[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

S

seesky

1. Hai nguồn sóng kết hợp giống nhau được đặt cách nhau 1 khoảng x trên đường kính của một vòng tròn bán kính R (x<<R) và đối xứng qua tâm của vòng tròn. Biết rằng mỗi nguồn đều phát sóng có bước sóng [TEX]lambda[/TEX] và x = 6.[TEX]lambda[/TEX] . Tính số điểm dao động cực đại trên vòng tròn?
A.20 B.22 C.24 D.26
2. Chiếu đồng thời 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng [TEX]lambda[/TEX]1=0,75[TEX]mu[/TEX]m và [TEX]lambda[/TEX]2=0,5[TEX]mu[/TEX]m. Biết D=1,2m và L=10mm (2 mép màn đối xứng qua vân trung tâm). Có bao nhiêu vân sáng có màu giống màu của vân sáng trung tâm?
A.3 B.4 C.5 D.6
3. Cho phản ứng hạt nhân D + Li => n + X. Động năng của các hạt D, Li, n, X lần lượt là: 4MeV; 0; 12Mev; 6MeV:
A. Phản ứng thu năng lượng 14MeV B. Phản ứng thu năng lượng 13MeV
C. Phản ứng tỏa năng lượng 14MeV D. Phản ứng thu năng lượng 13MeV
giúp mình với nhé!
 
S

suboi

Anh Rocky và mọi ngưởi ơi!!! Giải giúp mình với nhé.
Bài 1: Điện năng đc tải từ nơi phát đến nơi tiêu thụ bằng dây dẫn chỉ có điện trởi thuần, độ giảm điện thế trên dây bằng 15% điện áp HD nơi phát điện. Để giảm hao phí trên đường dây 100 lần ( công suất tiêu thụ vẫn ko đổi, coi điện áp nơi tiêu thụ luôn cùng pha với điện áp hai đầu dòng điện) thì phải nâng điện áp HD nơi phát lên:
A 8,515 B 8,65 lần C 10 lần D 8,5 lần
Bài 2: Một xe máy có tần số dao động riêng là 0,5Hz. Xe máy này chạy trên 1 đoạn đg thẳng nằm ngang mà cứ 10m lại có 1 cái rãnh. Trong các tốc độ của xe sau đây, với tốc độ nào thì xe bị rung nhẹ nhất?
A 40Km/h B20Km/h C25Km/h D30Km/h
Bai3: Đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp của 1 máy BA lí tưởng một điện áp xoay chiều có giá trị HD ko đổi thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở của nó là 100V. nếu tăng thêm n vòng dây ở cuộn sơ cấp thì điện áp HD giữa 2 đầu để hở của cuộn thứ cấp là U, nếu giảm bớt n vòng dây ở cuộn sơ cấp thì điện áp HD giữa 2 đầu để hở của cuộn thứ cấp là 2U. Nếu tăng thêm 2n vờng dây ở cuộn thứ cấp thì điện áp HD giữa 2 đầu để hở của cuộn dây này bằng
A 100v B 50v C60v D120V
 
D

duytoan144

1. Hai nguồn sóng kết hợp giống nhau được đặt cách nhau 1 khoảng x trên đường kính của một vòng tròn bán kính R (x<<R) và đối xứng qua tâm của vòng tròn. Biết rằng mỗi nguồn đều phát sóng có bước sóng [TEX]lambda[/TEX] và x = 6.[TEX]lambda[/TEX] . Tính số điểm dao động cực đại trên vòng tròn?
A.20 B.22 C.24 D.26
2. Chiếu đồng thời 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng [TEX]lambda[/TEX]1=0,75[TEX]mu[/TEX]m và [TEX]lambda[/TEX]2=0,5[TEX]mu[/TEX]m. Biết D=1,2m và L=10mm (2 mép màn đối xứng qua vân trung tâm). Có bao nhiêu vân sáng có màu giống màu của vân sáng trung tâm?
A.3 B.4 C.5 D.6
3. Cho phản ứng hạt nhân D + Li => n + X. Động năng của các hạt D, Li, n, X lần lượt là: 4MeV; 0; 12Mev; 6MeV:
A. Phản ứng thu năng lượng 14MeV B. Phản ứng thu năng lượng 13MeV
C. Phản ứng tỏa năng lượng 14MeV D. Phản ứng thu năng lượng 13MeV
giúp mình với nhé!
Câu 1.
trên khoảng AB ta tính dc 11 đường dao động cực đại( không tính AB),cắt đường tròn tại 22 điểm.
Hơn nữa,A,B cũng dao động cực đại nên tất cả những điểm nằm trên đường thẳng AB phía ngoài AB cũng dao động cực đại nên có thêm 2 điểm nữa.
tổng cộng có 24 điểm
 
