[Hóa học]Ôn luyện hóa vô cơ 2

  • Thread starter namnguyen_94
  • Ngày gửi
  • Replies 735
  • Views 445,316

Status
Không mở trả lời sau này.
P

pe_kho_12412

Mình post 1 số bài hay trong đề thi thử nè:D:D

Câu 1: Một hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và K2SO4, trong đó số nguyên tử oxi chiếm 20/31 tổng số nguyên tử có trong hỗn hợp. Hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, hỏi khối lượng kết tủa thu được gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp ban đầu?
A. 1,588 lần B. 1,788 lần C. 1,488 lần D. 1,688 lần

lần này đừng cảm ơn nữa nha :(( :((

ta có:

số nguyên tử S = số nguyên tử O \ 4 = 20 \4 = 5

gọi số nguyên tử Al = x ; số nguyên tử K = y ta có hệ

x + y = 31 - 25 = 6

3x + y + 5*6 = 20*2

=> x = 2 và y = 4 => tỷ lệ nAl : nK = 1 : 2

xét hh có 1 mol Al2(SO4)3 và 2 mol K2SO4 ( hhA )

mA = 342 + 174*2 = 690

=> nBaSO4 = 1*3 + 2 = 5 mol

mBaSO4 \ mhhA = 5*233 \690 = 1.688


em ko giám làm nữa vì sợ Nam thanks :|
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Còn một câu, pe_kho không làm thì anh làm nhé, cả 2 ngày hôm nay mới lên mạng ^^
Câu 4: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2(đktc) vào bình đựng 200ml dung dịch X ( NaOH 1M và Na2CO3 0,5M).kết tinh dung dịch thu được sau phản ứng(chỉ làm bay hơi H2O ( thì thu được 19,9 gam chất rắn khan.Giá trị V là:
A.2,24................B.3,36..................C.5, 6..........................D.1,12
Đề bài trên có vấn đề, số gam chất răn thu được phải là 30,5 gam mới đúng
CO2 + NaOH ---> NaHCO3
x-------x-----------x
CO2+ 2 NaOH----> Na2CO3 + H2O
y------2y-----------y
x+2y=0,2
84x+106y=30,5-10,6=19,9
=> x=0,3 và y=-0,05
=> x+y=0,25=> V=5,6 lit
Những bài dạng này có ra số mol âm các bạn cũng không nên lấy làm lạ ^^
 
N

namnguyen_94

@drthanhnam : bài này trong đề thi thử trường Sư Phạm lần 5 đó:):):)
Không sai đâu bạn:)
@pe_kho : hj,mình thanks vì bạn tham gia và làm bài tốt mà:):):)
 
N

namnguyen_94

Bài 6: Câu 22: Một dung dịch có chứa H2SO4 và 0,543 gam muối natri của một axit chứa oxi của clo (muối X). Cho thêm vào dung dịch này một lượng KI cho đến khi iot ngừng sinh ra thì thu được 3,05 gam I2. Phần trăm khối lượng Clo trong muối X là
A. 40%. B. 39,23%. C. 33,45%. D. 48,56%.

Câu 7: Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3, được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hoà tan tối đa bao nhiêu gam bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra.
A. 32 gam. B. 3,2 gam. C. 64 gam. D. 6,4 gam

Câu 8: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,2 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 3,86 A, trong thời gian t giây thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 16,8 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 22,7 gam chất rắn. Giá trị của t là
A. 3000 giây B. 2500 giây C. 2685 giây D. 5000 giây

Câu 9: Cho các chất Cu, FeO, Fe3O4, C, FeCO3, Fe(OH)2, Fe tác dụng lần lượt với H2¬SO4 đặc, nóng đều giải phóng khí SO2. Số chất mà khi tác dụng với 1 mol H2SO4 đều giải phóng ra 1/4 mol SO2 là:
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6

Câu 10: Thổi hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí A khô (H2, CO, CO2). Cho A qua Ca(OH)2 còn lại hỗn hợp khí B khô (H2, CO). Một lượng khí B tác dụng vừa hết với 8,96g CuO thấy tạo thành 1,26 g nước. Thành phần % theo thể tích của CO2 trong A là:
A. 33,33% B. 11,11% C. 20,00% D. 30,12%.
 
