[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

D

duyvu09

Anh giải giúp em câu này nhé;)
Trong thí nghiệm I-âng, hai khe được chiếu bằng nguồn sáng gồm hai bức xạ [TEX]\lambda_1 = 450nm[/TEX] và [TEX]\lambda_2 = 600nm[/TEX] Trên màn giao thoa, trong khoảng giữa vân sáng bậc 5 của bức xạ này và vân sáng bậc 5 của bức xạ kia (ở khác phía so với vân trung tâm) còn có
Mã:
A. 11 vân sáng khác. B. 19 vân sáng khác. C. 16 vân sáng khác. D. 8 vân sáng khác
Em đang cần rất gấp!!!:D
 
Last edited by a moderator:
I

invili

Em chỉnh lại cái đề nhé, cái đoạn [TEX]\frac{1}{24}[/TEX] gì gì đó bị lỗi tex ấy :)



Nhận thấy [TEX]I_0[/TEX] không đổi -> [TEX]I[/TEX] hiệu dụng cũng ko đổi. Mà [TEX]U[/TEX] luôn bằng [TEX]60 (V)[/TEX] nên [TEX]Z[/TEX] trong cả hai trường hợp phải bằng nhau.

TH1: Có đủ R, L, C.
[TEX]Z^2=R^2+(Z_L-Z_C)^2[/TEX]

TH2: Thiếu C.
[TEX]Z^2=R^2+Z_L^2[/TEX]

Vậy rút ra: [TEX]R^2+(Z_L^-Z_C)^2=R^2+Z_L^2 \Leftrightarrow -2Z_LZ_C+Z_C^2=0 \Leftrightarrow Z_C(Z_C-Z_L)=0 \Leftrightarrow Z_L=Z_C[/TEX]

Vậy ở TH1 có cộng hưởng điện nên [TEX]\varphi_u=\varphi_i=\frac{\pi}{4}[/TEX]
Vậy biểu thức của [TEX]u[/TEX] là [TEX]u=60\sqrt{2}\cos(100\pi t +\frac{\pi}{4}) (V)[/TEX]


a xem lại đc k a. kq của a ko giống vs 4 kq chọn A,B,C,D
A. [TEX]u=60\sqrt{2}\cos(100\pi t -\frac{\pi}{12}) (V)[/TEX]
B. [TEX]u=60\sqrt{2}\cos(100\pi t -\frac{\pi}{24}) (V)[/TEX]
C. [TEX]u=60\sqrt{2}\cos(100\pi t +\frac{\pi}{12}) (V)[/TEX]
D. [TEX]u=60\sqrt{2}\cos(100\pi t +\frac{\pi}{24}) (V)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
H

hoangphe

Bề rộng trường giao thoa L= 5.i1 + 5.i2 =5.450+ 5.600=5250nm
số vân sáng ứng với bức xạ 1 là [L:2i1].2+1=13(vân)
______________________ 2 là 9 vân
nhưng có 3 vân sáng trùng nhau (vân bậc 0, vân bậc 4 của bức xạ 1 đối với mỗi bên của vân trung tâm)
---> có: 13+9-3=19 vân sáng ---> B.
( Bạn ơi giải hộ câu cuối cùng trang trước tớ với)
 
C

chickengold

Em chỉnh lại cái đề nhé, cái đoạn [TEX]\frac{1}{24}[/TEX] gì gì đó bị lỗi tex ấy :)



Nhận thấy [TEX]I_0[/TEX] không đổi -> [TEX]I[/TEX] hiệu dụng cũng ko đổi. Mà [TEX]U[/TEX] luôn bằng [TEX]60 (V)[/TEX] nên [TEX]Z[/TEX] trong cả hai trường hợp phải bằng nhau.

