[Hóa] Ôn thi vô cơ

  • Thread starter giotbuonkhongten
  • Ngày gửi
  • Replies 86
  • Views 31,356

V

vipbosspro

ai giải thích chắc chắn giùm tớ cái nhá
NH3 tác dụng với khí Cl2,vậy chắc cũng tác dụng với Br2 đúng ko?
tớ muốn hỏi là liệu NH3 có được gọi là làm mất màu Br2 khi đi quq dd Br2 ko?
cứ phân vân mãi.ai biết bảo tớ cái nha.thanks trước
 
G

giotbuonkhongten

ai giải thích chắc chắn giùm tớ cái nhá
NH3 tác dụng với khí Cl2,vậy chắc cũng tác dụng với Br2 đúng ko?
tớ muốn hỏi là liệu NH3 có được gọi là làm mất màu Br2 khi đi quq dd Br2 ko?
cứ phân vân mãi.ai biết bảo tớ cái nha.thanks trước

Tạo sp NH4Br + N2 chắc là mất màu :)
 
1

11thanhkhoeo

theo mình thì nó không phản ứng đâu. Mình chưa thấy ai đề cập cả

Còn nữa Cl ô xi hoá mạnh hơn Br nên có nhiều cái khác nhau
 
P

pheo56

1) cho m gAl tan hết vào dung dịch chứa [TEX]NaNo3, KOH[/TEX]( đun nóng) thấy thoát ra hỗn hợp khí X (gồm 2 khí) có tỉ khối đối với H2 = 4,75 .Lượng khí X trên có thể khử đc tối đa 30 gCu0.m=?
2) Nhiệt phân hoàn toàn 66,75 g hh gồm [TEX]Fe(NO3)3,NaNO3[/TEX] trong bình kín không chưa không khí, khí tạo ra được hấp thụ hoàn toàn vào nước thu đc dung dịch chỉ chưa 1 chất tan. thành phần % về khối lượng các chất trong hỗn hợp rắn sau phản ứng?
 
G

giotbuonkhongten

1) cho m gAl tan hết vào dung dịch chứa [TEX]NaNo3, KOH[/TEX]( đun nóng) thấy thoát ra hỗn hợp khí X (gồm 2 khí) có tỉ khối đối với H2 = 4,75 .Lượng khí X trên có thể khử đc tối đa 30 gCu0.m=?

Khí khử CuO chỉ có NH3, --> Khí còn lại H2 vì M trung bình = 9,5 --> tỉ lệ 1:1

CuO + NH3 --> số mol NH3 tham gia pứ --> nH2 = ?

Bảo toàn e

Ráp số mol khí --> nAl :)
 
P

pheo56

Cho 500 ml dung dịch H3PO4 0,5M phản ứng hoàn toàn với 400 ml dung dịch chưa NaOH 0,625M , Ba(OH)2 0,5M, tổng klg muối tạo thành?
 
L

lananh_vy_vp

sot40doc said:
[TEX]n axit = 0,5 . 0,5 = 0,25 mol[/TEX]
[TEX]n Na^+ = 0,625 .0,4 = 0,25 mol[/TEX]
[TEX]n Ba^{2+} = 0,5 . 0,4 = 0,2 mol[/TEX]
[TEX]n H^+ = 0,5 . 0,5 . 3 = 0,75 mol[/TEX]
[TEX]n OH^- = 0,4 (0,625 + 0,5 . 2 ) = 0,65 mol [/TEX]
nhận thấy [TEX]2n axit < n OH^- < 3n axit[/TEX]
=> muối tạo ra là [TEX]HPO_4^{2-} vs PO_4^{3-}[/TEX]
ta có hpt : [TEX]2n HPO_4^{2-} + 3n PO_4^{3-} = 0,65[/TEX]
[TEX]n HPO_4^{2-} + n PO_4^{3-} = 0,25[/TEX]
=> [TEX]n HPO_4^{2-} = 0,1 mol ; n PO_4^{3-} = 0,15[/TEX]
=> m muối = m anion + m cation = 0,25 . 23 + 0,2 . 137 + 0,1 . 96 + 0,15 . 95 = 57 gam
 
P

pheo56

Nung m gam Hỗn hợp X gồm FeS , FeS2 trong 1 bình kín chưa không khí ( gồm 20% V O2 , 80% VN2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu đc 1 chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích : 84,8%N2,14%SO2,còn lại là O2.% klg FeS trong X =?
 
H

hocmai.hoahoc

Phản ứng hoàn toàn, oxi còn dư = > Fe tạo Fe2O3
Giả sử có 100 mol hỗn hợp Y=>nN2 = 84,8 mol, nSO2 = 14 mol, nO2dư = 1,2 mol
nO2 ban đầu = nN2/4 = 21,2 mol
Gọi số mol FeS và FeS2 lần lượt là x và y:
Bảo toàn nguyên tố S: nS (trong FeS) + nS (trong FeS2) = nS (trong SO2) => x + 2y = 14
Bảo toàn nguyên tố Oxi: nO( trong Fe2O3) + nO (trong SO2) + nO (trong oxi dư) = nO (ban đầu)
=> 3*nFe2O3 + 2*nSO2 + 2*nOxi dư = 2*n O ban đầu
=> 3*(x+y)/2 + 2*14 + 2*1,2= 2*21,2 => x + y = 8
=> x =2, y =6 => %mFeS = 19,64%.
 
H

h2y3

Bài 1:
Trộn CuO với 1 oxit kim loại M hóa trị II theo tỉ lệ mol 1:2 được hỗn hợp A. cho khí H2 dư qua 2,4g A đến hỗn hợp B, hòa B cần 0,1 mol HNO3 chỉ tạo khí NO. M?

Bài 2: cần m(kg) hỗn hợp chứa 64% Fe2O3, 34,8% Fe và 1,2% C để luyện 1 tấn gang chứa 3,6% (thành 1 loại thép chứa 1,2% C. Biết trong quá trình luyện thép C chỉ cháy thành CO). m=?
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 1:
Trộn CuO với 1 oxit kim loại M hóa trị II theo tỉ lệ mol 1:2 được hỗn hợp A. cho khí H2 dư qua 2,4g A đến hỗn hợp B, hòa B cần 0,1 mol HNO3 chỉ tạo khí NO. M?
Gọi nCuO = x => nM = 2x
4HNO3 + 3e == > NO + H2O + 4NO3-
Áp dụng ĐLBT electron:
2nCu + 2nM = 3nNO= 3/4nHNO3=> 2x + 4x = 0,075 =>x = 0,0125 mol
=>mM = mA – mCuO = 2,4 – 80*0,0125 = 1,4 => M = 1,4/(0,0125*2) = 56 : Fe

Bài 2: cần m(kg) hỗn hợp chứa 64% Fe2O3, 34,8% Fe và 1,2% C để luyện 1 tấn gang chứa 3,6% (thành 1 loại thép chứa 1,2% C. Biết trong quá trình luyện thép C chỉ cháy thành CO). m=?
1 tấn gang chứa 3,6% (thành 1 loại thép chứa 1,2% C???
 
C

chontengi

Gọi công thức chung của 2 oxit là AO

[TEX]\Rightarrow n_{AO}=n_A=\frac{2,4}{A+16}[/TEX]

3M+8HNO3--->3M(NO3)2+2NO+4H2O

[TEX]\frac{2,4}{A+16}.........0,1[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \frac{2,4}{A+16}=\frac{0,3}{8}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow[/TEX] A=48

=>M là Ca

chị nghĩ bài này e nhầm ở chỗ

Cu thì có ht 2 nhưng M khi td với HNO3 nó lên hoá trị 3 chứ ko phải 2 nữa

Fe là TH điển hình , lại trúng vào bài này
 
H

h2y3

cho 2,56g Cu phản ứng hết với 25,2 g HNO3 60% được dung dịch A. Thêm 210 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch A. phản ứng xong cô cạn dung dịch, nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi được 20,76g chất rắn. tính số mol hno3 phản ứng ?
 
N

nhumanh123

Mình đóng góp vài bài :D
Câu 1:
Tính theo lí thuyết, phải lấy m kg Fe2O3 trộn vào 2 tấn gang (96% Fe và 4% C) để đưa vào lò luyện nhằm thu được loại thép có 99% Fe và 1% C. m có giá trị là: (Fe=56, C=12, O=16)
A. 174,1
B. 178,5
C. 180,4
D. 185,6
Câu 2:
Lấy x mol Al cho vào một dung dịch có a mol AgNO3, b mol Zn(NỎ)2 . Phản ứng kết thúc được dung dịch X có 2 muối. Cho dung dịch X tác dụng NaOH dư không có kết tủa.
A. 2a < x < 4b
B. a 3x <a +2b
C. a + 2b 2x < a + 3b
D. x = a + 2b
Câu 3:
Trộn 0,15 mol SO2 với 1,6 gam oxi rồi cho đi qua bình đựng nung nóng. Hỗn hợp thu được cho lội vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 33,51 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng oxi hóa thành đạt là: (Cho Ba=137, S=32, O=16)
A. 75%
B.60%
C. 40%
D. 25%

:D :D :D
 
L

lamtrang0708

cho 8 gam Fe2(S04) vào bình chứa 1 lít dung dịch NaOH a M , khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn tiếp tục thêm vào bình 13,68 g Al2(S04)3.Cuối cùng thu đc 1,56 g kết tủa keo trắng.V=200ml thì a=?
 
M

myhien_1710

Câu 1: Nung nóng a gam Fe(NO3)2 trong một bình kín không có oxi, được chất rắn X và chất khí Y. Dẫn Y vào một cốc nước được dung dịch X. Cho toàn bộ X vào Z, sau phản ứng thấy còn lại b gam chất rắn không tan. Thiết lập quan hệ giữa a và b .
Câu 2: Một hỗn hợp khí A sinh ra từ tháp tổng hợp NH3 gồm NH3, N2, H2 cho vào bình rồi bật tia lửa điện một thời gian sau thấy thể tích hỗn hợp tăng 25%. Dẫn tiếp hỗn hợp đó qua bình đựng CuO nung nóng, rồi qua tiếp ống đựng CaCl2 khan thấy thể tích giảm 75% so với trước khi thực hiện các thí nghiệm. Giả thiết NH3 bị nhiệt phân hoàn toàn. Tính hiệu suất của phản ứng tạo ra NH3 trong tháp tổng hợp .
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al4C3 và CaC2 vào nước dư thu được dung dịch A; a gam kết tủa B và khí hỗn hợp khí C. Lọc bỏ kết tủa. Đốt cháy hoàn toàn khí C rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch A thu được thêm a gam kết tủa nữa. Hỏi trong hỗn hợp X, Al4C3 và CaC2 được trộn với tỉ lệ mol thế nào?
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 0,775 gam đơn chất A trong 50 ml dung dịch HNO3 đặc được một hỗn hợp gồm hai khí (tồn tại trong điều kiện thích hợp) có khối lượng là 5,75 gam, có tỷ khối hơi của hỗn hợp so với hiđro là 115/3 và một dung dịch gồm 2 axit có oxi với hàm lượng oxi lớn nhất. Để trung hoà hai axit này cần dùng vừa hết 0,1 mol NaOH. Nồng độ mol/lit của dung dịch HNO3 đã dùng bao nhiêu ?
Câu 5: Cho các chất: AgNO3, Cu(NO3)2, MgCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3, NH4NO3 và Fe(NO3)2. Nếu nung các chất trên đến khối lượng không đổi trong các bình kín không có không khí, rồi cho nước vào các bình, số bình có thể tạo lại chất ban đầu sau các thí nghiệm là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 6: Hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu và ZnO trong đó các chất lấy cùng số mol. Hoà tan X bằng dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Thành phần các chất trong Z là
A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2 B. Zn(OH)2 và Fe(OH)2 C. Cu(ỌH)2 và Fe(OH)3 D. Fe(OH)2 và Fe(OH)3


Mình đưa lên cả topic cùng làm
Mỗi bài làm phải trình bày rõ ràng để mọi người cùng hiểu.Chọn đáp án nào - trình bày rõ cách tư duy. Các bạn đưa ra càng nhiều cách làm hay,ngắn gọn ,phù hợp với tư duy của thi trắc nghiêm càng tốt ,để mọi người cùng học tập.
Thanks
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

Câu 6: Hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu và ZnO trong đó các chất lấy cùng số mol. Hoà tan X bằng dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Thành phần các chất trong Z là
A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2 B. Zn(OH)2 và Fe(OH)2 C. Cu(ỌH)2 và Fe(OH)3 D. Fe(OH)2 và Fe(OH)3
 
L

lkb

Cho 100 ml Na2CO3 1M (dung dịch A), và 300 ml d2 HCl 0,5M (Dung dịch B). Tính thê tích khí (đktc) giải phóng ra trong trường hợp sau:
a. Nhỏ từ 2 từng giọt A vào B
b. Nhỏ từ 2 từng giọt B vào A
c. Đổ nhanh A vào B
Mọi người trả lời hộ mình với, mình sắp thi học kỳ rồi, thanks !!!!
 
A

ahcanh95

Cho 100 ml Na2CO3 1M (dung dịch A), và 300 ml d2 HCl 0,5M (Dung dịch B). Tính thê tích khí (đktc) giải phóng ra trong trường hợp sau:
a. Nhỏ từ 2 từng giọt A vào B
b. Nhỏ từ 2 từng giọt B vào A
c. Đổ nhanh A vào B
Mọi người trả lời hộ mình với, mình sắp thi học kỳ rồi, thanks !!!!

mol Na2CO3 = 0,1 . mol HCl = 0,15

đổ A vào B: xuất hiện khí ngay lập tức vì H+ dư

=> mol CO2 = 1/2 mol HCl = 0,075

đổ B vào A thì 1 lúc mới có khí

mol CO2 = 0,025

đổ nhanh A vào B thì ngay lập tức cũng có khí.

mol CO2 như TH1 = 0,075
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom