[Lí 9]Đề thi HSG và tuyển sinh chuyên Lí

B

bossquanganh1

Bài 3:
Một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự là 20 cm. Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ L1, AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 1 đoạn a. Ảnh của AB qua thấu kính là ảnh ảo A'B' ở cách thấu kính 1 đoạn b. Một thấu kính khác là thấu kính phân kì L2, khi vật AB đặt trước L2 đoạn b thì ảnh của AB qua thấu kính L2 là ảnh ảo A"B" ở cách thấu kính đoạn a.
a) Vẽ ảnh tạo bởi thấu kính trong 2 trường hợp trên.
b) Tìm tiêu cự của thấu kính phân kì L2.
bài làm
a, mình nghĩ AB nằm trong khoảng f ở TKHT
máy mình lỗi nên ko vẽ hình được
b)vì AB trong khoảng OF ở TKHT nên ct tính tiêu cự là
1/OA=1/OF+1/OA' =>1/a=1/20+1/b =>1/20=1/a-1/b (1)
còn ở mọi THPK luôn có ct 1/OA'=1/OF+1/OA =>1/a=1/OF+1/b =>1/OF=1/a-1/b
thay 1 vào => f TKPK là 20cm nốt
phải không bạn
 
B

bossquanganh1

Bài 1: (4 điểm)
a) Một chiếc ly nhẵn hinh trụ có chiều cao h=20 cm, tiết diện đáy S=40cm2. Ban đầu ly chứa đầy nước. Đặt lên miệng ly một tấm kim loại phẳng, nhẵn và nhẹ sao cho không còn không khí trong ly. Lật ngược ly trong khi tay vẫn giữ tấm kim loại sát miệng ly. Khi này nếu giữ ly cố định và buông tay ra khỏi tấm kim loại thì tấm kim loại có rời khỏi miệng ly rơi xuống hay không? Giải thích tại sao. Nếu không thì phải treo vào phía dưới tấm kim loại này 1 vật có trọng lượng bao nhiêu để kéo rời tấm kim loại ra khỏi miệng ly. Cho biết trọng lượng riêng của nước là d = 10^ N/m3, áp suất khí quyển là p0 = 10^5 N/m2.
b) Giải lại câu a) nếu ban đầu ly chỉ chứa nước đầy đến nửa ly, phần còn lại trong ly chứa không khí ở áp suất bằng áp suất khí quyển.
bài làm
a)
đổi 40cm^2=0.004m^2
thể tích chiếc li là:
V=S.h=20.40=800(cm^3)=0,0008(m^3)
ta có áp suất nước trong li khi úp ngược xuống tấm kl chính là trọng lượng nước trong li =>áp suất nước đẩy miếng kl xuống là:
P=V.d=0.0008.10^4=8(N)
áp suất khí quyển đẩy miếng kl trong li lên: F=S.P=0.004.10^5=400(N)
vì áp suất khí quyển lớn hơn trọng lượng nước rất nhiều=> khi buông tay tấm kl ko bị rơi. Muốn tấm kl rơi cần treo quả nặng là: 400-8=392N
b)
khi nước chỉ có 1 nửa li=>thể tích nước trong li là: V=S.h=1/2.20.40=400(cm^3)=0,0004(m^3)
ta có áp suất nước trong li khi úp ngược xuống tấm kl là:
P=V.d=0,0004.10^4=4(N)
còn lại thể tích không khí trong chiếc li là:0,0008-0,0004=0,0004m^3
áp suất khí quyển đẩy miếng kl trong li xuống F=S.P=0.004.10^5=400(N)=>toong a/s trong li 400+4=404N
vì áp suất khí quyển nhỏ hơn trọng lượng nước và aps suat kk rất nhiều=> khi buông tay tấm kl bị rơi. đúng không các bạn
 
Last edited by a moderator:
B

bossquanganh1

tôi nghĩ x\geq20 thì đúng hơn đấy bạn
Bài 3: (4 điểm):
Một thấu kính có tiêu cự f=20 cm. Một vật sáng AB đặt vuông góc trục chính trước thấu kính, A trên trục chính. Khoảng cách từ AB đến thấu kính là x \geq 20cm.
a) Vẽ sự tạo ảnh A'B' của AB qua thấu kính. Dựa trên hình vẽ này và các phép tính hình học, tìm biểu thức xác định khoảng cách L=AA' theo x.
b) Tính x để khoảng cách L tìm được trong câu a là ngắn nhất. Khoảng cách L ngắn nhất này là bao nhiêu ?
Bài làm
a)với x>20cm
vì AB ngoài khoảng OF=>1/OF=1/OA+1/OA'
=>1/OA'=1/OF-1/OA=1/20-1/x=(x-20)/20x
=>OA'=20x/(x-20) cm
khoảng cách AA' là:
L=x+20x/(x-20)=x^2/(x-20) cm
với x=20cm
=>ct :2/OA'=1/OF=1/OA =>OA'=2OF=2.20=40cm
=>L=40+20=60cm
vậy biểu thức xác định khoảng cách L=AA' theo x là: L=x^2/(x-20) cm hoặc L=60cm
b)
min L=60cm\Leftrightarrowx=20cm
đúng ko:cool:
 
N

nguyenvuling

sau một vài tuần nghỉ ôn thi, nguyenvuling tái xuất giang hồ
một đề này:
Bài 1: Bình thông nhau gồm 2 nhánh tính trụ tiết diện lần lựot là S1 và S2 có nước như hình 1. Trên mặt nuước có đặt các pittong mỏng, khối lượng m1, m2. Mực nuớc hai nhánh chệnh\ nhau 1 đoạn h= 10cm
a) Tính khối lượng m của quả cân đặt lên pitong lơn để mực nước hai nhánh ngang nhau
b) Nếu đặt quả cân sang pittong nhỏ thì mực nứơc hai nhánh bây h chênh nhau một đoân H bao nhjêu?
Cho klr của nước là D= 1000kg/m3 S1= 200cm2, S2=100cm, bỏ qua áp suất khí quyển

Bài 2: Có 1 khối nước đá nặng 100 gở -10 độ C.
a) Tịh1 nhiệt lượng cân cung cấp để đưa nhiệt độ khối nứơc đá lên 0 độ C.Cho nhiệt dung riêng của nước đá là 1800j/kg.K
b) Người ta đặt một thỏi đồing khối lượng 150g ở nhiệt độ 100 độ C lên trên khối nước đá đang ở 0 độ C.Tính khối lượng nước đá nóng chảy. cho nhiệt dung riêng của đồng là 380j/kg.k. nhiệt nóng chảy của nước đá là 3.4x10^5 j/kg.
c)Sáu đó tất cả dc đưa vào bình cách nhiệt có nhiệt dung riêng k đáng kể. Tìm khối lượng hơi nứơc đưa toàn bộ hệ thông lên 20 độ . CHo biết nhiệt hóa hơi, nhiệt dung riêng của nước lần lượt là 2.3x10^6j/kg, 4200 j/kg.K.

Bài 3 : cho mạch điện như hình vẽ 2
biết Uab= 90V, R1=40 ohm, R2 = 90ohm,R4=20ohm,R3 là một biến trở. BNỏ qua điện trở dây nối , khóa K và ampe kế.
a) cho R3= 30ohm. tính điện trở tương đương mạch Ab và số chỉ ampe kế rtong hai trường hợp:
+ K mở
+ K đóng.
b) Tính R3 để số chỉ của ampe kế khi k đóng và mở bằng nhau.

Bài 4: Cho một vật sáng AB dách màn một khoảng L, khoảng giữa vật và màn có 1 thấu kính hội tũ tiêu cự f và quang tâm O. Biết AB vuông góc với trục chính của thấu kính A nằm trên trục chính với OA>f, ảnh A'B' hiện rõ trên màn.
a) Cm 1/f = 1/d +1/d'
b) Tìm điều kiện để có ảnh rõ nét.
c) l là khoảng cách giữa hai vị trí thấu kính cho ảnh rõ nếttên màn. Hãy Cm ct : f= (L^2 - l^2)/ (4L)

bài 5: Hỹa tìm cách xác định khối lương riêng của thuỷ ngân, cho:
+ lọ thủy tinh rỗng lớn.
+ Nứơc có klr D
+ Cân đồng hồ chính xác
picture.php


picture.php

mỏi tay quá thanks giùm cái :D:D:D
 
Last edited by a moderator:
N

nganha846

Bài 3 không cho R4 thì quỷ thần cũng phải bó tay.
Để giải thử bài 1 xem.
[TEX]m[/TEX] gây cho chất lỏng một áp suất [TEX]p = \frac{mg}{S_1}[/TEX]
Độ chênh lệch áp suất giữa hai nhánh [TEX]P = Dgh = 100g Pa [/TEX]
Để mực chất lỏng cân bằng: [TEX]p = P \Leftrightarrow mg = S_1Dhg[/TEX]
Vậy [TEX]m = S_1Dh = 0,02*0,1*1000 = 2 Kg[/TEX]
Nếu bỏ qua nhánh nhỏ thì [TEX]m[/TEX] gây ra một áp suất [TEX]\frac{mg}{S_2}[/TEX]
Áp suất này được truyền nguyên vẹn tới nhánh lớn làm cho nước dâng thêm một đoạn [TEX]h_1[/TEX]. Ta có:
[TEX]\frac{mg}{S_2} = Dgh_1 \Rightarrow h_1 = \frac{m}{S_2D} = \frac{2}{0,01*1000} = 0,2 m[/TEX]

[TEX]H = h + h_1 = 30 cm[/TEX].
 
