Thể theo yêu cầu bạn swing.girl95, tôi sẽ post đáp án của tôi, bạn nào có ý kiến thì cứ việc trao đổi
1) Có 2 bình nước A, B và 1 nhiệt kế. Nhiệt độ ban đầu của bình B là 20 độ C.
Nhúng nhiệt kế vào bình A, nhiệt kế chỉ 60 độ C.
Lấy ra nhúng nhanh vào bình B, nhiệt kế chỉ 25 độ C.
Nhúng trở lại vào bình A, nhiệt kế chỉ 58,41 độ C.
Hỏi nhúng lần nữa vào B, nhiệt kế chỉ bao nhiêu?
Nhúng đi nhúng lại nhiều lần như vậy thì cuối cùng, nhiệt kế chỉ bao nhiêu?
Gọi q_1, q_2 lần lượt là nhiệt dung bình A, bình B, q_3 là nhiệt dung vật trung gian truyền nhiệt
Do bảo toàn năng lượng, nhiệt lượng bình A tỏa ra bằng nhiệt lượng bình B thu vào
[TEX]q_1(60-58,41)=q_2(25-20) \Rightarrow q_2=0,318q_1[/TEX]
[TEX]q_2(25-20)=q_3(60-25) \Rightarrow q_2=7q_3[/TEX]
[TEX]q_3(58,14-t)=q_2(t-25) \Rightarrow t=29,17625 (^0C)[/TEX]
Nhúng nhiều lần thì giống như cho cả 2 bình cân bằng nhiệt
[TEX]q_1(60-t')=q_2(t'-20) \Rightarrow t'=50,349(^0C)[/TEX]
2) Bơm 0,2 kg hơi nước ở nhiệt độ 150 độC vào 1 bình chứa 2 kg nước đá ở 0 độ C. Hãy xác định nhiệt độ cuối cùng x của hệ, biết rằng ở nhiệt độ này toàn bộ hơi đã hoá lỏng. Cho: nhiệt dung của bình chứa là 0,63 kJ/K; nhiệt dung riêng của nước là 4,19 kJ/kgK; Nhiệt dung riêng của hơi nước là 1,97kJ/kgK; Nhiệt nóng chảy của nước đá là 330 kJ/kg; nhiệt hoá hơi của nước là 2260 kJ/kg.
Nhiệt lượng cần để nước đá nóng chảy
[TEX]Q_1=2.330=660 (kJ)[/TEX]
Nhiệt lượng tỏa ra để hóa lỏng toàn bộ hơi
[TEX]Q_2=0,2.1,97.(150-100)+0,2.2260=471,7 (kJ)[/TEX]
Nhiệt lượng tỏa ra để toàn bộ hơi về 0 độ C
[TEX]Q_3=0,2.4,19.(100-0)=83,8 (kJ)[/TEX]
[TEX]Q_2 < Q_2+Q_3 < Q_1[/TEX] nên hệ có cả đá và nước
Ta có phương trình cân bằng nhiệt
[TEX]Q_2+Q_3=m.330 \Rightarrow m=1,68 (kg)[/TEX]
4) Có 2 bóng đèn như nhau và một điện trở R được mắc vào nguồn điện hiệu điện thế U không đổi theo hai cách khác nhau ( xem hình a và hình b). Kết quả là cả hai cách mắc các bóng đèn vẫn sáng bình thường, như nhau. Hãy xác định điện trở, cường độ dòng điện định mức, hiệu điện thế định mức của mỗi bóng đèn theo R và U.
Ở hình a
[TEX]P_{2den}=I^2.R_{2den}=\frac{U^2}{(R+2R_d)^2}.2R_d[/TEX]
Ở hình b
[TEX]P_{2den}=I^2.R_{2den}=\frac{U^2}{(R+0,5R_d)^2}.0,5R_d[/TEX]
Công suất 2 đèn ở 2 trường hợp bằng nhau
[TEX]\Rightarrow \frac{U^2}{(R+2R_d)^2}.2R_d=\frac{U^2}{(R+0,5R_d)^2}.0,5R_d \Rightarrow R=R_d[/TEX]
[TEX]I_{dm}=\frac{U}{3R}[/TEX]
[TEX]U_{dm}=I_{dm}.R=\frac{U}{3}[/TEX]
5) Một mạch điện gồm 2 điện trở R như nhau mắc vào hiệu điện thế U không đổi. Khi dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện tại mỗi vị trí A và B thí thu được các giá trị IA=6 [/SIZE][/COLOR][/SIZE][/B]
(mA) và IB= 11 (mA). Hỏi giá trị thực của mỗi dòng điện tương ứng là bao nhiêu?
Ở vị trí A
[TEX]I_A=\frac{U}{R+R_a}=6[/TEX]
Ở vị trí B
[TEX]I_B=\frac{U}{0,5R+R_a}=11[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{11}{6}=\frac{R+R_a}{0,5R+R_a} \Rightarrow R=10R_a[/TEX]
Khi không có ampe kế
[TEX]I_A'=\frac{U}{R}=6,6 (A)[/TEX]
[TEX]I_B'=\frac{U}{0,5R}=13,2 (A)[/TEX]
6) Hai gương phẳng ghép quay mặt phản xạ vào nhau, tạo thành góc 90 độ. Một người quan sát ở vị trí S sao cho SABC là một hình vuông. Hãy xác định vùng không gian đặt vật để người quan sát thấy được ảnh của vật qua hệ gương.
Từ S ta vẽ các tia sáng tới mép gương thì khoảng đặt vật là khoảng không gian nằm giữa các tia ló đó
Từ B kéo dài đoạn thẳng BA thành tia Bx, kéo dài đoạn BC thành tia By
Từ A kéo dài đoạn AS tạo thành tia Az
Từ C kéo dài đoạn CS tạo thành tia Ct
phần đặt vật là khoảng không gian tạo bởi (Bx;Ct;BC) và (By;Az;AB)
7) Một người quan sát ảnh của chính mình trong một gương phẳng AB được treo trên tường thẳng đứng. Mắt người cách chân 1,5m và gương có chiều cao 0,5 m.
a, hỏi chiều cao lớn nhất trên thân mình mà người quan sát có thể thấy được qua gương?
b, Nếu người ấy đứng xa ra gương hơn thí có thể quan sát được một khoảng lớn hơn trên thân mình không? Vì sao?
c, Hỏi phải đặt mép gương cách mặt đất nhiều nhất là bao nhiêu để có thể nhìn thấy được chân mình?
a) Sử dụng tính chất tam giác đồng dạng, ta chứng minh được khoảng nhìn thấy là 1 m
b) không, do tính chất tam giác đồng dạng
c) Nhiều nhất là 0,75m