♥ Hội sinh học 93 ♥

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thuhien248

Một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X; gen thứ 2 có 5 alen, nằm trên NST thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại KG tối đa về cả 2 gen trên có thể đc tạo ra trong quần thể là
A. 45
B. 90
C. 15
D. 135
Các bạn giúp mình bài này nhé. Đề thi đại học năm ngoái đóa.
Gen thứ 1 có 3 alen nằm trên đoạn k tuơng đồg.
--> ở giới cái có 3+3C2 = 6 kgen
Ở giới đực có 3 kgen
=>gen 1 có 9 kgen
+,gen 2 có 5 alen trên NST thuờng---> có 5+5C2 =15 kgen
=>Số loại kgen tối đa về cả 2 gen la 9.15=135
-->đáp án D
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Chuyên đề IX:Quy luật di truyền

1.Tính số loại và thành phần gen giao tử:
Số loại giao tử: Tùy thuộc vào số cặp gen dị hợp trong kiểu gen
+ Trong KG có 1 cặp gen dị hợp --> [TEX]2^1[/TEX] loại giao tử
+ Trong KG có 2 cặp gen dị hợp --> [TEX]2^2[/TEX] loại giao tử
+ Trong KG có 3 cặp gen dị hợp --> [TEX]2^3[/TEX] loại giao tử
Vậy trong KG có n cặp gen dị hợp --> [TEX]2^n[/TEX] loại giao tử
Ví dụ: Kiểu gen AaBbCcDd có khả năng tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
Ta xét ở kiểu gen trên có 4 cặp gen dị hợp, vậy số loại giao tử là [TEX]2^n=2^4=16[/TEX]

2.Tính số kiểu tổ hợp, kiểu gen, kiểu hình và các tỉ lệ phân li ở đời con (dạng toán thuận)
* Số kiểu tổ hợp:
Mỗi loại giao tử đực tổ hợp tự do với các loại giao tử cái tạo thành nhiều kiểu tổ hợp trong các hợp tử. Vì vậy số kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử đực và cái là:
Số kiểu tổ hợp = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái
Kiểu tổ hợp khác nhau nhưng có thể đưa đến kiểu gen giống nhau
=> số KG số kiểu tổ hợp
Đời con:
Sự di truyền của các cặp gen là độc lập với nhau, vì vậy sự tổ hợp tự do giữa các cặp gen cũng như giữa các cặp tính trạng. Vì vậy, kết quả về kiểu gen cũng như về kiểu hình ở đời con được xác định:

+ Tỉ lệ kiểu gen chung của nhiều cặp gen = Tích các tỉ lệ kiểu gen riêng lẻ của mỗi cặp gen.
Số kiểu gen tính chung = Tích số các kiểu gen riêng của mỗi cặp gen

+ Tỉ lệ kiểu hình chung của nhiều cặp tính trạng = Tích các tỉ lệ kiểu hình riêng lẻ của mỗi cặp tính trạng.
Số kiểu hình tính chung = Tích số kiểu hình riêng của mỗi cặp tính trạng

* Tính tỉ lệ phân ly ở đời con :
--> Tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con = Tích các tỉ lệ kiểu gen riêng lẻ của mỗi cặp gen.

• CÔNG THỨC TỔNG QUÁT

Trong lai n cặp tính trạng thì tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 ứng với công thức [tex](3 + 1)^n[/tex].
+ Cây dị hợp về n cặp allen có 2^n loại giao tử
+ Cây dị hợp về m cặp allen có 2^m loại giao tử
Do đó => Tổng số hợp tử = [TEX]2^n * 2^m = 2^{n+m}[/TEX]
- Tỉ lệ cây có kiểu hình trội = [tex](\frac{3}{4})^{n+m}[/tex]
- Tỉ lệ thể đồng hợp toàn trội = [tex](\frac{1}{2})^{n+m}[/tex]
- Tỉ lệ thể đồng hợp toàn lặn = [tex](\frac{1}{2})^{n+m}[/tex]
*Tìm số kiểu gen của một cơ thể:
Một cơ thể có n cặp gen nằm trên n cặp NST tương đồng, trong đó có k cặp gen dị hợp và m=n-k cặp gen đồng hợp. Số kiểu gen có thể có của cơ thể đó tính theo công thức:
[tex]A=C^{n-k}_n*2^{n-k}=C^m_n*2^m[/tex]
Trong đó: A là số kiểu gen có thể có của cơ thể đó
n là số cặp gen
k là số cặp gen dị hợp
m là số cặp gen đồng hợp