Last edited by a moderator:
D

ductuong16

Giúp mình mấy bt này nhé :D:
1) Hàm nào sau đây biểu diễn thế năng trong dao động điều hòa đơn giản:
A: U= Ax^2 + bx + C. B. U=Ax^2 + C. C. U= x+ C. D. U=C

2)Tín hiệu nhận được ở mặt đất từ 1 vệ tinh thông tin có cường độ 1,1.10^-9 W/m^2. Vùng phủ sóng có đường kính 1000km. Công suất phát điện từ anten trên vệ tinh là
A:275pi B. 550pi. C.1100pi. D.2200pi (đáp án A)

3) Mạch điện gồm cuộn dây (có độ tự cảm L và điện trở R) mắc nối tiếp hộp kín X là 1 trong 3 phần tử: điện trở thuần, cuộn dây, tụ điện. Khi đặt vào AB 1 điện áp xoay chiều có trị hiệu dụng 220V thì điện áp 2 đầu cuộn dây và 2 đầu hộp kín lần lượt là 100V và 120V. Hộp kín X phải là:
A. Cuộn dây có điện trở thuần. B. Cuộn dây thuần cảm.
C. Tụ điện. D. Điện trở. ( đáp án A)
 
G

gaconthaiphien

Câu 1: Để đo chu kỳ của chất phóng xạ, người ta dùng một máy đếm xung. Trong [TEX]t_1[/TEX] giờ đầu tiên máy đếm được [TEX]n_1[/TEX] xung, trong [TEX]t_2=2t_1[/TEX] giờ tiếp theo máy đếm được [TEX]n_2=\frac{9}{64}n_1[/TEX] xung. Chu kỳ bán rã T có giá trị:
Đáp án là [TEX]T=\frac{t_1}{3}[/TEX]

Câu 2: Một cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung thay đổi được rồi mắc vào nguồn điện xoay chiều có biểu thức [TEX]u=U_0cos(wt)(V)[/TEX]. Thay đổi điện dung của tụ để điện áp hiệu dụng 2 đầu tụ đạt cực đại thì khi đó điện áp hiệu dụng giữa 2 bản tụ là [TEX]2U_0[/TEX]. Điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu cuộn dây lúc này là:
Đáp án là [TEX]U_0\sqrt{\frac{7}{2}}[/TEX]
 
H

huubinh17

Câu 1: Để đo chu kỳ của chất phóng xạ, người ta dùng một máy đếm xung. Trong [TEX]t_1[/TEX] giờ đầu tiên máy đếm được [TEX]n_1[/TEX] xung, trong [TEX]t_2=2t_1[/TEX] giờ tiếp theo máy đếm được [TEX]n_2=\frac{9}{64}n_1[/TEX] xung. Chu kỳ bán rã T có giá trị:
Đáp án là [TEX]T=\frac{t_1}{3}[/TEX]

Câu 2: Một cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung thay đổi được rồi mắc vào nguồn điện xoay chiều có biểu thức [TEX]u=U_0cos(wt)(V)[/TEX]. Thay đổi điện dung của tụ để điện áp hiệu dụng 2 đầu tụ đạt cực đại thì khi đó điện áp hiệu dụng giữa 2 bản tụ là [TEX]2U_0[/TEX]. Điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu cuộn dây lúc này là:
Đáp án là [TEX]U_0\sqrt{\frac{7}{2}}[/TEX]
_____________
Bài1
Số hạt tại thời điểm t=0 là [tex]N_0[/tex]
Sau thời gian [tex]t_1[/tex] số hạt còn lại là [tex]N=N_0.2^{-\frac{t_1}{T}}[/tex]
Vì thế mà xung đếm dc là [tex]n_1=N_0-N[/tex]
Sau 2 giờ tiếp theo, tức là nếu tính từ t=0 thì tại thời điểm [tex]t_2[/tex] thì [tex]t_2[/tex] cách t=0 [tex]3t_1[/tex]
Vậy trong khoảng từ [tex]t_1[/tex] đến [tex]t_2[/tex] thì số hạt nhân còn lại là
[tex]N_3=N.2^{-2\frac{t_1}{T}}[/tex]
Vậy số xung bay ra từ [tex]t_1[/tex] đến [tex]t_2[/tex] là[tex]n_2=N-N_3[/tex]
Bạn đều biểu diễn chúng có [tex]N_0[/tex] nhé, lập tỉ số, đặt ẩn [tex]2^{-\frac{t}{T}}=x[/tex] giải phương trình bậc 2 ra [tex]t=1/8[/tex] suy ra
Bài 2 thì khi điều chỉnh tụ để điện áp trê tụ lớn nhất thì lúc đó giản đồ ra, ta có [tex]U_C^2=U_{RL}^2 + U^2[/tex] , khi đó bạn thế zô
[tex]4U_0^2=\frac{U_0^2}{2} + U_{RL}^2[/tex] suy ra thôi
_____________________________________
Chắc có lẽ đây là lần cuối mình vào đây quá, cáắc nhớ mấy bạn lắm, chúc mấy bạn thi tốt nha
Thi đại học xong, hẹn gặp lại
 
H

huubinh17

Giúp mình mấy bt này nhé :D:
1) Hàm nào sau đây biểu diễn thế năng trong dao động điều hòa đơn giản:
A: U= Ax^2 + bx + C. B. U=Ax^2 + C. C. U= x+ C. D. U=C

2)Tín hiệu nhận được ở mặt đất từ 1 vệ tinh thông tin có cường độ 1,1.10^-9 W/m^2. Vùng phủ sóng có đường kính 1000km. Công suất phát điện từ anten trên vệ tinh là
A:275pi B. 550pi. C.1100pi. D.2200pi (đáp án A)

3) Mạch điện gồm cuộn dây (có độ tự cảm L và điện trở R) mắc nối tiếp hộp kín X là 1 trong 3 phần tử: điện trở thuần, cuộn dây, tụ điện. Khi đặt vào AB 1 điện áp xoay chiều có trị hiệu dụng 220V thì điện áp 2 đầu cuộn dây và 2 đầu hộp kín lần lượt là 100V và 120V. Hộp kín X phải là:
A. Cuộn dây có điện trở thuần. B. Cuộn dây thuần cảm.
C. Tụ điện. D. Điện trở. ( đáp án A)
bài 1, thế năng hàm [tex]\frac{1}{2}KA^2 - \frac{1}{2}mv^2[/tex]
Chọn B
Bài 2, cái này khác vớ sóng âm, diện tích vùng phủ sóng là đường tròn diện tích [tex] \pi R^2[/tex] chứ ko phải mặt cầu [tex]4/3\ pi R^2[/tex]
thế thôi và dùng [tex]P=SI[/tex] nữa
Bài 3: thì dò [tex]U_{AB}=U_d + U_x=100+120[/tex] nên 2 thằng [tex]U_X[/tex] và [tex]U_d[/tex] phải cùng độ lệch pha với [tex]i[/tex].Dò đó X cũng phải chứa cuộn dây RL
 