D

drthanhnam

Bài 6: Câu 22: Một dung dịch có chứa H2SO4 và 0,543 gam muối natri của một axit chứa oxi của clo (muối X). Cho thêm vào dung dịch này một lượng KI cho đến khi iot ngừng sinh ra thì thu được 3,05 gam I2. Phần trăm khối lượng Clo trong muối X là
A. 40%. B. 39,23%. C. 33,45%. D. 48,56%.
NaClOx
Cl+(2x-1) +(2x)e--> Cl-
2I- ---> I2 + 2e
nI2=0,012
=> 0,543.2x/(58,5+16x)=0,024
=> x=2
=> NaClO2
=> %Cl=39,23%

Câu 7: Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3, được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hoà tan tối đa bao nhiêu gam bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra.
A. 32 gam. B. 3,2 gam. C. 64 gam. D. 6,4 gam
nFeCO3=0,1 mol
Fe2+ --> Fe3+ +e
N+5 +3e--> N+2
=> nNO=0,1/3
nNO3- (X)=3nFe3+=0,3 mol
Khi cho HCl và Cu vào X thì:
3Cu + 8H+ +2NO3- --> 3Cu2+ + 2NO +4H2O
0,45---dư------0,3------------------0,3
Cu+ 2Fe3+ --> Cu2+ + 2Fe3+
0,05---0,1
Vậy nCu=0,45+0,05=0,5
Vậy mCu=32 gam

Câu 8: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,2 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 3,86 A, trong thời gian t giây thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 16,8 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 22,7 gam chất rắn. Giá trị của t là
A. 3000 giây B. 2500 giây C. 2685 giây D. 5000 giây
Câu này trong đề thi thử sư phạm lần một.
Đầu tiên tính số mol các ion trong dd X theo t
Catot:Ag+ +e---> Ag
Anot: H2O --> 2H+ +0,5O2 +2e
n(e)=It/F
Cho 16,8 gam Fe vào X thấy thoát NO và thu chất rắn nên Ag+ dư.
Ta có: nFe=0,3;
3Fe + 8H+ +2NO3- --> 3Fe2+ + 2NO + 4H2O
3x----8x-----2x---------3x
Fe2+ + Ag+ --> Fe3+ + Ag
y-------y--------------->y
Ta có:(0,3-3x).56+108y=22,7=>-168x+108y=5,9
Mà nH+=n(e)=nAg+=y
=> 8x=y
Vậy 696x=5,9=>x=8,477.10^-3
=> 8x=0,0678
Vậy nAg+ đã bị đp là: 0,2-0,0678=0,1321
=> t=...
Không bít tính nhầm nhọt chỗ nào mà không thấy KQ đúng, bài này trâu vãi^^
Câu 10: Thổi hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí A khô (H2, CO, CO2). Cho A qua Ca(OH)2 còn lại hỗn hợp khí B khô (H2, CO). Một lượng khí B tác dụng vừa hết với 8,96g CuO thấy tạo thành 1,26 g nước. Thành phần % theo thể tích của CO2 trong A là:
A. 33,33% B. 11,11% C. 20,00% D. 30,12%.
Bài này đã làm đến 3-4 lần trên pic rồi ^^
Mọi người có thể xem đề khối B 2010.
Ngại viết rồi ^^
 
N

namnguyen_94

hj

Còn một câu, pe_kho không làm thì anh làm nhé, cả 2 ngày hôm nay mới lên mạng ^^

Đề bài trên có vấn đề, số gam chất răn thu được phải là 30,5 gam mới đúng
CO2 + NaOH ---> NaHCO3
x-------x-----------x
CO2+ 2 NaOH----> Na2CO3 + H2O
y------2y-----------y
x+2y=0,2
84x+106y=30,5-10,6=19,9
=> x=0,3 và y=-0,05
=> x+y=0,25=> V=5,6 lit
Những bài dạng này có ra số mol âm các bạn cũng không nên lấy làm lạ ^^

Cậu ơi,đề không phải sửa j đâu:):)
Gợi ý: muối chứ NaOH dư + Na2CO3
==> V = 1,12 lít

Thêm mấy bài nữa:):)
Bài 1: Chia 8,8 gam hỗn hợp X gồm kim loại R(hóa trị không đổi) và oxit của nó làm 2 phần = nhau.Hòa tan phần 1 = dung dịch HCl(vừa đủ),thu được dung dịch chứa 14,25 gam muối và 2,24 lít khí(đktc).Hòa tan phần 2 = dung dịch HNO3(loãng,dư),thu được dung dịch Y chứa m gam muối và nhận thấy không có khí thoát ra.Giá trị của m là:
A.20,6.............B.24,2............C.22,2..............D.26,4
Bài 2: Hòa tan 2m gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 đặc,nóng,dư hay hòa tan m gam hợp chất X ( hợp chất của M với S ) cũng trong dung dịch HNO3 đăch ,nóng,dư thì cũng thu được khí NÒ(sp khử duy nhất) có V bằng nhau ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.Giả sử nguyên oos S chỉ bị oxh lên mức cao nhất.KIm loại M và CTPT của X là:
A.Cu và CuS..............B.Cu và Cu2S..........C.Fe và FeS.........D.Mg và MgS
 
P

pe_kho_12412

Bài 2: Hòa tan 2m gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 đặc,nóng,dư hay hòa tan m gam hợp chất X ( hợp chất của M với S ) cũng trong dung dịch HNO3 đăch ,nóng,dư thì cũng thu được khí NÒ(sp khử duy nhất) có V bằng nhau ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.Giả sử nguyên oos S chỉ bị oxh lên mức cao nhất.KIm loại M và CTPT của X là:
A.Cu và CuS..............B.Cu và Cu2S..........C.Fe và FeS.........D.Mg và MgS

C1: cho m = 100 g và thử :D
C2: Hoà tan 2m gam kim loại:
M - ne -> M(n+)
Số mol kim loại = 2m/M
=> n(e nhường) = 2mn/M
(n là hoá trị cao nhất của kim loại M)

Hoà tan m gam hợp chất X ta quy đổi như sau:
M - ne = M(n+)
S - 6e = S(+6)
Trong m gam hợp chất X có a mol M và b mol S
=> n(e nhường) = na + 6b
và Ma + 32b = m

Do thu được cùng lượng NO2 nên số mol e nhường bằng nhau: 2mn/M = na + 6b
=> 2n.(Ma + 32b)/M = na + 6b
=> a/b = 6/n - 64/M

Trong hợp chất X, kim loại M có hoá trị k thì a/b = 2/k
=> 2/k = 6/n - 64/M
=> M = 32/(3/n - 1/k)
xét k => Chọn k = 1, n = 2, M = 64
M là Cu
X là Cu2S :( mấy bài c đưa giải mà sợ #:-S, ai có cách cực nhanh ko :-S

Bài 1: Chia 8,8 gam hỗn hợp X gồm kim loại R(hóa trị không đổi) và oxit của nó làm 2 phần = nhau.Hòa tan phần 1 = dung dịch HCl(vừa đủ),thu được dung dịch chứa 14,25 gam muối và 2,24 lít khí(đktc).Hòa tan phần 2 = dung dịch HNO3(loãng,dư),thu được dung dịch Y chứa m gam muối và nhận thấy không có khí thoát ra.Giá trị của m là:
A.20,6.............B.24,2............C.22,2....... .......D.26,4

bài này chỉ viết ptpu, 2h oy, nhác nhác :D , ;)) mở 2 tab là gộp đk :| thế mà ko biết :D
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

namnguyen đưa bài trâu hơn nữa đi, :))
Bài 1: Chia 8,8 gam hỗn hợp X gồm kim loại R(hóa trị không đổi) và oxit của nó làm 2 phần = nhau.Hòa tan phần 1 = dung dịch HCl(vừa đủ),thu được dung dịch chứa 14,25 gam muối và 2,24 lít khí(đktc).Hòa tan phần 2 = dung dịch HNO3(loãng,dư),thu được dung dịch Y chứa m gam muối và nhận thấy không có khí thoát ra.Giá trị của m là:
A.20,6.............B.24,2............C.22,2....... .......D.26,4
R + nHCl --> RCln+0,5nH2
R2On + 2nHCl --> 2RCln+nH2O
xR+y.(2R+16n)=4,4
(x+2y)(R+35,5n)=14,25
0,5nx=0,1
=> xR+2yR+71ny=7,15
Và xR+2yR+16ny=4,4
=> 55ny=2,75=> ny=0,05 và xR+2yR=3,6
Khi cho vào HNO3: không có khí thoát ra => Muối NH4NO3
R--> Rn+ +ne
x----------->xn
N+5 +8e --> N-3
-------xn------xn/8=0,025
=> khối lượng muối=R(NO3)n+NH4NO3=(x+2y)(R+62n)+2=xR+2yR+62nx+124ny+2=3,6+12,4+6,2+2=24,2
Đáp án B
 
N

namnguyen_94

...

Một số bài hay mình sưu tầm được nè:):):)
______________________________________

Đốt cháy hoàn toàn 21,6 gam hỗn hợp FeS2 và CuS thu được chất rắn B và 6,72 lít khí mùi hắc X.Dẫn Co(dư) qua B nung nóng thu được C,hòa tan C trong HNO3 đặc,nóng,dư thu được khí Y.trộn toàn bộ khí X và Y lại với nhau thu được Z.Dẫn Z qua 11 lít dung dịch H2O2 0,17% (d= 1,2 g/ml ) thu được dung dịch D.CHo 1 lượng dư KCr2O4 vào D thu được V lít khí T .các khí ở đktc.pH của dung dịch D và V có giá trị là:
A.2 và 2,464..........B.1 và 1,232..........C.1 và 2,264...........D.2 và 1,232

Điện phân 200 ml CuSO4 0,5M và Na2SO4 0,1M với điện cực trơ.H= 100%,I = 10A trong 35 phút 23 giây.Dung dịch sau phản ứng có khả năng hòa tan tối đa bao nhiêu gam Fe3O4 :
A.5,8 gam......B.6,38 gam........C.6,96 gam.......D.6,496 gam

Hòa tan hoàn toàn hõn hợp 9,75 gam Zn và 2,7 gam Al vào 200 ml dung dịch chứa đồng thời HNO3 1,5M ; HCl 1M và H2SO4 1,25M thu được sản phẩm khử duy nhất là NO.Khối lượng chất rắn sau khi cô cạn là:
A.46,4 g.........B.36,45 g..........C.42,75 g.........D.kết quả khác

pH của dung dịch axit HA 0,226% trong nước là 2,536.Pha loãng dung dịch trên 2 lần thì pH của dung dịch là 2,692.Hăng số axit K(A) của HA là:
A.[TEX]2,6.10^{-5}[/TEX]....B.1,83.10^{-4}[/TEX].......C.4,88.10^{-5}[/TEX].....D.6,41.10^{-4}[/TEX]

Cho m gam hỗn hợp gồm M,MO,Al vào H2O dư,sau phản ứng thu được 3,024 lít khí(đktc); 0,54 gam chất rắn không tan và dung dịch A.Rót 110 ml dung dịch HCL 1M vào A thu được 5,46 gam kết tủa.Nếu cho m gam hh trên vào HNO3 đặc,nóng,dư thì số mol HNO3 phản ứng là:
A.0,71 mol.........B.0,72 mol..............C.0,5 mol.........D.0,68 mol
 
H

hung_ils

Câu này trong đề thi thử sư phạm lần một.
Đầu tiên tính số mol các ion trong dd X theo t
Catot:Ag+ +e---> Ag
Anot: H2O --> 2H+ +0,5O2 +2e
n(e)=It/F
Cho 16,8 gam Fe vào X thấy thoát NO và thu chất rắn nên Ag+ dư.
Ta có: nFe=0,3;
3Fe + 8H+ +2NO3- --> 3Fe2+ + 2NO + 4H2O
3x----8x-----2x---------3x
Fe2+ + Ag+ --> Fe3+ + Ag
y-------y--------------->y
Ta có:(0,3-3x).56+108y=22,7=>-168x+108y=5,9
Mà nH+=n(e)=nAg+=y
=> 8x=y
Vậy 696x=5,9=>x=8,477.10^-3
=> 8x=0,0678
Vậy nAg+ đã bị đp là: 0,2-0,0678=0,1321
=> t=...
Không bít tính nhầm nhọt chỗ nào mà không thấy KQ đúng, bài này trâu vãi^^
Đúng mỗi đoạn điện phân...................
2AgNO3+H2O\RightarrowAg+2HNO3+1/2O2
x---------------------x
Sau p/u dư 0,2-x Ag;x HNO3
Nếu chất rắn chỉ có Ag thì nAg=0,21>0,2
Nếu chắt rắn chỉ có Fe thì mFe=22,7>16,8
\RightarrowCó cả Ag và Fe dư
Fe+4HNO3\RightarrowFe(NO3)3+NO+H2O
------x---------x/4
\RightarrowDư 0,3-x/4 Fe
Fe+2Fe(3+)\Rightarrow3Fe(2+)
-----x/4
\RightarrowDư 0,3-x/4-x/8=0,3-3x/8 Fe
Vì Fe dư nên Ag(+) hết\RightarrowChỉ có Fe (2+)
Fe+2Ag(+)\RightarrowFe(2+)+2Ag
------0,2-x----------0,2-x
\RightarrowDư 0,3-3x/8-(0,2-x)/2=0,2+x/8 Fe
m(rắn)=22,7\Rightarrow56(0,2+x/8)+108(0,2-x)=22,7\Rightarrowx=0,1
\Rightarrowt=2500\RightarrowB
PS: Cái hay thì không làm......................
 
N

namnguyen_94

..

namnguyen đưa bài trâu hơn nữa đi, :))

R + nHCl --> RCln+0,5nH2
R2On + 2nHCl --> 2RCln+nH2O
xR+y.(2R+16n)=4,4
(x+2y)(R+35,5n)=14,25
0,5nx=0,1
=> xR+2yR+71ny=7,15
Và xR+2yR+16ny=4,4
=> 55ny=2,75=> ny=0,05 và xR+2yR=3,6
Khi cho vào HNO3: không có khí thoát ra => Muối NH4NO3
R--> Rn+ +ne
x----------->xn
N+5 +8e --> N-3
-------xn------xn/8=0,025
=> khối lượng muối=R(NO3)n+NH4NO3=(x+2y)(R+62n)+2=xR+2yR+62nx+124ny+2=3,6+12,4+6,2+2=24,2
Đáp án B

Hi,công nhận c khỏe thật:):)
Ta có: do không có khí --> có muối NH4NO3
Gọi nO(oxit) = a mol
+ nH2 = 0,1 mol --> 14,25 = 4,4 + 0,2.35,5 + (71-16).a --> a = 0,05 mol
--> tổng m(R) = 3,6 gam
+ nH2 = 0,1 mol --> nNH4NO3 = 0,025 mol
--> m = m(R) + m[TEX]NO_3^{-}[/TEX] + mNH4NO3 = 3,6 + 0,05.2.62 + 0,025.8.62 + 0,025.80 = 24,2 gam
 
D

drthanhnam

Điện phân 200 ml CuSO4 0,5M và Na2SO4 0,1M với điện cực trơ.H= 100%,I = 10A trong 35 phút 23 giây.Dung dịch sau phản ứng có khả năng hòa tan tối đa bao nhiêu gam Fe3O4 :
A.5,8 gam......B.6,38 gam........C.6,96 gam.......D.6,496 gam
Cu2+ +2e---> Cu
H2O +e --> OH- +0,5H2
H2O--> 2H+ +0,5O2 +2e
sau 35phút 23 giây thì ne=0,22 mol>2nCuSO4=> catot nước bị đp
=> nH+=0,22-0,02=0,2
=>hoà tan tối đa 0,025 mol Fe3O4=5,8 gam
Hòa tan hoàn toàn hõn hợp 9,75 gam Zn và 2,7 gam Al vào 200 ml dung dịch chứa đồng thời HNO3 1,5M ; HCl 1M và H2SO4 1,25M thu được sản phẩm khử duy nhất là NO.Khối lượng chất rắn sau khi cô cạn là:
A.46,4 g.........B.36,45 g..........C.42,75 g.........D.kết quả khác
nZn=0,15 ; nAl=0,1
nH+=1 mol; nNO3-=0,3 mol
Al + 4H+ +NO3- --> Al3+ +NO+ 2H2O
0,1--0,4---0,1-------0,1---0,1
3Zn + 8H+ 2NO3- ---> 3Zn2+ +2NO + 4H2O
0,15---0,4---0,1--------0,15-----0,1
dd thu được : 0,1 mol Al3+; 0,15 mol Zn2+; 0,1 mol NO3-;0,2 mol H+ ; 0,2 mol CL-; 0,25 mol SO4 2-
khi cô cạn thì HCl dễ bay hơi=> bay hết còn lại 42,75 gam chất rắn
 
N

ngobaochauvodich

HH X gồm m g (Fe+Zn) và 9,6g S.Nung hh X trong bình kín không có không khí 1 thời gian,thu được hh Y.Hòa tan hết Y trong dd H2SO4 đ nóng, thu 0,9mol SO2 và dd Z.Cho dd NaOH dư vào dd Z thu 10,7g kết tủa.Giá trị của m g là
A.14,9 B.15,35 C.24,6 D.14,8

Hòa tan 42,15g hh X gồm CuS,ZnS,FeS (có tỉ lệ mol 1:2:1) trong dd H2SO4 loãng dư thu được x mol khí Y.Hấp thụ hết x mol Y vào 750 ml dd NaOH 1M thu được m g muối.Giá trị của m g là
A.23,4 B.8,4 C.31,8 D.28,2
 
L

li94

Mấy câu trong đề thi thử hn t vừa thi.. #:-S

1, Cho hh X gồm Cu , Fe vào 400 ml dd chứa hh H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi pư xảy ra hoàn toàn , được dd Y , khí NO ( spk !) , và còn 1 phần kim loại chaư tan hết.Cho V ml dd NaOH 1 M vào dd Y thì lượng kt thu được là max . Tìm V min

A.280
B.320
C.240
D.360

2,Một khoáng chất chứa 20,93% nhôm ; 21,7% silic và còn lại là oxi và hidro ( về klượng).Phần trăm khối lượng của oxi trong khoáng chất là ?

A.55,82
B.27,91
C.41,865
C.57,37

3, Cho 27,4 g BA vào 200 gam dd hh CuSO4 16% và HCl 4,38% , pư xong thu được dd X. dd X có klượng giảm so với klượng dd CuSO4 bđầu là.

A.27,04
B.66,6
C.39,2
D.27,44

4, Khi thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở ( A tạo bởi aminoax có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH ) bằng lượng dd NaOH gấp đôi lượng cần pư. , cô cạn dd thu được hh crắn tăng so với khối lượng A là 78,2 g. A là

A.polipeptit
B.octapeptit
C.decapeptit
D.nonapeptit.
 
M

miducc

1, Cho hh X gồm Cu , Fe vào 400 ml dd chứa hh H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi pư xảy ra hoàn toàn , được dd Y , khí NO ( spk !) , và còn 1 phần kim loại chaư tan hết.Cho V ml dd NaOH 1 M vào dd Y thì lượng kt thu được là max . Tìm V min

A.280
B.320
C.240
D.360


ta thấy n(H+)=0,4 mol
n(NO3-)=0,08 mol
Vì sau phản ứng có kim loại dư
=> Cu dư và Fe chỉ lên +2
phương trình tổng quát
3M+ 8H+ +2NO3- =>3M2+ +2NO + 4H2O
0,32 0,08 0,08
=> H+ dư =0,08 và NO3- hết
n(OH-)= n(e cho kl)+ n(H+)dư=0,08.3+0,08=0,32 mol
=> V=320ml
 
M

miducc

3, Cho 27,4 g BA vào 200 gam dd hh CuSO4 16% và HCl 4,38% , pư xong thu được dd X. dd X có klượng giảm so với klượng dd CuSO4 bđầu là.

A.27,04
B.66,6
C.39,2
D.27,44



ta tính được n(Ba)=0,2 mol
=>n(OH-)=0,4 mol
n(CuSO4)=0,2mol
n(HCl)=0,24 mol
từ số liệu trên =>sau phản ứng có 0,2 mol kết tủa BaSO4
số mol OH- dùng để trung hoà H+ =0,24 mol
=> số mol OH- tạo kết tủa với Cu2+ là 0,16 mol
=> số mol kết tủa Cu(OH)2= 0,08 mol
=> khối lượng giảm=m(BaSO4)+m(Cu(OH)2)+m(H2)-m(Ba)=27,44g
 
M

miducc

Mình mới có lời giải cho bài này thôi


HH X gồm m g (Fe+Zn) và 9,6g S.Nung hh X trong bình kín không có không khí 1 thời gian,thu được hh Y.Hòa tan hết Y trong dd H2SO4 đ nóng, thu 0,9mol SO2 và dd Z.Cho dd NaOH dư vào dd Z thu 10,7g kết tủa.Giá trị của m g là
A.14,9 B.15,35 C.24,6 D.14,8


ta có
Sau khi cho vào NaOH dư thì Zn2+ tan hết
=>10,7 g kết tủa là Fe(OH)3
=>n(Fe(OH)3)=0,1 mol
Áp dụng bảo toàn e
S -4e =>S+4
0,3
Fe -3e =>Fe+3
0,1
Zn -2e => Zn+2
x
S+6 +2e => S+4
0,9

=>0,3.4+0,1.3+2x=0,9.2 =>x=0,15 mol
=>m=0,1.56+0,15.65=15,35g
 
D

drthanhnam

HH X gồm m g (Fe+Zn) và 9,6g S.Nung hh X trong bình kín không có không khí 1 thời gian,thu được hh Y.Hòa tan hết Y trong dd H2SO4 đ nóng, thu 0,9mol SO2 và dd Z.Cho dd NaOH dư vào dd Z thu 10,7g kết tủa.Giá trị của m g là
A.14,9 B.15,35 C.24,6 D.14,8
Bảo toàn e:
Fe--> Fe3+ +3e
Zn---> Zn2++2e
S --> S+4+4e
S+6+2e--> S+4
Ta có: 3nFe+2nZn+0,3.4=0,9.2 => 3nFe+2nZn=0,6
Mà nFe=10,7/107=0,1=>nZn=0,15=> m=15,35
(Bài này mình thấy số cho cũng hơi chuối ^^)
Hòa tan 42,15g hh X gồm CuS,ZnS,FeS (có tỉ lệ mol 1:2:1) trong dd H2SO4 loãng dư thu được x mol khí Y.Hấp thụ hết x mol Y vào 750 ml dd NaOH 1M thu được m g muối.Giá trị của m g là
A.23,4 B.8,4 C.31,8 D.28,2
nCuS=nFeS=0,1115; nZnS=0,223
CuS--> Cu2+ + S+6 +8e
ZnS--> Zn2+ +S+6 +8e
FeS--> Fe3+ +S+6 +9e
S+6 +2e --> S+4
=> 2nSO2=3,6795=> nSO2=1,89375
Hấp thu vào 750ml NaOH 1M-> 0,75mol NaHSO3=> m=63 gam.
Ặc, sao không có đáp án vậy trời. Bài này số xấu dữ $$
 
D

drthanhnam

2,Một khoáng chất chứa 20,93% nhôm ; 21,7% silic và còn lại là oxi và hidro ( về klượng).Phần trăm khối lượng của oxi trong khoáng chất là ?
A.55,82
B.27,91
C.41,865
C.57,37
%(Oxi+hidro)=100%-20,93%-21,7%=57,37%=> loại C
Gọi %Oxi=a=> %Hidro=57,37-a (%)
Do hoá trị của Al=3, Silic=4, Oxi=2 và H=1 nên:
(20,93/27).3+(21,7/28).4+(57,37-a)-a.2/16=0=> a=55,818%
Đáp án A

4, Khi thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở ( A tạo bởi aminoax có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH ) bằng lượng dd NaOH gấp đôi lượng cần pư. , cô cạn dd thu được hh crắn tăng so với khối lượng A là 78,2 g. A là
A.polipeptit
B.octapeptit
C.decapeptit
D.nonapeptit.
H(HN-R-CO)nOH+nNaOH---> nH2N-R_COONa+H2O
0,1--------------->0,1n------------------------>0,1
Ta có:0,2n.40-0,1.18=78,2=>n=10
Vậy decapeptit nhỉ ^^
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom