LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC MÔN HÓA HỌC (NĂM HỌC 2007-2008)

Status
Không mở trả lời sau này.
N

nguyenhuong

thầy ơi,típ này:
câu 9 đề 006: dùng chất nào sau đây để phân biệt FeCO3,FeO,Fe2O3,Al2O3:
a)dd NaOH
b)DD HCl
c)dd HNO3 loãng
d)dd H2SO4 đặc nóng
đáp án là B? why????????????thầy giải thích hộ em mí.
 
L

loveyouforever84

nguyenhuong said:
thầy ơi,típ này:
câu 9 đề 006: dùng chất nào sau đây để phân biệt FeCO3,FeO,Fe2O3,Al2O3:
a)dd NaOH
b)DD HCl
c)dd HNO3 loãng
d)dd H2SO4 đặc nóng
đáp án là B? why????????????thầy giải thích hộ em mí.
Đơn giản vì ko phân biệt dc FeO và FeCO3 (đều tạo khí, dd thu dc đều có màu vàng nâu của muối sắt III) nếu dùng HNO3 loãng hay H2SO4 đặc nóng.
Còn nếu dùng dd HCl
+) FeCO3 : dd màu xanh nhạt, có khí ko màu
+) FeO : dd màu xanh nhạt
+) Fe2O3: dd màu vàng nâu.
+) Al2O3: dd trong suốt.
 
N

nguyenhuong

aha đây là phương án loại trừ?nhưng em vẫn chưa phục câu trả lời đó.Nếu đây là 1 câu tự luận thì phải làm thế nào ạ?
 
L

loveyouforever84

nguyenhuong said:
aha đây là phương án loại trừ?nhưng em vẫn chưa phục câu trả lời đó.Nếu đây là 1 câu tự luận thì phải làm thế nào ạ?
Nếu đây là một câu tự luận thì mình vẫn làm tương tự (dùng một axit ko có tính OXH)
như dùng HCl ở câu trên.
 
L

love7655238

mọi người ui cho em hỏi tí em lập 1 top riêng rùi nhưng chẳng em thềm để ý tới nó cả
 
N

nguyenhuong

ah vâng,em xin lỗi thầy nhá,em nhìn nhầm+không đọc kĩ câu trả lời của thầy!
bây h em mới biết Fe2O3:dd có màu vàng nâu đấy ạ!
 
N

nguyenhuong

vâng,hì...!
em bắt chước cách viết của thầy thôi mà"+)Fe2O3 hai chấm dd có màu vàng nâu"
:D
 
B

baochau105

giúp em với thầy oi!!!!!!!!!!!

giai thich giu`m em : câu 4 đề 1: ta.i sao dd hỗn hợp HCl+NaCl thi` pH tăng ????
câu 6 đề 1 và câu 26 đề 1 , câu 31 đề 1, 38 đề 1
em chỉ mới làm đề 1 thôi thầy giúp em với
 
L

loveyouforever84

Re: giúp em với thầy oi!!!!!!!!!!!

baochau105 said:
giai thich giu`m em : câu 4 đề 1: ta.i sao dd hỗn hợp HCl+NaCl thi` pH tăng ????
câu 6 đề 1 và câu 26 đề 1 , câu 31 đề 1, 38 đề 1
em chỉ mới làm đề 1 thôi thầy giúp em với
Đề số 1:
-Câu 4: Khi điện phân hhp này thì thực chất là điện phân HCl => làm giảm [H+] => pH tăng.
-Câu 6: Do có pu: C + O2 ---> CO2 và S + O2 ---> SO2 nên số mol khí trước và sau pu ko đổi (do C và S là chất rắn nên ko ảnh hưởng áp suất) => P = const.
-Câu 26: Bài này em nên dùng định luật bảo toàn electron là nhanh nhất.
Có n(H2SO4 pu) = (1,8.0,1)/1,2 = 0,15 (mol)
Nhớ rằng số mol H2 sinh ra chỉ do sự nhường e của Al
Có số e nhận: 2nH2 = 2.0,672/22,4 = 0,06 (mol) => nAl = 0,02 (mol)
=> m(FexOy) = 6,94 - 27.0,02 = 6,4 (g); n(H2SO4 td FexOy) = 0,15 - 0,03 = 0,12 (mol)
PT: FexOy + yH2SO4 ---> xFe(SO4)y/x + yH2O
=> [6,4/(56x+16y)]y = 0,12 => 160y = 168x + 48y => 2y = 3x => x = 2 ; y = 3
=> oxit là Fe2O3.
-Câu 31: X td tối đa với 3 thể tích H2 => X có 3 lk pi (do X mạch hở) ;
Rượu Y td với Na cho V(H2) = V(X) = V(Y) => Y có 2 chức OH => X có 2 chức anđehit => X có dạng CnH2n-2(CHO)2.
 
B

baochau105

thầy ơi
em đã đọc bài "phương pháp làm trắc nghiệm hóa" của thầy nhưng vẫn chưa nắm vững các phương pháp
nhờ thầy gửi bài tập vận dụng từng định luật và giải thật kĩ để em có thể vận dụng tốt vào các bài tập trắc nghiệm
cám ơn thầy nhìu!!!!!!!!!!!!!!!!
 
L

loveyouforever84

baochau105 said:
thầy ơi
em đã đọc bài "phương pháp làm trắc nghiệm hóa" của thầy nhưng vẫn chưa nắm vững các phương pháp
nhờ thầy gửi bài tập vận dụng từng định luật và giải thật kĩ để em có thể vận dụng tốt vào các bài tập trắc nghiệm
cám ơn thầy nhìu!!!!!!!!!!!!!!!!
Cái này hơi khó, đề thì mình có thể cung cấp, chứ lời giải thì mình chưa có thời gian viết, có thể trong thời gian tới mình sẽ cố gắng!
Còn hiện tại Thầy PHẠM NGỌC BẰNG (SƯ PHẠM) đang viết một cuốn giới thiệu các pp giải nhanh, trong thời gian tới sẽ xuất bản. Các em chú ý theo dõi và nên có để làm bài cho tốt!
 
B

baochau105

thầy ơi
giải thích giu`m em câu 18, 28, 45 và 46 của đề 2
a`h thầy ơi còn câu 29 đề 2 tại sao đáp án là ankin mà không phải là akin hoặc ankadien!! cả 2 khi đốt cháy đều cho số mol CO2 lớn hơn H2O
em cám ơn thầy
 
L

loveyouforever84

baochau105 said:
thầy ơi
giải thích giu`m em câu 18, 28, 45 và 46 của đề 2
a`h thầy ơi còn câu 29 đề 2 tại sao đáp án là ankin mà không phải là akin hoặc ankadien!! cả 2 khi đốt cháy đều cho số mol CO2 lớn hơn H2O
em cám ơn thầy
Câu 29: Em đã tính thử số nguyên tử C trung bình chưa? Nhận xét?
 
P

puppy9x

cho em hỏi bài này cái thầy ơi
éc éc
trộn lẫn 100 ml NaHSO4 0,5 M vào 100 ml dd KOH 1,2 M thu dd A
có thể coi A là dd của những chất nào và số mol tưnừg chất
éc éc
ông thầy em nói có 3 TH, thế là thế nào ah
éc éc
(bài này SGK)
 
H

heocon04

hi m la` heo con nè lâu wá mí ghé vào hoc mãi nam nay thi đại hoic zồi co gì mấy anh chị đi trui7c chi~ bão dum` nhen then kiu` truoc a'
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom