[Lí 9]Đề thi HSG và tuyển sinh chuyên Lí

N

nguoiquaduong019

để em giải bài 5 thử, nhưng mà ko chắc lắm, thấy kết quả nó cứ dài ngoằn ngoèo

[TEX]R_CB = R - r[/TEX]

[TEX]R_m = \frac{R_1 . r}{R_1 + r} + R - r = \frac{R.r + R.R_1 - r^2}{R_1 + r}[/TEX] CÁI NÀY LÀ SAU KHI BIẾN ĐỔI THÌ RA ĐÁP SỐ, Ở ĐÂY EM CHỈ LÀM GỌN LẠI THÔI

=> [TEX]I_m = \frac{U_o . (R_1 + r)}{R.r + R.R_1 - r^2}[/TEX]

=> [TEX]U_v = I_m . R_ACv = \frac{U_o .( R_1 + r)}{R.r + R.R_1 - r^2}. \frac{R_1 . r}{R_1 + r} [/TEX]

[TEX]U_v =\frac{U_o. R_1. r}{R.r + R.R_1 - r^2} [/TEX]

MỌI NGƯỜI COI THỬ RỒI CHO Ý KIẾN NHA:D:D
 
H

huutrang93

3. Hãy lập một phương án xác định nhiệt dung riêng của dầu hoả bằng thí nghiệm. Dụng cụ gồm có: Nhiệt lượng kế đã biết nhiệt dung riêng [TEX]c_0[/TEX] của nó; bình nước đã biết nhiệt dung riêng của nước [TEX]c_n[/TEX]; Nguồn nhiệt; Nhiệt kế; Cân Rôbécvan; Cát khô và một bình dầu hoả cần xác định nhiệt dung riêng.
Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ môi trường t_1
Đặt nhiệt lượng kế lên cân, đĩa cân kia để cát sao cho 2 bên thăng bằng
Lấy cát xuống, thay bằng lượng cát khác sao cho cân thăng bằng, làm thêm 1 lần nữa, ta được 3 đống cát khối lượng bằng nhau và bằng khối lượng nhiệt lượng kế
Đặt 2 đống cát lên đĩa cân, đĩa cân kia đặt nhiệt lượng kế và đổ nước ở t_1 độ vào sao cho cân thăng bằng
Nung nóng dầu hỏa tới nhiệt độ t_2, đặt đống cát thứ 3 lên đĩa cân rồi đổ dầu hỏa ở t_2 vào nhiệt lượng kế sao cho 2 cân thăng bằng, nhiệt độ lúc này là t
Ta có phương trình cân bằng nhiệt
[TEX]m.c.(t_2-t)=m.c_n(t-t_1)+m.c_0.(t-t_1) \Rightarrow c=(c_n+c_0)\frac{t-t_1}{t_2-t}[/TEX]
4. Một khối băng hình hộp chữ nhật thả nổi trên mặt nước. Mặt băng cách mặt nước 2cm. Nung một quả cầu đồng, bán kính 1cm rồi đặt lên băng.
a, Hỏi phải nung quả cầu đến nhiệt độ bao nhiêu để nó đi xuyên qua lớp băng. Biết rằng, thể tích phần nổi luôn bằng 1/9 phần chìm.
b, Đường đi của quả cầu tạo thành hình ống. Mực nước trong ống ngang với mặt băng. hỏi nhiệt độ ban đầu của quả cầu là bao nhiêu?
Cho CT tính thể tích quả cầu: V=[TEX]\frac{4.3,14.r^3}{3}[/TEX]
Trọng lượng riêng của đồng là 89000 N/[TEX]m^3[/TEX];
Nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.10^5
Gọi d_n và d_b là trọng lượng riêng nước và băng
[TEX]d_n.\frac{9}{10}.V_{vat}=d_b.V_{vat} \Rightarrow d_b=0,9d_n[/TEX]
[TEX]9V_{noi}=V_{chim}[/TEX]
Mà [TEX]h_{noi}=2 (cm) \Rightarrow h_{chim}=18 (cm) \Rightarrow h=20 (cm)=0,2 m[/TEX]
Quả cầu xuyên qua lớp băng nghĩa là nhiệt lượng nó tỏa ra làm tan 1 lượng băng bằng thể tích hình trụ-đường đi nó đã đi
Thể tích quả cầu
[TEX]V_q=\frac{4}{3}\pi.r^3=\frac{4}{3}\pi.0,01^3[/TEX]
Khối lượng quả cầu
[TEX]m_q=D.V_q=8900.\frac{4}{3}\pi.0,01^3[/TEX]
Thể tích băng tan ra
[TEX]V_b=\pi.r^2.h=\pi.0,01^2.0,2[/TEX]
Khối lượng băng tan ran ra
[TEX]m_b=D_b.10.V_b[/TEX]
Phương trình cân bằng nhiệt
[TEX]m_q.c_d.(t-0)=m_b.L \Rightarrow t[/TEX]
Trọng lượng riêng của cả băng và nước đều chưa cho hả bạn?
5. Hai ô tô chuyển động cùng chiều. Vận tốc của hai xe như nahu: khi đi trên đường bằng là V1, còn khi đi qua cầu là V2<V1. Đồ thị dưới cho biết sự phụ thuộc của khoảng cách giữa hai ô tô theo thời gian. Từ đồ thị hãy cho xác định vận tốc V1, V2 và chiều dài của cây cầu.
picture.php
Khi oto 1 đến đầu cầu thì oto 2 cách oto 1 cũng là cách đầu cầu 1 đoạn là 400m
20 giây sau, oto 2 đến đầu cầu, hay oto 2 đi với vận tốc v_1 được 400m trong 20 giây \Rightarrow v_1=20 (m/s)
Cũng trong 20 giây này, oto 1 đi với vận tốc v_2 và khoảng cách 2 xe đã rút ngắn được 200m sau 20 giây
[TEX](v_1-v_2).20=200 \Rightarrow v_2=10 (m/s)[/TEX]
Chiều dài cây cầu
[TEX]s=v_2.50=500 (m)[/TEX]
7.Có bao nhiêu centimet vuông trong diện tích 6,0 [TEX]km^2[/TEX]?
[TEX]6 km^2=6.100.100 cm^2[/TEX]
 
H

huutrang93

để em giải bài 5 thử, nhưng mà ko chắc lắm, thấy kết quả nó cứ dài ngoằn ngoèo

[TEX]R_CB = R - r[/TEX]

[TEX]R_m = \frac{R_1 . r}{R_1 + r} + R - r = \frac{R.r + R.R_1 - r^2}{R_1 + r}[/TEX] CÁI NÀY LÀ SAU KHI BIẾN ĐỔI THÌ RA ĐÁP SỐ, Ở ĐÂY EM CHỈ LÀM GỌN LẠI THÔI

=> [TEX]I_m = \frac{U_o . (R_1 + r)}{R.r + R.R_1 - r^2}[/TEX]

=> [TEX]U_v = I_m . R_ACv = \frac{U_o .( R_1 + r)}{R.r + R.R_1 - r^2}. \frac{R_1 . r}{R_1 + r} [/TEX]

[TEX]U_v =\frac{U_o. R_1. r}{R.r + R.R_1 - r^2} [/TEX]

MỌI NGƯỜI COI THỬ RỒI CHO Ý KIẾN NHA:D:D

Bài 5 bài giải của bạn đúng rồi
Đề này tôi giải hồi lớp 9, hồi đó có câu số 1 nghĩ hoài không ra :p :p :p, sau này phải nhờ thầy hướng dẫn đấy

Bài viết này của mình cũng là 1 bài spam :D :D :D, để hợp thức hóa nó, mình post Đề thi tuyển sinh lớp 10 Lí, khối PTNK, Hồ Chí Minh (2008-2009)
Bài 1
Ca bin thang máy toà nhà A của trường PTNK đi từ tầng 1 lên tầng 8 hết 25s,từ tầng 1 lên tầng 7 hết 65/3s(2 tầng liên tiếp cách nhau 4,5m).Mỗi lần xuất phát cho đến khi dừng lại(đi lên cũng như đi xuống) đồ thị tốc độ v của ca bin(CB)theo thời gian t luôn là 1 hình thang cân như hình 1.(chiều dài đoạn KL tuỳ thuộc quãng đường di chuyển; v1,t1 là những hằng số chưa biết,có giá trị như nhau đối với mọi quá trình chuyển động của thang máy)
a)Tinh tốc độ trung bình của CB khi đi từ tầng 1 lên tầng 8.
b)Chứng minh rằng quãng đường CB đi được trong thời gian t,tính từ lúc xuất phát,bằng diện tích hình thang OKLM.
c)Tính thời gian khi CB chỉ đi từ tầng 7 lên tàng 8;từ tầng 3 xuống tầng 1.
untitled-65.jpg

Bài 2
Trong 1 bình cách nhiệt có chứa m1=200gam nước dá ở nhiệt độ t1.Đổ vào bình 1 ca chứa m2 gam nước ở nhiệt độ t2=30 độ C.Khi có cân bằng nhiệt,khối lượng nước đá giảm m’=100gam .Nếu đổ thêm ca thứ 2 chứa nước như ca thứ nhất vào bình thì nhiệt độ hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt là t=5 độ C.Biết nhiệt dung riêng của nước đá là c1=2,1J/g.K,nước là c2=4,2J/g.K,nhiệt nóng chảy của nước đá là 340J/g.
a) Tính nhiệt độ t của nước đá và khối lượng m2 của nước có trong 1 ca.Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với bình,môi trường và sự bay hơi của nước.
b)Thực tế do có sự trao đổi nhiệt với bình và môi truờng bên ngoài nên nhiệt độ cân bằng được thiết lập của hỗn hợp sau khi đổ 2 ca nước trên là t= 4 độ C.Tìm tổng nhiệt lượng của hỗn hợp nước đã truyền cho bình và môi trường bên ngoài trong quá trình trên.Bỏ qua khối lượng nước bay hơi.

Bài 3:
Cho mạch điện như hình vẽ2.Cho biết U=30V,R1=R2=5Ohm,R3=3 ohm,R4 là biến trở có điện trở toàn phần bằng 20ohm.Điện trở vôn kế vô cùng lớn,điện trở ampe kế và dây nối ko đáng kể.Tìm vị trí của con chạy C và số chỉ của các dụng cụ đo khi:
a)2 vôn kế chỉ cùng giá trị.
b)ampe kế chỉ giá trị nhỏ nhất
c)vôn keV2 chỉ giá trị nhỏ nhất
untitled-66.jpg

Bài 4:
a)vật sáng AB được đặt trước TKHT O 1 khoảng d=OA.TK có tiêu cự f. ảnh thật A’B’của AB qua TK cách O 1 khoảng d’=OA’. d,d’ và f luôn thoả hệ thức :1/d +1/d’=1/f
áp dụng :thấu kính có f=10 cm;d=18 cm.Hỏi khi AB dịch chuyển ại gần TK thêm 5 cm thì ảnh dịch chuyển về phía nào một đoạn bằng bao nhiêu?
b) qua kẽ lá,ánh sáng mặt trời tạo thành một chùm hẹp, song song, lập với phương ngang một góc 45 độ.khi đặt một thấu kính hội tụ thẳng đứng (quang trục nằm ngang), thì chùm sáng mặt trời ló ra khỏi thấu kính lập với phương ngang một góc 60 độ. Rìa của thấu kính hình tròn, có đường kính 10 cm. hãy xác định tiêu cự của thấu kính.
untitled-67.jpg

Bài 5
Một bộ gồm các bóng đèn giống nhau(60V-12W),được mắc thành nhiều dãy song song,mỗi dãy có 2 bóng đèn mắc nối tiếp.Bộ bóng được mắc nối tiếp với nguồn điện có công suất ko đổi là 2489,76W.Dây nối từ nguồn tới bộ bóng có điện trở là 4,8 ohm
a) để công suất thực tế của các bóng đèn sai khác cống suất định mức ko quá 5% thì có thể mắc bóng đèn thay đổi trong phạm vi nào?
b) Nếu số bóng đèn trong phạm vi câu a)thì hiệu điện thế của nguồn thay đổi như thế nào?
c) Nếu muốn hiệu điện thế của bộ nguồn trên là U=185,06V thì có thể dùng bao nhiêubóng đèn?

Bài 6:
1 vương miện được làm từ vàng và bạc có TL trong ko khí là 0,4N;trong nước là 0,376N.Xác định TL bạc trong vương miện và tỉ lệ phần trăm bạc -vàng.
cho biết KLR của vàng là Dv=19,3 .10^3 kg/m3;của bạc là Db=10,5 .10^3kg/m3 và Dn=10^3 kg/m3
 
Last edited by a moderator:
S

swinggirl.95

"20 giây sau, oto 2 đến đầu cầu"
Cho em hỏi vì sao anh giải được đáp án này?^^
 
H

huutrang93

"20 giây sau, oto 2 đến đầu cầu"
Cho em hỏi vì sao anh giải được đáp án này?^^

Em nhìn đồ thị đó, khoảng cách 2 ô tô giữ nguyên cho đến khi thời gian là 10 giây nghĩa là cả 2 xe đều chuyển động trên đường bằng
Đến giây thứ 10, khoảng cách 2 xe giảm dần nghĩa là xe 1 đi lên cầu, còn xe 2 vẫn đi trên đường bằng
Đến giây thứ 30, khoảng cách 2 xe lại giữ ổn định, nghĩa là 2 xe chuyển động cùng vận tốc, tức là 2 xe cùng đi lên cầu
 
N

nguoiquaduong019

bài 6:

gọi P1, P2 lần lượt là trọng lượng riêng của vàng và bạc

ta có
Fa = P - F = 0,4 - 0,376 = 0,024 N
[TEX]hay:( \frac{P1}{d1}+\frac{P2}{d2}). d_n = 0,024[/TEX]
[TEX]<=> (\frac{P1}{D1}+\frac{P2}{D2}).D_n = 0,0024[/TEX] (1)

mặt khác: P = P1 +P2 = 0,4 (2)

từ (1) và (2) ta dễ dàng tính đc: P1 = 0,325 và P2 = 0,0754N

=> % P2/P1 = 23,2%

bài 2:
a)
vì khi đổ 1 ca nước ở 30*C thì chỉ có 1 phần đá tan ra nênnhieetje độ cuối cùng của hỗn hợp là o*C

khi đổ ca thứ 2 vào. ta có pt cân bằng nhiệt:
[TEX]m_2 . c_2 .(t_2 -t)=(m_1 - \large\Delta m)\lambda +(m_1 + m_2 )tc_2[/TEX]

thay số vào: ta được m2 = 0,4548 kg = 454,8g ( *)

khi đổ ca thứ nhất, ta có pt cân băng nhiệt:
[TEX]m_2 . c_2 .t_2 = \large\Delta m\lambda +m_1 .c_1(0-t_1)[/TEX]

thay (*) vào biểu thức trên, ta tìm được t1 = -55,48*C


b, gọi tổng NL của hỗn hợp nước đá đã truyền cho bình và ra bên ngoài là Q
ta có: pt cân bằng nhiệt sau:

[TEX]2. m_2 .c_2 ( t_2 - t)-\lambda. m_1 +m_1 c_1( 0 - t_1)+m_1 c_2 t + Q [/TEX]

thay sô vào biểu thức trên ta dễ dàng tìm đưc[j Q = 4660,08J
 
Last edited by a moderator:
B

baby_banggia34

Bài 3:
Cho mạch điện như hình vẽ2.Cho biết U=30V,R1=R2=5 ohm,R3=3 ohm,R4 là biến trở có điện trở toàn phần bằng 20ohm.Điện trở vôn kế vô cùng lớn,điện trở ampe kế và dây nối ko đáng kể.Tìm vị trí của con chạy C và số chỉ của các dụng cụ đo khi:
a)2 vôn kế chỉ cùng giá trị.
b)ampe kế chỉ giá trị nhỏ nhất
c)vôn keV2 chỉ giá trị nhỏ nhất
untitled-66.jpg

a,gọi biến trở [TEX]R_4[/TEX] là [TEX]R_{EF}[/TEX]
đặt [TEX]R_{EC}=x [/TEX]
\Rightarrow[TEX]R_{CF}=20-x[/TEX]
[TEX]U_{2CF}=U_{3EC}[/TEX]
Mà [TEX]I_{2FC}=I_{3EC}[/TEX]
\Rightarrow [TEX]R_{2FC} = R_{3EC}[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]\frac{5.(20-x)}{25-x} = \frac{3x}{3+x}[/TEX]
\Rightarrowx= 15 ohm
\Rightarrow[TEX]R_EC=15 ohm[/TEX]

b,
ampe kế chỉ giá trị nhỏ nhất \Rightarrow [TEX]I_A = 0 (A)[/TEX]
Đoạn mạch AE là mạch cầu cân bằng
\Rightarrow[TEX]\frac{R_3}{R_2}= \frac{R_{EC}}{R_{FC}} =\frac{3}{5}[/TEX]
\Rightarrow[TEX]R_{EC} = 7,5 ohm [/TEX]
\Rightarrow[TEX]R_td=\frac{75}{7}[/TEX]

\Rightarrow[TEX]I_{3EC}=I_{2FC}= I_1 = \frac{30}{\frac{75}{7}} = 2,8 (A)[/TEX]
\Rightarrow[TEX]U_{V2}=U_{3AC} = 2,8.\frac{15}{7} =6 (V)[/TEX]
\Rightarrow[TEX]U_{V1}=U_2 = 30-6-U_1 =10(V)[/TEX]
C,post sau
 
Last edited by a moderator:
B

baby_banggia34

Bài 4:
a)vật sáng AB được đặt trước TKHT O 1 khoảng d=OA.TK có tiêu cự f. ảnh thật A’B’của AB qua TK cách O 1 khoảng d’=OA’. d,d’ và f luôn thoả hệ thức :1/d +1/d’=1/f
áp dụng :thấu kính có f=10 cm;d=18 cm.Hỏi khi AB dịch chuyển ại gần TK thêm 5 cm thì ảnh dịch chuyển về phía nào một đoạn bằng bao nhiêu?

[TEX]\frac{1}{10}= \frac{1}{18}+ \frac{1}{d'}[/TEX]

\Rightarrowd'=22,5 cm
[TEX]\frac{1}{10}= \frac{1}{13}+ \frac{1}{d''}[/TEX]

\Rightarrowd''=43,3 cm
 
N

nguoiquaduong019

Thiếu

Bài 3:
Cho mạch điện như hình vẽ2.Cho biết U=30V,R1=R2=5Ohm,R3=3 ohm,R4 là biến trở có điện trở toàn phần bằng 20ohm.Điện trở vôn kế vô cùng lớn,điện trở ampe kế và dây nối ko đáng kể.Tìm vị trí của con chạy C và số chỉ của các dụng cụ đo khi:
a)2 vôn kế chỉ cùng giá trị.
b)ampe kế chỉ giá trị nhỏ nhất
c)vôn keV2 chỉ giá trị nhỏ nhất
untitled-66.jpg

câu c: tớ giải

vôn kế V2 chỉ giá trị nhớ nhất tức là bằng 0. KHI ĐÓ CON CHẠY c Ở NAGY SÁT ĐẦU MÚT B

điện trở toàn mạch:
[TEX]R_m = R1 +\frac{R2. R4}{R2 + R4}= 5+4 = 9 \large\Omega[/TEX]

=>[TEX]I_m = \frac{U}{R_m}=\frac{10}{3}A[/TEX]
[TEX]=> U_v1 = I_M . R_24 = \frac{40}{3}V[/TEX]
=> [TEX]I_A = \frac{U_v1}{R_2} \approx \ 2,67A[/TEX]
 
H

huutrang93

câu c: tớ giải

vôn kế V2 chỉ giá trị nhớ nhất tức là bằng 0. KHI ĐÓ CON CHẠY c Ở NAGY SÁT ĐẦU MÚT B

điện trở toàn mạch:
[TEX]R_m = R1 +\frac{R2. R4}{R2 + R4}= 5+4 = 9 \large\Omega[/TEX]

=>[TEX]I_m = \frac{U}{R_m}=\frac{10}{3}A[/TEX]
[TEX]=> U_v1 = I_M . R_24 = \frac{40}{3}V[/TEX]
=> [TEX]I_A = \frac{U_v1}{R_2} \approx \ 2,67A[/TEX]

Bài 2c giải sai rồi

Vôn kế V2 mắc song song với R3 nên số chỉ V2=0 thì cường độ mạch chính bằng 0 hoặc điện trở R3 bằng 0
Cả 2 điều này đều không thể nên vôn kế V2 không thể bằng 0

Sao mọi người không nghĩ đến đặt R_EF=x như của baby_banggia, rồi tính U, sau đó dùng BDT nhỉ :D :D :D
 
N

nhimxu_thichxuxu

Thử Thách 3:

1)
Một máy biến thế đang hoạt động ở chế độ hạ thế. Hiệu điện thế của nguồn là U1 không đổi. Ban đầu, các cuộn sơ cấp và thứ cấp có số vòng dây là N1 và N2. Người ta giảm bớt cùng một số vòng dây n ở cả hai cuộn (n<N1; N2). Hỏi hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp sẽ tăng hay giảm so với lúc đầu?

2)
Thấu kính hội tụ có các tiêu điểm F và F’. Đặt một vật phẳng nhỏ AB vuông góc với trục chính của thấu kính sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm thấu kính một khoảng OA= a, qua thấu kính cho ảnh của AB cao gấp ba lần AB.
a) Dùng cách vẽ đường đi của các tia sáng qua thấu kính, hãy xác định những vị trí có thể đặt vật AB để thỏa mãn điều kiện của bài toán, từ đó hãy dựng vật và dựng ảnh tương ứng với nó.
[FONT=&quot]
b) Bằng các phép tính hình học, hãy tính khoảng cách a, cho biết tiêu cự của thấu kính f=12cm
[/FONT]


3)Cho mạch điện như hình vẽ:
R1 = 45Ω ; R2 = 90Ω ; R3 = 15Ω; R4 là một điện trở thay đổi được. Hiệu điện thế UAB không đổi; bỏ qua điện trở của ampe kế và của khóa k.
a) Khóa k mở, điều chỉnh R4 = 24Ω thì ampe kế chỉ 0,9A. Hãy tính hiệu điện thế UAB.
b) Điều chỉnh R4 đến một giá trị sao cho dù đóng hay mở khóa k thì số chỉ của ampe kế vẫn không đổi. Xác định giá trị R4 lúc này.
c) Với giá trị R4 vừa tính được ở câu b, hãy tính số chỉ của ampe kế và cường độ dòng điện qua khóa k khi k đóng
picture.php

4) Một đoạn dây kim loại dài 4l được bẻ cong như hình vẽ. Người ta nung nóng đầu dây A. Khi đó đầu dây A sẽ bị dịch chuyển như thế nào? Hãy giải thích. Coi giá đỡ được gắn chặt và không hấp thụ năng lượng.
picture.php

5) Hãy vẽ một hệ thống ròng rọc có lợi về :
a, 4 lần.
b, 5 lần.

6) Có một số chai sữa hoàn toàn giống nhau và đều đang ở nhiệt độ [TEX]t_x[/TEX]. Người ta thả từng chai vào một bình cách nhiệt chứa nước, sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra rồi thả tiếp chai khác vào. Nhiệt độ nước ban đầu ở trong bình là [TEX]t_0=36 [/TEX]độ C. Chai thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ là [TEX]t_1= 33[/TEX] độ C, chai thứ 2 là [TEX]t_2= 30,5 [/TEX] độ C. Bỏ qua sự hao phí nhiệt.
a,Tìm [TEX]t_x[/TEX]
b, Đến chai thứ bao nhiêu thì khi lấy ra nhiệt độ nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn [TEX]t_n=25[/TEX]độ C.

7)Một cốc hình trụ chứa một lượng nước và một lượng htuy3 ngân có cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng cũa các chất lỏng trong cốc là H=20 cm. Tính áp suất p của các chất lỏng lên đáy cốc, biết khối lượng riêng của nước là D1= 1 g/cm^3, và của thuỷ ngân là D2= 13,6 g/cm^3
 
Last edited by a moderator:
N

nguoiquaduong019

bài 3

a.
khi K mở: MẠCH ĐIỆN NHƯ SAU:
CS0.8347507_1_1.bmp


ta có: [TEX]U_AD =I_A. R_13 = I_3 ( ( R_1 + R_3) = 0,9 ( 45 + 15) = 54V[/TEX]

[TEX]=> I_2 = \frac{U_AD}{R_2}=\frac{54}{90}=0,6A[/TEX]

[TEX]=> I = I_4 = I_2 + I_3 = 0,6 +0,9 = 1,5A[/TEX]

R MẠCH:
[TEX]R_AB = R_AD + R_4 = \frac{(R1 + R3)R2}{R1 + R2 + R3}+R4[/TEX]

[TEX]R_AB = \frac{60.90}{60+90}+24 = 60 OHM[/TEX]

[TEX]=> U_AB =I.R_AB = 1,5.60=90V[/TEX]

b) khi K mở: mạch giống như trên

[TEX]R_AB =R_AD + R4 =\frac{(R1 + R3)R2}{R1 + R2+ R3}+R4 = 36 + R4[/TEX]

I MẠCH:
[TEX]I' = \frac{U_AB}{R'_AB}=\frac{90}{36 + R_4}[/TEX]

[TEX]=> U_AD = I.R_AD =\frac{90}{36 + R_4}.36 [/TEX]

[TEX]=> I_A = \frac{U_AD}{R_13}=\frac{U_AD}{60}=\frac{54}{R_4 + 36}[/TEX] (1)

KHI K ĐÓNG : mạch điện đc vẽ như sau:
790.8347266_1_1.bmp


ta có:
[TEX]R_234 = R_2 + \frac{R_3 . R_4}{R_3 + R_4}=90 + \frac{15R_4}{15 + R_4}[/TEX]

[TEX]<=> R_234 = \frac{15(90+ R_4)}{15 + R_4}[/TEX]

[TEX]=> I2 = \frac{U_AB}{R_234}=\frac{90}{ \frac{15(90+ 7R_4)}{15 + R_4}}[/TEX]

[TEX]=> I2 = \frac{6(15 + R_4)}{90+ 7R_4}[/TEX]

[TEX]=> U_DC = I_2 . R_34 = \frac{6(15 + R_4)}{90+ 7R_4}.\frac{15R_4}{15 + R_4} [/TEX]

[TEX]=> U_DC =\frac{90R_4}{90 + 7R_4}[/TEX]

[TEX]=> I_A' = \frac{U_DC}{R_3}=\frac{6R_4}{90+7R_4}[/TEX] (2)

TỪ (1) VÀ (2) TA CÓ PT:
[TEX]\frac{54}{R_4 + 36}=\frac{6R_4}{90+7R_4}[/TEX]

GIải pt trên => r4 = 45 ohm.

c) thay r4 vào (2), ta đc: I'a = 0,67A

KHI k ĐÓNG, TA CÓ: [TEX]I_k = I_1 + I'_A = \frac{U_AB}{R_1}+I'_A[/TEX]

[TEX]=> I_k = 2+ 0,67 = 2,67A[/TEX]
 
N

nhung13895

chà
thử xem thế nào chứ nhỉ
Bài 1 : giảm
Bài 2: chả biết nói sao
nói chung ả a=16 cm
bài 3
a.90 V
b.45 ôm
c.Ia=0.67
Ik=0.89
Bài 6 vùa thi xong
a. 18 độ c
b.chai thứ 6
bài 7 : 254.8 Pa
hì chả biết đúng hay sai nữa
 
Last edited by a moderator:
H

hoanglethanh

bài 2 lúc viên bi đi xuống thì độ giảm thế năng của viên bi cũng chuyển hoá thành nhiệt năng chứ
 
N

nguyenvuling

Các bạn sắp thi rồi đúng ko, hjhj post bài cac ban lam thu nhé

Bài 1:Hai điện trở R1 = 2000 ohm,R2=3000 ohm mắc nối tiếp vào hiệu điện thế không đổi U = 180V.Vôn kế khi mắc // với R1 chỉ 60V
a)Tìm điện trở của vôn kế
b)Tìm số chỉ của vôn kế khi mắc // với R2
c)Bỏ vôn kế ra và dùng 2 ampe kế lý tưởng mắc // với R2,tìm số chỉ của ampe kế

Bài 2:Dùng một ấm điện luôn hoạt động ở công suất 1kW để đun một lượng nước ở nhiệt độ đầu tà 10 độ C thì sau 3 phút nhiệt độ của nước đạt 55 độ C.Tiếp theo do mất điện 4 phút nên nhiệt độ nước hạ xuống chỉ còn 45 độ C.Sau đó ấm điện được tiếp tục cấp điện như trước cho tới khi nước như trước cho đến khi nước sôi.T2i thời gian từ khi đun cho tới khi nước bắt đầu sôi.Bỏ qua phần nhiệt lượng do ấm hấp thụ và cho biết nhiệt lượng do nước tỏa ra môi trường là tỉ lệ thuận với thời gian tỏa nhiệt

Bài 3:Đặt vật phẳng nhỏ AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm của thấu kính 1 khoáng AO = x,Nếu dịch vật đi 1 khoảng y = 5 cm lại gần hoặc ra xa thấu kính theo phương song song với trục chính thì đều thu được ảnh có kích thước gấp 2 lần vật trong đó có 1 ảnh cùng chiều và 1 ảnh ngược chiều với vật.Bằng hình vẽ đường đi của tia sáng,hãy xác định khoảng cách x và vị trí tiêu điểm chính F của thấu kính

Bài 4:Mô tả hình nhé:
Cho hình chữ nhật MNPQ(theo thứ tự từ trái qua phải,trên xuống dưới)
Hai xe cùng khởi hành vào lúc 7h sáng.Xe 1 chạy từ M với vận tốc không đổi v1 = 7m/s và chạy liên tục nhiều vòng trên chu vi hình chữ nhật MNPQ.Xe 2 chạy từ Q với vận tốc không đổi v2 = 8m/s và chạy liên tục nhiều vòng trên chu vi tam giác QMP.Biết Qm = 3km,MN = 4km và khi gặp nhau các xe có thể vượt qua nhau.Biết rằng các xe chạy đến 10h30 phút thì nghỉ
a)Ở thời điểm nào xe 2 chạy được số vòng nhiều hơn xe 1 là một vòng
b)Tìm khoảng cách ngắn nhất giữa 2 xe khi xe 1 còn chạy trên MN và xe 2 trên QM lần đầu tiên
c)Tìm thời điểm mà xe 1 đến P và xe 2 đến Q cùng 1 lúc
 
Last edited by a moderator:
D

donghxh

Chém bài 1 trước.
U1=Uv=60V
U2=U-U1=180-60=120V
I2=0,04(A)
I1=0,03(A)
=>Iv=0,04-0,03=0,01 (A)
=>Rv=[TEX]\frac{60}{0,01}[/TEX]=6000 ohm
b)
Rtd=4000 ohm
Im=I1=[TEX]\frac{180}{4000}[/TEX]=0,045
U1=90V
=>Uv=90V
c)nếu mác ampe kế vào thì mạch mất R2
=>Im=I1=[TEX]\frac{180}{2000}[/TEX]=0,09
=>Ia=0,09 A
 
D

donghxh

Các bạn sắp thi rồi đúng ko, hjhj post bài cac ban lam thu nhé


Bài 2:Dùng một ấm điện luôn hoạt động ở công suất 1kW để đun một lượng nước ở nhiệt độ đầu tà 10 độ C thì sau 3 phút nhiệt độ của nước đạt 55 độ C.Tiếp theo do mất điện 4 phút nên nhiệt độ nước hạ xuống chỉ còn 45 độ C.Sau đó ấm điện được tiếp tục cấp điện như trước cho tới khi nước như trước cho đến khi nước sôi.T2i thời gian từ khi đun cho tới khi nước bắt đầu sôi.Bỏ qua phần nhiệt lượng do ấm hấp thụ và cho biết nhiệt lượng do nước tỏa ra môi trường là tỉ lệ thuận với thời gian tỏa nhiệt
Bài 2 nè anh em:
Gọi Q là nhiệt lượng toả
q là độ hấp thụ của không khí bên ngoài.
Ta có:
Vì ko có nhiệt truyền vào nên nhiệt toả ra của nước bằng nhiệt hấp thụ
m.c.(55-45)=q.t1
thay t1=4.60 =.q=[TEX]\frac{m.c}{24}[/TEX]
[TEX]\frac{P}{t}[/TEX]=Q=m.c.(55-10)+q.t
thay t=3.60;P=1000W
=>m.c=[TEX]\frac{20}{189}[/TEX]
để nấu tới lúc sôi:
[TEX]\frac{P}{t2}[/TEX]=Q1=m.c.55+q.t2
Thay m.c=?;P=?
Từ đây ta dc :t2=153,88(s)
 
H

hoangtuchanbo

3) Một người dự định đi xe đạp với vận tốc V không đổi trên đoạn đường 60km. Thực tế thì vận tốc giảm bớt 5 km/h nên đến chậm hơn dự định 36 phút. Hỏi vận tốc dự định V là bao nhiêu?

Em xin giải bài này:
Đổi: 36 phút=0.6 h
ta có:(s/v1)=(s/v2)+0.6
Hay (60/v1)=(60/v1-5)+0.6
giải PT ta được:v1=?
 
S

songtu009

Bài 4:Mô tả hình nhé:
Cho hình chữ nhật MNPQ(theo thứ tự từ trái qua phải,trên xuống dưới)
Hai xe cùng khởi hành vào lúc 7h sáng.Xe 1 chạy từ M với vận tốc không đổi v1 = 7m/s và chạy liên tục nhiều vòng trên chu vi hình chữ nhật MNPQ.Xe 2 chạy từ Q với vận tốc không đổi v2 = 8m/s và chạy liên tục nhiều vòng trên chu vi tam giác QMP.Biết Qm = 3km,MN = 4km và khi gặp nhau các xe có thể vượt qua nhau.Biết rằng các xe chạy đến 10h30 phút thì nghỉ
a)Ở thời điểm nào xe 2 chạy được số vòng nhiều hơn xe 1 là một vòng
b)Tìm khoảng cách ngắn nhất giữa 2 xe khi xe 1 còn chạy trên MN và xe 2 trên QM lần đầu tiên
c)Tìm thời điểm mà xe 1 đến P và xe 2 đến Q cùng 1 lúc

a9.jpg

Câu a.
Quãng đường xe 1 đi trong 1 vòng dài 14 km, xe 2 là 12 km.
Vận tốc lần lượt là:25,2 Km/h và 28,8 km/h.
Gọi số vòng xe 1 đã đi được lúc bắt đầu chuyển động đến thời điểm đang xét là N.
Số vòng xe 2 đi được là N+1.
Ta có: [TEX]\frac{N*14}{25,2} = \frac{(N+1)*12}{28,8}[/TEX]
Vậy: [TEX]N = 3[/TEX]
[TEX]t = \frac{N*14}{25,2} = \frac{5}{9} h[/TEX]

Câu b.
Chọn hệ trục như H.vẽ.
Tọa độ của xe 1 là:
[TEX]x = 25,2t[/TEX]
Tọa độ của xe 2 là:
[TEX]y = 3 - 28,8t[/TEX]
Khoảng cách:
[TEX]d^2 = x^2 + y^2 = 1464,48t^2 - 172,8t +9[/TEX]
[TEX]1464,48t^2 - 172,8t +9[/TEX] đạt min khi [TEX]t = 0,059 h[/TEX]
Khi đó [TEX]d = 1,975 Km[/TEX].

Câu 3:
Sau [TEX]\frac{5}{9}h[/TEX] xe 1 thực hiện được 1 chu kì.
Sau [TEX]\frac{5}{12} h[/TEX] xe 2 thực hiện được chu kì.
Vậy sau [TEX] T = \frac{5}{3}h[/TEX] cả hai xe cùng thực hiện một chu kì chung.
Gọi số vòng xe 1 đi được là K, xe 2 đi được N.
Ta có:
[TEX]\frac{12*N}{28,8} = \frac{14(K+0,5)}{25,2}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow 302,4N = 403,2K+201,6[/TEX]
Ta phải có [TEX]\frac{403,2K+201,6}{302,4}[/TEX] là số nguyên.
Xét [TEX]K = 1, N = 2[/TEX] (nhận).
Khi đó [TEX]t = \frac{N*12}{28,8} = \frac{5}{6} (h)[/TEX]
Để hai xe cùng đến hai điểm trên lần nữa thì chúng phải thực hiện thêm một "chu kì chung".
Nghĩa là những khoảng thời gian tiếp theo sẽ là:
[TEX]t_1 = t+T, t_2 = t+2T,...... t_n = t+nT[/TEX]
Sao cho [TEX]t_n \leq 3,5 h[/TEX]
Vậy ta có những khoảng thời gian sau:
[TEX]\frac{5}{6}h , 2,5h [/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom