[TEX]e=-\phi\prime[/TEX] mới đúng chứ nhỉ :-?
Uhm, đúng rồi. Dấu trừ nó thể hiện suất điện động sinh ra có chiều chống lại sự biến đổi của từ thông.
[TEX]e={-}\frac{d\phi}{dt}={\phi_{(t)}}\prime[/TEX]
Bài này em nghĩ là nguồn điện này gồm dòng xoay chiều và dòng 1 chiều, nhưng do trong mạch có tụ điện nên dòng 1 chiều không đi qua được :-". Vì thế vứt phần đuôi 100V đi, ta tính được ra đáp án A.50W ~.~
Suy luận của em cũng rất có lý. Tuy nhiên liệu việc tách riêng nó thành hai thành phần như vậy có đúng ko? Vì nó ko đơn thuần chỉ là sự cộng hợp riêng rẽ giữa một dòng xoay chiều và một dòng 1 chiều. Vấn đề này anh sẽ tìm hiểu thêm
1)Cho em hỏi nếu đề bài cho máy biến áp có 1 cuộn sơ cấp N vòng, nhưng đầu ra lại có 2 cuộn sơ cấp, mỗi cuộn có điện trở R1, R2 và số vòng dây N1, N2 khác nhau. Người ta đặt vào đầu mạch sơ cấp 1 hiệu điện thế U.
Bây giờ muốn tính cường độ dòng điện I hiệu dụng thì tính thế nào ạ?
Bài này áp dụng Công suất của cuộn sơ cấp = tổng công suất các cuộn thứ cấp.
[TEX]UI=U_1I_1+U_2I_2[/TEX]
2)Giả thiết các electron quang điện đều bay ra theo cùng một hướng từ bề mặt kim lọai khi được chiếu bức xạ thích hợp. Người ta cho các electron quang điện này bay vào một từ trường đều theo phương vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Khi đó bán kính lớn nhất của các quỹ đạo electron sẽ tăng lên nếu:
A. Sử dụng bức xạ kích thích có bước sóng nhỏ hơn; B. Sử dụng bức xạ kích thích có bước sóng lớn hơn;
C. Tăng cường độ ánh sáng kích thích; D. Giảm cường độ ánh sáng kích thích;
Đáp án A. Bán kính lớn nhát của các quỹ đạo electron là gì ạ?
Khi cho electron bay vào từ trường theo phương vuông góc với vector cảm ứng từ, nó sẽ chịu tác dụng của lực từ và chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính:
[TEX]R=\frac{mv}{eB}[/TEX]
3)Con lắc đơn dao động nhỏ trong một điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống, vật nặng có điện tích dương; biên độ A và chu kỳ dao động T. Vào thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng thì đột ngột tắt điện trường. Chu kỳ và biên độ của con lắc khi đó thay đổi như thế nào? Bỏ qua mọi lực cản.
A. Chu kỳ tăng; biên độ giảm; B. Chu kỳ giảm biên đọ giảm; C. Chu kỳ giảm; biên độ tăng; D. Chu kỳ tăng; biên độ tăng;
Đáp án C. Có phải là do g giảm khiến cho chu kỳ T tăng, còn biên độ tăng là do sau khi vật đi qua vị trí cân bằng, lực điện trường có tác dụng kéo vật quay lại vị trí cân bằng bị mất nên biên độ tăng không ạ?
Ban đầu khi có điện trường.
[TEX]g\prime=g+\frac{qE}{m} \Rightarrow g\prime > g [/TEX]
[TEX]T=2\pi\frac{l}{g\prime}[/TEX]
Khi ngắt điện trường thi gia tốc trọng trường giảm về [TEX]g[/TEX] thay vì [TEX]g\prime[/TEX] nên chu kỳ tăng.
Nhớ lại công thức ko thời gian trong dao động điều hoà: [TEX]x^2+\frac{v^2}{\omega^2}=A^2[/TEX]. Tại VTCB [TEX]x=0[/TEX] nên [TEX]A=\frac{v}{\omega}[/TEX]
maf [TEX]\omega=\frac{g}{l}[/TEX] nên [TEX]\omega[/TEX] giảm -> A tăng.
4)Dưới tác dụng của bức xạ gamma, hạt nhân 12C6 có thể tách thành các hạt nhân 4He2 và sinh hoặc không sinh các hạt khác kèm theo. Biết khối lượng của các hạt là: mHe = 4,002604u; mC = 12u; Tần số tối thiểu của photon gamma để thực hiện được quá trình biến đổi này bằng:
A. 1,76.1021 Hz; B. 1,67.1021Hz; C. 1,76.1020Hz; D. 1,67.1020Hz
Đáp án A. Tần số tối thiểu tức là năng lượng thấp nhất, tức là chỉ phóng xạ ra 1 hạt alpha đúng k ạ? :-S
Theo anh, câu này ko thể kết luận được :|
Xét TH sinh ra cả 3 hạt là [TEX]\alpha[/TEX]: Phản ứng thu năng lượng ứng với độ hụt khối [TEX]\Delta m=3m_{He}-m_C[/TEX]
Xét TH khác nó sinh ra một hoặc hai hạt [tex]\alpha[/tex] kèm theo vài hạt cơ bản khác như proton, nơtron chúng ta hoàn toàn ko biết độ hụt khối là bao nhiêu. Vì vậy năng lượng (hay tần số) của chùm gamma là ko thể so sánh được.