D

ductuong16

bài 1, thế năng hàm [tex]\frac{1}{2}KA^2 - \frac{1}{2}mv^2[/tex]
Chọn B
Bài 2, cái này khác vớ sóng âm, diện tích vùng phủ sóng là đường tròn diện tích [tex] \pi R^2[/tex] chứ ko phải mặt cầu [tex]4/3\ pi R^2[/tex]
thế thôi và dùng [tex]P=SI[/tex] nữa
Bài 3: thì dò [tex]U_{AB}=U_d + U_x=100+120[/tex] nên 2 thằng [tex]U_X[/tex] và [tex]U_d[/tex] phải cùng độ lệch pha với [tex]i[/tex].Dò đó X cũng phải chứa cuộn dây RL
[tex]P=SI[/tex] chứ k phải [tex]P=4\pi d^{2}I[/tex] hả bạn ......................
 
G

gaconthaiphien

Câu 1: Cho hạt anpha bắn phá vào hạt nhân [TEX]N^{14}_{7}[/TEX] đứng yên gây ra phản ứng [TEX]a+N^{14}_{7}->H^{1}_{1}+O^{17}_{8}[/TEX]. Ta thấy 2 hạt nhân sinh ra có cùng vận tốc (cả hướng và độ lớn) thì động năng của hạt anpha là 1,56MeV. Xem khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị u [TEX](1u=1,66.10^{27}kg)[/TEX] gần đúng bằng số khối của nó. Năng lượng của phản ứng hạt nhân là:
(Đáp án là -1,21MeV)

Câu 2: Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Biết [TEX]L=CR^2[/TEX]. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định, mạch có cùng hệ số công suất với 2 giá trị của tần số góc [TEX]w_1=50{\pi}[/TEX](rad\s) và [TEX]w_2=200{\pi}[/TEX](rad\s). Hệ số công suất của đoạn mạch là:
Đáp án là [TEX]\frac{2}{\sqrt{13}}[/TEX]
 
N

nhoc_maruko9x

Câu 1.
trên khoảng AB ta tính dc 11 đường dao động cực đại( không tính AB),cắt đường tròn tại 22 điểm.
Hơn nữa,A,B cũng dao động cực đại nên tất cả những điểm nằm trên đường thẳng AB phía ngoài AB cũng dao động cực đại nên có thêm 2 điểm nữa.
tổng cộng có 24 điểm
Bài này mình thấy đi đâu cũng gặp đáp án 24 thì phải? 22 điểm trên thì ko nói làm gì, nhưng A và B cũng dao động cực đại nên phải có thêm 4 điểm cực đại trên đường tròn nữa, tổng cộng là 26 chứ? Còn mình không hiểu bạn nói *phía ngoài AB* là thế nào? Nếu ngoài AB cũng có đường cực đại thì mình ko nghĩ là tính dc đâu!
 
D

duytoan144

Bài này mình thấy đi đâu cũng gặp đáp án 24 thì phải? 22 điểm trên thì ko nói làm gì, nhưng A và B cũng dao động cực đại nên phải có thêm 4 điểm cực đại trên đường tròn nữa, tổng cộng là 26 chứ? Còn mình không hiểu bạn nói *phía ngoài AB* là thế nào? Nếu ngoài AB cũng có đường cực đại thì mình ko nghĩ là tính dc đâu!
*phía ngoài AB* đó là mọi điểm nằm trên đường thằng nối liền AB nhưng ngoài đoạn AB. A,B là tiêu điểm của những hypebol đó thì làm sao có đường hypebol đi qua A,B được.
Giả sử pt sóng tại A,B là x= cos(wt). AB=d;M là điểm thuộc đường thẳng AB,nằm phía ngoài đoạn A,B;cách B 1 khoảng là x,cách A 1 khoảng là d+x.
pt sóng tại M là [TEX]x_M=2cos(\frac{\pi d}{\lambda})cos(wt-...)[/TEX]
Ta thấy mọi điểm M đều dao động với biên độ bằng và bằng tại nguồn luôn
Mọi người thử thay số liệu vào bài đó coi có đúng k? :D:D
 
H

huubinh17

[tex]P=SI[/tex] chứ k phải [tex]P=4\pi d^{2}I[/tex] hả bạn ......................
Ko phải [tex]P=SI[/tex] là tổng quát, chỉ có [tex]S[/tex] là khác thôi
đối với sóng âm thì [tex]S=4 \pi R^2[/tex] còn đối với sóng vô tuyến này vì nó tỏa ra theo vòng tròn chứ ko phải hình câu nên [tex]S= \pi R^2[/tex]
 
H

huubinh17

Câu 1: Cho hạt anpha bắn phá vào hạt nhân [TEX]N^{14}_{7}[/TEX] đứng yên gây ra phản ứng [TEX]a+N^{14}_{7}->H^{1}_{1}+O^{17}_{8}[/TEX]. Ta thấy 2 hạt nhân sinh ra có cùng vận tốc (cả hướng và độ lớn) thì động năng của hạt anpha là 1,56MeV. Xem khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị u [TEX](1u=1,66.10^{27}kg)[/TEX] gần đúng bằng số khối của nó. Năng lượng của phản ứng hạt nhân là:
(Đáp án là -1,21MeV)

Câu 2: Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Biết [TEX]L=CR^2[/TEX]. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định, mạch có cùng hệ số công suất với 2 giá trị của tần số góc [TEX]w_1=50{\pi}[/TEX](rad\s) và [TEX]w_2=200{\pi}[/TEX](rad\s). Hệ số công suất của đoạn mạch là:
Đáp án là [TEX]\frac{2}{\sqrt{13}}[/TEX]
Câu 1 tự tính đi bạn, trong sách giáo khoa có dạng này nè
Bài 2 http://diendan.vatlytuoitre.com/showthread.php?t=1337&page=4
Xem link này đi
 
H

huubinh17

Bài này mình thấy đi đâu cũng gặp đáp án 24 thì phải? 22 điểm trên thì ko nói làm gì, nhưng A và B cũng dao động cực đại nên phải có thêm 4 điểm cực đại trên đường tròn nữa, tổng cộng là 26 chứ? Còn mình không hiểu bạn nói *phía ngoài AB* là thế nào? Nếu ngoài AB cũng có đường cực đại thì mình ko nghĩ là tính dc đâu!
Còn đại ka zô xem link này :D >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

http://diendan.vatlytuoitre.com/showthread.php?t=6170&page=3
 
C

chodohoi

giải hộ tớ bài này với

1. Một con lắc vật lý là một thanh mảnh, hình trụ, chiều dài l, dao động điều hoà (trong một mặt phẳng thảng đứng) quanh một trục cố định nằm ngang đi qua một đầu thanh. Tại nơi có gia tốc trọng trường g, dao động của con lắc này có tần số góc là?????
 
C

chodohoi

cho tớ hỏi bài này

Có 3 chất điểm m1=5kg, có toạ độ (0;0); m2=3kg có toạ độ (0;4); m3=4kg, có toạ độ (3;0). Các toạ độ được đo bằng mét. Hỏi phải đặt một chất điểm có khối lượng m4=8kg ở vị trí nào để khối tâm của hệ nằm tại gốc toạ độ??????
 
D

donghomauvang

1. Cho một cuộn dây có điện trở thuần 40 [TEX]\Omega[/TEX] và có độ tự cảm 0,4/[TEX]\mu[/TEX] (H). Đặt vào hai đầu cuộn dây hiệu điện thế xoay chiều có biểu thức: u = [TEX]U_O[/TEX]cos(100[TEX]\pi[/TEX]t - [TEX]\pi[/TEX]/2) (V). Khi t = 0,1 (s) dòng điện có giá trị -2,75[TEX]\sqrt{2}[/TEX]2 (A). Tính U0.
A. 220 (V)
B. 110[TEX]\sqrt{2}[/TEX] (V)
C. 220[TEX]\sqrt{2}[/TEX] (V)
D. 440[TEX]\sqrt{2}[/TEX] (V)

2. Mạch dao động lý tưởng LC. Dùng nguồn điện một chiều có suất điện động 10 V cung cấp cho mạch một năng lượng 25 ([TEX]\mu[/TEX]J) bằng cách nạp điện cho tụ thì dòng điện tức thời trong mạch cứ sau khoảng thời gian [TEX]\pi[/TEX]/4000 (s) lại bằng không. Xác định độ tự cảm cuộn dây.
A. L = 1 H
B. L = 0,125 H
C. L = 0,25 H
D. L = 0,5 H

3. Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây có độ tự cảm 4 ([TEX]\mu[/TEX]H) và tụ điện có điện dung 2000 (pF). Điện tích cực đại trên tụ là 5 ([TEX]\mu[/TEX]C). Nếu mạch có điện trở thuần 0,1 ([TEX]\Omega[/TEX]), để duy trì dao động trong mạch thì phải cung cấp cho mạch một công suất bằng bao nhiêu?
A. 36 (mW)
B. 15,625 (W)
C. 36 ([TEX]\mu[/TEX]W)
D. 156,25 (W)

4. Tính năng lượng tối thiểu cần thiết để tách hạt nhân Oxy (O16) thành 4 hạt nhân Hêli (He4). Cho khối lượng của các hạt: mO = 15,99491u; [TEX]m_{\alpha}[/TEX] = 4,0015u và 1u = 931 (meV/c2).
A. 10,32477 MeV
B. 10,32480 MeV
C. 10,32478 MeV
D. 10,32479 MeV

5. Một con lắc lò xo, khối lượng của vật 1 (kg) dao động điều hoà với cơ năng 0,125 J. Tại thời điểm vật có vận tốc 0,25 (m/s) thì có gia tốc -6,25[TEX]\sqrt{3}[/TEX] (m/s2). Tính độ cứng lò xo.
A. 100 N/m B. 200 N/m C. 625 N/m D. 400 N/m

6. Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ C giống nhau mắc nối tiếp. Mạch đang hoạt động thì ngay tại thời điểm năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch bằng nhau, một tụ bị đánh thủng hoàn toàn. Dòng điện cực đại trong mạch sau đó sẽ bằng bao nhiêu lần so với lúc đầu?
A. không đổi B. 1/4 C. 0,5[TEX]\sqrt{3}[/TEX] D. 1/2

7. Một thiết bị điện được đặt dưới hiệu điện thế xoay chiều tần số 100 Hz có giá trị hiệu dụng 220 V. Thiết bị chỉ hoạt động khi hiệu điện thế tức thời có giá trị không nhỏ hơn 220 V. Xác định thời gian thiết bị hoạt động trong nửa chu kì của dòng điện.
A. 0,004 s B. 0,0025 s C. 0,005 s D. 0,0075 s

8. Hiệu suất của một laze
A. nhỏ hơn 1 B. bằng 1 C. lớn hơn 1 D. rất lớn so với 1

9. Một hạt có động năng bằng năng lượng nghỉ của nó. Coi tốc độ ánh sáng trong chân không 3.108 (m/s). Tốc độ của hạt là
A. 2.[TEX]10^8[/TEX]m/s
B. 2,5.[TEX]10^8[/TEX]m/s
C. 2,6.[TEX]10^8[/TEX]m/s
D. 2,8.[TEX]10^8[/TEX]m/s
 
H

huubinh17

chúc mấy bạn thi tốt nha, mình xin chia tay diễn đàn hocmai này nha
Khi nào có díp hội ngộ sẽ nói chiện, mà mong sao ai cũng đậu hyết
 
T

trothaysang

giải giùm em bài ni cái
một con lắc lò xo đang dao động tắt dần với năng lượng ban đầu là 5J.sau 3chu kì biên độ của nó giảm 20%.tính phần năng lượng bị chuyển hoá thành nhiệt năng trung bình trong mỗi chu kì
 
Top Bottom