[Hóa] Trao đổi lý thuyết

G

giotbuonkhongten

40. từ dung dịch AgNO3 điều chế Ag bằng cách:

A. thêm kiềm vào dung dịch Ag2O rồi dùng khí H2 để khử Ag2­O ở nhiệt độ cao.

B. dùng Cu để khử Ag+ trong dung dịch.
C. điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ.

D. Tất cả đều đúng.

41. Khi cho luồng khí hiđrô dư đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm:

A. Al2O3, MgO, Fe, Cu. B. Al, MgO, Fe, CuO. C. Al, MgO, Fe, Cu. D. Al2O3, MgO, FeO, Cu.

42. Cho các ion: Fe2+ (1); Ag+ (2); Cu2+ (3). Thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion đó là:

A. (2) < (3) < (1). B. (1) < (3) < (2). C. (1) < (2) < (3). D. (2) < (1) < (3).

43. Chọn câu trả lời đúng nhất?

A. Tất cả đều đúng. B. Al là 1 kim loại lưỡng tính.

C. Mg là 1 kim loại có tính khử mạnh. D. Al(OH)3 là 1 hiđrô xit lưỡng tính

M chưa học phần kim loại, nhưng theo những gì đã biết thì chắc đúng rồi

M cop trên mạng, m có mấy câu hay nà :)


Viết pt phản ứng và nêu hiện tượng có thể xảy ra của các trường hợp sau:
1. Cho kim loại Ba lần lượt vào dung dịch Fe2(SO4)3, AlCl3, KHCO3

2. Cho hỗn hợp bột gồm BaO và Al vào CuSO4
3. Cho bột Fe3O4 vào H2SO4 loãng sau đó cho thêm nước Br2
 
B

bunny147




Viết pt phản ứng và nêu hiện tượng có thể xảy ra của các trường hợp sau:
1. Cho kim loại Ba lần lượt vào dung dịch Fe2(SO4)3, AlCl3, KHCO3
Cho Ba vào
+ dung dịch Fe2(SO4)3 : có khí và kết tủa .
Ba + 2H2O ---> Ba(OH)2 + H2 (1)
3Ba(OH)2 + Fe2(SO4)3 -------> 3BaSO4 + 2Fe(OH)3
+ dung dịch AlCl3 : xuất hiện khí và kết tủa, kết tủa tan dần ( nếu Ba dư )
(1)
3Ba(OH)2 + 2AlCl3 ---> 3BaCl2 + 2Al(OH)3
Al(OH)3 + Ba(OH)2 -----> Ba(AlO2)2 + H2O ( thôi mình bỏ qua phần cân bằng nhé )
+ dung dịch KHCO3 : có khí và kết tủa
(1)
KHCO3 + Ba(OH)2 ---> BaCO3 + H2O + KOH


2. Cho hỗn hợp bột gồm BaO và Al vào CuSO4
Các pư có thể xảy ra :
BaO + H2O ----> Ba(OH)2
Ba(OH)2 + Al --->
Al + CuSO4 --->
Ba(OH)2 + CuSO4 --->

3. Cho bột Fe3O4 vào H2SO4 loãng sau đó cho thêm nước Br2
Cái này không biết .

 
H

haruka18

Viết pt phản ứng và nêu hiện tượng có thể xảy ra của các trường hợp sau:
1. Cho kim loại Ba lần lượt vào dung dịch Fe2(SO4)3, AlCl3, KHCO3
Cho Ba vào
+ dung dịch Fe2(SO4)3 : có khí và kết tủa .
Ba + 2H2O ---> Ba(OH)2 + H2 (1)
3Ba(OH)2 + Fe2(SO4)3 -------> 3BaSO4 + 2Fe(OH)3
+ dung dịch AlCl3 : xuất hiện khí và kết tủa, kết tủa tan dần ( nếu Ba dư )
(1)
3Ba(OH)2 + 2AlCl3 ---> 3BaCl2 + 2Al(OH)3
Al(OH)3 + Ba(OH)2 -----> Ba(AlO2)2 + H2O ( thôi mình bỏ qua phần cân bằng nhé )
+ dung dịch KHCO3 : có khí và kết tủa
(1) KHCO3 + Ba(OH)2 ---> BaCO3 + H2O + KOH
theo mình nghĩ k có phản ứng này mà xảy ra phản ứng
2KHCO3 + Ba(OH)2 ---> BaCO3 + 2H2O + K2CO3

3. Cho bột Fe3O4 vào H2SO4 loãng sau đó cho thêm nước Br2
Đầu tiên xảy ra phản ứng:
Fe3O4 + 4H2SO4 ---> Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O
Khi cho nước Br2 vào:
6FeSO4 + 3Br2 --->2Fe2(SO4)3 + 2FeBr3
Hiện tượng: mất màu nước Br2
 
B

bunny147

theo mình nghĩ k có phản ứng này mà xảy ra phản ứng
2KHCO3 + Ba(OH)2 ---> BaCO3 + 2H2O + K2CO3
Đó là tỉ lệ 2 :1 . Nếu như 1: 1 thì sao nhỉ ?
Tớ chả rành mấy cái pư , tớ chỉ nghĩ là :
KHCO3 ---> HCO3- + K+
Ba(OH)2 ----> Ba2+ + 2OH-
pư : HCO3- + OH- ---> CO32- + H2O
Ba2+ + CO32- -->BaCO3
===> KHCO3 + Ba(OH)2 ---> BaCO3 + H2O + KOH
Đếm thấy đủ cả :D
 
G

giotbuonkhongten

Đó là tỉ lệ 2 :1 . Nếu như 1: 1 thì sao nhỉ ?
Tớ chả rành mấy cái pư , tớ chỉ nghĩ là :
KHCO3 ---> HCO3- + K+
Ba(OH)2 ----> Ba2+ + 2OH-
pư : HCO3- + OH- ---> CO32- + H2O
Ba2+ + CO32- -->BaCO3
===> KHCO3 + Ba(OH)2 ---> BaCO3 + H2O + KOH
Đếm thấy đủ cả :D

KHCO3 + Ba(OH)2 --> K2CO3 + BaCO3 + H2O
Nếu Ba(OH)2 dư thì có thêm pứng

Ba(OH)2 + K2CO3 --> KOH + BaCO3
Viết gộp lại là
KHCO3 + Ba(OH)2 --> KOH + BaCO3 + H2O

Tiếp nhé :)


50 . Cho các kim loại sau : Au, Zn, Mg, Ag, Pt, Al, Cu, Fe và Hg . Có bao nhiêu kim loại phản ứng được với dung dịch HNO3 đậm đặc nguội ; HNO3 loãng ; HNO3 đậm đặc nóng ?
A. 7, 4, 9 B. 9, 5, 9 C. 7, 7, 9 D. 5, 7, 7

51, Khi nhúng 1 mẫu nhỏ đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư thì có hiện tượng nào sau đây ?
A. dung dịch có màu vàng nâu và có kim loại màu đỏ sinh ra
B. dung dịch có màu xanh,có kim loại màu trắng xám sinh ra,Cu tan hết
C. dung dịch có màu xanh,Cu tan hết
D. dung dịch có màu vàng nâu ,Cu tan hết

52. Dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3 . Dùng chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất
A. Ag B. Cu C. Fe D. NaCl


53. Có năm dung dịch , mỗi dung dịch chứa một loại ion sau : Zn2+ , Cu2+, Fe2+, Ag+, Pb2+. Lấy năm thanh chì, mỗi thanh chì nhúng vào một dung dịch trên thì có bao nhiêu phản ứng xảy ra?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
 
T

tvxq289

50 . Cho các kim loại sau : Au, Zn, Mg, Ag, Pt, Al, Cu, Fe và Hg . Có bao nhiêu kim loại phản ứng được với dung dịch HNO3 đậm đặc nguội ; HNO3 loãng ; HNO3 đậm đặc nóng ?
A. 7, 4, 9 B. 9, 5, 9 C. 7, 7, 9 D. 5, 7, 7

51, Khi nhúng 1 mẫu nhỏ đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư thì có hiện tượng nào sau đây ?
A. dung dịch có màu vàng nâu và có kim loại màu đỏ sinh ra
B. dung dịch có màu xanh,có kim loại màu trắng xám sinh ra,Cu tan hết
C. dung dịch có màu xanh,Cu tan hết
D. dung dịch có màu vàng nâu ,Cu tan hết

52. Dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3 . Dùng chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất
A. Ag B. Cu C. Fe D. NaCl


53. Có năm dung dịch , mỗi dung dịch chứa một loại ion sau : Zn2+ , Cu2+, Fe2+, Ag+, Pb2+. Lấy năm thanh chì, mỗi thanh chì nhúng vào một dung dịch trên thì có bao nhiêu phản ứng xảy ra?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
 
M

marucohamhoc

50 . Cho các kim loại sau : Au, Zn, Mg, Ag, Pt, Al, Cu, Fe và Hg . Có bao nhiêu kim loại phản ứng được với dung dịch HNO3 đậm đặc nguội ; HNO3 loãng ; HNO3 đậm đặc nóng ?

A. 7, 4, 9 B. 9, 5, 9 C. 7, 7, 9 D. 5, 7, 7
câu này hình như ko phải D thì phải
vì tớ nhớ là chỉ có Al với Fe ko tác dụng với HNO3 đặc nguội mà thế thì số chất tác dụng với HNO3 dặc nguội là 7 chứ nhỉ
các bạn làm lại giùm nha
 
T

tvxq289

50 . Cho các kim loại sau : Au, Zn, Mg, Ag, Pt, Al, Cu, Fe và Hg . Có bao nhiêu kim loại phản ứng được với dung dịch HNO3 đậm đặc nguội ; HNO3 loãng ; HNO3 đậm đặc nóng ?

A. 7, 4, 9 B. 9, 5, 9 C. 7, 7, 9 D. 5, 7, 7
câu này hình như ko phải D thì phải
vì tớ nhớ là chỉ có Al với Fe ko tác dụng với HNO3 đặc nguội mà thế thì số chất tác dụng với HNO3 dặc nguội là 7 chứ nhỉ
các bạn làm lại giùm nha

Au và Pt ko t/d với HNO3 chị ạ.................:):)................
 
G

giotbuonkhongten

Những electron tự do trong tinh thể kim loại gồm những electron nào của nguyên tử?
A. Những electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử
B. Những e ở phân lớp p và phân lớp d của nguyên tử
C. Tất cả e ở vỏ nguyên tử
D. Chủ yếu là các e ở phân lớp s

Chọn nhớ giải thích :)
 
S

songsong_langtham

theo mình thì là A. vì những e lớp ngoài cùng là các e hoá trị ,liên kết yếu với hạt nhân nhất. hihi
 
H

haruka18

Những electron tự do trong tinh thể kim loại gồm những electron nào của nguyên tử?
A. Những electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử
B. Những e ở phân lớp p và phân lớp d của nguyên tử
C. Tất cả e ở vỏ nguyên tử
D. Chủ yếu là các e ở phân lớp s

Chọn nhớ giải thích :)
tớ nghĩ chắc là tất cả e. Vì tớ liên tưởng đến mấy cái mạng cấu trúc của nguyên tử kim loại, k chắc câu này lắm. giotbuon cho đáp án giải thích luôn nhé :)
 
T

traimuopdang_268

Những electron tự do trong tinh thể kim loại gồm những electron nào của nguyên tử?
A. Những electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử
B. Những e ở phân lớp p và phân lớp d của nguyên tử
C. Tất cả e ở vỏ nguyên tử
D. Chủ yếu là các e ở phân lớp s

Đọc cái trang trước chọn C.
Sang bên này thấy mọi ng cứ A ròi B lạ thế
E tự do thì là tất mà.
Đúng k zay.lâu rùi k vô đâ

Lạ thật sao hn mình đọc gì cug thấy đơn giản mà mọi ng lại nghĩ phức tạp hơn mềnh lên. nhiều zay. ??
 
T

traimuopdang_268

Những electron tự do trong tinh thể kim loại gồm những electron nào của nguyên tử?
A. Những electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử
B. Những e ở phân lớp p và phân lớp d của nguyên tử
C. Tất cả e ở vỏ nguyên tử
D. Chủ yếu là các e ở phân lớp s

Đọc cái trang trước chọn C.
Sang bên này thấy mọi ng cứ A ròi B lạ thế
E tự do thì là tất mà.
Đúng k zay.lâu rùi k vô đây :D

Lạ thật sao hn mình đọc gì cug thấy đơn giản mà mọi ng lại nghĩ phức tạp hơn mềnh lên. nhiều zay. ??
 
S

star_vatly

coi thử câu này nhé:
1.. X và Y là hai amin trong phân tử chứa vòng benzen, đều có công thức phân tử C7H9N. X tan vô hạn trong nước, còn Y tan rất ít trong nước.
X, Y lần lượt là
A. C6H5CH2NH2; C6H5NHCH3 B. p-CH3C6H4NH2, m-CH3C6H4NH2
C. C6H5NHCH3, p-CH3-C6H4NH2 D. p-CH3C6H4NH2, o-CH3C6H4NH2

2..Để chứng minh nhóm NH2 ảnh hưởng tới nhóm C6H5 trong phân tử anilin, người ta cho anilin tác dụng với :
A. dd NaOH B. dd HCl C. nước brom. D. quỳ tím
 
H

haruka18

coi thử câu này nhé:
1.. X và Y là hai amin trong phân tử chứa vòng benzen, đều có công thức phân tử C7H9N. X tan vô hạn trong nước, còn Y tan rất ít trong nước.
X, Y lần lượt là
A. C6H5CH2NH2; C6H5NHCH3 B. p-CH3C6H4NH2, m-CH3C6H4NH2
C. C6H5NHCH3, p-CH3-C6H4NH2 D. p-CH3C6H4NH2, o-CH3C6H4NH2

2..Để chứng minh nhóm NH2 ảnh hưởng tới nhóm C6H5 trong phân tử anilin, người ta cho anilin tác dụng với :
A. dd NaOH B. dd HCl C. nước brom. D. quỳ tím
c xem đúng k nhá ;)) mà bảo gì tớ thế, tớ ol rồi :D
 
Top Bottom