giữa 2 vân sáng xa nhau nhất là 6.3mm. Hỏi ánh sáng đó có màu gì :
A.Đỏ
B.Lam
C.Chàm
D.Tím
 
B

bellevista123

giải giúp em câu này với anh rocky!!
//Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng I-âng. Nếu làm thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc có bước sóng [lam đa 1] = 0,6.10^(-6) m thì trên mànquan sát, ta thấy có 6 vân sáng liên tiếp trải dài trên bề rộng 9 mm.Nếu làm thí nghiệm với ánh sáng hỗn tạp gồm hai bức xạ có bước sóng [lam đa 1] và [lam đa 2] thì người ta thấy: Từ một điểm M trên màn đến vân sáng trung tâm có 3 vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm và tại M là một trong 3 vân đó. Biết M cách vân trung tâm 10,8 mm, bướcsóng của bức xạ [lam đa 2] là?
>> >> A. 0,38.10^(-6) m.
>> >> B. 0,4.10^(-6) m.
>> >> C. 0,76.10^(-6) m.
>> >> D. 0,65.10^(-6) m.
 
B

bellevista123

Em vừa sưu tầm được những câu lý thuyết cực hay nè , anh giải thích giúp em với!
Câu 1:Trong các dụng cụ tiêu thụ điện, người ta nâng cao hệ số công
>> suất nhằm mục đính gì?
>> Em đang phân vân đáp án giảm cường độ dòng điện với giảm công suất
>> hao phí không biết chọn câu nào là hợp lý nhất !
>>
>>
>> Câu 2:Khi chiếu một chùm sáng trắng song song trước khi vào catot của
>> một tế bào quang điện, người ta đặt lần lượt các tấm kính lọc sắc để
>> lấy ra các thành phần đơn sắc khác nhau và nhận thấy khi dùng kính màu
>> lam, hiện tượng quang điện bắt đầu xảy ra. Nếu cất kính lọc sắc thì
>> cường độ dòng dòng quang điện thay đổi như thế nào so với khi dùng
>> kính một màu nào đó?
>> A. Tăng lên B. Giảm xuống C. không thay đổi D. Tăng hay giảm tùy theo
>> màu dùng trước đó
>>
>> Em nghĩ là Hiện tượng quang điện bắt đầu xảy ra đối với ánh sáng màu
>> lam . Vậy khi cất kính lọc sắc thì các thành phần có bước sóng nhỏ hơn
>> bước sóng của ánh sáng màu lam đều gây ra thêm hiện tượng quang điện
>> do đó số electron bật ra khỏi catod tăng . Vậy cường độ dòng dòng
>> quang điện tăng lên ( đáp án A )...
>>
>> Câu 3:Cuộn sơ cấp của một máy biến áp được nối với điện áp xoay chiều,
>> cuộn thứ cấp được nối với điện trở tải. Dòng điện trong các cuộn sơ
>> cấp và cuộn thứ cấp sẽ thay đổi như tế nào nếu mở cho khung sắt từ của
>> máy hở ra????? đáp án là dòng sơ cấp tăng, dòng thứ cấp giảm^^
>>
>> Câu 4: Dọi đồng thời 2 ngọn đèn, 1 là bóng neon có công suất cực lớn,
>> đèn 2 là đèn phát ánh sáng tím với cường độ sáng cực yếu.Khi đó cướng
>> độ dòng quang điện (nếu có) là và .Nhận xét gì về 2 dòng này?
>> Đáp án là i1=0 , i2 #0 -->> giải thích giúp em với
 
H

hoangkhuongpro

giải giúp em câu này với anh rocky!!
//Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng I-âng. Nếu làm thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc có bước sóng [lam đa 1] = 0,6.10^(-6) m thì trên mànquan sát, ta thấy có 6 vân sáng liên tiếp trải dài trên bề rộng 9 mm.Nếu làm thí nghiệm với ánh sáng hỗn tạp gồm hai bức xạ có bước sóng [lam đa 1] và [lam đa 2] thì người ta thấy: Từ một điểm M trên màn đến vân sáng trung tâm có 3 vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm và tại M là một trong 3 vân đó. Biết M cách vân trung tâm 10,8 mm, bướcsóng của bức xạ [lam đa 2] là?
>> >> A. 0,38.10^(-6) m.
>> >> B. 0,4.10^(-6) m.
>> >> C. 0,76.10^(-6) m.
>> >> D. 0,65.10^(-6) m.
có i1=1.8mm tại M là vị trí của vân sáng thứ 6 của lamda 1 ,tại vị trí 5.4mm là vị trí của vân sáng thứ 3 của lamda1 ............có k1.I2=5.4=3*1.8,,,,k2.I2=6*1.8.........từ tỉ lệ tính đc đa:.......... B
 
B

bellevista123

bạn có thể ghi rõ lời giải hơn giúp mình được không!? mình tính dc tới chỗ i1=1,8 rồi không biết phải làm thế nào nữa hết !
mà bạn lý luận tại x=5,4 là vs bậc 3 của lamda1 chi zẫy!? mình chả hiểu gì hết, hix
 
R

rocky1208

Cài bài số 4 đó, em làm tới đoạn [tex]\frac{1}{C^2}*\frac{1}{w_1^2}-\frac{4}{w_2^2}=3R^2[/tex] rồi, em thế [tex]w_2 = 2w_1[/tex] thì nó bằng 0 mất tiêu, thấy kỳ kỳ sao ấy, mình phải làm thế hả anh

Thế thì chắc là đề có vấn đề. Đoạn anh xây dựng công thức tổng quát ấy chưa thấy chỗ nào có vấn đề cả :-?? phiền bạn nào tinh mắt vậy.

Tại tâm một bình thủy tinh rỗng bán kính 8cm người ta đặt 0.01mg Ra(88-226) là chất phóng xạ alpha
.Người ta quan sát sau 100s đầu có 19 chớp sáng do alpha bay ra đập lên 0.01[tex]mm^2[/tex] của bình
Tính chu kỳ bán rã
______________________

Bình này chắc hình cầu. Nếu vậy làm như sau.

[TEX]\Delta N=N_0(1-\frac{1}{2^{\frac{t}{T}}})\Rightarrow 2^{\frac{t}{T}}=\frac{1}{1-\frac{\Delta N}{N_0}}[/TEX]

Với
[TEX]N_0=n_{Ra}. 6,023.10^{23}\approx 2,665.10^{16}[/TEX]
[TEX]\Delta N=\frac{19.S_{xq}}{S_0}=\frac{19.4\pi R^2}{0,01}=\frac{19.4\pi 80^2}{0,01}\approx 1,528.10^8[/TEX]

[TEX]\Rightarrow T\approx 383,587[/TEX] năm.

Anh giúp em bài này nữa với
Thank

Một hệ gồm hai con lắc đơn có các quả cầu đàn hồi giống nhau và tiếp xúc với nhau. Chiều dài của chúng là l và l/2. Kéo con lắc 2 lệch sang bên phải một góc nhỏ và buông ra, hãy xác định chu kỳ dao động của hệ

Anh ko hiểu đề cho lắm. Hai con lắc đơn có độ dài khác nhau, 1 con dài l, 1 con dài l/2 thì làm sao hai quả cầu tiếp xúc nhau được nhỉ :-/

Một phôtôn có năng lượng 2.15 eV bay ra. Hai nguyên tử giống nhau có mức kích thĩ 2,15 eV nằm trên cùng phương của phôtôn tới, một nguyên tử ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kia ở trạng thái kích thích. Số phôtôn có thể thu được sau đó theo phương của phôtôn tới là:
A.0 B.1 C.2 D.3
______________

Anh nghĩ đề hơi thiếu vì ko cho biết thằng thứ 2 ở trạng thái kích thích thứ mấy. Anh cứ giả sử là thằng 1 (đang ở mức cơ bản) đứng trước thằng 2 là trạng thái kích thích thứ nhất và đứng sau. Vậy có hình vẽ:

69.png

Khi photon lao tới thì thằng 1 sẽ "đớp" được nhưng lập tức phải nhả ra ngay để trở về trạng thái cơ bản. Photon này tiếp tục bay đến thằng 2 bị hấp thụ để chuyển lên mức cao hơn nhưng rồi lại bị nhả ra để về trạng thái cũ, rồi từ trạng thái cũ thằng 2 lại cho thêm 1 photon nữa khi nó về trạngt thái cơ bản (anh đang giả sử thằng 2 ở mức kích thích thứ nhất, chứ ở các mức kích thích khác thì số photon sẽ nhiều hơn, chính vì thế anh mới nói là cái đề cho thiếu) -> có 2 photon.Trường hợp thằng 2 đứng trước cũng thế. em check lại cái đề hộ anh cái :)
 
Last edited by a moderator:
P

puu

Em vừa sưu tầm được những câu lý thuyết cực hay nè , anh giải thích giúp em với!
Câu 1:Trong các dụng cụ tiêu thụ điện, người ta nâng cao hệ số công
>> suất nhằm mục đính gì?
>> Em đang phân vân đáp án giảm cường độ dòng điện với giảm công suất
>> hao phí không biết chọn câu nào là hợp lý nhất !
>>
>>
>>
[TEX]\Delta P=\frac{P^2.R}{U^2.cos \varphi}[/TEX]
do đó [TEX]cos \varphi [/TEX] tăng thi công suất hao phí giảm

>> Câu 3:Cuộn sơ cấp của một máy biến áp được nối với điện áp xoay chiều,
>> cuộn thứ cấp được nối với điện trở tải. Dòng điện trong các cuộn sơ
>> cấp và cuộn thứ cấp sẽ thay đổi như tế nào nếu mở cho khung sắt từ của
>> máy hở ra????? đáp án là dòng sơ cấp tăng, dòng thứ cấp giảm^^
>>
[TEX]U_1=E_1+I_1.r_1[/TEX]
[TEX]E_2=U_2+I_2.r_2[/TEX]
do đó khi cho khung sắt từ của máy hở ra, E1 và E2 đều giảm
suy ra I1 tăng; I2 giảm
 
R

rocky1208

Bài này nữa đi anh Rôky ơi

máy biến áp:số vòng cuộn sơ cấp gấp 10 thứ cấp.U sơ cấp =220.r2=2,r1 =0.bỏ qua hoa phí.Mắc thứ cấp vào R=20 thì U thứ cấp =?
_____________________________________
Em làm ra 20V đúng ko

Vì dạng này rất dễ nhầm lẫn nên anh nêu tách riêng ra đây cho mọi người dễ theo dõi. Nếu gọi: [TEX]U_1, U_2[/TEX] là hiệu điện thế, còn [TEX]e_1, e_2[/TEX] là suất điện động trên hai cuộn sơ cấp / thứ cấp thì hệ thức đúng là:

[TEX]\frac{N_1}{N_2}=\frac{e_1}{e_2}[/TEX]

Tại cuộn sơ cấp: máy biến thế như 1 máy tiêu thụ điện -> hiệu điện thế [TEX]U_1[/TEX] cung cấp vào vừa tạo ra sdd [TEX]e_1[/TEX] vừa bị [TEX]r_1[/TEX] ngốn mất 1 phần là [TEX]i_1r_1[/TEX] nên:
[TEX]e_1=U_1-i_1r_1[/TEX]

Tại cuộn thứ cấp: máy biến thế như một nguồn điện -> sdd [TEX]e_2[/TEX] có tác dụng tạo hiệu điện thế [TEX]U_2[/TEX] ở hai đầu cuộn (cũng chính là hiệu điện thế mạch ngoài) và cũng bị [TEX]r_2[/TEX] ngốn mất 1 phần là [TEX]i_2r_2[/TEX] nên:

[TEX]e_2=U_2+i_2r_2[/TEX]

Áp dụng vào bài của em:
Cuộn sơ: có [TEX]U_1=220 V[/TEX], [TEX]r_1=0[/TEX]. Nên [TEX]e_1=U_1[/TEX]
Cuộn thứ: có [TEX]U_2[/TEX] chưa biết, [TEX]r_2=2 \Omega[/TEX]. Mắc thằng này với điện trở R thì [TEX]i_2=\frac{U_2}{R}[/TEX] nên [TEX]e_2=U_2+i_2r_2=U_2(1+\frac{r_2}{R})[/TEX]

Lắp vào cái công thức đầu tiên ấy: được

Vậy [TEX]\frac{U_1}{U_2(1+\frac{2}{20})}=\frac{N_1}{N_2}=10\Rightarrow U_2=20 V[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
L

lantrinh93

2 câu lí thuyết này không biết sách viết sai hay thầy sai

câu 1: hình chiếu của chuyển động tròn đều xuống 1 đường kình là :
A. dao động điều hoà
B, Dao động
C. Dao động tuần hoàn
D, một chuyển động thẳng
câu trên yêu cầu chọn câu sai
đáp án là D

nhưng rõ ràng hình chiếu xuống 1 đường kính có quỷ đạo là 1 đoạn thẳng mà :((
thầy em sữa B , nhưng.... em vẫn chưa chắc

theo tài liệu đề thi 2009 thi có viết:
Trong 1 dao động điều hoà của con lắc lò xo thì :
A. vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian
B, gia tốc là 1 hằng số
C, quỷ đạo là 1 đường hình sin
D, quỷ đạo là 1 đoan thẳng
chọn D

vậy có thể dùng câu đó để chứng minh câu 1 trên sách viết sai ko????


câu 2 :

tốc độ truyền của sóng điện từ :
A. không phụ thuộc vào môi trường truyền sóng nhưng phụ thuộc vào tần số của nó
B. khong phụ thưộc cả môi trường và tần số
C.phụ thuộc vào mọi trường truyền sống nhưng ko phụ thuộc tần số
D. phụ thuộc cả mt và tần số

đáp án sách chọn D

nhưng theo thầy dạy chọn D , tần số ko đổi :((
..> chọn C

nhều sách viết lung tung , em ko biết sao , mong anh giải thích giúp@};-@};-@};-
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom