[Hóa học] Ôn luyện hóa vô cơ

H

heartrock_159

Anh em chém đi!

1.Hợp chất Z được tạo bởi 2 nguyên tố M và R có công thức là MaRb. Trong đó R chiếm 6.67% về khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có số hạt notron bằng số hạt proton cộng thêm 4, còn lại trong hạt nhân nguyên tử R có số notron bằng số hạt proton. Tổng số hạt proton trong Z là 84 va a+ b = 4.Xác định M,R và công thức Z
 
T

tdhuanng

a+b=4 => a=3và b=1 hoặc a=1 b=3
=> có hai công thức M3R và MR3
XÉT M3R co' ntk m3R= (p'+n'):6.667*100=30p'(vì p'=n')
=>3(p+n)+p'+n'=30p'
=>6p+12+2p'=30p'(vì n=p+4)
=>28p'-6p=12
lại co' 3p+p'=84
từ đấy giải ra:p'=6 p=26
=>fe3c
 
A

acidnitric_hno3

Kết quả 10 câu trắc nghiệm từ 26 - 35
26, Mọi người đều sai ở câu này thì phải. Đáp án phải là A , nếu cùng số e thì cứ ion ( hay chất ) nào có M lớn hơn thì bán kính nhỏ hơn.
27 - C, 28- A,29 - C, 30-D, 31-D, 32-D, 33-D, 34-A ( trùng câu 26), 35-A.
Chúng ta làm thêm 10 câu lí thuyết nữa nhé, rồi sau đó Acid sẽ post bài tập cùng làm:D
36- Phát biểu sai trong các phát biểu sau khi nói về quy luật biến thiên tuần hoàn trong một chu kì đi từ trái sang phải?
A . Hoá trị cao nhất đối với oxi tăng dần từ 1 đến 7
B . Hoá trị đối với hiđro của phi kim giảm dần từ 7 đến 1
C. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
D. Oxit và hiđroxit có tính bazơ giảm dần, tính axit tăng dần
37- Cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt là : [TEX] X :1s^22s^22p^63s^1;Y:1s^22s^22p^63s^2;Z:1s^22s^22p^63s^23p^1[/TEX] .Hiđroxit của X, Y, Z xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần là
A. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3
B. Y(OH)2 < Z(OH)3 < XOH
C. Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH
D. Z(OH)3 < XOH < Y(OH)2
38- Biết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z, T như sau: [TEX] X : 1s^22s^22p^63s^23p^64s^1 , Y : 1s^22s^22p^63s^1 , Z : 1s^22s^22p^63s^23p^4 , T : 1s^22s^22p^4 .[/TEX]
Dãy nào sau đây xếp đúng theo thứ tự tăng dần tính phi kim?
A . X < Y < Z < T
B. X < Y < T < Z
C . Y < X < Z < T
D. Tất cả đều sai
39-Phát biểu nào không chính xác khi nói về chu kì? Trong một chu kì
A. đi từ trái sang phải các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
B. đi từ trái sang phải các nguyên tố được sắp xếp theo chiều nguyên tử khối tăng dần C . tất cả đều có cùng số lớp electron
D. đi từ trái sang phải độ âm điện tăng dần
40- Các câu sau, câu nào đúng ?
A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử flo mới có 9 proton
B . Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron
C . Nguyên tử có 12 electron là nguyên tử cacbon
D. Chỉ có trong hạt nhân nguyên tử magiê mới có số proton bằng số nơtron.
41- Câu nào sai trong các câu sau?
A. Các nguyên tố chu kì 3 đều là nguyên tố thuộc nhóm A
B. Các nguyên tố chu kì 4 đều là nguyên tố thuộc nhóm B
C. Nguyên tử của các đồng vị có số electron bằng nhau
D. Hạt nhân nguyên tử của các đồng vị có số proton bằng nhau.
42- Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất đến tính chất hóa học của nguyên tố? A. Hạt nhân nguyên tử
B. Số nơtron trong nguyên tử
C. Số khối của nguyên tử
D. Cấu hình electron nguyên tử
43- Ba nguyên tố có các lớp electron lần lượt là : (X) 2/8/5 ; (Y) 2/8/6 ; (Z) 2/8/7. Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự giảm dần tính axit ?
A . HZO4 > H2YO4 > H3XO4
B. H3XO4 > H2YO4 > HZO4
C . H2ZO4 > H2YO4 > HXO4
D. H2YO4 > HZO4 > H3XO4
44- Dãy nào sắp xếp đúng theo thứ tự bán kính nguyên tử của các ngyuên tố halogen giảm dần từ tráI sang phải?
A. I, Br, Cl, F
B. I, Br, F, Cl
C. F, Cl, Br, I
D. Br, I, Cl , F
45- Có hợp chất MX3. - Tổng số hạt proton, nơtron, electron là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. - Nguyên tử khối của X lớn hơn của M là 8. - Tổng số 3 loại hạt trên trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16. M và X là những nguyên tố nào sau đây ?
A . Al và Cl B. Mg và Br C. Al và Br D. Cr và Cl
 
H

hiepkhach_giangho

36- Phát biểu sai trong các phát biểu sau khi nói về quy luật biến thiên tuần hoàn trong một chu kì đi từ trái sang phải?
A . Hoá trị cao nhất đối với oxi tăng dần từ 1 đến 7
B . Hoá trị đối với hiđro của phi kim giảm dần từ 7 đến 1
C. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
D. Oxit và hiđroxit có tính bazơ giảm dần, tính axit tăng dần

37- Cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt là : [TEX] X :1s^22s^22p^63s^1;Y:1s^22s^22p^63s^2;Z:1s^22s^22p^63s^23p^1[/TEX] .Hiđroxit của X, Y, Z xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần là
A. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3
B. Y(OH)2 < Z(OH)3 < XOH
C. Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH
D. Z(OH)3 < XOH < Y(OH)2

38- Biết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z, T như sau: [TEX] X : 1s^22s^22p^63s^23p^64s^1 , Y : 1s^22s^22p^63s^1 , Z : 1s^22s^22p^63s^23p^4 , T : 1s^22s^22p^4 .[/TEX]
Dãy nào sau đây xếp đúng theo thứ tự tăng dần tính phi kim?
A . X < Y < Z < T
B. X < Y < T < Z
C . Y < X < Z < T
D. Tất cả đều sai

39-Phát biểu nào không chính xác khi nói về chu kì? Trong một chu kì
A. đi từ trái sang phải các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
B. đi từ trái sang phải các nguyên tố được sắp xếp theo chiều nguyên tử khối tăng dần
C . tất cả đều có cùng số lớp electron
D. đi từ trái sang phải độ âm điện tăng dần

40- Các câu sau, câu nào đúng ?
A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử flo mới có 9 proton
B . Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron
C . Nguyên tử có 12 electron là nguyên tử cacbon
D. Chỉ có trong hạt nhân nguyên tử magiê mới có số proton bằng số nơtron.

41- Câu nào sai trong các câu sau?
A. Các nguyên tố chu kì 3 đều là nguyên tố thuộc nhóm A
B. Các nguyên tố chu kì 4 đều là nguyên tố thuộc nhóm B
C. Nguyên tử của các đồng vị có số electron bằng nhau
D. Hạt nhân nguyên tử của các đồng vị có số proton bằng nhau.

42- Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất đến tính chất hóa học của nguyên tố?
A. Hạt nhân nguyên tử
B. Số nơtron trong nguyên tử
C. Số khối của nguyên tử
D. Cấu hình electron nguyên tử

43- Ba nguyên tố có các lớp electron lần lượt là : (X) 2/8/5 ; (Y) 2/8/6 ; (Z) 2/8/7. Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự giảm dần tính axit ?
A . HZO4 > H2YO4 > H3XO4
B. H3XO4 > H2YO4 > HZO4
C . H2ZO4 > H2YO4 > HXO4
D. H2YO4 > HZO4 > H3XO4

44- Dãy nào sắp xếp đúng theo thứ tự bán kính nguyên tử của các ngyuên tố halogen giảm dần từ tráI sang phải?
A. I, Br, Cl, F
B. I, Br, F, Cl
C. F, Cl, Br, I
D. Br, I, Cl , F

45- Có hợp chất MX3. - Tổng số hạt proton, nơtron, electron là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. - Nguyên tử khối của X lớn hơn của M là 8. - Tổng số 3 loại hạt trên trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16. M và X là những nguyên tố nào sau đây ?
A . Al và Cl B. Mg và Br C. Al và Br D. Cr và Cl


bạn thanhtruc câu 39 ko phải d đâu
+_+________________________________________________________^_^

ồ . sr . câu 39 tớ sai
chị hno3 ơi đẩy mạnh năng suất đi.mọi người làm xong hết rồi.chờ đáp án vs bài mới của chị kìa
 
Last edited by a moderator:
T

thanhtruc3101

@hiepkhach_giangho: mình nghĩ câu 39 là d vì độ âm điện tăng khi đi từ trái sang phải chỉ đúng đối với nhóm A thôi, còn đối với nhóm B thì không đúng. :D :D :D
 
A

acidnitric_hno3

36-B; 37-C; 38-A; 39-D; 40-A; 41-B; 42-D; 43-A; 44-A; 45-A
Trên đây là đáp án bài lần trước, ta sẽ tạm dừng câu hỏi trắc nghiệm ở đây để bước sang luyện bài tập tự luận chút nhé!
Nếu có ai muốn luyện thêm về BT trắc nghiệm thì vui lòng click HERE
Giờ là vài bài tự luận
Câu 1: Cho hai nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử là:
+ Nguyên tử X : [TEX] 1s^22s^22p^63s^2[/TEX]
+ Nguyên tử Y : [TEX]1s^22s^22p^63s^23p^63d^34s^2[/TEX]
- X và Y có thuộc cùng một nhóm nguyên tố không ? Giải thích
- Hai nguyên tố này cách nhau bao nhiêu nguyên tố hoá học? Có cùng chu kì không?.

Câu 2 :Nguyên tố X ở chu kì 3,nhóm VA của bảng tuần hoàn.
a) Viết cấu hình electron của X.
b)Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố cùng nhóm thuộc hai chu kì kế tiếp ( trên và dưới ) . Giải thích tại sao lại viết được như vậy.

Câu 3 : Cho nguyên tố X có Z = 30
a)Viết cấu hình electron nguyên tử X
b)Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố cùng chu kì,thuộc hai nhóm liên tiếp (trước và sau) với nguyên tố X và hãy giải thích vì sao lại viết được như vậy.

Câu 4 : Cho hai nguyên tố X và Y ở hai ô liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng HTTH và có tổng số proton bằng 27. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH.
Câu 5 : Cho hai nguyên tố A,B đứng kế tiếp nhau trong bảng HTTH và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 37.
a)Có thể khẳng định A,B thuộc cùng một chu kì không? Xác định ZA ,ZB .
b)Xác định vị trí của A, B trong bảng TH .Cho biết A,B là kim loại ,phi kim,hay khí hiếm?

Câu 6 : Cho 1,2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng HTTH tác dụng với HCl thu được 0,672 lít khí (đktc).Tịm kim loại đó,viết cấu hình electron nguyên tử,nêu rõ vị trí trong bảng HTTH.

Câu 7 : Cho 0,78 gam một kim loại nhóm IA tác dụng với HCl thu được 0,224 lít khí thoát ra (đktc).Định tên kim loại đó.

Câu 8 : Khi cho 5,4 gam một kim loại M tác dụng với oxi không khí thu được 10,2 gam 1 oxit M2O3. Tìm tên kim loại M.

Câu 9 : A là nguyên tố ở chu kì 3.Hợp chất của A với cacbon chứa 25 % cacbon về khối lượng ,và khối lượng phân tủ của hợp chất là 144 u.Định tên nguyên tố A,công thức phân tử của hợp chất .

Câu 10 : Một nguyên tố B tạo thành 2 loại oxit có công thức AOx và AOy lần lượt chứa 50% và 60% oxi về khối lượng.Xác định nguyên tố B và công thức phân tử hai oxit.
 
T

thanhtruc3101

Câu 1: Cho hai nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử là:
+ Nguyên tử X : [TEX] 1s^22s^22p^63s^2[/TEX]
+ Nguyên tử Y : [TEX]1s^22s^22p^63s^23p^63d^34s^2[/TEX]
- X và Y có thuộc cùng một nhóm nguyên tố không ? Giải thích
- Hai nguyên tố này cách nhau bao nhiêu nguyên tố hoá học? Có cùng chu kì không?.

nguyên tố X: thuộc nguyên tố s và có 2 e lớp ngoài cùng->x thuộc nhóm IIA
nguyên tố Y: 3d^34s^2->Y thuộc nhóm VB
2 ngto này cách nhau 11 nguyên tố hoá học-> không cùng chu kì

Câu 2 :Nguyên tố X ở chu kì 3,nhóm VA của bảng tuần hoàn.
a) Viết cấu hình electron của X.
b)Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố cùng nhóm thuộc hai chu kì kế tiếp ( trên và dưới ) . Giải thích tại sao lại viết được như vậy.

[TEX] 1s^22s^22p^63s^23p^3[/TEX]
b. [TEX] [Ar]3d^104s^24p^3[/TEX]
[TEX] [Kr]4d^105s^25p^3[/TEX]
có thể viết được và chu kì 3 và chu kì 4, chu kì 4 và chu kì 5 cách nhau 18 nguyên tử nguyên tố-> cách nhau 18Z :)

Câu 4 : Cho hai nguyên tố X và Y ở hai ô liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng HTTH và có tổng số proton bằng 27. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH.

giả sử X trước Y, ta có: Zy-Zx=1(1)
Zy+Zx=27(2)
giải (1)(2)->STT của X và Y-> viết cấu hình của X và Y-> xác định vị trí trong bảng tuần hoàn

Câu 5 : Cho hai nguyên tố A,B đứng kế tiếp nhau trong bảng HTTH và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 37.
a)Có thể khẳng định A,B thuộc cùng một chu kì không? Xác định ZA ,ZB .
b)Xác định vị trí của A, B trong bảng TH .Cho biết A,B là kim loại ,phi kim,hay khí hiếm?

không, vì có thể A cuối chu kì còn B đầu chu kì.
giải hệ: Zb-Za=1 và Zb+Za=37

Câu 6 : Cho 1,2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng HTTH tác dụng với HCl thu được 0,672 lít khí (đktc).Tịm kim loại đó,viết cấu hình electron nguyên tử,nêu rõ vị trí trong bảng HTTH.

PTPU: 2R + 2n HCl -> 2RCln + nH2
mol:0,06/n............................0,03..
ta có: 0,06/n=1,2/R-->n=2; R=40 (Ca)

Câu 7 : Cho 0,78 gam một kim loại nhóm IA tác dụng với HCl thu được 0,224 lít khí thoát ra (đktc).Định tên kim loại đó.

PTPU: 2A + 2HCl --> 2ACl + H2
mol:.0,02..........................0,01
ta có: 0,78/A=0,02-->A=39(K)
 
A

ahcanh95



Câu 8 : Khi cho 5,4 gam một kim loại M tác dụng với oxi không khí thu được 10,2 gam 1 oxit M2O3. Tìm tên kim loại M.

Câu 9 : A là nguyên tố ở chu kì 3.Hợp chất của A với cacbon chứa 25 % cacbon về khối lượng ,và khối lượng phân tủ của hợp chất là 144 u.Định tên nguyên tố A,công thức phân tử của hợp chất .

Câu 10 : Một nguyên tố B tạo thành 2 loại oxit có công thức AOx và AOy lần lượt chứa 50% và 60% oxi về khối lượng.Xác định nguyên tố B và công thức phân tử hai oxit.

còn 3 bài này chưa ai làm nè.

:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
 
A

anhtraj_no1

9,
mC = 144.25:100= 36
=> nC = 36/12 = 3
CT: A4C3
mặt khác : 4A + 12.3 = 144
4A = 144 - 36
=>A = 27 => A là Al
CTPT: Al4C3
 
T

thanhtruc3101

câu 10: AOx: ta có: 50=1600x/(A+16x)-> x=2, A=32->CT: SO2
AOy: ta có: 60=1600y/(A+16y) mà A=32->y=3-> CT:SO3


câu 8: PTPU: 4M + 3O2 --> 2M2O3
ta có: 5,4/2M=10,2/(2M+48)->M=27(Al)
 
Last edited by a moderator:
H

hiepkhach_giangho

Câu 8 : Khi cho 5,4 gam một kim loại M tác dụng với oxi không khí thu được 10,2 gam 1 oxit M2O3. Tìm tên kim loại M.

4M+3O2-->2M2O3

nM=5,4/M
[TEX]nM_2O_3=\frac{10,2}{2M+48}[/TEX]

theo PT
nM=2 nM2O3
[TEX]\frac{5,4}{M}=\frac{20,4}{2M+48}[/TEX]

--->M=27(Al)

Câu 10 : Một nguyên tố B tạo thành 2 loại oxit có công thức AOx và AOy lần lượt chứa 50% và 60% oxi về khối lượng.Xác định nguyên tố B và công thức phân tử hai oxit.

theo baif ta cos
[TEX]\frac{16x}{A+16x}=0,5[/TEX]
[TEX]\frac{16y}{A+16y}=0,6[/TEX]

--->SO2 và SO3
 
Last edited by a moderator:
A

acidnitric_hno3

Nữa nào các đồng chí :))
Câu 11 : Cho 8,8 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro (đktc). Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên hai kim loại đó.

Câu 12 : Hợp chất A có công thức MXx trong đó M chiếm 46,67% khối lượng (M là kim loại, X là phi kim ở chu kì 3). Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton 4 hạt, còn X có số proton bằng số nơtron. Tổng số hạt proton của A là 58. Xác định M,X,A.

Câu 13 : X và Y là 2 nguyên tố đều có hợp chất khí với H là XHa và YHa . Khối lượng mol chất nầy gấp 2 lần khối lượng mol chất kia. Khối lượng phân tử 2 oxit cao nhất của X và Y (X2Ob và Y2Ob) hơn kém nhau 34 u.
a)X,Y là kim loại hay phi kim.
b)Xác định tên X,Y và công thức phân tử các hợp chất của X,Y.

Câu 14 : Tổng số hạt mang điện trong ion AB32– bằng 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 8. Xác định số hiệu nguyên tử của 2 nguyên tố A,B. Viết cấu hình electron của 2 nguyên tử A,B. Xác định vị trí nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Câu 15 : X,Y là 2 halogen (thuộc nhóm VIIA) ở 2 chu kì liên tiếp . Hòa tan 16,15 gam hỗn hợp NaX và NaY vào nước sau đó cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 33,15 gam kết tủa. Xác định tên của X,Y và phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu.

Câu 16 : Hợp chất M tạo thành từ cation X+ và anion Y3–. mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim tạo nên.Biết tổng số proton trong X+ là 11 và trong Y3– là 47. Hai nguyên tố trong Y3– thuộc 2 chu kì liên tiếp có số thứ tự cách nhau 7 đơn vị. Hãy xác định công thức hóa học của M.

Câu 17 : X,Y là 2 nguyên tố cùng 1 nhóm A thuộc 2 chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn.
Tổng số hạt proton, electron và nơtron trong Y– là 55 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 1,75 lần. Hãy xác định số hiệu nguyên tử X,Y và số khối của Y.

Câu 18 : A,B,X là 3 nguyên tố phi kim .Tổng số hạt proton, nơtron,electron trong phân từ AX2 là 52. Số hạt mang điện của AY2 nhiều hơn số hạt mang điện của AX2 là 28 hạt. Phân tử X2Y có tổng số hạt proton,electron và nơtron là 28 trong đó số hạt mang điện bằng 2,5 lần số hạt không mang điện.
a)Xác định điện tích hạt nhân và số khối của A,X,Y.
b)Xác định vị trí của A,B,X trong bảng tuần hoàn.

Câu 19 : Có hợp chất MX3 trong đó :
–Tổng số proton, nơtron, elctron là 196.
–Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60.
–Số khối của M nhỏ hơn số khối của X là 8.
–Tổng số proton, nơtron, elctron trong X– nhiều hơn trong ion M3+ là 16.
Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn

Câu 20 : X,Y,Z là 3 nguyên tố phi kim lần lượt ở nhóm VA, VIA, VIIA. Oxit cao nhất của X có số hạt mang điện gấp 2,5 lần số hạt mang điện của oxit cao nhất của Y. Số hạt mang điện của oxit cao nhất của Z nhiều hơn lần số hạt mang điện của oxit cao nhất của Y là 28. Số hạt mang điện của 3 nguyên tử X,Y,Z bằng số hạt mang điện của oxit cao nhất của Y. Xác định số thứ tự của X,Y,Z
 
H

heartrock_159


Câu 11 : Cho 8,8 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro (đktc). Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên hai kim loại đó.

X là nguyên tố chung cho 2 kim loại
--> nX =2/3nH2= 0.2 mol
--> M_X = 44
Ta có: A<44<B
--> A : Galli và B : Inđi

Câu 12 : Hợp chất A có công thức MXx trong đó M chiếm 46,67% khối lượng (M là kim loại, X là phi kim ở chu kì 3). Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton 4 hạt, còn X có số proton bằng số nơtron. Tổng số hạt proton của A là 58. Xác định M,X,A.



Trong hạt nhân của M có :
n - p = 4 => n = p + 4

Trong hạt nhân của X có :
n’ = p’

Trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng
100 M = 46,67(M + xX)
=> 53,33 M = 46,67xX
=> 53,33 ( p + n ) = 46,67x ( p' + n' )
=> 53,33 ( p + n ) = 93,34xp' ( do n' = p' )

=> 53,33 ( p + p + 4 ) = 93,34xp' ( do n = p + 4 )

=> 106,66 p + 213,32 = 93,34 xp' (1)


Tổng số proton trong MXx là 58
p + xp' = 58 => xp' = 58 - p (2)

Thay xp' = 58 - p vào (1)
=> 106,66 p + 213,32 = 93,34( 58 - p )

=> 106,66 p + 213,32 = 5413,72 - 93,34p

=> 200 p = 5200,4

=> p = 26 = Z => Fe (Sắt) có số thứ tự Z = 26

Thay p = 26 vào (2)
=> xp' = 58 - p = 58 - 26 = 32
=> p' = 32/x


Biện luận :
Do x là số nguyên
x = 1 => p' = 32 = Z' => X là Ge (Germani ): kim loại => loại
x = 2 => p' = 16 = Z' => X là S (lưu huỳnh): phi kim => nhận

Vậy : MXx = FeS2
 
G

genius_hocmai

câu 19,
theo bài ra ta có:[tex]\left\{ \begin{array}{l} (2P_M+N_X)+3(2P_X+N_X)=196\\ 2P_M+2P_X-Nn-Nx=60\\ Pm+Nm=Px+Nx-8\\2Px+Nx+1=2Pm+Nx+1=2Pm+Nm+13 \end{array} \right.[/tex]
 
T

thanhtruc3101

Câu 14 : Tổng số hạt mang điện trong ion AB32– bằng 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 8. Xác định số hiệu nguyên tử của 2 nguyên tố A,B. Viết cấu hình electron của 2 nguyên tử A,B. Xác định vị trí nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

giải: theo đề ra ta có; 2Za+6Zb=80(1)
2Za-2Zb=8(2)
giải (1)và (2)-> Za=13; Zb=9

Câu 15 : X,Y là 2 halogen (thuộc nhóm VIIA) ở 2 chu kì liên tiếp . Hòa tan 16,15 gam hỗn hợp NaX và NaY vào nước sau đó cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 33,15 gam kết tủa. Xác định tên của X,Y và phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu.

giải: gọi R là nguyên tử khối trung bình của X,Y, ta có:
NaR + AgNO3 --> NaNO3 + AgR
ta có: 16,15/(23+R)=33,15/(108+R)->R=57,75
vậy X là clo, Y là brom

Câu 16 : Hợp chất M tạo thành từ cation X+ và anion Y3–. mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim tạo nên.Biết tổng số proton trong X+ là 11 và trong Y3– là 47. Hai nguyên tố trong Y3– thuộc 2 chu kì liên tiếp có số thứ tự cách nhau 7 đơn vị. Hãy xác định công thức hóa học của M.
Zx trung bình: 11/2=2,2->trong X có H
CTTQ: HxBy: x+y=5 và x+Zb*y=11-> (5-y)+Zb*y=11-> chỉ có y=1; Z=7 là phù hợp
CTHH của X-: NH4-
Zy trung bình: (47-3)/5=9 do đó trong Y có 1 nguyên tố có Z \leq 9nghĩa là thuộc chu kì 2 và nguyên tố kia thuộc chu kì 3 và số p cách nhau là 7
gọi Z là số p của nguyên tố thứ 1-> số p của nguyên tố còn lại là: Z+7
CTTQ: RaMb
a+b=5 và Z*a+(Z+7)(5-a)=44-> chỉ có a=3 và Z=6 là phù hợp
CTHH của [TEX] Y^3-[/TEX] : [TEX] Al3C2^3-[/TEX]
M: (NH4)3Al3C2
 
Last edited by a moderator:
G

gautrang_2793

trộn 13 g một kim loại hóa trị 2 với lưu huynh rồi đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toan dc chất ran A Cho chât A vào H2SO4 loãng , dư thu dc khí B nặng 5,2g có tỉ khối so vs oxi là 0,8125 Kim loại M là :

A mg
B ca
C zn
D fe
 
A

acidnitric_hno3

Còn câu 13,17,18,20 nữa bà con ơi....:D:D
trộn 13 g một kim loại hóa trị 2 với lưu huynh rồi đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toan dc chất ran A Cho chât A vào H2SO4 loãng , dư thu dc khí B nặng 5,2g có tỉ khối so vs oxi là 0,8125 Kim loại M là :

A mg
B ca
C zn
D fe
HH B là H2S và H2 => KL dư
Theo sơ đồ đường chéo có:n H2S/nH2 = 3/1
Mà mH2S+ mH2 = 5,2g
=> Dễ dàng tìm được nH2S =0,15; nH2=0,05
=> nS= nH2S = 015mol
S + M- ----> MS
=> nKL = 0,15mol
M + H2SO4----> MSO4 + H2
nH2 = 0,05mol=> nKL = 0,05mol
=>n KL = 0,2mol
=> M = 65
=> Zn
=> C
@ Thân@
 
A

anhtraj_no1

câu 19,
theo bài ra ta có:[tex]\left\{ \begin{array}{l} (2P_M+N_X)+3(2P_X+N_X)=196\\ 2P_M+2P_X-Nn-Nx=60\\ Pm+Nm=Px+Nx-8\\2Px+Nx+1=2Pm+Nx+1=2Pm+Nm+13 \end{array} \right.[/tex]

thế này giải sao được hả trời
giải lại

Câu 19 : Có hợp chất MX3 trong đó :
–Tổng số proton, nơtron, elctron là 196.
–Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60.
–Số khối của M nhỏ hơn số khối của X là 8.
–Tổng số proton, nơtron, elctron trong X– nhiều hơn trong ion M3+ là 16.
Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn

kết hợp đb ta có hpt
[TEX]S_M + 3S_X = 196[/TEX]
[TEX]S_X - S_M = 12[/TEX]

[TEX]S_M = 40 , S_X = 52[/TEX]
=> Z_M = 40 : 3 = 13,3 => Al
=> Z_X = 52 : 3 = 17,3 => Cl

công thức AlCl3
 
L

luffy_95

cho em vào nhóm nữa nhé mấy anh!
em mong mấy anh giúp em học tốt hóa hơn!!
Chú ý viết Tiếng Việt có dấu!
 
Top Bottom