♥ Hội sinh học 93 ♥

Status
Không mở trả lời sau này.
0

08021994

gen dài [TEX]5100A^0[/TEX], trên gen có tỉ lệ nu một loại gấp 4 lần nu loại khác. trên một mạch số nu loại A chiếm 5% số nu của mạch. còn tổng số nu loại A của gen với số A của mạch mã gốc là số chia hết cho 7. tính số nu từng loại của gen và của từng mạch
 
S

so_am_i

gen dài 5100A^0, trên gen có tỉ lệ nu một loại gấp 4 lần nu loại khác. trên một mạch số nu loại A chiếm 5% số nu của mạch. còn tổng số nu loại A của gen với số A của mạch mã gốc là số chia hết cho 7. tính số nu từng loại của gen và của từng mạch
_______
l=5100A => N/2=1500nu
TH1: A=4G => A=1200nu, G=300nu
trên 1mach, A1=5%(1500)=75 nu
Nếu A1 là mạch mã gốc=> A+A1=1275 ko chia hết 7 ( L)
Nếu A2------------------------- => A+A2= 1200+ 1200-75 =2325 ko chia hết 7
=> Xét TH2: G=4A <=> G= 1200 nu, A= 300 nu
Á= 75 nu
Nếu A1 thuộc mạch mã gốc => A+A1= 75+300=375 ko chia hết 7
Nếu A2 thuộc mạch mã gốc: A+A2 = 300+300-75=525 chia hết 7
=> Trên gen có G=X=1200. A=T=300
mạch gốc là mạch 2
A2=T1=75, T2=A1= 300-75 =225, G2+x2=G1+X1=1200
mình chưa nghĩ đc cách tính G và X của từng mạch :(
 
T

traitimbang_3991

chuyên đề 8

sau một thời gian trầm xuống...hội sinh học 93 chúng ta lại bắt đầu đi vào hoạt động, mong rằng sẽ nhận đc sự ủng hộ của các bạn! :D
để cho không khí mới mẻ chúng ta chuyển sang chuyên đề mới lun nhé!

chuyên đề 8: đột biến NST

*đột biến NST có 2 loại: ĐB cấu trúc NST và ĐB số lượng NST

*đb cấu trúc NST: là những biến đổi trong cấu trúc của NST
có 4 loại: ĐB mất đoạn, ĐB lặp đoạn, ĐB chuyển đoạn, ĐB đảo đoạn
*ĐB số lượng NST: Là những đột biến làm thay đổi về số lượng NST trong tế bào. Gồm 2 loại: dị bội (lệch bội) và đa bội


dạng 1___xác định kiểu đột biến:
*ĐB mất đoạn: số lượng gen trên NST giảm
*ĐB lặp đoạn: số lượng gen trên NST tăng
*ĐB đảo đoạn: làm thay đổi trình tự phân bố gen-số lượng gen kô thay đổi
*ĐB chuyển đoạn: có thể làm thay đổi hoặc giữ nguyên số lượng gen trên NST. có 2 loại: chuyển đoạn tương hỗ là 1 đoạn của NST này chuyển sang 1NST khác hoặc ngược lại__ chuyển đoạn không tương hỗ là 1đoạn của NST hoặc cả NST này sáp nhập vào NST khác
*ĐB lệch bội (dị bội):Là những biến đổi làm thay đổi số lượng của 1 hay 1 số cặp NST
có các thể sau:
-thể không nhiễm: 2n-2
-thể 1 nhiễm: 2n-1
-thể 3 nhiễm: 2n+1
-thể 4 nhiễm: 2n+2
*ĐB đa bội: bộ NSTcủa 1 số nguyên lần (>2) bộ NST đơn bội(n) của loài. ("tự đa bội" là đa bội cùng nguồn; "dị đa bội" là đa bội khác nguồn(lai xa kết hợp đa bội hoá =>dị đa bội))____ tự đa bội gồm:
-đa bội chẵn: 4n, 6n, ......
-đa bội lẻ: 3n, 5n, ....


dạng 2_____hậu quả và vai trò:
*ĐB mất đoạn: Mất đoạn thường gây chết và giảm sức sống hoặc mất các tính trạng tương ứng. Do đó người ta ứng dụng đột biến mất đoạn để loại khỏi NST những gen không mong muốn hoặc xác định vị trí của gen trên NST -> lập bản đồ gen.
*ĐB lặp đoạn: Lặp đoạn thường không gây hậu quả nghiêm trọng như mất đoạn, thường tăng cường hoặc giảm mức biểu hiện của tính trạng. Lặp đoạn có vai trò quan trọng trong tiến hóa. Bằng cách lặp đoạn kèm đột biến có thể làm xuất hiện gen mới trong tế bào
*ĐB đảo đoạn: Cơ thể dị hợp tử mang đột biến đảo đoạn nếu có trao đổi chéo xảy ra trong vùng đảo đoạn -> giảm phân không bình thường, gây bán bất thụ. Tuy nhiên, cơ thể đồng hợp về đột biến này vẫn sinh sản bình thường. Đảo đoạn cũng có vai trò làm tăng sai khác giữa các thứ, nòi trong loài ->cách ly hình thành loài mới.
*ĐB chuyển đoạn: Chuyển đoạn thường giảm khả năng sinh sản (bán bất thụ), sức sống có thể giảm, thay đổi nhóm liên kết gen (có thể ứng dụng trong chọn giống). Chuyển đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
*ĐB lệch bội: cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Trong chọn giống, có thể sử dụng đột biến lệch bội để đưa NST mong muốn vào cơ thể khác. Ngoài ra người ta còn sử dung lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST.
*ĐB đa bội: Ở động vật, đa bội làm rối loạn quá trình xác định giới tính -> thường không tồn tại. Đa bội ở thực vật làm tăng hàm lượng gen, tế bào của cơ thể đa bội thường có kích thước lớn, sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt. Thể đa bội thường gặp ở những vùng lạnh.
Đa bội chẵn thường có khả năng sinh sản hữu tính, đa bội lẻ thường không giảm phân bình thường, có thể dẫn đến bất thụ hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.


dạng 3____ĐB NST gây bệnh ở người:
- Hội chứng Patau:3NST 13 (ĐB lệch bội-thể 3nhiễm)
- Hội chứng Edwards: 3NST 18 (ĐB lệch bội-thể 3nhiễm)
- Hội chứng tiếng khóc mèo kêu: mất đoạn NST 5 (ĐB mất đoạn)

- Người bị ung thư máu nếu NST 21 bị mất đoạn (ĐB mất đoạn)
- Bệnh Đao là do đột biến tam nhiễm 21 (ĐB lệch bội-thể 3nhiễm)
-Claiphentơ(XXY) (ĐB lệch bội-thể 3nhiễm)
-Tơcnơ(XO) (ĐB lệch bội-thể 1 nhiễm)
-siêu nữ(XXX) (ĐB lệch bội-thể 3nhiễm)
-OY: không tồn tại


dạng 4____cơ chế hình thành:


**ĐB cấu trúc NST:
0643f1f2481fc1bf2852af469874e5555g.jpg


**ĐB số lượng NST:
*ĐB lệch bội: do sự phân li không bình thường của 1 hay 1 số cặp NST tạo ra các giao tử thiếu hoặc thừa NST (giao tử lệch nhiễm)-các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo nên thể lệch bội.

-thể không nhiễm: giao tử (n-1)x(n-1) --> 2n-2 (NST ở 2 giao tử bị mất là cặp NST tương đồng trong hợp tử đc hình thành)
-thể 1 nhiễm: giao tử (n-1)x(n) --> 2n-1
-thể 3 nhiễm: giao tử (n+1)x(n) --> 2n+1
-thể 4 nhiễm: giao tử (n+1)x(n+1) --> 2n+2
*ĐB đa bội:
-tự đa bội: là sự tăng số nguyên lần (>2) bộ NST đơn bội của loài
+đa bội lẻ:
3n: giao tử (n)x(2n) --> 3n
5n: giao tử (3n)x(2n) --> 5n
......
+đa bội chẵn:
4n: giao tử (2n)x(2n) --> 4n hoặc do tế bào 2n nguyên phân nhưng kô phân ly 2n --> 4n
6n: giao tử (4n)x(2n) --> 6n hoặc (3n)x(3n) --> 6n
......
-dị đa bội:
(2n)x(2n) --> 4n ( chứa bộ NST của 2 loài khác nhau)
......

dạng 5____ĐB NST liên quan tới toán lai-cách viết giao tử:
chú ý:
- thể tam bội và thể tam nhiễm có cách viết giao tử như nhau.

*thể tứ bội:
AAAA cho giao tử: AA
AAAa ------------: 1/2 AA : 1/2 Aa
AAaa -------------: 1/6AA:4/6Aa:1/6aa
Aaaa -------------: 1/2Aa:1/2aa
aaaa -------------: aa
*thể tam bội:
AAA cho giao tử : 1/2AA:1/2A
AAa -------------: 1/6AA:2/6Aa:2/6A:1/6a
Aaa ---------: 1/6Aa:2/6aa:2/6 a:1/6A
aaa --------------: 1/2 aa: 1/2 a





mình nghĩ bài tập phần này là dạng bài tập khó vì nó có liên quan đến hầu hết tất cả các chuyên đề ở phía trc và còn liên quan tới bài toán lai nữa.....mọi ng cùng cố gắng nhé!
 
Last edited by a moderator:
T

traitimbang_3991

khởi động bằng vài bài trắc nghiệm nhớ!


Câu 1. Cơ chế nào đã dẫn đến đột biến lệch bội NST:
A) Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào
B) Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ cuối nguyên phân
C) Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ sau của quá trình giảm phân
D) Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ sau của quá trình nguyên phân

Câu 2. Trường hợp bộ nhiễm sắc thể(NST) 2n bị thừa 1 NST được gọi là:
A) Thể ba nhiễm B) Thể một nhiễm
C) Thể đa nhiễm D) Thể khuyết nhiễm

Câu 3. Trường hợp bộ nhiễm sắc thể(NST) 2n bị thiếu 1 NST được gọi là:
A) Thể ba nhiễm B) Thể một nhiễm
C) Thể đa nhiễm D) Thể khuyết nhiễm

Câu 4. Trường hợp bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n bị thiếu mất 1 cặp NST tương đồng được gọi là:
A) Thể ba nhiễm B) Thể một nhiễm
C) Thể đa nhiễm D) Thể khuyết nhiễm

Câu 5. Trường hợp bộ nhiễm sắc thể(NST) 2n bị thừa nhiều NST của một cặp NST tương đồng nào đó được gọi là:
A) Thể ba nhiễm B) Thể một nhiễm
C) Thể đa nhiễm D) Thể khuyết nhiễm
 
M

marucohamhoc

Hi các bạn, maruco đây, vì các bạn đã mời nhiệt tình nên maruco liều 1 phen, xin phép múa rìu qua mắt thợ, hi hi
đây là đáp án của mình:
Câu 1.
A) Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào
Câu 2.
A) Thể ba nhiễm
Câu 3.
B) Thể một nhiễm
Câu 4.
D) Thể khuyết nhiễm
câu 5.
C) Thể đa nhiễm
cho đánh giá với nha
 
A

acsimet_91

khởi động bằng vài bài trắc nghiệm nhớ!


Câu 1. Cơ chế nào đã dẫn đến đột biến lệch bội NST:
A) Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào
B) Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ cuối nguyên phân
C) Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ sau của quá trình giảm phân
D) Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ sau của quá trình nguyên phân

Câu 2. Trường hợp bộ nhiễm sắc thể(NST) 2n bị thừa 1 NST được gọi là:
A) Thể ba nhiễm B) Thể một nhiễm
C) Thể đa nhiễm D) Thể khuyết nhiễm

Câu 3. Trường hợp bộ nhiễm sắc thể(NST) 2n bị thiếu 1 NST được gọi là:
A) Thể ba nhiễm B) Thể một nhiễm
C) Thể đa nhiễm D) Thể khuyết nhiễm

Câu 4. Trường hợp bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n bị thiếu mất 1 cặp NST tương đồng được gọi là:
A) Thể ba nhiễm B) Thể một nhiễm
C) Thể đa nhiễm D) Thể khuyết nhiễm

Câu 5. Trường hợp bộ nhiễm sắc thể(NST) 2n bị thừa nhiều NST của một cặp NST tương đồng nào đó được gọi là:
A) Thể ba nhiễm B) Thể một nhiễm
C) Thể đa nhiễm D) Thể khuyết nhiễm
=====================================================
bạn ơi,nếu có thể,hãy post bài tập về lai các cặp tính trạng,trội hoàn toàn,trội ko hoàn toàn được ko?
mình thấy khó nhất là phần đó.
còn lí thuyết mình nghĩ nên post ít thôi vì lí thuyết có thể tự tìm hiểu trong SGK.quan trọng nhất là kinh nghiệm giải nhanh các bài tập tính toán :)
 
Last edited by a moderator:
0

08021994

Câu 1. Cơ chế nào đã dẫn đến đột biến lệch bội NST:
A) Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào
B) Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ cuối nguyên phân
C) Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ sau của quá trình giảm phân
D) Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ sau của quá trình nguyên phân

Câu 2. Trường hợp bộ nhiễm sắc thể(NST) 2n bị thừa 1 NST được gọi là:
A) Thể ba nhiễm B) Thể một nhiễm
C) Thể đa nhiễm D) Thể khuyết nhiễm

Câu 3. Trường hợp bộ nhiễm sắc thể(NST) 2n bị thiếu 1 NST được gọi là:
A) Thể ba nhiễm B) Thể một nhiễm
C) Thể đa nhiễm D) Thể khuyết nhiễm

Câu 4. Trường hợp bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n bị thiếu mất 1 cặp NST tương đồng được gọi là:
A) Thể ba nhiễm B) Thể một nhiễm
C) Thể đa nhiễm D) Thể khuyết nhiễm

Câu 5. Trường hợp bộ nhiễm sắc thể(NST) 2n bị thừa nhiều NST của một cặp NST tương đồng nào đó được gọi là:
A) Thể ba nhiễm B) Thể một nhiễm
C) Thể đa nhiễm D) Thể khuyết nhiễm
 
T

traitimbang_3991

nóng chưa nhỉ? làm tự luận tý! :D

bài 1/ bộ NST của 1 loài thực vật 2n = 24. có bao nhiêu NST trong bộ NSt ở:
a/ thể tam bội
b/ thể 1 nhiễm
c/ thể tứ bội
d/ thể bốn nhiễm

bài 2/ cho biết A-thân cao; a-thân thấp. các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường tỉ lệ KH tạo ra từ các phép lai sau là bao nhiêu?
a/ Aaaa x aaaa
b/ AAaa x Aa
c/ AAAa x AAaa
 
M

marucohamhoc

nóng chưa nhỉ? làm tự luận tý! :D

bài 1/ bộ NST của 1 loài thực vật 2n = 24. có bao nhiêu NST trong bộ NSt ở:
a/ thể tam bội
b/ thể 1 nhiễm
c/ thể tứ bội
d/ thể bốn nhiễm

bài 2/ cho biết A-thân cao; a-thân thấp. các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường tỉ lệ KH tạo ra từ các phép lai sau là bao nhiêu?
a/ Aaaa x aaaa
b/ AAaa x Aa
c/ AAAa x AAaa
Đây là đáp án của mình,các bạn xem có đúng không rồi cho nhận xét nha:
BÀI 1.
a) 2n= 24= > n= 12= > thể tam bội 3n= 3.12= 36( NST)
b) thể 1 nhiễm hình thành khi bộ NST của tế bào bị mất đi 1 NST trong 1 cặp NST tương đồng= > thể 1 nhiễm: 2n- 1= 23( NST)
c) 2n= 24= > n= 12= > thể tứ bội 4n= 4.12= 48( NST)
d) thể 4 nhiễm hính thành khi có thêm 2NST so với 1 cặp NST thông thường= > thể 4 nhiễm 2n+ 2= 24+ 2= 26( NST)
BÀI 2.
a) tỉ lệ giao tử ở bố và mẹ lần lượt là:
bố: 1/ 10 A, 3/ 10a, 3/ 10Aa, 3/ 10aa mẹ: 1/ 2a, 1/ 2aa
tỉ lệ: 191 trội: 9 lặn
 
B

benhoxinhyeu

Đây là đáp án của mình,các bạn xem có đúng không rồi cho nhận xét nha:
BÀI 2.
a) tỉ lệ giao tử ở bố và mẹ lần lượt là:
bố: 1/ 10 A, 3/ 10a, 3/ 10Aa, 3/ 10aa mẹ: 1/ 2a, 1/ 2aa
tỉ lệ: 191 trội: 9 lặn
theo mình nghĩ bài này bạn làm chưa đúng ùi! phần a là viết giao tử theo hình vuông í! về bố( tạm gọi thế nhé cái đầu í) sẽ cho giao tử là: 3Aa và 3aa
còn của mẹ là: 6aa nên \Rightarrow F1: 18Aaaa: 18aaaa vậy tỉ lện KH sẽ là 1/2 trội và 1/2 lặn! Theo mình nghĩ là như thế^^ phần b và c cũng làm tương tự sẽ ra được kết quả đúng^^!

còn phần b vs c làm tương j^^ có đúng ko zị?????????

bạn ui! bài 1 í! thay đổi tý đề bài thế này nhé số loại thể 1 kép có thể hoặc đại loại như thế thỳ cách làm lại khac! dùng chỉnh hợp tổ hợp j j í! nhưng mình chưa rõ lắm mọi người giải giúp mình nhé! tks^^!!
 
Last edited by a moderator:
T

traitimbang_3991

theo mình nghĩ bài này bạn làm chưa đúng ùi! phần a là viết giao tử theo hình vuông í! về bố( tạm gọi thế nhé cái đầu í) sẽ cho giao tử là: 3Aa và 3aa
còn của mẹ là: 6aa nên \Rightarrow F1: 18Aaaa: 18aaaa vậy tỉ lện KH sẽ là 1/2 trội và 1/2 lặn! Theo mình nghĩ là như thế^^ phần b và c cũng làm tương tự sẽ ra được kết quả đúng^^!

mình có nghe nói về quy tắc hình tam giác và hình vuông nhưng chưa hề đc học qua! mình seach cũng kô thấy tài liệu nào nói về 2quy tắc đó nên chỉ có thể post lên tỷ lệ giao tử cụ thể cho 1 số trg hợp....... bạn nào bít có thể post quy tắc đó đc kô? thank nhìu! :D

còn bài 2, theo như tài liệu mình seach đc về cách viết giao tử thì
a/ Aaaa x aaaa
G: 1/2Aa, 1/2 aa x aa
F1: 1/2Aaaa: 1/2aaaa

b/ AAaa x Aa
c/ AAAa x AAaa

2 phần này làm tương tự.....


bạn ui! bài 1 í! thay đổi tý đề bài thế này nhé số loại thể 1 kép có thể hoặc đại loại như thế thỳ cách làm lại khac! dùng chỉnh hợp tổ hợp j j í! nhưng mình chưa rõ lắm mọi người giải giúp mình nhé! tks^^!!
hic, bài tập nỳ cũng chưa đc làm bao giờ, mình chỉ trình bày theo ý hiểu của mình!
VD:2n=24, hỏi có thể có bao nhiêu loại thể 1 kép?
trả lời: 2n=24 --> có 12 cặp NST -----> số thể 1 kép có thể là: tổ hợp chập 2 của 12 = ???
 
Last edited by a moderator:
T

toi0bix

2 quy tắc đó rất dễ .
1/ quy tắc hình tam giác .
Ví dụ đối với Aaa :Vẽ 1 hình tam giác ra giấy nháp , trong đó 3 đỉnh của tam giác tương ứng với A , a , a
3 đỉnh tam giác là 3 giao tử A , a , a
mỗi đỉnh liên kết với 1 đỉnh khác tạo ra 3 giao tử nữa : Aa ; Aa ; aa
=> Aaa cho ra 6 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau .
2/ Quy tắc hình chữ nhật : tương tự như quy tắc tam giác , ví dụ đối với AAaa:
4 đỉnh của HCN tương ứng với các giao tử A , A , a , a
Mỗi đỉnh của HCN liên kết với 1 đỉnh khác => có 6 cách liên kết tương ứng với 6 loại giao tử có tỷ lệ ngang nhau .
( cách liên kết chính là 4 cạnh với 2 đường chéo của hcn đó )
 
L

lananh_vy_vp

Post bài cái:)
Một hợp tử khi phân bào bình thường liên tiếp 3 đợt đã lấy từ môi trường tế bào nguyên liệu tạo ra tương đương với 329 NST đơn.Gen B nằm trên NST trong hợp tử dài 0,51 micromet và có A=30% số lượng Nu của gen.Môi trường tế bào đã cung cấp 63000 Nu cho quá trình tự sao của gen đó trong 3 đợt phân bào của hợp tử nói trên.
a)Xác định tổng số NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi trong toàn bộ số tế bào được hình thành sau 3 đợt phân bào của hợp tử.
b)Gen B thuộc NST nào của hợp tử?
c)Xác định cơ chế hình thành hợp tử.
d)Khả năng biểu hiện KH của cơ thể đc phát triển từ hợp tử nói trên.
Biết gen B trong thế hệ tế bào cuối cùng ở các trường hợp trên đều ở trạng thái chua nhân đôi.
 
B

benhoxinhyeu

2 quy tắc đó rất dễ .
1/ quy tắc hình tam giác .
Ví dụ đối với Aaa :Vẽ 1 hình tam giác ra giấy nháp , trong đó 3 đỉnh của tam giác tương ứng với A , a , a
3 đỉnh tam giác là 3 giao tử A , a , a
mỗi đỉnh liên kết với 1 đỉnh khác tạo ra 3 giao tử nữa : Aa ; Aa ; aa
=> Aaa cho ra 6 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau .
2/ Quy tắc hình chữ nhật : tương tự như quy tắc tam giác , ví dụ đối với AAaa:
4 đỉnh của HCN tương ứng với các giao tử A , A , a , a
Mỗi đỉnh của HCN liên kết với 1 đỉnh khác => có 6 cách liên kết tương ứng với 6 loại giao tử có tỷ lệ ngang nhau .
( cách liên kết chính là 4 cạnh với 2 đường chéo của hcn đó )
mình xin bổ sung thêm cho đầy đủ 2 quy tắc trên chỉ áp dụng vs những trường hợp như bài này thui! nghĩa là toàn a hay b hết i đại loại như thế!
Vs lại mọi người chỉ tận tình cái phần trên tớ hỏi ddi^^ tks! trước! post bài liên quan đến thỳ càng tốt! tks lắm í ^^!
 
L

lananh_vy_vp

ko ai thích làm bài này thì phải,e post luôn đáp án vậy.
1.Xác định tổng số NST trong các tế bào được tạo ra từ hợp tử:
-Số NST trong 1 tế bào:
329 NST:[tex](2^3 - 1)[/tex]=47 NST
Như vậy, hiện tượng dị bội thể đã xảy ra ngay từ hợp tử đc tạo thành-->Hợp tử đã chứa bộ NST 2n +1=46+1=47 NST -->1 cặp NST ở thể 3.
-Tổng số NST trong toàn bộ số tế bào mới đc tạo thành do phân bào của hợp tử là:
47 NST x [tex]2^3[/tex] = 376 NST

2.Xác định vị trí của gen B là:
-Tổng số Nu của gen B là:
[tex]0,51 x 10^4 x (2:3,4)=3000[/tex] Nu
-Số lượng Nu thuộc gen B trong 1 tế bào là:
[TEX]63000:(2^3-1)=9000[/TEX] Nu
-Số lượng gen B trong 1 tế bào là:
9000:3000=3 gen
Vậy gen B nằm trên NST ở thể 3.

3.Cơ chế hình thành hợp tử:
-Do sự kết hợp giữa 1 tinh trùng mang 24 NST(n+1) với 1 tế bào trứng bình thường n=23
-Sự hình thành giao tử n+1 là do trong quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh trùng sang tế bào sinh trứng diễn ra ko bình thường ở lần phân bào thứ 2 của giảm phân, vì thể 3 mang 3 gen B.

4.Khả năng biểu hiện KH:
+Nếu là thể 3 ở NST 21:gây ra hội chứng Đao.
+Nếu là thể 3 D(từ NST 13-15):gây hội chứng Patau
+Nếu là thể 3 E(từ NST 16-18):gây hội chứng Edvardsa
+Nếu là thể 3 XXY:gây hội chứng Claiphento.
+Nếu là thể 3 XXX:gây hội chứng 3X ở nữ
 
A

acsimet_91

2 quy tắc đó rất dễ .
1/ quy tắc hình tam giác .
Ví dụ đối với Aaa :Vẽ 1 hình tam giác ra giấy nháp , trong đó 3 đỉnh của tam giác tương ứng với A , a , a
3 đỉnh tam giác là 3 giao tử A , a , a
mỗi đỉnh liên kết với 1 đỉnh khác tạo ra 3 giao tử nữa : Aa ; Aa ; aa
=> Aaa cho ra 6 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau .
2/ Quy tắc hình chữ nhật : tương tự như quy tắc tam giác , ví dụ đối với AAaa:
4 đỉnh của HCN tương ứng với các giao tử A , A , a , a
Mỗi đỉnh của HCN liên kết với 1 đỉnh khác => có 6 cách liên kết tương ứng với 6 loại giao tử có tỷ lệ ngang nhau .
( cách liên kết chính là 4 cạnh với 2 đường chéo của hcn đó )
lúc đầu nghe phương pháp hình chữ nhật,hình tam giác thì mình tuởng "oai" lắm
hóa ra là như thế.mình nghĩ cách đó cũng ko hay lắm :)
các bạn giải giúp mình bài này nhé!
Ở cà chua A quy định quả đỏ,a quy định quả vàng.cho giao phối 2 cây quả đỏ 4n( Aaaa) và cây quả đỏ 2n(Aa).tỉ lệ kiểu hình thu được là bao nhiêu?
mình ra là 3:1 nhưng đáp án là 11:3
giải thích giúp mình nhé! thanks!
 
T

traitimbang_3991

lúc đầu nghe phương pháp hình chữ nhật,hình tam giác thì mình tuởng "oai" lắm
hóa ra là như thế.mình nghĩ cách đó cũng ko hay lắm :)
các bạn giải giúp mình bài này nhé!
Ở cà chua A quy định quả đỏ,a quy định quả vàng.cho giao phối 2 cây quả đỏ 4n( Aaaa) và cây quả đỏ 2n(Aa).tỉ lệ kiểu hình thu được là bao nhiêu?
mình ra là 3:1 nhưng đáp án là 11:3
giải thích giúp mình nhé! thanks!

:) cáck đó rất hay đó bạn!
áp dụng quy tắc hình chữ nhật cho kiểu gen Aaaa thì tỉ lệ giao tử tạo ra từ KG này là: 3/6Aa:3/6aa
KG Aa cho 2 loại giao tử với tỉ lệ: 1/2A:1/2a
vậy___ Aaaa x Aa ---> 3/12AAa:6/12Aaa:3/12aaa tỉ lệ phải là 9:3 chứ?
 
A

acsimet_91

:) cáck đó rất hay đó bạn!
áp dụng quy tắc hình chữ nhật cho kiểu gen Aaaa thì tỉ lệ giao tử tạo ra từ KG này là: 3/6Aa:3/6aa
KG Aa cho 2 loại giao tử với tỉ lệ: 1/2A:1/2a
vậy___ Aaaa x Aa ---> 3/12AAa:6/12Aaa:3/12aaa tỉ lệ phải là 9:3 chứ?
ừ.mình cũng ra thế nhưng mà ko có đáp án đó :((
thêm nữa nè:

ở cà chua ,A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Cho giao phối cây quả đỏ 4n (Aaaa) với cây quả đỏ 4n (Aaaa).Tỉ lệ kiểu hình thu được là bao nhiêu?

mình lại ra 3:1 nhưng đáp án lại là 35:1
mình nghĩ chắc cách làm của bọn mình có vấn đề gì rồi (vì nếu sách sai ko lẽ lại sai nhièu thế :(( )

bài 2/ cho biết A-thân cao; a-thân thấp. các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường tỉ lệ KH tạo ra từ các phép lai sau là bao nhiêu?
a/ Aaaa x aaaa
b/ AAaa x Aa
c/ AAAa x AAaa
Đây là đáp án của mình,các bạn xem có đúng không rồi cho nhận xét nha:

BÀI 2.

a) tỉ lệ giao tử ở bố và mẹ lần lượt là:

bố: 1/ 10 A, 3/ 10a, 3/ 10Aa, 3/ 10aa mẹ: 1/ 2a, 1/ 2aa

tỉ lệ: 191 trội: 9 lặn

a, 1:1
b,11:1
c,100% tính trạng trội

Đáp án của mình có vẻ hơi khác đáp án của maruco

@traitimbang:traitimbang à, bạn có đáp án ko?nói mình biết đáp án nhé
@maruco:maruco à,mình ko hiểu cho lắm cách làm của bạn,bạn nói rõ hơn được ko?:) thanks
 
Last edited by a moderator:
T

traitimbang_3991

ừ.mình cũng ra thế nhưng mà ko có đáp án đó :((
thêm nữa nè:

ở cà chua ,A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Cho giao phối cây quả đỏ 4n (Aaaa) với cây quả đỏ 4n (Aaaa).Tỉ lệ kiểu hình thu được là bao nhiêu?

mình lại ra 3:1 nhưng đáp án lại là 35:1
mình nghĩ chắc cách làm của bọn mình có vấn đề gì rồi (vì nếu sách sai ko lẽ lại sai nhièu thế :(( )
mình cũng ra là 35:1 nà :D
Aaaa x Aaaa
G: 3/6Aa:3/6aa x 3/6Aa:3/6aa
F: tỉ lệ KH: 35:1 đó!
@: hihi...... nhầm! 3:1 mới đúng :D ngại quá! hihi.....sáck tham khảo nhìu chỗ sai mà!

a, 1:1
b,11:1
c,100% tính trạng trội

Đáp án của mình có vẻ hơi khác đáp án của maruco

@traitimbang:traitimbang à, bạn có đáp án ko?nói mình biết đáp án nhé
@maruco:maruco à,mình ko hiểu cho lắm cách làm của bạn,bạn nói rõ hơn được ko?:) thanks
mình cũng ra như thế này :D
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom