[Hóa học]Ôn luyện hóa vô cơ 2

  • Thread starter namnguyen_94
  • Ngày gửi
  • Replies 735
  • Views 446,432

Status
Không mở trả lời sau này.
T

tuan13a1

phụ thuộc vào điều kiện bạn ạ,ở một điều kiện thì tạo kclo3 ở một điều kiện nửa thì tạo kclo cái này tớ đả từng đọc rồi nhưng tớ quên mất điều kiện chi tiết là gì rồi
 
D

drthanhnam

Ở điều kiện thường:
Cl2 + 2KOH --> KCl + KCLO+ H2O
Khi đun nóng:
3Cl2 + 6KOH (đun nóng)--> 5KCl + KClO3 + 3H2O

Thân!
 
N

namnguyen_94

chém 1 số câu trường Lê Quý Đôn nha:):):)

Câu 1 : Một hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với hiđro là 4,25. Nung nóng X với bột Fe một thời gian để tổng hợp ra NH3, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối dX/Y = 0,8. Tính hiệu suất phản ứng :

A. 25%. B. 33,33%. C. 40%. D. 80%.

Câu 2 : Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là
A. 0,03 mol và 0,04 mol B. 0,015 mol và 0,04 mol.
C. 0,03 mol và 0,08 D. 0,015 mol và 0,08 mol.

Câu 3 : Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa 12,88 gam Fe. Số mol HNO3 có trong dung dịch đầu là
A. 0,88 mol B. 0,64 mol C. 0,94 mol D. 1,04 mol

Câu 4 : Sục khí hiđrôsunfua dư vào dung dịch chứa Fe(NO3)3, Zn(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2 thu được kết tủa. Kết tủa gồm:
A. FeS, Ag2S,CuS B. Fe2S3, Ag2S, CuS.
C. FeS , S, CuS, Ag2S, ZnS. D. CuS, S, Ag2S.

Câu 5: Cho 50 g hỗn hợp gồm Fe3O4, Cu , Mg tác dụng với dung dịch HCl dư ,sau phản ứng được 2,24 lít H2 (đktc) và còn lại 18 g chất rắn không tan. % Fe3O4 trong hỗn hợp ban đầu là :
A. 59,2 B. 52,9 C. 25,92 D. 46,4
 
A

anhtraj_no1

Câu 1 : Một hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với hiđro là 4,25. Nung nóng X với bột Fe một thời gian để tổng hợp ra NH3, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối dX/Y = 0,8. Tính hiệu suất phản ứng :

A. 25%. B. 33,33%. C. 40%. D. 80%.

Câu 3 : Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa 12,88 gam Fe. Số mol HNO3 có trong dung dịch đầu là
A. 0,88 mol B. 0,64 mol C. 0,94 mol D. 1,04 mol

Câu 4 : Sục khí hiđrôsunfua dư vào dung dịch chứa Fe(NO3)3, Zn(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2 thu được kết tủa. Kết tủa gồm:
A. FeS, Ag2S,CuS B. Fe2S3, Ag2S, CuS.
C. FeS , S, CuS, Ag2S, ZnS. D. CuS, S, Ag2S.

Câu 5: Cho 50 g hỗn hợp gồm Fe3O4, Cu , Mg tác dụng với dung dịch HCl dư ,sau phản ứng được 2,24 lít H2 (đktc) và còn lại 18 g chất rắn không tan. % Fe3O4 trong hỗn hợp ban đầu là :
A. 59,2 B. 52,9 C. 25,92 D. 46,4

câu 1 :
$=>k=\frac{nH_2}{nN_2}=3$
ta có :
$\frac{Mt}{Ms}=1-\frac{2H}{1+k}$
k=3 và $\frac{Mt}{Ms}=\frac{4,25}{0,8}$

không ra :(

câu 3 :
quy đổi Fe và O
[TEX]\{56x + 16y = 11,36 \\ 3x - 2y = 0,18[/TEX]
x = 0,16 ; y = 0,15

đến đây em bó tay rùi :((
câu 5 :
nMg = nH2 = 0,1 => mMg = 2,4 gam
m Fe3O4 = 50 - 18 - 2,4 = 29,6
=>%Fe3O4 = 59,2%
 
D

drthanhnam

Câu 1 : Một hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với hiđro là 4,25. Nung nóng X với bột Fe một thời gian để tổng hợp ra NH3, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối dX/Y = 0,8. Tính hiệu suất phản ứng :
A. 25%. B. 33,33%. C. 40%. D. 80%.
hh X có M=8,5 và nN2/nH2=1/3
N2+ 3H2 --> 2NH3
dX/Y=nY/nX=0,8
giả sử ban đầu có 4 mol khí gồm 3 mol H2 và 1 mol N2 thì nY=4.0,8=3,2
số mol khí giảm = số mol N2 phản ứng =4=3,2=0,8 mol
Vậy hiệu suất phản ứng H=80%

@anhtraj_no1: những bài tập dạng hỗn hợp khí như thế này em nên tập phân tích hệ số của phản ứng để nhận ra mối quan hệ giữa các chất khí, tăng giảm như thế nào để vận dụng pp đường chéo và bảo toàn. Những bài tập khí thực sự không khó khi biết cách làm.
Câu 2 : Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là
A. 0,03 mol và 0,04 mol B. 0,015 mol và 0,04 mol.
C. 0,03 mol và 0,08 D. 0,015 mol và 0,08 mol.
2CrCl3 + 16KOH + 3Cl2 --> 2K2CrO4 + 12KCl + 8H2O
0,01-----0,08-------0,015

Câu 3 : Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa 12,88 gam Fe. Số mol HNO3 có trong dung dịch đầu là
A. 0,88 mol B. 0,64 mol C. 0,94 mol D. 1,04 mol
Ta có:
[tex]10n_{Fe(NO3)_3}=\frac{11,36}{8}+3n_{NO}=1,6[/tex]
Vậy nFe(NO3)3=0,16
dd X hoà tan tối đa 12,88 gam Fe.=0,23 mol
3Fe + 2NO3- + 8H+ --> 3Fe2+ +2NO + H2O
0,15---0,1-----0,4---------------0,1
2Fe(NO3)3+Fe--> 3Fe(NO3)2
0,16------->0,08
Vậy tổng số mol HNO3 ban đầu=2nFe2+ +tổng số mol NO
=2.(0,23+0,16)+0,06+0,1=0,94 mol

Mấy bài này thuộc dạng quen thuộc và đã làm nhiều ^^
 
Last edited by a moderator:
N

ngobaochauvodich

Câu 55 : Một tetrapeptit X cấu tạo từ các anphal–aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm
–COOH có phần trăm khối lượng nitơ là 20,458%. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo phù hợp với X?
A. 13 B. 14 C. 15 D. 16

Câu 56 : Một loại cao su Buna–S có phần trăm khối lượng cacbon là 90,225% ; m gam cao su này cộng tối đa với 9,6 gam brom. Giá trị của m là
A. 5,32 B. 6,36 C. 4,80 D. 5,74

Câu 57 : Cho m gam bột Al vào 400ml dung dịch hỗn hợp FeCl3 0,5M và CuCl2 xM thu được dung dịch X và 2,4m gam chất rắn Y gồm 2 kim loại. Cho toàn bộ chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,34 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là :
A. 6,1875 B. 6,8270 C. 5,5810 D. 5,8284

Câu 58 : Tổng hệ số cân bằng của phản ứng :
R–CH=CH–R’+K2Cr2O7+H2SO4=> RCOOH+R’COOH+.....

A. 61 B. 47 C. 59 D. 53

Câu 59 : Hỗn hợp X gồm etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan trong đó số mol hexan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Mặt khác đốt m gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A. 2,235 B. 1,788 C. 2,682 D. 2,384

Câu 60 : X và Y đều là anpha–aminoaxit no mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử .X có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH còn Y có 1 nhóm –NH2 và 2 nhóm –COOH. Lấy 0,25 mol hỗn hợp Z gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 40,09 gam chất tan gồm 2 muối trung hòa. Cũng lấy 0,25 mol hỗn hợp Z ở trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 39,975 gam gồm 2 muối. Phần trăm khối lượng X trong hỗn hợp Z là
A. 23,15% B. 26,71% C. 19,65% D. 30,34%

( Chú thích: Không chịu trách nhiệm nếu những câu này trùng với đề ĐH 2012 :D )
 
D

drthanhnam

Câu 55 : Một tetrapeptit X cấu tạo từ các anphal–aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm
–COOH có phần trăm khối lượng nitơ là 20,458%. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo phù hợp với X?
A. 13 B. 14 C. 15 D. 16
tetrapeptit thì có 4 nguyên tử nito
=> MX=274=89.2+75.2-18.3
=> X cấu tạo bởi 2 Ala và 2 Gly
Không thể nào đếm được tới 13 đp. Hichic
Câu 56 : Một loại cao su Buna–S có phần trăm khối lượng cacbon là 90,225% ; m gam cao su này cộng tối đa với 9,6 gam brom. Giá trị của m là
A. 5,32 B. 6,36 C. 4,80 D. 5,74
(C4H6)n(C8H8)m
%C=90,225%=> n/m=3/1=> (C4H6)3C8H8
nBr2=0,06
=> n(cao su)=0,06/3=0,02
=> m=5,32 gam
 
N

ngobaochauvodich

Câu 42 : Hỗn hợp A gồm 1 axit no đơn chức mạch hở (X) và 1 axit không no mạch hở 2 chức có 1 nối đội C=C (Y) với số mol bằng nhau. Đốt a mol hỗn hợp A thu được 3a mol CO2 và 2a mol H2O. Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M (dư) thu được dung dịch chứa m+10,06 gam chất tan. Giá trị của m là
A. 20,04 B. 22,36 C. 14,24 D. 19,36

Câu 45 : Hấp thụ 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch hỗn hợp X chứa x mol Na2CO3 và y mol NaOH thu được dung dịch chứa 2 muối có cùng nồng độ mol. Mặt khác rót từ từ dung dịch chứa 0,31 mol HCl vào dung dịch hỗn hợp X cũng thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Tỉ lệ x:y là
A. 4/3 B. 5/4 C.6/5 D. 7/6

Câu 46 : Đốt cháy este đơn chức X mạch hở thu được số mol CO2 bằng số mol O2 tác dụng và có phân tữ khối nhỏ hơn 96. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8

Câu 47
: Cho 12 gam bột Mg vào 400 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 x mol/l và Cu(NO3)2 0,75x mol/l thu được dung dịch X và 32,16 gam hỗn hợp rắn Y gồm 3 kim loại. Hòa tan hết hỗn hợp Y vào dung dịch HNO3 loãng thu được V lít NO (đktc) và dung dịch chứa 96,66 gam muối (không có HNO3 dư). Giá trị của V là
A. 6,72 B. 4,48 C. 2,80 D. 5,60

Câu 48 : Hiện tượng nào sau đây là đúng?
A. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ màu da cam chuyển sang màu vàng.
B. Cho HNO3 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa màu tím xanh.
C. Thổi khí CO2 vào dung dịch natri phenolat thấy xuất hiện vẫn đục màu vàng.
D. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng có thể tan trong axit


Câu 41 : Hỗn hợp X gồm Na và Al. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được dung dịch Y; 7,84 lít H2 (đktc) và còn lại 0,2m gam chất rắn không tan. Gía trị của m là
A. 11,2250 B. 10,9375 C. 13,3333 D. 10,7143

Câu 43 : Dãy những chất nào dưới đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường?
A. Ca, Na, Na2O, MgO, K. B. Li, Mg, Be, CaO, Cl2.
C. K, Na, Na2O, CaO, CaC2. D. Na, Ca, Ba, BaO, Al2O3.
 
D

drthanhnam

Câu 59 : Hỗn hợp X gồm etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan trong đó số mol hexan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Mặt khác đốt m gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A. 2,235 B. 1,788 C. 2,682 D. 2,384
Gọi số mol của etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan lần lượt là x, y, z, x
X td Na dư--> 0,018 mol H2 => x+y/2+z/2=0,018
Và nO=0,036
Đốt X cần 0,186 mol O2 vậy theo BT nguyên tố O ta có:
2nCO2+nH2O=0,036+2.0,186=0,408
Mặt khác nX=nH2O-nCO2=2x+y+z=0,036
=> nCO2=0,124 và nH2O=0,16
Vậy m=mCO2+mH2O-mO2=2,384 gam
Đáp án D
Câu 60 : X và Y đều là anpha–aminoaxit no mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử .X có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH còn Y có 1 nhóm –NH2 và 2 nhóm –COOH. Lấy 0,25 mol hỗn hợp Z gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 40,09 gam chất tan gồm 2 muối trung hòa. Cũng lấy 0,25 mol hỗn hợp Z ở trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 39,975 gam gồm 2 muối. Phần trăm khối lượng X trong hỗn hợp Z là
A. 23,15% B. 26,71% C. 19,65% D. 30,34%
Do X và Y đều có 1 nhóm NH2 nên 1 mol Z + 1 mol HCl --> tăng 36,5 gam
=> 0,25 mol --> tăng 9,125 gam
=> mZ=30,85 gam
0,25 mol Z + NaOh --> tăng,09-30,85=9,24 gam
Giả sử số mol X là x và số mol Y là y thì;
x+y=0,25
x.22+y.44=9,24
=> y=0,17 và x=0,08
X có CT: CnH2n+1O2N và Y có CT: CnH2n-1O4N
0,08.(14n+47)+0,17(14n+77)=30,85
=> n=4
=> X là C4H9O2N
=> %X=103.0,08/30,85=26,71%
Phù! Trâu ghê!:-SS
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

..



Câu 48 : Hiện tượng nào sau đây là đúng?
A. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ màu da cam chuyển sang màu vàng.
B. Cho HNO3 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa màu tím xanh.
C. Thổi khí CO2 vào dung dịch natri phenolat thấy xuất hiện vẫn đục màu vàng.
D. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng có thể tan trong axit


Câu 41 : Hỗn hợp X gồm Na và Al. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được dung dịch Y; 7,84 lít H2 (đktc) và còn lại 0,2m gam chất rắn không tan. Gía trị của m là
A. 11,2250 B. 10,9375 C. 13,3333 D. 10,7143

Câu 43 : Dãy những chất nào dưới đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường?
A. Ca, Na, Na2O, MgO, K. B. Li, Mg, Be, CaO, Cl2.
C. K, Na, Na2O, CaO, CaC2. D. Na, Ca, Ba, BaO, Al2O3.


Bài 41: Ta có: nH2 = 0,35 mol --> nNa = nAl(phản ứng) = 0,175 mol
==> m = 0,175.(23 + 27 ) : 0,8 = 10,9375 gam
 
N

namnguyen_94

1 số câu sử dụng pp tính nhanh:)

Bài 1. (Đề ĐH khối B – 2007). Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Sr và Ba. D. Ca và Sr.


Bài 3. ( Trích đề CĐ – 2008). Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A.1,12 B.0,896 C.0,448 D.0,224

Bài 3. ( Trích đề ĐH – 2008). Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560.

Bài 4. Nung m (g) hỗn hợp X gồm 2 muối carbonat trung tính của 2 kim loại A và B đều có hóa trị 2. Sau một thời gian thu được 3,36 lit CO2 (đkc) còn lại hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thì thu được ddC và khí D. Phần dung dịch C cô cạn thu 32,5g hỗn hợp muối khan. Cho khí D thoát ra hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 15g kết tủa. Tính m.

Câu 5. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 57 ml. B. 50 ml. C. 75 ml. D. 90 ml.
 
S

so_0

Bài 1. (Đề ĐH khối B – 2007). Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Sr và Ba. D. Ca và Sr.
nH2=n kim loại = 0.03
---> M trung bình =1,67/0.03=55,666
---> Ca và Sr
đáp án D
Bài 2. ( Trích đề CĐ – 2008). Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A.1,12 B.0,896 C.0,448 D.0,224
bao toàn nguyên tử C
nCO2=nCO=0,04
---> V=0,896 ---> đáp án B
 
S

so_0

Bài 3. ( Trích đề ĐH – 2008). Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560.
n rắn giảm =n O =0,02 = nCO + nH2
--> V=0,448 ---> đáp án A
Câu 5. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 57 ml. B. 50 ml. C. 75 ml. D. 90 ml.
n O2= (3,33-2,13)/32=0,0375
---> [TEX]nO^{2-}=0,075[/TEX] ---> nH+=0,15 ----> V=0,075(l) ---> đáp án C
 
H

hoahoc2012

Bài 1:
Đốt cháy hoàn toàn 12,5 ml một dung dịch cồn x. Lượng CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40 gam kết tủa.Biết khối lượng riêng của C2H50H=0,8 g/ml. giá trị của x là:
A 86
B 88
C 90
D 92

Bài 2:
Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam Fe3O4.Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 1,457.Giá trị của m là:
A 16,8
B 21,5
C 22,8
D 23,2
 
A

acidnitric_hno3

Bài 1:
Đốt cháy hoàn toàn 12,5 ml một dung dịch cồn x. Lượng CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40 gam kết tủa.Biết khối lượng riêng của C2H50H=0,8 g/ml. giá trị của x là:
A 86
B 88
C 90
D 92
Có nCO2 = 0,4 mol
=> nancol = 0,2 mol -> m = 9,2g => V=m/D = 11,5ml
=> Độ rượu x = 92
Bài 2:
Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam Fe3O4.Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 1,457.Giá trị của m là:
A 16,8
B 21,5
C 22,8
D 23,2
Sau pu có hh CO và CO2 MTB = 1,457.28 = 40,796
Theo sơ đồ đường chéo => nCO/nCO2 = 1/4
CO --> CO2
a------->a
=> sau pu có amol CO2 và 0,5 -a mol CO => có pt : (0,5-a)/a = 1/4=> a = 0,4
=> 4CO + Fe3O4 -->3 Fe+4CO2
=> 0,4---->0,1
=> m = 23,2g
 
P

phanthanh1711

câu 1
cho a mol AlCL3 trong dung dịch tác dụng với dung dịch A gồm : b mol NaOH + c mol Ba(OH)2. Hãy cho biết mối quan hệ nào sau đây giữa a, b, c để sau phản ứng xảy ra hoàn toàn không có kết tua
A (b+c)/a >4 B. (b+2c)/a >=4 C. 0<(b+2c)/a <4 D. 0< (b+c)/a =<4
cau 2;
cho 21,4 gam hon hop A ( dạng bột, trộn đều) : Fe+ Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,1 mol SO2 ( S+6 chỉ bị khử về S+4) và 1,4 gam chất rắn B chỉ chứa kim loại chưa tan hết. Vạy hàm lượng sắt trong A là
A. 45,79 % B 39.25% C. 85,05% D. 78.5 %
câu 3:
trong quả nho có axit tactric ( 2,3-đihidroxibutandioic). Cho m gam axit trên tác dụng với Ba kim loại dư thu được V1 lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam axit trên tác dụng với NaHCO3 dư thu được V2 lit CO2 (dktc). gIẢ THIẾT toàn bộ H2CO3 sinh ra tách hết thành CO2 và H2O. Mối quan hệ giữa V1 va V2
A. V1=V2 B. V1=2V2 C. V1= 0.5V2 D. V1=4V2
p/s: xin hãy giải thích rõ ràng, đừng làm tắt thắt họng=.=^^
 
D

drthanhnam

cho a mol AlCL3 trong dung dịch tác dụng với dung dịch A gồm : b mol NaOH + c mol Ba(OH)2. Hãy cho biết mối quan hệ nào sau đây giữa a, b, c để sau phản ứng xảy ra hoàn toàn không có kết tua
A (b+c)/a >4 B. (b+2c)/a >=4 C. 0<(b+2c)/a <4 D. 0< (b+c)/a =<4
Để phản ứng hoàn toàn không có kết tủa thì nOH- >= 4nAl3+
Hay: b+2c > 4a => (b+2c)/a >= 4

cho 21,4 gam hon hop A ( dạng bột, trộn đều) : Fe+ Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,1 mol SO2 ( S+6 chỉ bị khử về S+4) và 1,4 gam chất rắn B chỉ chứa kim loại chưa tan hết. Vạy hàm lượng sắt trong A là
A. 45,79 % B 39.25% C. 85,05% D. 78.5 %
Do Sắt chưa tan hết nên Fe chỉ lên Fe+2
Quy hh ban đầu về Fe và O ta có:
Fe--> Fe2+ +2e
O+2e--> O2-
S+6 +2e --> S+4
Ta có:
2nFe=2nO+2nSO2
Giae sử nFe phản ứng là x thì nO=(21,4-1,4-56x)16=(20-56x)/16
Vậy 2x=2,5-7x+0,2
=> 9x=2,7=> x=0,3
Vậy KL nguyên tố sắt trong A là 0,3.56+1,4=18,2
Vậy hàm lượng=18,2/21,4=80,05%

trong quả nho có axit tactric ( 2,3-đihidroxibutandioic). Cho m gam axit trên tác dụng với Ba kim loại dư thu được V1 lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam axit trên tác dụng với NaHCO3 dư thu được V2 lit CO2 (dktc). gIẢ THIẾT toàn bộ H2CO3 sinh ra tách hết thành CO2 và H2O. Mối quan hệ giữa V1 va V2
A. V1=V2 B. V1=2V2 C. V1= 0.5V2 D. V1=4V2
axit tactric có 2 nhóm -OH và 2 nhóm -COOH=> khi td với Ba dư => nH2=2n(axit)
Cũng lượng trên cho td NaHCO3 dư=> nCO2=nH+ =2n(axit)
Vậy V1=V2
 
N

namnguyen_94

làm 1 số bài tiếp nha:)
1.Cho a mol FeS2 và b mol Cu2S tác dụng vừa đủ dd HNO3 thu được dd A (2 muối sunfat) và 2,4 mol khí NO2 (sp khử duy nhất).Cho dd A td Ba(OH)2 dư được kết tủa E.Nung E đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn, m là:
A.89,1 B.61,14 C.75,12 D.80,1

2.Hòa tan hoàn toàn 17,5 gam hỗn hợp Mg,Cu,Zn vào 400 ml dung dịch HCl 1M vừa đủ thu được dd A.Cho dần xút vào được kết tủa tối đa,lọc kết tủa và nung không có không khí đến m không đổi được m gam chât rắn,m là:
A.34,5 B.20,7 C.20,6 D.27,4

3.Cho 20 g hh X gồm Fe,FeO, Fe3O4,Fe2O3 tan hết trong 700 ml HCl 1M được 3,36 lít H2 và dd D. Cho D td NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến m không đổi được chất rắn Y, m của Y:
A.16 B.32 C.24 D.8

4.Cho Fe nặng m gam vào HNO3 thấy 0,3 mol NO2 và 2,4 g chất rắn không tan, m là

5)Để 4.2 gam Fe trong không khí một thời gian thu được 5.32 gam hỗn hợp X gồm Fe và các oxit của nó. Để hòa tran hết X cần 200 ml dung dịch HNO3 xM, thấy sinh ra 0.448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy giá trị của x là?
A. 1.3 B.1.2 C.1.1 D.1.5
 
D

drthanhnam

1.Cho a mol FeS2 và b mol Cu2S tác dụng vừa đủ dd HNO3 thu được dd A (2 muối sunfat) và 2,4 mol khí NO2 (sp khử duy nhất).Cho dd A td Ba(OH)2 dư được kết tủa E.Nung E đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn, m là:
A.89,1 B.61,14 C.75,12 D.80,1
FeS2--> Fe3+ +2S+6 + 15e
a-------->a----->2a---> 15a
Cu2S----> 2Cu2+ +S+6 + 10e
b----------->2b---->b---->10b
N+5+e--> N+4
-----2,4
Ta có: 15a+10b=2,4

kết tủa E: a mol Fe(OH)3 + 2b mol Cu(OH)2 + (2a+b) BaSO4
nung E đến KL 0 đổi=> 0,5 a Fe2O3 + 2b CuO + (2a+b) BaSO4
m=80a+160b+233(2a+b)=546a+393b=36,4(15a+10b)+29b=87,36+29b > 87,36
Chỉ đáp án A phù hợp
2.Hòa tan hoàn toàn 17,5 gam hỗn hợp Mg,Cu,Zn vào 400 ml dung dịch HCl 1M vừa đủ thu được dd A.Cho dần xút vào được kết tủa tối đa,lọc kết tủa và nung không có không khí đến m không đổi được m gam chât rắn,m là:
A.34,5 B.20,7 C.20,6 D.27,4
nCl- = 2nMg+ 2nZn=0,4
=> nMg+nZn=0,2=> nO2-=0,2=> m=17,5+0,2.16=20,7

3.Cho 20 g hh X gồm Fe,FeO, Fe3O4,Fe2O3 tan hết trong 700 ml HCl 1M được 3,36 lít H2 và dd D. Cho D td NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến m không đổi được chất rắn Y, m của Y:
A.16 B.32 C.24 D.8
nH2=0,15
Quy hh về Fe, FeO và Fe2O3
dễ thấy m> 20=> loại A, D
Ta có: mFeO+mFe2O3=20-56.0,15=11,6
2nFeO+6nFe2O3=0,7-0,3=0,4
=> nFeO=nFe2O3=0,05=> nFe2O3(Y)=0,15=> m=0,15.160=24
4.Cho Fe nặng m gam vào HNO3 thấy 0,3 mol NO2 và 2,4 g chất rắn không tan, m là
Fe---> Fe2+ +2e
N+5 +e--> N+4
=> nFe2+=0,3/2=0,15
=> m=0,15.56+2,4=10,8
5)Để 4.2 gam Fe trong không khí một thời gian thu được 5.32 gam hỗn hợp X gồm Fe và các oxit của nó. Để hòa tan hết X cần 200 ml dung dịch HNO3 xM, thấy sinh ra 0.448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy giá trị của x là?
A. 1.3 B.1.2 C.1.1 D.1.5
Phân tích :Dễ thấy nHNO3=nNO3-+nNO
=> 0,075.2 +0,02 < nHNO3 < 0,075.3+0,02
=> 0,17 < nHNO3 < 0,245
=> 0,85< x <1,225=> Dễ dàng loại A, D
Giải cụ thể:
Fe --> Fe2+ + 2e
a--------------2a
Fe--> Fe3+ +3e
b------------3b
O + 2e--> O2-
0,07->0,14
N+5+3e --> N+2
0,02--0,06
=> 2a+3b=0,14+0,06=0,2
a+b=0,075
=> a=0,05
b=0,025
=> nHNO3=2a+3b+0,02=0,22
=>x=0,22/0,2=1,1
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom