[Lí 9]Đề thi HSG và tuyển sinh chuyên Lí

S

songtu009

Bài 4: Kim loại dẫn nhiệt nên khi bị đốt, cả que đều nóng và dãn nở. Độ dãn nở tỉ lệ với chiều dài.
Theo chiều dọc, AB và CD dãn. CD dãn đưa A đi lên, AB dãn đưa A đi xuống, nhưng CD dãn nhanh gấp đôi, vì vậy theo chiều dọc, A sẽ đi lên với vận tốc v.
Theo chiều ngang, BC dãn với vận tốc v đẩy A ra.
Vậy A sẽ có xu hướng đi một góc 45 độ chếch lên trên.
 
C

cute_kute

1.Trong 1 bình đựng nước có một quả cầu nổi ,một nửa chìm trong nước.Quả cầu có chìm sâu hơn không nếu đưa cái bình cùng quả cầu đó lên 1 hành tinh khác mà ở đó trọng lực lớn gấp đôi so với Trái Đất

Cute xin góp vui 1 bài:p
 
S

songtu009

1.Trong 1 bình đựng nước có một quả cầu nổi ,một nửa chìm trong nước.Quả cầu có chìm sâu hơn không nếu đưa cái bình cùng quả cầu đó lên 1 hành tinh khác mà ở đó trọng lực lớn gấp đôi so với Trái Đất

Cute xin góp vui 1 bài:p
Anh nghĩ là không.
Vật còn nằm một nửa trong nước khi trọng lượng riêng của vật bằng một nửa trọng lượng riêng của nước.
Trọng lượng riêng của vật bằng một nửa trọng lượng riêng của nước khi khối lượng của vật bằng một nửa khối lượng riêng của nước.
Mà khối lượng riêng thì không thay đổi. :p

Nói cách khác, khi đến một hành tinh bất kì, cả trọng lượng riêng của vật và nước đều thay đổi, nhưng tỉ số giữa chúng không đổi và bằng tỉ số khối lượng riêng.
 
C

cute_kute

Bài típ nè:)
1.Một miếng gỗ mỏng đồng chất hình vuông có cạnh AB= 30cm ; AC= 40cm và khối lượng m= 0.5 kg . Điểm A của miếng gỗ được treo bằng 1 sợi dây không dãn có khối lượng không đáng kể vào 1 điểm cố định O Hỏi phải treo vào đỉnh B hay C 1 vật có khối lượng bao nhiêu để cạnh huyền BC nằm ngang
2.Một cái cốc nổi trong 1 cái bình chứa nước , trong cốc có một hòn đá . Mức nước trong bình thay đổi như thế nào nếu lấy hòn đá ra thả vào bình.
Còn bài trên anh songtu009 làm đúng rùi@};-
 
S

songtu009

Bài típ nè:)
1.Một miếng gỗ mỏng đồng chất hình vuông có cạnh AB= 30cm ; AC= 40cm và khối lượng m= 0.5 kg . Điểm A của miếng gỗ được treo bằng 1 sợi dây không dãn có khối lượng không đáng kể vào 1 điểm cố định O Hỏi phải treo vào đỉnh B hay C 1 vật có khối lượng bao nhiêu để cạnh huyền BC nằm ngang
2.Một cái cốc nổi trong 1 cái bình chứa nước , trong cốc có một hòn đá . Mức nước trong bình thay đổi như thế nào nếu lấy hòn đá ra thả vào bình.
Còn bài trên anh songtu009 làm đúng rùi@};-
8.jpg

Giải bài này dựa vào nghuye6n lí đòn bẩy.
Xem H là điểm tựa. Trọng tâm G.
Gọi trọng lực của vật cần treo là [TEX]P_2[/TEX]
Ta có [TEX]P.GH = GB.P_2[/TEX]
Tính [TEX]GH[/TEX] dựa vào góc a. [TEX]a = 2x[/TEX]

2. [TEX]F_A = dV[/TEX] trong đó [TEX]V[/TEX] là thể tích nước phần dâng lên = thể tích nước mà vật chiếm chỗ.
Để đá trong cốc thì lực đẩy acsi met bằng tổng trọng lượng của cốc và đá.
Thả đá ra ngoài (đá chìm), lực đẩy acsimet bé hơn tộng trọng lượng của đá và cốc.

Vậy lực đẩy acsimet lúc sau bé hơn lúc trước.
=> Thể tích nước dâng lên lúc sau bé hơn lúc trước => mực nước giảm.
 
T

trydan

Bài 1: Hai gương phẳng [TEX]M_1;M_2[/TEX] hợp với nhau 1 góc [TEX] \alpha [/TEX], mặt phản xạ hướng vào nhau. Hai điểm sáng A, B đặt trước hai gương. Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ A phản xạ trên gương M1 và M2 rồi qua B trong các trường hợp sau
a) alpa tù b) Nhon c) Vuông

Bài 2: phải dùng ít nhất bao nhiêu điện trở 7 ôm để mắc thành mạch có điện trở 9 ôm.
 
J

james_bond_danny47

xứ lí bài 2 của bn trydan trước rùi mấy bài khác tính sau - dạng toán này rất hay
bươc 1: mắc nt 1dtr 7 ohm với dtro 2 ohm
buoc 2: 2 ohm thay bằng dtro 7 ohm // dtro x1 ohm
giải ptr tính được x1 = 14/5=2.8
bước 3: 2.8 ohm thay bằng 7 ohm // x2 ohm
giải ptr tính được x2=14/3
bước 4: 14/3 ohm thay bằng 7 ohm // x3 ohm
giải ptr tính được x3= 14 ohm
bước 5 : 14 = 7+7 (ohm)
=< mạch tương ứng

mình giải hơi khó hỉu -bn nào hok hỉu mua sách nâng cao tham khảo thêm dạng toán này:D
 
Last edited by a moderator:
D

donghxh

Bài 1 là câu cuối của đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2009-2010(năm mình đó)
BÀi này tương đối dài nên ngại post lên quá (dài không có nghĩa là khó)
Đáp số góc nhọn:[TEX]2\alpha[/TEX]
góc vuông:[TEX]180^0[/TEX]
góc tù:[TEX]360^0-2\alpha[/TEX]
 
L

lucky_09

các bạn có thể post lên một số bài điện về mạch cầu hay mạch vòng để mình tham khảo cách giải được ko?giúp mình nha!
 
N

nh0k_kut3_96

Có bài hay, cả nhà thử làm nhé :)

Điểm sáng S cố định, G1 quay quanh I1 , G2 quay quanh I2 ( I1 và I2 cố định ) .Góc SI1I2 = a ;SI2I1= b , góc hợp bởi 2 gương là y.Gọi S1 là ảnh của S qua G1, S2 là ảnh của S qua G2
Tính y sao cho S1S2 là :
a) min
b) max
(sao em post hình h0k đc :(( )
girltoanpro1995 said:
Gửi hình cho tớ, tớ post cho =.=! Đọc đề khỏi biết luôn :))
 
Last edited by a moderator:
N

nightmare112

các bạn ơi cho minh hỏi mấy bài này với:
Bài 1:
Một chiếc xà lan có kích thước ngoài 8mx15mx1.5m và kích thước khoang chứa hàng 7mx14mx1m, tỉ trọng 60 tấn đang chở 90 tấn hàng, nổi trên nước sông D=10^3 kg/m3
1. tính độ mớm nước của xà lan.
2. nếu chẳng may ở đáy hầm xà lan có lỗ thủng s=400cm2 và nước vào lỗ đó với vận tốc v=1m/s thì sau bao lâu xà lan sẽ bị chìm nếu nước không được bơm ra
3. Tính cống suất tối thiểu của bơm( có H=25%) cần dùng để bơm nước ra cứu tàu nếu nước được bơm từ đáy hầm qua thành xà lan ra sông. Bỏ qua độ dày của thành thép. Cho g=10m/s2
Bài 2:
một thấu kính hội tụ tiêu cự f đặt trước một gương phẳng, cách gương đoạn l=f, trục chính vuông góc với mặt gương. vật phẳng nhỏ AB đặt trước kinh, vuông góc với trục chính, cách kinhs d1.
1. Để ảnh của vật tạo bởi hệ là ảnh thật thì d và l phải thỏa mãn điều kiện gi?
2. CMR ảnh của vật cho bởi hệ dù là thật hay ảo thi luôn đối xứng với vật qua một điểm cố định. Hãy chỉ ra điểm đó.
~> Không dùng chữ đỏ trong bài viết!
 
Last edited by a moderator:
S

suju_4everlove_97

Các bạn ơi giải thử bài nhiệt này xem:

Người ta thả 1 cục nước đá ở nhiệt độ t= [tex]\0^0[/tex] vào 1 cốc đựng dung dịch cà phê có nhiệt độ [tex]\ t_1[/tex] = [tex]\100^0[/tex]. Lhi nước đá vừa tan hết thì nhiệt độ dung dịch là [tex]\ t_2[/tex]=[tex]\60^0[/tex].Hỏi nồng độ của cà phê trong dung dịch đã giảm xuống bao nhiêu phần trăm ? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt vs môi trường bên ngoài coi NDR của dung dịch cà phê và nước bằng nhau và bằng 4200 J/kg.K., nhiệt nóng chảy của nước đá là [tex]\lambda[/tex] = 340kJ/kg. trong đó nồng độ cà phê là tỉ số giữa khối lượng cà phê nguyên chất và khối lượng dung dịch
 
Last edited by a moderator:
M

mrbap_97

Gọi [TEX]m_1; m_2[/TEX]lần lượt là khối lượng dung dịch và khối lượng nước đá.
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt khi đổ nước vào cà phê:
[TEX]m_1c(t_1-t_2)=\lambda m_2+m_2c(t_2-t_3[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow m_1.4200(100-60)=34.10^4m_2+m_2.4200(60-0)[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow 168.10^3m_1=592.10^3m_2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow m_2=\frac{168.10^3}{592.10^3}m_1=\frac{21}{74}m_1[/TEX]
Gọi m' là khối lượng cà phê nguyên chất có trong dung dịch ban đầu, ta có:
[TEX]C%m_1=m'[/TEX]
Sau khi đổ nước đá vào thì:
[TEX]C'%(m_1+\frac{21}{74}m_1)=m'[/TEX]
Suy ra:
[TEX]C%=(1+\frac{24}{74})C'%[/TEX]
[TEX]\Rightarrow C'%=\frac{74}{95}C%[/TEX]
Vậy độ giảm nồng độ phần trăm là:
[TEX]C%-C'%=(1-\frac{21}{95})C%={21}{95}C%[/TEX]
Tức nồng độ phần trăm giảm [TEX]\frac{21}{95}[/TEX] so với NĐPT ban đầu
 
P

pety_ngu

một khúc sông có độn rộng H .Một người thường có việc phải sang sông và chỉ có thể lên sông tại điểm B đối diện điểm xuất phát A ở bờ bên này như hình vẽ .Lần thứ nhất , người đó quyết định hướng vận tốc bơi vuông góc với dòng sông để bị trôi tới C , rồi bơi ngược về B.Lần thứ hai ngươif đó quyết định bơi đường chéo AD đc chọn sao cho dòng nước làm cho người đó cập bờ tại B . Kí hiệu vận tốc của người trên nước đứng yên và vận tốc của nước so với bờ sông lần lượt là [TEX]v & v_1[/TEX] ([TEX]v>v_1[/TEX] .Chứng minh thời gian bơi lần thứ hai nhỏ hơn lần thứ nhất và sát định tỉ số [TEX]n=\frac{v}{v_1}[/TEX] , nếu thời gian bơi lần thứ hai của người đó = 0,7 thời gian bơi lần thứ nhất
picture.php
 
S

suju_4everlove_97

1 bài nhiệt dễ này:

Trong 24 giờ một hệ thống lò sưởi vận chuyển đc 0.5 tấn nước.
a, Nước lúc vào lò sưởi là [TEX]80^0[/TEX] C và khi ra khỏi lò là [TEX]30^0[/TEX] C. Tính nhiệt lượng do lò tỏa ra trong 1 giờ, Cho NDR của nước là 4200 J/kg.K.
b, Tính khối lượng cần dùng trong 1 tháng (30 ngày) mỗi ngày lò sưởi hoạt động 14 h. Biết năng suất tỏa nhiệt của củi là 10.[TEX]10^6[/TEX] j/kg và hiệu suất sử dụng nhiệt để làm nóng bếp là 40%
 
H

huutrang93

một khúc sông có độn rộng H .Một người thường có việc phải sang sông và chỉ có thể lên sông tại điểm B đối diện điểm xuất phát A ở bờ bên này như hình vẽ .Lần thứ nhất , người đó quyết định hướng vận tốc bơi vuông góc với dòng sông để bị trôi tới C , rồi bơi ngược về B.Lần thứ hai ngươif đó quyết định bơi đường chéo AD đc chọn sao cho dòng nước làm cho người đó cập bờ tại B . Kí hiệu vận tốc của người trên nước đứng yên và vận tốc của nước so với bờ sông lần lượt là [TEX]v & v_1[/TEX] ([TEX]v>v_1[/TEX] .Chứng minh thời gian bơi lần thứ hai nhỏ hơn lần thứ nhất và sát định tỉ số [TEX]n=\frac{v}{v_1}[/TEX] , nếu thời gian bơi lần thứ hai của người đó = 0,7 thời gian bơi lần thứ nhất
picture.php

Xét lần bơi 1

[TEX]t_1=\frac{AB}{v}=\frac{BC}{v_1}[/TEX]

Xét lần bơi 2

[TEX]t_2=\frac{\sqrt{AB^2+DB^2}}{v}=\frac{DB}{v_1}[/TEX]

Vậy [TEX]t_2>t_1[/TEX]

[TEX]\frac{t_1}{t_2}=0,7 \Rightarrow 0,49(AB^2+DB^2)=AB^2 \Rightarrow \frac{AB^2}{DB^2}=\frac{v^2.t_1^2}{v_1^2.t_2^2}=\frac{49}{51} \Rightarrow \frac{v}{v_1}=\frac{10}{\sqrt{51}}[/TEX]
 
N

netarivar

Góp vui 1 bài:
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ và A nằm trên trục chính, ta thu được ảnh thật gấp 2 lần vật. Sau đó giữ nguyên vị trí của vật AB và dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính theo chiều ra xa vật một đoạn 15cm, thì thấy ảnh của nó cũng dịch chuyển đi một đoạn 15cm so với vị trí ảnh ban đầu. Tính tiêu cự f của thấu kính (không sử dụng trực tiếp công thức tính tiêu cự f của thấu kính theo d và d').
 
H

hoancd

ai giúp mình bài này với :khi (11):
Hằng ngày có 1 xe hơi đi từ nhà máy tới đón một kĩ sư tại trạm đến nhà máy làm việc.
Một hôm kĩ sư tới trạm sớm hơn 1 giờ nên anh đi bộ hướng về phía nhà máy.Dọc đường anh ta gặp chiếc xe đến đón mình và cả 2 tới nhà máy sớm hơn bình thường 10 phút.
Coi các chuyển động là thẳng đều có độ lớn vận tốc nhất định,hãy tính thời gian mà kĩ sư đi bộ từ trạm đến lúc gặp xe.

cảm on trc::khi (189):
 
A

adele

Góp vui 1 bài:
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ và A nằm trên trục chính, ta thu được ảnh thật gấp 2 lần vật. Sau đó giữ nguyên vị trí của vật AB và dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính theo chiều ra xa vật một đoạn 15cm, thì thấy ảnh của nó cũng dịch chuyển đi một đoạn 15cm so với vị trí ảnh ban đầu. Tính tiêu cự f của thấu kính (không sử dụng trực tiếp công thức tính tiêu cự f của thấu kính theo d và d').

Tuy đề nói không được sử dụng trực tiếp công thức, nhưng cách chứng minh công thức thì chúng ta chắc biết hết rồi =.=! Tớ làm gọn thế này nhé

[TEX]\frac{1}{f} = \frac{1}{d_1} + \frac{1}{2d_1} (1)[/TEX]

[TEX]\frac{1}{f} = \frac{1}{d_1 + 15} + \frac{1}{2d_1-15} (2)[/TEX]

Từ [TEX](1)[/TEX] và [TEX](2)[/TEX] \Rightarrow [TEX]d_1 = 15cm[/TEX]. Thay [TEX]d_1[/TEX] vào[TEX] (1)[/TEX] \Rightarrow [TEX]f = 10 cm[/TEX]
 
M

meomiutiunghiu

ai giúp mình bài này với :khi (11):
Hằng ngày có 1 xe hơi đi từ nhà máy tới đón một kĩ sư tại trạm đến nhà máy làm việc.
Một hôm kĩ sư tới trạm sớm hơn 1 giờ nên anh đi bộ hướng về phía nhà máy.Dọc đường anh ta gặp chiếc xe đến đón mình và cả 2 tới nhà máy sớm hơn bình thường 10 phút.
Coi các chuyển động là thẳng đều có độ lớn vận tốc nhất định,hãy tính thời gian mà kĩ sư đi bộ từ trạm đến lúc gặp xe.

cảm on trc::khi (189):

Bài này đã được giải trên diễn đàn rồi , đầu trang 2 ý
Gọi A là nhà máy, B là trạm, C là điểm kỹ sư và xe tông nhau
A--------------------------C--------------B
Vì hôm đó xe k phải đi 2 lần quãng đường CB như thường lệ(trước đến đón và đưa đi là đi qua 2 lần) nên đã về sớm hơn 10 phút -->thời gian cái ô tô đó đi quãng CB là: t1=10:2=5 phút
Vì ô tô hàng ngày luôn đón lão đúng giờ (chắc bình thường đón lão phải đúng giờ, nghĩa là lão đến phát có xe đưa đi luôn ấy
1.gif
) nên đến C thì còn tận 10 phút nữa mới đến giờ lão tới trạm làm việc. Hôm đó lão đi sớm hơn 1 tiếng=60 phút nên khi ô tô đến C thì lão đã đi được quãng đường BC trong thời gian là t2=60-5=55phút
Vậy đáp số là 55phút K chắc biện luận đúg

 
Top Bottom