3.Tương tác gen
-Các dạng phổ biến:
+ 9:3:3:1 hoặc 9:6:1 hoặc 9:7 là tính trạng di truyền theo tương tác bổ trợ (bổ sung).
+ 12:3:1 hoặc 13:3 là tính trạng di truyền theo quy luật tương tác át chế trội.
+ 9:3:4 là tương tác át chế do gen lặn.
+ 15:1 là tương tác cộng gộp kiểu không tích lũy các gen trội
Click~> Các dạng tương tác gen (đầy đủ)
-Cách nhận biết:Khi xét sự di truyền của 1 tính trạng, điều giúp chúng ta nhận biết tính trạng đó được di truyền theo quy luật tương tác của 2 gen không alen là:
+ Tính trạng đó được phân li KH ở thế hệ sau theo tỉ lệ 9:3:3:1 hay biến đổi của tỉ lệ này.
+ Tính trạng đó được phân li KH ở thế hệ sau theo tỉ lệ 3:3:1:1 hay biến đổi của tỉ lệ này.
+ Kết quả lai phân tích xuất hiện tỉ lệ KH 1:1:1:1 hay biến đổi của tỉ lệ này.

4.Liên kết gen
* Nội dung: Các gen nằm trên 1 NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài là tương ứng với số NST trong bộ đơn bội của loài đó. Số nhóm tính trạng liên kết là tương ứng với số nhóm gen liên kết.
* Cơ sở tế bào học: Sự phân li các NST trong giảm phân, sự tổ hợp các NST trong thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của các gen trên cùng 1 NST.
- Lưu ý: các gen càng nằm gần nhau trên NST thì liên kết càng chặt chẽ, các gen càng xa nhau thì lực liên kết càng yếu.
* Ý nghĩa:
- LK gen hoàn toàn hạn chế sự xuất hiện BDTH, đảm bảo sự di truyền bền vững, ổn định của nhóm tính trạng quy định bởi các gen trên cùng 1 NST.
- Các gen nằm trên 1 NST thường di truyền cùng nhau--> trong tự nhiên nhiều gen quý khác nhau giúp sinh vật thích nghi với môi trường có thể được tập hợp trên cùng 1 NST--> luôn di truyền cùng nhau-->Giúp duy trì sự ổn định của loài.
- Trong côn tác giống, các nhà khoa học có thể dùng biện pháp gây đột biến chuyển đoạn để chuyển những gen có lợi vào cùng 1 NST--> Tạo các giống có đặc diểm mong muốn.

5.Hoán vị gen

4.1.Cách nhận dạng :
-Cấu trúc của NST thay đổi trong giảm phân .
-Là quá trình lai 2 hay nhiều tính , tỉ lệ phân tính chung của các cặp tính trạng không phù hợp với phép nhân xác suất
Nhưng xuất hiện đầy đủ các loại kiểu hình như phân li độc lập .
4.2.Cách giải :
-Bước 1 : Qui ước .
-Bước 2 : Xét từng cặp tính trạng
-Bước 3 : Xét cả 2 cặp tính trạng
-Bước 4 : Xác định kiểu gen của cá thể đem lai và tần số hoán vị gen :
a)Lai phân tích :
-Tần số hoán vị gen bằng tổng % các cá thể chiếm tỉ lệ thấp .
-Nếu ở đời sau xuất hiện kiểu hình giống bố mẹ chiếm tỉ lệ cao == > KG : AB/ab X ab/ab .
-Nếu ở đời sau xuất hiện kiểu hình giống bố mẹ chiếm tỉ lệ thấp == > KG : Ab/aB X ab/ab .
b)Hoán vị gen xảy ra 1 bên :
% ab . 50% = % kiểu hình lặn .
-Nếu % ab < 25 % == > Đây là giao tử hoán vị .
+Tần số hoán vị gen : f % = 2 . % ab
+Kiểu gen : Ab/aB X Ab/aB .
-Nếu % ab > 25 % == > Đây là giao tử liên kết .
+Tần số hoán vị gen : f % = 100 % - 2 . % ab
+Kiểu gen : AB/ab X AB/ab .
c)Hoán vị gen xảy ra 2 bên :
(% ab)^2 = % kiểu hình lặn

-Nếu % ab < 25 % == > Đây là giao tử hoán vị .
+Tần số hoán vị gen : f % = 2 . % ab
+Kiểu gen : Ab/aB X Ab/aB .

-Nếu % ab > 25 % == > Đây là giao tử liên kết .
+Tần số hoán vị gen : f % =100% - 2 . % ab
+Kiểu gen : AB/ab X AB/ab .
d)Hoán vị gen xảy ra 2 bên nhưng đề bài chỉ cho 1 kiểu hình (1 trội , 1 lặn ) :
Gọi x là % của giao tử Ab == > %Ab = %aB = x% .
%AB = %ab = 50% - x% .
Ta có x^2 - 2x(50% - x%) = kiểu hình (1 trội , 1 lặn ).
-Nếu x < 25% == >%Ab = %aB (Đây là giao tử hoán vị)
+Tần số hoán vị gen : f % = 2 . % ab
+Kiểu gen : AB/ab X AB/ab .
-Nếu x > 25% == > %Ab = %aB (Đây là giao tử liên kết )
+Tần số hoán vị gen : f % = 100 % - 2 . % ab
+Kiểu gen : Ab/aB X Ab/aB .
- Bước 5 : Viết sơ đồ lai .

6.Tần số trao đổi chéo – tần số hoán vị gen ( P )
+Tần số trao đổi chéo giữa 2 gen trên cùng NST bằng tổng tỉ lệ 2 loại giao tử mang gen hoán vị.
+Tần số HVG < 25%. Trong trường hợp đặc biệt, các tế bào sinh dục sơ khai đều xảy ra trao đổi chéo giống nhau => tần số HVG = 50%.
Tỉ lệ mỗi loại giao tử liên kết = [tex]\frac{100% - f}{2}[/tex]
Tỉ lệ mỗi loại giao tử HVG = [tex]\frac{f}{2}[/tex]

7.Khoảng cách tương đối giữa các gen trên cùng 1 NST
+Tần số HVG thể hiện khoảng cách tương đối giữa 2 gen : Hai gen càng xa nhau thì tần số HVG càng lớn và ngược lại.
+Dựa vào tần số HVG => khoảng cách giữa các gen => vị trí tương đối trong các gen liên kết. Quy ước 1CM ( centimorgan ) = 1% HVG.

8.Di truyền liên kết với giới tính
a)Gen trên NST X :
-Có hiện tượng di truyền chéo .
-Không có alen tương ứng trên NST Y .
-Kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau .
-Tính trạng lặn thường biểu hiện ở cá thể XY .
b)Gen trên NST Y :
-Có hiện tượng di truyền thẳng .
-Không có alen tương ứng trên NST X .
-Tính trạng chỉ biểu hiện ở cá thể XY .
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

BT cho mọi người nha:D

Câu 1:Ở đậu Hà lan, gen A quy định hạt vàng, a: hạt xanh, gen B hạt trơn, b: hạt nhăn. Cho cây xanh nhăn giao phấn với cây hạt vàng’ trơn thu được tỷ lệ 1 : 1. Kiểu gen của cây bố mẹ là:

Câu 2:Ở người gen N: mắt nâu, n: mắt đen, T: tóc quăn, t : tóc thẳng.
Nhóm máu A do kiểu gen IA IAvà IA IO quy định .
Nhóm máu B do kiểu gen IB IB và IB IO quy định.
Nhóm máu AB do kiểu gen IA IB quy định.
Nhóm máu O do kiểu gen I0 I0 quy định.
Số loại kiểu gen có thể có về các tính trạng nói trên là bao nhiêu?

Câu 3:Cho lai hai cơ thể thực vật cùng loài, khác nhau về ba cặp tính trạng tương phản thuần chủng F1 thu được 100% cây thân cao, quả đỏ, hạt tròn. Sau đó, cho cây F1 lai với cây khác cùng loài thu được thế hệ lai gồm :
802 cây thân cao, quả vàng, hạt dài.
199 cây thân cao, quả vàng, hạt tròn.
798 cây thân thấp, quả đỏ, hạt tròn.
201 cây thân thấp, quả đỏ, hạt dài.
a) Hãy xác định quy luật di truyền chi phối đồng thời ba tính trạng trở lên.
b) Viết các kiểu gen có thể có của P và F1 ( không cần viết sơ đồ lai )
 
B

bunny147

BT cho mọi người nha:D

Câu 1:Ở đậu Hà lan, gen A quy định hạt vàng, a: hạt xanh, gen B hạt trơn, b: hạt nhăn. Cho cây xanh nhăn giao phấn với cây hạt vàng’ trơn thu được tỷ lệ 1 : 1. Kiểu gen của cây bố mẹ là:

Cây xanh nhăn : aabb.
Tỉ lệ 1 :1 nên KG cây còn lại phải dị hợp 1 cặp gen , có thể KG cây còn lại là :
AaBB hoặc AABb .
P : AaBB ----- x-----aabb
----AABb-----x ---- aabb



Câu 3:Cho lai hai cơ thể thực vật cùng loài, khác nhau về ba cặp tính trạng tương phản thuần chủng F1 thu được 100% cây thân cao, quả đỏ, hạt tròn. Sau đó, cho cây F1 lai với cây khác cùng loài thu được thế hệ lai gồm :
802 cây thân cao, quả vàng, hạt dài.
199 cây thân cao, quả vàng, hạt tròn.
798 cây thân thấp, quả đỏ, hạt tròn.
201 cây thân thấp, quả đỏ, hạt dài.
a) Hãy xác định quy luật di truyền chi phối đồng thời ba tính trạng trở lên.
b) Viết các kiểu gen có thể có của P và F1 ( không cần viết sơ đồ lai )
- Quy ước :
A : cao ; a : thấp
B : đỏ ; b : vàng
C : tròn ; c : dài
F1 toàn cây thân cao, đỏ, tròn => F1 tuân theo quy luật đồng tính .
Xét tính trạng thế hệ lai :
( cao : thấp) = 1: 1 => Aa x aa
( đỏ : vàng ) = 1 : 1 => Bb x bb
( tròn : dài ) = 1 :1 => Cc x cc
=> F1 : AaBbCc
Kiểu gen có thể có của P :
AABBCC x aabbcc
aaBBCC x AAbbcc
AAbbCC x aaBBcc
AABBcc x aabbCC
 
L

levy123

mọi người cho hỏi số loại giao tử tối đa sinh ra khi cho 3 tế bào sinh tinh có kg AaBbDdEehh giảm phân là
 
P

phuongdung282

1 Tế báo sinh tinh tạo ra tối đa 2 loại giao tử
Vậy 3 tế báo sinh tinh tạo ra tối đa 6 giao tử
 
L

levy123

Cà độc dược có 2n = 12. Dạng thể ba của loài này có khả năng tạo ra
bao nhiêu loại giao tử không bình thường về số lượng NST? Biết sự kết
hợp và phân li của các NST diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
 
M

mua_lanh_0000

Cà độc dược có 2n = 12. Dạng thể ba của loài này có khả năng tạo ra
bao nhiêu loại giao tử không bình thường về số lượng NST? Biết sự kết
hợp và phân li của các NST diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
Mĩnh chỉ nghĩ đơn giản là: SỐ lượng thể ba: [TEX]{{C}_{12}}^{1}[/TEX]
Cứ mỗi thể ba sẽ tạo ra 4/2 giao tử ko bt => số laoị giao tử ko bt là: [TEX]{{C}_{12}}^{1}.\frac{4}{2}[/TEX]
 
C

camnhungle19


Cùng tiếp tục nhé mọi người:

Câu 1: Xét kiểu gen AaBbDd có B,D và b,d cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng, di truyền liên kết, không có trao đổi chéo. Cho biết:
a, 1 TB sinh tinh thực tế cho mấy loại tinh trùng
b, 1 TB sinh trứng thực tế cho mấy loại trứng
c, 1 cơ thể cho tối đa mấy loại giao tử
d, 3 TB sinh tinh cho tối đa mấy loại giao tử

Câu 2: Ở gà bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, F1: 100% lông xám, có lông chân. F1 giao phối với gà lông đen, ko có lông chân --> F2: 48 xám, có lông chân : 51 đen, không lông chân. Xác định kiểu gen của bố mẹ biết mỗi tính trạng do 1 gen nằm trên NST thường quy định.
 
L

lananh_vy_vp

Câu 2: Ở gà bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, F1: 100% lông xám, có lông chân. F1 giao phối với gà lông đen, ko có lông chân --> F2: 48 xám, có lông chân : 51 đen, không lông chân. Xác định kiểu gen của bố mẹ biết mỗi tính trạng do 1 gen nằm trên NST thường quy định.
-Tỉ lệ F1 xấp sỉ 1:1, đây là phép lai 2 cặp tính trạng-->có hiện tượng di truyền liên kết.
- "bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, F1: 100% lông xám, có lông chân"
-->lông xám, có lông chân là trội
-Quy ước:
A:lông xám a:lông đen
B:có lông chân b:không có lông chân
- Gà F2 lông đen, không lông chân" phải nhận 1 giao tử ab từ bố, 1 ab từ mẹ
Mà gà F1 có KH lông xám, có lông chân -->KG gà F1: [tex]\frac{AB}{ab}[/tex]
Do P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản-->KG P: [tex]\frac{AB}{AB}x{ab}{ab}[/tex]
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom