LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC MÔN HÓA HỌC (NĂM HỌC 2007-2008)

Status
Không mở trả lời sau này.
L

likesmile

em mới học lớp 10 thôi, nhưng thấy chương trình ban A nặng quá.Là dân chuyên hóa mà học hóa em còn chẳng hiểu mấy, mới bài 3 thôi mà có cái bài thế này:
phân tử M2X có tổng số hạt là 144 hạt,.Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang diện là 44.Số khối của M > số khối của X là 23.Tổng số hạt trongM > X 34 hạt.Tìm M, X.
Mong thầy giảng giúp em
thank thầy nhìu
 
L

loveyouforever84

likesmile said:
Phân tử M2X có tổng số hạt là 144 hạt,.Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang diện là 44.Số khối của M > số khối của X là 23.Tổng số hạt trongM > X 34 hạt. Tìm M, X.
Phải sửa lại thành 140 hạt chứ nhỉ ???
Giải : Gọi Z, N và Z', N' lần lượt là số proton và nơtron trong M và X
Phân tử M2X có 140 hạt => 2(2Z + N) + 2Z' + N' = 140 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 44 => 4Z + 2Z' = 2N + N' + 44 (2)
Số khối M lớn hơn số khối X là 23 => Z + N = Z' + N' + 23 (3)
Tổng số hạt trong M lớn hơn trong X 34 hạt => 2Z + N = 2Z' + N' + 34 (4)
Giải (1), (2), (3) và (4) dc : Z = 19; N = 20; Z' = N' = 8
Vậy M là Kali (K); X là Oxi (O)
 
T

thienhaxanh574

Cho em ti thầy Ơi
tinh axit của 2,4,6 tribromphenol va phenol cái nào mạnh hơn và vì sao?
 
L

loveyouforever84

thienhaxanh574 said:
Cho em ti thầy Ơi
tinh axit của 2,4,6 tribromphenol va phenol cái nào mạnh hơn và vì sao?
So sánh thế này nhé: Tính axit phụ thuộc vào độ linh động của nguyên tử H ở nhóm OH. Phân tử nào mà nguyên tử H linh động hơn thì có tính axit mạnh hơn !
Ở đây, độ linh động phụ thuộc vào khả năng hút e của vòng benzen.
Chú ý nhóm NO2 là nhóm thế hút e => vòng benzen của 2,4,6-trinitrophenol (axit picric) có khả năng hút e mạnh hơn hẳn vòng benzen của phenol => axit picric có tính axit mạnh hơn axit phenic !
 
T

tienforever

Minh la mot nguoi moi gia nhap web nay , minh la mot nguoi dam me mon hoa . Nen khi thay dien dan nay minh mung lam . Cho minh tham gia voi nha. A , cho minh lam thanh vien nua chu
Cam on nhieu ;;)
 
T

thienhaxanh574

So sánh thế này nhé: Tính axit phụ thuộc vào độ linh động của nguyên tử H ở nhóm OH. Phân tử nào mà nguyên tử H linh động hơn thì có tính axit mạnh hơn !
Ở đây, độ linh động phụ thuộc vào khả năng hút e của vòng benzen.
Chú ý nhóm NO2 là nhóm thế hút e => vòng benzen của 2,4,6-trinitrophenol (axit picric) có khả năng hút e mạnh hơn hẳn vòng benzen của phenol => axit picric có tính axit mạnh hơn axit phenic !
_________________
Thây ơi 2,4,6 tribromphenol chứ có phải axitpicric đâu ạ
 
A

ancksunamun

ờ nhỉ dạo này thầy lẩm cẩm mất rồi.
hix, 2,4,6 tribromphenol thì Brom là nhóm đẩy e vàovòng, mật độ e tăng vậy phân cực giảm, tính axits yếu
 
L

loveyouforever84

ancksunamun said:
ờ nhỉ dạo này thầy lẩm cẩm mất rồi.
hix, 2,4,6 tribromphenol thì Brom là nhóm đẩy e vàovòng, mật độ e tăng vậy phân cực giảm, tính axits yếu
Ờ nhỉ, xin lỗi các em, mình nhầm !
Nhưng ancksunamun giải thích sai roài !
Ở đây Br (và các halogen) có hiệu ứng cảm ứng âm (hút e) nên khiến cho mật độ e ở lk O-H của 2,4,6-tribromphenol bị giảm hơn so với phenol
=> tính axit của 2,4,6-tribromphenol mạnh hơn của phenol !
 
A

ancksunamun

thầy ơi hallogen đẩy e vào vòng benzen chớ, em học thế mà.
nó chỉ hứt e khi có nhóm ankyl, ankylen... là gốc thôi(thầy xem bài 5 em giải thích trên blog em đấy)
 
T

thienhaxanh574

Thầy sao brom vẫn còn đôi e chưa liên kết sao nó không gây hiệu ưng liên hợp dương?
 
P

phanhuuduy90

ancksunamun said:
thầy ơi hallogen đẩy e vào vòng benzen chớ, em học thế mà.
nó chỉ hứt e khi có nhóm ankyl, ankylen... là gốc thôi(thầy xem bài 5 em giải thích trên blog em đấy)
liên kết giữa C-Br là liên kết CHT có cực và đôi e chung bị lệch về phía Br có độ âm điện cao hơn
 
L

loveyouforever84

thienhaxanh574 said:
Thầy sao brom vẫn còn đôi e chưa liên kết sao nó không gây hiệu ưng liên hợp dương?
Thực ra ở đây Br (và các halogen khác) có cả 2 hiệu ứng:
* Hiệu ứng cảm ứng âm (-I) : hút e vào vòng benzen
* Hiệu ứng liên hợp dương (+C) : đẩy e vào vòng benzen
Tuy nhiên do hiệu ứng -I > +C nên hiệu ứng chiếm ưu thế (quyết định) là hút e
 
P

phanhuuduy90

loveyouforever84 said:
thienhaxanh574 said:
Thầy sao brom vẫn còn đôi e chưa liên kết sao nó không gây hiệu ưng liên hợp dương?
Thực ra ở đây Br (và các halogen khác) có cả 2 hiệu ứng:
* Hiệu ứng cảm ứng âm (-I) : hút e vào vòng benzen
* Hiệu ứng liên hợp dương (+C) : đẩy e vào vòng benzen
Tuy nhiên do hiệu ứng -I > +C nên hiệu ứng chiếm ưu thế (quyết định) là hút e
thầy ơi em nghĩ trình tự : HIỆU ỨNG LIÊN HỢP >HIỆU ỨNG CẢM ỨNG> HIỆU ỨNG SIÊU LIÊN HỢP
 
A

akai

em hỏi câu này nhá:
điều nào sau đây đúng:
- hi đrô hóa chất béo rắn thì thu đc chất béo lỏng
- phản ứng este hóa luôn sinh ra H2O
-ở đk nhiệt độ cao axit lactíc không tồn tại vì bị chuyển thành lacton
 
1

153

thầy ui cho em hỏi cái
tuần sau em kiểm tra rùi
trong 1 ml dd axit nitrơ ở nhiệt đọ nhất định có 5,64.10^19 phân tử HNO2 , 3,60.10^18 ion NO2-
1 . tính đọ diện li của axit nitrơ trong dd ở nhiệt đọ đó
2 . tính nồng đọ mol của đ nói trên

câu 1 thì em làm ra rùi , nhưng câu 2 trong sách giải em đọc mà không hiểu
thầy chỉ dùm em với ạ
 
1

153

còn bài này nữa ạ
trong hai lit dd axit flohiđric có chứa 4g HF nguyên chất . Độ diện li của axit này là 8 % .
Hãy tính hằng số phân li của axit flohiđric
( hai bài này trong sbt đó thầy )
họ gải nhiều chỗ em không hỉu j cả
thầy gúp em cái
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom