Câu 1: Chia 156,8 gam hỗn hợp L gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch M là hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch M là
A. 1,75 mol.... B. 1,50 mol...... C. 1,80 mol .........D. 1,00 mol
nFeO=x, nFe2O3=y
Phần 1: 72x+160y=78,4
Và 127x+325y=155,4
=> x=0,2 và y=0,4
Phần 2:nHCl=a, nH2SO4=b
2x+6y=a+2b=> a+2b=2,8
56+35,5a+96b=167,9
=>a=1,8 và b=0,5
Đáp án C
Câu 2: Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C1 nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:
A. 1 đơn chất và 2 hợp chất. .......B. 3 đơn chất.
C. 2 đơn chất và 2 hợp chất. .......D. 2 đơn chất và 1 hợp chất.
Đáp án D
A1 gồm: BaO, Fe2O3, Al2O3, CuO, MgO
Hoà tan A1 được dung dịch B chứa 2 chất tan là Ba(AlO2)2 và Ba(OH)2=> Al2O3 hết.
Vậy C1 chỉ có Fe2O3, CuO và MgO
Cho CO dư qua C1 chỉ thu được Fe, Cu và MgO
Vậy tối đa 2 đơn chất và 1 hợp chất.
Câu 3: Cho a gam Na vào 160 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M. Tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 5,24 gam chất rắn. Giá trị a nào sau đây là phù hợp?
A. 9,43. .......B. 11,5. ...........C. 9,2. ...........D. 10,35.
nFe2(SO4)3=0,02 mol
nAl2(SO4)3=0,04 mol
5,24 gam chất rắn> 0,02.160=3,2
=> Có Al2O3, nAl2O3=0,02 mol
=> nAl(OH)3=0,04
Dùng đồ thị dễ thấy được nOH-( phản ứng với Al3+)=0,12 hoặc 0,28
=> tổng lượng NaOH dùng là: 0,24 hoặc 0,4
=> a=5,52 hoặc 9,2 gam
Chỉ có đáp án C phù hợp.
Câu 4: Cho các phản ứng: (I) Fe + HCl ; (II) Fe3O4 + H2SO4 (đặc) ;
(III)KMnO4 + HCl ; (IV) FeS2 + H2SO4 (loãng) ; (V) Al + H2SO4 (loãng) ;
Số phản ứng mà H+ đóng vai trò là chất oxi hoá là:
A. 3 .........B. 2 ...........C. 4 ............D. 1
các phản ứng H+ đón vai trò chất OXH là:
(I), (V)