TH1: Có đủ R, L, C.
[TEX]Z^2=R^2+(Z_L-Z_C)^2[/TEX]

TH2: Thiếu C.
[TEX]Z^2=R^2+Z_L^2[/TEX]

Vậy rút ra: [TEX]R^2+(Z_L^-Z_C)^2=R^2+Z_L^2 \Leftrightarrow -2Z_LZ_C+Z_C^2=0 \Leftrightarrow Z_C(Z_C-Z_L)=0 \Leftrightarrow Z_L=Z_C[/TEX]

Vậy ở TH1 có cộng hưởng điện nên [TEX]\varphi_u=\varphi_i=\frac{\pi}{4}[/TEX]
Vậy biểu thức của [TEX]u[/TEX] là [TEX]u=60\sqrt{2}\cos(100\pi t +\frac{\pi}{4}) (V)[/TEX]

Cái này có sai một chút [TEX] \Leftrightarrow -2Z_LZ_C+Z_C^2=0 \Leftrightarrow Z_C(Z_C-Z_L)=0[/TEX]. Bạn xem rồi tính toán lại!
 
Last edited by a moderator:
A

ari_10

Bề rộng trường giao thoa L= 5.i1 + 5.i2 =5.450+ 5.600=5250nm
số vân sáng ứng với bức xạ 1 là [L:2i1].2+1=13(vân)
______________________ 2 là 9 vân
nhưng có 3 vân sáng trùng nhau (vân bậc 0, vân bậc 4 của bức xạ 1 đối với mỗi bên của vân trung tâm)
---> có: 13+9-3=19 vân sáng ---> B.
( Bạn ơi giải hộ câu cuối cùng trang trước tớ với)
chỗ đó phải là 11 vân chứ nhỉ? sao lại là 13 vân? giải thick dùm mình cái
 
R

rocky1208

a xem lại đc k a. kq của a ko giống vs 4 kq chọn A,B,C,D
A. [TEX]u=60\sqrt{2}\cos(100\pi t -\frac{\pi}{12}) (V)[/TEX]
B. [TEX]u=60\sqrt{2}\cos(100\pi t -\frac{\pi}{24}) (V)[/TEX]
C. [TEX]u=60\sqrt{2}\cos(100\pi t +\frac{\pi}{12}) (V)[/TEX]
D. [TEX]u=60\sqrt{2}\cos(100\pi t +\frac{\pi}{24}) (V)[/TEX]

Cái này có sai một chút [TEX] \Leftrightarrow -2Z_LZ_C+Z_C^2=0 \Leftrightarrow Z_C(Z_C-Z_L)=0[/TEX]. Bạn xem rồi tính toán lại!

Ok, anh đã chỉnh lại rồi. Lỗi cơ bản quá, tại lúc nháp ra giấy chữ xấu quá nên ko nhìn thấy số 2 :khi (181):

Các em xem lại bài cũ nhé, anh đã edit rồi. Mấu chốt bài này là tìm được pha của u nhờ vào liên hệ với hai cái i, cũng ko phức tạp lắm :)
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Anh giải giúp em câu này nhé;)
Trong thí nghiệm I-âng, hai khe được chiếu bằng nguồn sáng gồm hai bức xạ [TEX]\lambda_1 = 450nm[/TEX] và [TEX]\lambda_2 = 600nm[/TEX] Trên màn giao thoa, trong khoảng giữa vân sáng bậc 5 của bức xạ này và vân sáng bậc 5 của bức xạ kia (ở khác phía so với vân trung tâm) còn có
Mã:
A. 11 vân sáng khác. B. 19 vân sáng khác. C. 16 vân sáng khác. D. 8 vân sáng khác
Em đang cần rất gấp!!!:D

Chú ý, lần sau em post đúng ký hiệu vào nhé, bước sóng phải là [TEX]\lambda[/TEX] chứ dùng là [TEX]i[/TEX] lại hiểu nhầm là khoảng vân. Anh đã chỉnh lại rồi đấy.

Bài làm:
[TEX]\frac{i_1}{i_2}=\frac{\lambda_1}{\lambda_2}=\frac{3}{4}=0,75[/TEX]

Giả sử vân xét miền từ A đến B với A, B khác phía so với vân trung tâm và tại A có vân sáng bậc 5 của [TEX]\lambda_1[/TEX] (anh giả sử ở nửa trên), còn tại B có vân sáng bậc 5 của bức xạ [TEX]\lambda_2[/TEX] (anh giả sử ở nửa dưới)
37.png


Giả sử ở A có vân sáng bậc [TEX]k [/TEX]của [TEX]\lambda_2 \Rightarrow ki_2=5i_1\Rightarrow k=5\frac{i_1}{i_2}=3,75[/TEX]. Vậy ko phải vân sáng mà là vân tối bậc 4 của [TEX]\lambda_2[/TEX]. Vậy trên KHOẢNG nửa OA phía trên ta có 4 vân sáng của [TEX]\lambda_1[/TEX] (ko tính biên) công thêm 3 vân sáng của [TEX]\lambda_2[/TEX] (ứng với [TEX]k=1,2,3[/TEX] ) là 7 vân sáng.

Giả sử ở B có vân sáng bậc [TEX]l[/TEX] của [TEX]\lambda_1\Rightarrow l\lambda_1=5i_2\Rightarrow l=5\frac{i_2}{i_1}=6,67[/TEX]. Vậy ko phải vân sáng mà là vân tối bậc 7 của [TEX]\lambda_1[/TEX]. Vậy trên KHOẢNG nửa OB phía dưới có 4 vân sáng của [TEX]\lambda_2[/TEX] (ko tính biên) cộng thêm 6 vân sáng của [TEX]\lambda_1[/TEX] (ứng với [TEX]l=-1, -2, ... , -6[/TEX], dấu [TEX]{-}[/TEX] thể hiện nó ở phía dưới, có toạ độ âm) là 10 vân sáng.

Hai bên cộng lại là 7+10=17 vân, thêm vân trung tâm là 18. Bây giờ tính số vân sáng trùng nhau.

Khi hai bức xạ trùng nhau chúng thoả mãn: [TEX]k_1i_1=k_2i_2\Rightarrow k_1=k_2\frac{4}{3}\Rightarrow k_2[/TEX] là bội của 3. Với [TEX]k_2[/TEX] nguyên, khác 0 (vì ko xét vân trung tâm nữa). Mặt khác trong khoảng OA, [TEX]k_2[/TEX] chỉ nhận các giá trị [TEX]1,2,3[/TEX]. Trong khoảng OB, [TEX]k_2[/TEX] chỉ nhận các giá trị [TEX]-1, -2, -3, -4[/TEX]

Vậy có đúng 2 trường hợp cho vân trùng ứng với [TEX]k_2=\pm 3[/TEX] (khi đó [TEX]k_1[/TEX] tương ứng là [TEX]\pm 4[/TEX]tức là vân sáng bậc 3 của [TEX]\lambda_2[/TEX] trùng với vân sáng bậc 4 của [TEX]\lambda_1[/TEX] ở cả hai bên)

Vậy ta có [TEX]18-2=16[/TEX] vân sáng :)


Bề rộng trường giao thoa L= 5.i1 + 5.i2 =5.450+ 5.600=5250nm
số vân sáng ứng với bức xạ 1 là [L:2i1].2+1=13(vân)
______________________ 2 là 9 vân
nhưng có 3 vân sáng trùng nhau (vân bậc 0, vân bậc 4 của bức xạ 1 đối với mỗi bên của vân trung tâm)
---> có: 13+9-3=19 vân sáng ---> B.
( Bạn ơi giải hộ câu cuối cùng trang trước tớ với)

Bạn ấy viết nhầm [TEX]\lambda[/TEX] thành [TEX]i[/TEX] đấy. Em chú ý nhé, có khoảng vân nào lại chỉ rộng [TEX]450[/TEX] với [TEX]600 (nm)[/TEX] không? [TEX]nm[/TEX] là nanô mét ấy ;)


chỗ đó phải là 11 vân chứ nhỉ? sao lại là 13 vân? giải thick dùm mình cái

Em xem bài giải trên của anh nhé :)
 
Last edited by a moderator:
D

duyvu09

Em vẫn không hiểu lắm.Tính số vân sáng này là mình tính hết số vân trùng hay là mình trừ hết số vân trùng vậy anh!,mà VSTT nó cũng là 1 vân trùng mà nhỉ?.Anh giải thích giùm em cái!.
 
R

rocky1208

Cho mình hỏi bài này:
Một cuộn dây bẹt gồm 150 vòng hình tròn có đường kính 10cm, được đặt trong 1 từ trường đều cảm ứng từ [TEX]B=1,2.10^{-2}(T)[/TEX]. Mặt phẳng của khung dây vuông góc với vecto cảm ứng từ, điện trở của cuộn dây là 2(ôm). kéo cuộn dây ra khỏi từ trường mất 0,01s. Độ biến thiên của từ thông qua cuộn dây và suất điện động xuất hiện trong cuộn dây là:
A. 0,0141Wb & 0,07V
B. 0,01413Wb & 1,413V
C. 0,0565Wb & 1,41V
D. 0,0565Wb & 5,65V

38%5D.png


Diện tích 1 vòng dây: [TEX]S=\pi R^2[/TEX]
Từ thông cực đại: [TEX]\Phi_0=NBS=\pi R^2NB=0,01413 (Wb)[/TEX]

Ban đầu từ thông max (do dây được "nhúng" hoàn toàn trong từ trường và mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ. Sau đó được rút ra khỏi từ trường thì từ thông bằng 0. Vì vậy từ thông max cũng chính là độ biến thiên từ thông [TEX]\Delta \phi=\Phi_0[/TEX]

Suất điện động cảm ứng được tính bởi công thức: [TEX]E=\frac{\Delta \Phi}{\Delta t}= 1,413 (V)[/TEX]

Vậy đáp án B.

p/s: ko hiểu nó cho điện trở 2 ôm để làm gì :-/
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Em vẫn không hiểu lắm.Tính số vân sáng này là mình tính hết số vân trùng hay là mình trừ hết số vân trùng vậy anh!,mà VSTT nó cũng là 1 vân trùng mà nhỉ?.Anh giải thích giùm em cái!.

Hai vân sáng trùng nhau nên ta chỉ thấy 1, vậy chỉ được tính một lần. Vậy là trù đi. Còn vân sáng trung tâm trong bài anh tính 1 lần đấy chứ, vì anh tính ở hai bên đều ko lấy [TEX]k=0[/TEX], tức bỏ vân trung tâm, xong xuôi mới cộng 1 vân trung tâm vào [TEX]17+1=18[/TEX] đấy. Rồi đi tìm số vân trùng ở hai bên, trừ đi là ra. Vân trung tâm có bị tính hai lần đâu :)
 
R

rocky1208

Anh có chút việc bận nên sẽ off mấy hôm. Các em có thắc mắc gì thì vẫn cứ post vào đây nhé. Khi nào anh onl được thì anh sẽ giải quyết, hoặc bạn nào chiến được thì cứ chiến luôn ;) coi như phụ giúp anh một tay, anh cám ơn trước :)

Thân,

Rocky
 
D

duyvu09

Hai vân sáng trùng nhau nên ta chỉ thấy 1, vậy chỉ được tính một lần. Vậy là trù đi. Còn vân sáng trung tâm trong bài anh tính 1 lần đấy chứ, vì anh tính ở hai bên đều ko lấy [TEX]k=0[/TEX], tức bỏ vân trung tâm, xong xuôi mới cộng 1 vân trung tâm vào [TEX]17+1=18[/TEX] đấy. Rồi đi tìm số vân trùng ở hai bên, trừ đi là ra. Vân trung tâm có bị tính hai lần đâu :)
Hi cảm ơn anh!,vậy là em hiểu nhầm!,em lại cộng thêm mới chết chứ!!.
 
D

dinhthuyan

có bài này, giúp em với
1 đồng ồ quả lắc hoạt động nhờ duy trì hoạt động 1 con lắc đơn có chiều dài dây treo không đổi, chạy đúng trên TĐ. người ta đưa đồng hồ lên sao hỏa mà không chỉnh lại. biết m sao hỏa=0,107 m TD, bán kính R sao hỏa= 0,533 lần bán kính TĐ. Sau 1 ngày đêm trên TD, đồng hồ đó trên sao hỏa chỉ thời gian là
a. 9,04h b.14,7h c.63,7h .39,1h

mình đồng ý liền. mình xin đóng góp 1 bài
mắc cuộn thứ nhất của máy biến áp vào nguồn điện xoay chiều thì suất điện động hiệu dụng trong cuộn thứ hai là E2=20V, mắc cuộn thứ hai vào nguồn điện xoay chiều đó thì suất điện động hiệu dụng trong cuộn thứ nhất là E1= 7.2 V. Tính điện áp hiệu dụng của nguồn điện.Bỏ qua điện trở thuần của cuộn dây.
A.144 B.5.2 C.13.6 D.12
anh giúp em hai bài này với ạ. lâu rồi nhưng chưa giải dc.
 
T

truyen223

nhờ anh rocky giúp tí , đề đại học Vinh

Đặt điện áp u=Uo cos wt vào đầu đoạn mạch gồm cuộn dây nt tụ có C thay đổi dc . Ban đầu Zc= 100 , R= 50 . Giảm C một lượng delta C = (10^-3)/ (8 pi ) thì tần số dao động riêng của mạch là 80 pi . Tính w của dòng điện trong mạch

40 pi
60 pi
100 pi
50 pi

anh giúp em hai bài này với ạ. lâu rồi nhưng chưa giải dc.

bài số 2 hình như chia tỉ lệ thì phải , bạn thử làm thử , N1/N2 với N2/N1
 
Last edited by a moderator:
Y

yuyuvn

anh giúp em hai bài này với ạ. lâu rồi nhưng chưa giải dc.

Câu 1 tại sao đề bài cho số liệu Mars mà cứ như Moon ý nhỉ :)) bé hơn Trái đất về cả bán kính và khối lượng :p Bạn áp dụng công thức tính trọng lực là [TEX]g=\frac{GM}{r^2}[/TEX] với M và r lần lượt là khối lượng và bán kính của hành tinh (G=const).
Từ đấy tính được tỉ lệ chu kỳ => Đáp án A.

Câu 2 [TEX]\frac{E}{E_1}=\frac{E2}{E}=\frac{N1}{N2} => E=\sqrt{E1.E2}[/TEX]
=>Đáp án D. ^^~
 
R

rocky1208

có bài này, giúp em với
1 đồng hồ quả lắc hoạt động nhờ duy trì hoạt động 1 con lắc đơn có chiều dài dây treo không đổi, chạy đúng trên TĐ. người ta đưa đồng hồ lên sao hỏa mà không chỉnh lại. biết m sao hỏa=0,107 m TD, bán kính R sao hỏa= 0,533 lần bán kính TĐ. Sau 1 ngày đêm trên TD, đồng hồ đó trên sao hỏa chỉ thời gian là
a. 9,04h b.14,7h c.63,7h .39,1h

[TEX]g=G.\frac{M}{R^2}[/TEX]
Trong đó G là hằng số hấp dẫn, M là khối lượng hành tinh, R là bán kính của hành tinh.

Ở trái đất thì có M và R của trái đất, ở sao hoả có G và M của sao hoả. Gọi [TEX]T_M, T_E[/TEX] là chu kỳ tương ứng trên sao hoả và trái đất.

[TEX]\frac{T_M}{T_E}=\sqrt{\frac{g_E}{g_M}}=\sqrt{\frac{G.M_E}{R_E^2}.\frac{R_M^2}{G.M_M}}=\sqrt{\frac{M_E}{M_M}}.\frac{R_M}{R_E} \approx 1,62943[/TEX]

-> chạy chậm lại (vì T lớn lên, nên thực hiện 1 dao động toàn phần lâu hơn). Thời gian chạy chậm trong 1 ngày đêm:

[TEX]\Delta t=24\mid \frac{T_M}{T_E}-1\mid \approx 15,1 (h)[/TEX].

Vậy nếu ở mặt đất chỉ [TEX]24 (h)[/TEX] thì trên sao Hoả chỉ [TEX]8,9 (h)[/TEX]. Có lẽ là phương án A.

mình đồng ý liền. mình xin đóng góp 1 bài
mắc cuộn thứ nhất của máy biến áp vào nguồn điện xoay chiều thì suất điện động hiệu dụng trong cuộn thứ hai là E2=20V, mắc cuộn thứ hai vào nguồn điện xoay chiều đó thì suất điện động hiệu dụng trong cuộn thứ nhất là E1= 7.2 V. Tính điện áp hiệu dụng của nguồn điện.Bỏ qua điện trở thuần của cuộn dây.
A.144 B.5.2 C.13.6 D.12
anh giúp em hai bài này với ạ. lâu rồi nhưng chưa giải dc.

Ta có [TEX]\frac{U_1}{U_2}=\frac{N_1}{N_2}[/TEX]
Lần 1:
[TEX]U_1=U[/TEX]
[TEX]U_2=20[/TEX]

Lần 2:
[TEX]U_1=7,2[/TEX]
[TEX]U_2=U[/TEX]

Vậy [TEX]\frac{U}{20}=\frac{7,2}{U}\Rightarrow U^2=144\Rightarrow U=12 (V)[/TEX]
 
R

rocky1208

nhờ anh rocky giúp tí , đề đại học Vinh

Đặt điện áp u=Uo cos wt vào đầu đoạn mạch gồm cuộn dây nt tụ có C thay đổi dc . Ban đầu Zc= 100 , R= 50 . Giảm C một lượng delta C = (10^-3)/ (8 pi ) thì tần số dao động riêng của mạch là 80 pi . Tính w của dòng điện trong mạch

40 pi
60 pi
100 pi
50 pi

Em xem lại hộ anh cái đề nhé:
1. [TEX]R=50 \Omega[/TEX] hay cái gì khác [TEX]=50 \Omega[/TEX]. Vì tấn số dao động riêng ko phụ thuộc vào R -> dữ kiện này thừa ?

2. Tần số dao động riêng của mạch sau khi giảm C là [TEX]80\pi[/TEX]. Đây là tần số [TEX]f[/TEX] hay tần số góc [TEX]\omega[/TEX]? Nếu là tần số [TEX]f[/TEX] thì a nghĩ làm như sau (tuy nhiên ko sử dụng đến R và lời giải hơi xấu :( )

Ban đầu:
[TEX]\omega=\frac{1}{\sqrt{LC}}[/TEX]
[TEX]Z_C=\frac{1}{\omega C}=\sqrt{\frac{L}{C}}=100 \Omega[/TEX]
[TEX]\Rightarrow L=10^4C[/TEX]

Sau khi giảm C một lượng [TEX]\Delta C[/TEX] ta được:
[TEX]f=\frac{1}{2\pi \sqrt{L(C-\Delta C)}}=80\pi \Rightarrow \frac{1}{2\pi \sqrt{10^4C(C-\Delta C)}}=80\pi[/TEX]

Giải phương trình bậc 2 đó là ra C ban đầu. Từ đó suy ra [TEX]\omega = \frac{1}{C.Z_C}[/TEX]

Anh cũng ko chắc lắm :-??
 
N

no.one

Em xem lại hộ anh cái đề nhé:
1. [TEX]R=50 \Omega[/TEX] hay cái gì khác [TEX]=50 \Omega[/TEX]. Vì tấn số dao động riêng ko phụ thuộc vào R -> dữ kiện này thừa ?

2. Tần số dao động riêng của mạch sau khi giảm C là [TEX]80\pi[/TEX]. Đây là tần số [TEX]f[/TEX] hay tần số góc [TEX]\omega[/TEX]? Nếu là tần số [TEX]f[/TEX] thì a nghĩ làm như sau (tuy nhiên ko sử dụng đến R và lời giải hơi xấu :( )

Ban đầu:
[TEX]\red{\omega=\frac{1}{\sqrt{LC}}}[/TEX]
[TEX]Z_C=\frac{1}{\omega C}=\sqrt{\frac{L}{C}}=100 \Omega[/TEX]
[TEX]\Rightarrow L=10^4C[/TEX]

Sau khi giảm C một lượng [TEX]\Delta C[/TEX] ta được:
[TEX]f=\frac{1}{2\pi \sqrt{L(C-\Delta C)}}=80\pi \Rightarrow \frac{1}{2\pi \sqrt{10^4C(C-\Delta C)}}=80\pi[/TEX]

Giải phương trình bậc 2 đó là ra C ban đầu. Từ đó suy ra [TEX]\omega = \frac{1}{C.Z_C}[/TEX]

Anh cũng ko chắc lắm
Chỗ đó anh nhầm rồi ạ !!!
bài này đúng là hơi có vấn đề .:-??
 
R

rocky1208

Chỗ đó anh nhầm rồi ạ !!!
bài này đúng là hơi có vấn đề .:-??

Thế theo em thì như thế nào? Phía trên a làm ko sử dụng R vì đang nghi ngờ đề sai. Còn nếu mạch không lý tưởng (tức R khác 0) thì nó ko dao động điều hoà đâu. Anh chứng minh nhé :)

Tụ C phóng điện: [TEX]i=\frac{dq}{dt}=q\prime[/TEX]
Dòng điện biến thiên này gây từ thông biến thiên: [TEX]\phi=Li[/TEX]
Từ thông biến thiên này gây suất điện động cảm ứng: [TEX]e={-}\frac{d\phi}{dt}=L\frac{di}{dt}={-}Li\prime={-}Li\prime\prime[/TEX] (1)

Theo định luật Ohm: [TEX]e=u+iR=\frac{q}{c}+R.q\prime[/TEX] (2)

Từ (1) và (2) ta có: [TEX]{-}Li\prime\prime=\frac{q}{c}+R.q\prime \Leftrightarrow L i\prime\prime+\frac{q}{c}+R.q\prime=0[/TEX] (3)

Phương trình vi phân (3) ko có nghiệm dạng [TEX]q=Q_0\cos(\omega t+\varphi)[/TEX]
(nhớ lại là phương trình động lực học của dao động điều hoà là: [TEX]x\prime\prime+\omega^2x=0[/TEX], tức khuyết đạo hàm bậc nhất, mới cho nghiệm dạng hình sin như trên)

Anh nghĩ khả năng là cái đề bị sai :|
 
H

hattieupro

anh rocky xem cho e câu này
2 dây cao su vô cùng nhẹ ,có độ dài tự nhiên bằng nhau và bằng x , có hệ số đàn hồi khi dãn bằng nhau .1 chất điểm m được gắn với 1 đầu của mỡi đầu dây , các đầu còn lại được kéo căng theo phương ngang cho đến khi mỗi dây có chiều dài y.tìm biên độ dao động cực đại của m để dao động đó là dao động điều hoà . biết dây cao su không tác dụng lực lên m khi nó bị chùng
A. (y - x ) :2
B.2(y -x)
C. x
D. y-x
 
Top Bottom