N

nganha846

Bài 3 : cho mạch điện như hình vẽ 2
biết Uab= 90V, R1=40 ohm, R2 = 90ohmR3 là một biến trở. BNỏ qua điện trở dây nối , khóa K và ampe kế.
a) cho R3= 30ohm. tính điện trở tương đương mạch Ab và số chỉ ampe kế rtong hai trường hợp:
+ K mở
+ K đóng.
b) Tính R3 để số chỉ của ampe kế khi k đóng và mở bằng nhau.


Câu a) không khó.
K mở: [TEX]R_A_D = 36 om[/TEX]
[TEX]I_m_c =\frac{U}{R_A_D + R_3} = \frac{90}{36+R_3} [/TEX]
[TEX]I_a = I_m_c\frac{R_2}{R_1+R_4+R_2} = 0,6I = \frac{54}{36+ R_3}[/TEX]
K đóng:
Mạch điện trở thành: R1//(R_2 nt (R_3 // R_4))
[TEX]R_2_3_4 = \frac{20R_3}{20+R_3}+ 90 = \frac{110R_3 +1800}{20 + R_3} [/TEX]
[TEX]R_t_d = \frac{\frac{110R_3 +1800}{20 + R_3}40}{40 + \frac{110R_3 +1800}{20 + R_3}} [/TEX]

Dài quá, thôi, từ từ mình sẽ giải tiếp, muộn rồi!
 
T

thienxung759

Câu a) không khó.
K mở: [TEX]R_A_D = 36 om[/TEX]
[TEX]I_m_c =\frac{U}{R_A_D + R_3} = \frac{90}{36+R_3} [/TEX]
[TEX]I_a = I_m_c\frac{R_2}{R_1+R_4+R_2} = 0,6I = \frac{54}{36+ R_3}[/TEX]
K đóng:
Mạch điện trở thành: R1//(R_2 nt (R_3 // R_4))
[TEX]R_2_3_4 = \frac{20R_3}{20+R_3}+ 90 = \frac{110R_3 +1800}{20 + R_3} [/TEX]
[TEX]R_t_d = \frac{\frac{110R_3 +1800}{20 + R_3}40}{40 + \frac{110R_3 +1800}{20 + R_3}} [/TEX]

Dài quá, thôi, từ từ mình sẽ giải tiếp, muộn rồi!
=))=))=)) Khôn ba năm dại một giờ!


[TEX]R_2_3_4 = \frac{20R_3}{20+R_3}+ 90 = \frac{110R_3 +1800}{20 + R_3} [/TEX]
[TEX]I_2 = \frac{U}{R_2_3_4} = \frac{90}{\frac{110R_3 +1800}{20 + R_3}}[/TEX]
[TEX]I_a_2 = I_4 = I_2\frac{R_3}{R_3 + 20} = \frac{90R_3}{110R_3 + 1800}[/TEX]
[TEX]I_a = I_a_2 \Leftrightarrow\frac{54}{36+ R_3} = \frac{90R_3}{110R_3 + 1800} [/TEX]
\Leftrightarrow [TEX] \frac{3}{36+R_3}= \frac{5R_3}{110R_3 + 1800} [/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]330R_3 + 5400 = 180R_3 + 5R_3^2[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]5R_3^2 - 150R_3 - 5400 = 0[/TEX]
Giải pt này xem kết quả thế nào?
 
H

huutrang93

Đề thi HSG tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 2008-2009

Bài 1: ( 4 điểm)
Hai xe đồng thời xuất phát từ điểm A chuyển động thẳng đều về điểm B, đoạn đường AB có độ dài là L. Xe thứ nhất trong nửa đầu của đoạn đường AB đi với vận tốc m, nửa còn lại đi với vận tốc n. Xe thứ hai trong nửa đầu của tổng thời gian đi với vận tốc m, nửa còn lại đi với vận tốc n. Biết m khác n. Hỏi xe nào đến B trước và trước bao lâu ?

Bài 2: ( 4 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ bên, hiệu điện thế U = 24 V không đổi.
Một học sinh dùng một Vôn kế đo hiệu điện thế giữa các điểm
A và B; B và C thì được các kết quả lần lượt là U1= 6 V,
U2= 12 V. Hỏi hiệu điện thế thực tế (khi không mắc Vôn kế) giữa
các điểm A và B; B và C là bao nhiêu ?

Bài 3: ( 4 điểm)
Mạch điện như hình vẽ bên, U= 12V, R= 1 [TEX]\omega[/TEX]. Biến trở AB
có tổng điện trở RAB = 8 [TEX]\omega[/TEX], dài AB = 20cm, C là con chạy
của biến trở.
a/. Khi con chạy C ở vị trí trung điểm của AB.
Hãy tính công suất tiêu thụ điện của biến trở.
b/. Xác định vị trí của con chạy C để công suất tiêu
thụ điện của biến trở đạt giá trị cực đại.
Tính giá trị cực đại ấy.

Bài 4: ( 4 điểm)
Một bếp điện gồm hai điện trở R1 và R2. Với cùng một hiệu điện thế và cùng một ấm nước, nếu dùng điện trở R1 thì nước trong ấm sôi sau thời gian t1 = 30 phút, nếu dùng điện trở R2 thì nước trong ấm sôi sau thời gian t2 = 20 phút. Coi điện trở thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ, nhiệt năng tỏa ra môi trường tỉ lệ với điện năng cung cấp cho bếp. Hỏi sau bao lâu nước trong ấm sẽ sôi nếu dùng cả hai điện trở trong hai trường hợp sau:
a/. Hai điện trở mắc nối tiếp.
b/. Hai điện trở mắc song song.

Bài 5: ( 4 điểm)
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, A nằm trên trục chính, cho một ảnh ảo A’B’ nhỏ hơn vật. Biết tiêu điểm F của thấu kính nằm trên đoạn AA’ và cách điểm A một đoạn a = 5cm, cách điểm A’ một đoạn b = 4cm.
Dựa vào hình vẽ hãy xác định tiêu cự của thấu kính từ đó suy ra độ độ lớn của ảnh so với vật.
Hình vẽ
untitled-20.jpg
 
N

nhimxu_thichxuxu

Bài 1: ( 4 điểm)
Hai xe đồng thời xuất phát từ điểm A chuyển động thẳng đều về điểm B, đoạn đường AB có độ dài là L. Xe thứ nhất trong nửa đầu của đoạn đường AB đi với vận tốc m, nửa còn lại đi với vận tốc n. Xe thứ hai trong nửa đầu của tổng thời gian đi với vận tốc m, nửa còn lại đi với vận tốc n. Biết m khác n. Hỏi xe nào đến B trước và trước bao lâu ?
Thời gian xe thứ nhất đi hết cả quãng đường là:
[TEX]t=\frac{L}{2m}+\frac{L}{2n}=\frac{L(m+n)}{2mn}[/TEX]
Vận tốc trung bình của xe thứ nhất, trên toàn bộ quãng đường:
[TEX]V=\frac{L}{t}=\frac{2mn}{m+n}[/TEX]

Gọi thời gian xe thứ hai đi hết quãng đường là t', ta có:
[TEX]L=m\frac{t'}{2}+n\frac{t'}{2}=\frac{(m+n)t'}{2}[/TEX]
Vận tốc trung bình của xe thứ hai, trên toàn bộ quãng đường:
[TEX]V'=\frac{L}{t'}=\frac{m+n}{2}[/TEX]
So sánh V và V':
[TEX]V'-V=\frac{m+n}{2}-\frac{2mn}{m+n}=\frac{(m-n)^2}{2(m+n)}[/TEX]\geq0
Vậy V'>V\Rightarrow Xe thứ hai đến B trước và trước [TEX]\frac{(m-n)^2}{2(m+n)} .t [/TEX](h)
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

Đề thi HSG Hà Nội 2008-2009

1)4 đ
Có hai bố con bơi thi trên bể bơi hình chữ nhật chiều dài AB=50m và chiều rộng BC=30m.Họ quy ước là chỉ đc bơi theo mép bể.Bố xuất phát từ M với MB=10m và bơi về C với vận tốc ko đôi v1=4 m/s .Con xuất phát từ N với NB= 10m và bơi về C với vận tốc ko đôi v2=3 m/s
Cả hai xuất phát cùng lúc
a)tim khoảng cách giữa 2 người sau khi xuất phát 2s
b)Tìm khoảng cách ngắn nhất giữa hai người trước khi cham thành bể đối diện

2)4 đ
CHo 5 điện trở giống nhau R1=R2=R3=R4=R5=r và nguồn có hiệu điện thế U ko đổi.Các điện trở R1, R2, R3, R4 đc mắc thành mạch điện trong hộp MN.Điện trở R5 mắc nối tiếp với hộp MN.Ta thấy luôn tồn tại từng cặp hai sơi đò trong hộp MN cho công suất tiêu thụ trên MN bằng nhau
Hãy thiết kế các cặp sơ đồ này và giải thích

3)3 đ
Một khối lập phương rỗng bằng kẽm nổi trên mặt nước.Phần nổi có dạng chóp đều với khoảng các từ mép nước tời đỉnh chóp b=6 cm .Biết cạnh ngoài của khối hộp là a=20 cm : trọng lượng riêng của nước và kẽm lần lượt là : 10 000 và 71 000 N/m^3
Tìm phần thể tích rỗng bên trong hộp

4) 4 đ
Cho nguồn sáng điểm S; một thấu kính hội tụ vành ngoài hình tròn có bán kính r; hai màn chắn M1 và M2 đặt song song và cách nhau 30cm. Trên M1 khoét một lỗ tròn tâm O có bán kính đúng bằng r.Đặt S trên trục xx' vuông góc với hai màn đi qua tâm O.Điều chình SO=15 cm,trên M2 thu đc vệt sáng hình tròn,vệt sáng này có kích thước ko đổi khi đặt thấu kính đã cho vừa khớp vào lỗ tròn của M1
a)Tìm tiêu cự thấu kính
b)Giữ cố định S và M2 .Dịch chuyển thấu kính trên xx' đến khi thu đc một điểm sáng trên M2 .Tìm vị trí đặt thấu kính

5) 5đ
Cho mạch như hình vẽ.Nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U_{AB}=7 (V) .Các điện trở R1=2; R2=3 ohm .Đèn có điện trở R3=3 ohm . R_{CD} là biến trở con chạy M di chuyển từ C đến D
Ampe kế,khóa K và dây nói có điện trở ko đáng kể.
a)K đóng,di chuyển con chạy M trùng với C,đèn sáng bình thường.Xác định số chỉ Ampe kế ,các định mức của đèn
b) K mở,di chuyển con chạy M đến khi R_{CM}=1 ohm thì đèn tối nhất.Tìm giá trị R_{CD}
Hình
untitled-21.jpg
 
N

nhimxu_thichxuxu

Bài 5: ( 4 điểm)
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, A nằm trên trục chính, cho một ảnh ảo A’B’ nhỏ hơn vật. Biết tiêu điểm F của thấu kính nằm trên đoạn AA’ và cách điểm A một đoạn a = 5cm, cách điểm A’ một đoạn b = 4cm.
Dựa vào hình vẽ hãy xác định tiêu cự của thấu kính từ đó suy ra độ độ lớn của ảnh so với vật.
sieuthiNHANH2009110430745ywuyzmi3mj2479.jpeg


Gọi d là độ dài OA, d' là độ dài OA', tiêu cự của thấu kính OF=OF'=c .
Dễ dàng chứng minh được [TEX]\frac{1}{c}=\frac{1}{d'}-\frac{1}{d}[/TEX] (1)
thay c= d'+b, d=d'+a+b vào (1), ta duoc:
[TEX]\frac{1}{d'+b}=\frac{1}{d'}-\frac{1}{d'+a+b}[/TEX]\Rightarrow[TEX]\frac{1}{d'+b}=\frac{1}{d'}-\frac{1}{d'+9}[/TEX]
\Rightarrow[TEX] d'+4=\frac{d'(d'+9)}{d'+9-d'}[/TEX]
\Rightarrow[TEX] d'+4=\frac{d'(d'+9)}{9}[/TEX]
\Rightarrow9d'+36=d'(d'+9)
\Rightarrow[TEX]d'^2[/TEX]-36=0
\Rightarrowd'=6
Vậy tiêu cự của thấu kính c=d'+b=6+4=10
Tam giác OA'B' đồng dạng với tam giác OAB \Rightarrow[TEX]\frac{A'B'}{AB}=\frac{OA'}{OA}=\frac{6}{15}=\frac{2}{5}[/TEX]
 
N

nhimxu_thichxuxu

Đề thi thử của trường mình.

Câu 1: ( 4 điểm)
Xe 1 và 2 cùng chuyển động trên 1 đường tròn với vận tốc không đổi. Xe 1 đi hết 1 vòng hết 10 phút, xè đi hết 11 vòng hết 50 phút. Hỏi khi xe 2 đi một vòng thì gặp xe 1 mấy lần. Hãy tính trong từng trường hợp:
a, 2 xe khởi hành cùng 1 điểm trên đường tròn và đi cùng chiều.
b, 2 xe khởi hành trên cùng 1 điểm trên đường tròn và đi ngược chiều nhau.
Câu 2: ( 6 điểm)
Cho 2 gương phẳng quay mặt phản xạ vào nhau hợp với nhau 1 góc [TEX]\alpha[/TEX]. một tia sáng SI tới gương thứ nhất phản xạ theo phương IJ đến gương thứ 2. Rồi phản xạ tiếp theo phương JR. Tìm góc hợp bởi tia SI va tia phan3 xạ JR khi:
a,[TEX]\alpha[/TEX] là góc nhọn.
b, [TEX]\alpha[/TEX] là góc tù.
c,[TEX]\alpha[/TEX] là góc vuông.
Câu 3: (6 điểm)
Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ 1: R=4[TEX]\large\omega[/TEX];
Đ:6V-3W ; R2 là một biến trở.
[TEX]U_MN[/TEX]=10V không đổi.
a, xác định R2 để đèn sáng bình thường.
b, Xác định R2 để công suất tiêu thụ trên R2 là cực đại. Tìm giá trị đó?
c, Xác định R2 để công suất tiên thụ trên đoạn mạch song song là cực đại. Tìm giá trị đó?
Bài 4: ( 4 điểm)
Người ta đổ một lượng m nước nóng vào 1 nhiệt lượng kế, sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ trong nhiệt lượng kế tăng lên 5 độ C. Lại tiếp tục đổ lượng m nước như thế nữa vào thì thấy nhiệt độ trong nhiệt lượng kế sau khi câ bằng nhiệt tăng thêm 3 độ C nữa. Hỏi ney\u61 đổ thêm 10 lượng m nước như thế nữa, sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ trong bình tăng thêm bao nhiêu?

sieuthiNHANH2009110630945zja3oge1m22435.jpeg
 
H

huutrang93

sieuthiNHANH2009110430745ywuyzmi3mj2479.jpeg


Gọi d là độ dài OA, d' là độ dài OA', tiêu cự của thấu kính OF=OF'=c .
Dễ dàng chứng minh được [TEX]\frac{1}{c}=\frac{1}{d'}-\frac{1}{d}[/TEX] (1)
thay c= d'+b, d=d'+a+b vào (1), ta duoc:
[TEX]\frac{1}{d'+b}=\frac{1}{d'}-\frac{1}{d'+a+b}[/TEX]\Rightarrow[TEX]\frac{1}{d'+b}=\frac{1}{d'}-\frac{1}{d'+9}[/TEX]
\Rightarrow[TEX] d'+4=\frac{d'(d'+9)}{d'+9-d'}[/TEX]
\Rightarrow[TEX] d'+4=\frac{d'(d'+9)}{9}[/TEX]
\Rightarrow9d'+36=d'(d'+9)
\Rightarrow[TEX]d'^2[/TEX]-36=0
\Rightarrowd'=6
Vậy tiêu cự của thấu kính c=d'+b=6+4=10
Tam giác OA'B' đồng dạng với tam giác OAB \Rightarrow[TEX]\frac{A'B'}{AB}=\frac{OA'}{OA}=\frac{6}{15}=\frac{2}{5}[/TEX]

Đề đã nói dựa vào hình để tính thì cứ dựa vào hình đi, việc gì phải đi giải theo kiểu này
Từ 2 cặp tam giác đồng dạng, ta có
[TEX]\frac{A'B'}{AB}=\frac{b}{c}=\frac{c-b}{a+c}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow c^2-8c-20=0 \Rightarrow c=10 (cm)[/TEX]
[TEX]\frac{A'B'}{AB}=\frac{4}{10}=\frac{2}{5}[/TEX]

Tôi dùng lại các kí hiệu trong hình của bạn nhimxu_thichxuxu đó, c là tiêu cự, a là khoảng AF và b là khoảng FA'
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenvuling

Lâu lắm rồi mới post bài!
góp vui nhé

Câu 1:
Một bình thẳng đúng có tiết diện thẳng đứng S1 và S2 có hai pittong trọng lượng tg ứng là P! và P2, giữa hai pittong nối nhau bởi sợi dây có chiều dài a và chứa đầy nứơc có trong lựơng riêng d. bên ngoài pittong là không khí. TÌm lực6 căng dây. bỏ qua lực ma sát giữa pittong va thành bình.h5.1

Câu 2:
Cho mach như hình 5.2. Khi khoá K đóng Ampekế chỉ I1=0.8mA. vôn kế chỉ 3V. Biết A kế và V kế là lý tửơng.

Câu 3:
Hình 5.3. I1R1 vàI2R2 hai tia khúc xạ xuất phát từ 1 điểm sáng S đạt trứoc 1 thấu kính hội tụ. F là tiêu điểm O là quang tâm.
1) Bằng cách vẽ hãy xác định vị trí điểm sáng.
2) Giả sử OI2 = 2OI1 và đường kéo dài của Ì cắt trục chính tại M của thấu kinh cách quang tâm O là 15cm. Điểm M trùng với chân7 đường vuông góc hạ từ S xuống trục chính. Hãy xác định khoảng cách OF

Câu 4
Cho mạch như hình 5.4. Hỏ khi di chuyển con chạy C từ A sang B thì chỉ số các ampe kết và vôn kế thay đổi như thế nào
?

picture.php
[/QUOTE]
 
H

huutrang93

Lâu lắm rồi mới post bài!
góp vui nhé

Câu 1:
Một bình thẳng đúng có tiết diện thẳng đứng S1 và S2 có hai pittong trọng lượng tg ứng là P! và P2, giữa hai pittong nối nhau bởi sợi dây có chiều dài a và chứa đầy nứơc có trong lựơng riêng d. bên ngoài pittong là không khí. TÌm lực6 căng dây. bỏ qua lực ma sát giữa pittong va thành bình.h5.1

Câu 2:
Cho mach như hình 5.2. Khi khoá K đóng Ampekế chỉ I1=0.8mA. vôn kế chỉ 3V. Biết A kế và V kế là lý tửơng.

Câu 3:
Hình 5.3. I1R1 vàI2R2 hai tia khúc xạ xuất phát từ 1 điểm sáng S đạt trứoc 1 thấu kính hội tụ. F là tiêu điểm O là quang tâm.
1) Bằng cách vẽ hãy xác định vị trí điểm sáng.
2) Giả sử OI2 = 2OI1 và đường kéo dài của Ì cắt trục chính tại M của thấu kinh cách quang tâm O là 15cm. Điểm M trùng với chân7 đường vuông góc hạ từ S xuống trục chính. Hãy xác định khoảng cách OF

Câu 4
Cho mạch như hình 5.4. Hỏ khi di chuyển con chạy C từ A sang B thì chỉ số các ampe kết và vôn kế thay đổi như thế nào
?

picture.php
Lâu lắm rồi mới thấy em quay lại đó, thủ khoa chuyên Lí Thăng Long - Lâm Đồng
Bài 1:
Gọi p_o, p_a, p_b là áp suất của không khí và của nước ở pít tông trên và dưới
Pít tông phía trên đứng cân bằng nên
[TEX]T+P_1+p_0.S_1=p_1.S_1 (1)[/TEX]
Pít tông dưới đứng cân bằng nên
[TEX]T+p_0.S_2=P_2+p_1.S_2 (2)[/TEX]
[TEX](1)-(2) \Leftrightarrow (p_0-p_1)(S_2-S_1)=P_1+P_2+adS_2 (3)[/TEX]
Thế (3) vào (1)
[TEX]\Rightarrow T=(p_1-p_0)S_1-P_1=\frac{P_1.S_1+P_2.S_1+adS_1S_2}{S_1-S_2}-P_1=\frac{P_1S_2+P_2S_1_adS_1S_2}{S_1-S_2}[/TEX]
Bài 2:
Từ dữ kiện đề bài, ta suy ra
[TEX]R_1+R_a=\frac{U}{I}=\frac{3}{0,8.10^-3}=3750 (\Omega)[/TEX]
Bài 3:
Kéo dài 2 tia ló cắt nhau tại S', đó là ảnh
Dựng đường thẳng // trục chính và đi qua I_1, đó là tia tới của tia sáng đi qua tiêu điểm
Tia tới này cắt OS' tại S, đó là điểm sáng
Từ S và S' hạ lần lượt 2 đường cao SM và S'N xuống trục chính, từ đó suy ra [TEX]f=ON=2OM=30 (cm)[/TEX]
Bài 4:
Số chỉ ampe kế 1 là cường độ dòng điện toàn mạch
Bài này phải xét đến biến trở, khá khó đấy
 
T

thienxung759

Câu 4.

picture.php


Số chỉ Von kế thì có phần dễ hơn.
Gọi [TEX]R_x[/TEX] là điệnh trở mạch song song.
[TEX]Ra[/TEX] là điện trở của đoạn nối tiếp.
Ta có [TEX]\frac{R_x}{R_a} = \frac{U_x}{U_a}[/TEX]
Mà [TEX]U_x + U_a[/TEX] là hằng số.
Khi biến trở di chuyển về phía bên trái, [TEX]R_x [/TEX] tăng [TEX]R_a[/TEX] giảm.
Vậy [TEX]U_x[/TEX] tăng.
Số chì vôn kế tăng.
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

Câu 4.

picture.php


Số chỉ Von kế thì có phần dễ hơn.
Gọi [TEX]R_x[/TEX] là điệnh trở mạch song song.
[TEX]Ra[/TEX] là điện trở của đoạn nối tiếp.
Ta có [TEX]\frac{R_x}{R_a} = \frac{U_x}{U_a}[/TEX]
Mà [TEX]U_x + U_a[/TEX] là hằng số.
Khi biến trở di chuyển về phía bên trái, [TEX]R_x [/TEX] tăng [TEX]R_a[/TEX] giảm.
Vậy [TEX]U_x[/TEX] tăng.
Số chì vôn kế tăng.

Bài này còn thiếu 1 bước, là chứng minh x giảm thì R_{td} tăng
[TEX]R_{td}=R_1+R-\frac{1}{\frac{1}{x}+\frac{R_2}{x^2}}[/TEX]
x giảm thì [TEX]\frac{1}{x}+\frac{R_2}{x^2}[/TEX] tăng nên -[TEX]\frac{1}{\frac{1}{x}+\frac{R_2}{x^2}}[/TEX] tăng nên R_{td} tăng
 
P

pelehang

cho em hỏi bài toán về nhiệt (bồi dưỡng lý 9)
" Thả một cục nước đá ở 0độ Ccó khối lượng M=500g vàomọt cốc A đựng 670g nước. Vớt cục nước đá còn lại ch vào cốc B đựng 790g nước ở 40 độ C.
1, Cục nước đá đó có tan hết trong cốc B ko?
2, Tính nhiẹt độ cuối cung của nước trong cốc B
cho nhiệt dung riêng của nước đá 4180 J/kg.k và nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 335* 10^3. Sự trao đổi nhiệt với môi trường ko đáng kể."
 
H

huutrang93

cho em hỏi bài toán về nhiệt (bồi dưỡng lý 9)
" Thả một cục nước đá ở 0độ Ccó khối lượng M=500g vàomọt cốc A đựng 670g nước. Vớt cục nước đá còn lại ch vào cốc B đựng 790g nước ở 40 độ C.
1, Cục nước đá đó có tan hết trong cốc B ko?
2, Tính nhiẹt độ cuối cung của nước trong cốc B
cho nhiệt dung riêng của nước đá 4180 J/kg.k và nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 335* 10^3. Sự trao đổi nhiệt với môi trường ko đáng kể."

Bài toán này chỉ khó chỗ các bạn chưa biết nhiệt độ nước trong cốc A
Những bài toán không nói gì về nhiệt độ, thì ta có thể hiểu ngầm nhiệt độ này là nhiệt độ môi trường, và nhiệt độ môi trường thường lấy trong Vật lí là 20 độ C
a) Nhiệt lượng cốc A toả ra
[TEX]Q_1=mc(t-t_0)=0,67.4200.20=56280 (J)[/TEX]
Khối lượng đá đã tan
[TEX]m_{dt}=\frac{Q_1}{\lambda}=\frac{56280}{335.10^3}=0,168 (kg)[/TEX]
Khối lượng đá lấy ra khỏi bình A
[TEX]m_{dc}=m_d-m_{dt}=0,5-0,168=0,332 (kg)[/TEX]
Nhiệt lượng bình B toả ra
[TEX]Q_2'=mc(t-t_0)=0,79.4200.40=132720 (J)[/TEX]
Nhiệt lượng đá còn lại toả ra
[TEX]Q_d'=\lambda.m_{dc}=111220 (J)[/TEX]
Do [TEX]Q_2'>Q_d'[/TEX] nên đá tan hết trong bình B
b) Nhiệt lượng đá thu vào để tăng nhiệt độ lên t độ
[TEX]Q_d=\lambda.m_{dc}+m_{dc}c(t-t_0)=111220+0,332.4200.t[/TEX]
Nhiệt lượng nước tảo ra để giảm nhiệt xuống còn t độ
[TEX]Q_2=mc(t-t_0)=0,79.4200.(40-t)[/TEX]
Phương trình cân bằng nhiệt
[TEX]Q_d=Q_2 \Rightarrow t=4,56 (^0C)[/TEX]

Bài này của bạn làm tôi nhớ đến 1 bài mà hồi lớp 8 tôi giải không ra
Tính nhiệt độ nước "3 sôi 2 lạnh" mà nông dân dùng để ngâm hạt giống trước khi gieo xuống đất
 
C

cute_kute

Lần đầu post bài ở chuyên mục này mong mọi người góp ý!
I.Trong 1 buổi tập luyện trước EURO 2004 hai danh thủ Owen và Beckham đứng cách nhau một khoảng 20m trước một bức tường thẳng đứng.Owen đứng cách tường 10m còn Beckham đứng cách tường 20m.Owen đá quả bóng lăn trên sân về phía bức tường.Sau khi phản xạ bóng sẽ chuyển động đến chỗ Beckham đang đứng.Coi sự phản xạ của quả bóng khi va chạm vào bức tường giống như hiện tượng phản xạ của tia sáng trên gương phẳng và cho rằng bóng lăn với vận tốc không đổi v=6m/s.
1.Hỏi phương chuyển động của quả bóng hợp với bức tường một góc là bao nhiêu?
2.Ngay sau khi chuyền bật tường cho Beckham nhận thấy Beckham bị kèm chặt,Owen liền chạy theo 1 đường thẳng cới vận tốc không đổi để đón quả bóng nảy ra từ bức tường và đang lăn về chỗ Beckham
a.Nếu Owen chọn con đường ngắn nhất để đón quả bóng trong khi chạy thì cận tốc của anh phải là bao nhiêu?
b.Hỏi Owen có thể chạy với vận tốc nhỏ nhất là bao nhiêu và theo phương nào thì đón được bóng?

II.Vật sáng AB là 1 đoạn thẳng nhỏ được đặt vuông góc với quang trục của 1 thấu kính hội tụ.Điểm A nằm trên quang trục và cách tâm O một khoảng OA=10cm .Một tia sáng đi từ B đến gặp thấu kính tại I với OI=2AB .Tia ló qua thấu kính của tia sáng trên có đường kéo dài đi qua A.Tìm khoảng cách từ tiêu điểm F đến quang tâm O.
 
Top Bottom