[Hóa học]Ôn luyện hóa vô cơ 2

  • Thread starter namnguyen_94
  • Ngày gửi
  • Replies 735
  • Views 445,316

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hoathuytinh16021995

các anh chị học giỏi hóa cho em hỏi với!
1. điện phân 100ml dung dịch CuSO4 với điện cực sau một thời gian thấy khối lương dung dịch giảm 12 gam dung dịch sau diện phân tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2S 1M . Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trước khi điện phân là bao nhiêu?
2.nung nóng 34.8 gam gồm MCO3 và NCO3 thu được m gam chất rắn Y và 4.48 lít CO2 đktc nung Y cho đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp chất rắn Z và khí CO2 dẫn toàn bộ CO2 thu được qua KOH dư tiếp tục cho thêm CaCl2 dư thì được 10gam kết tủa hòa tan hoàn toàn Z trong V lít dung dịch HCl 0.4M vơà đủ được dung dịch T. tim giá trị m gam và V lít
em không hiểu lắm phần điện phân nên các anh chị giải chi tiêt giup em nha! em cám ơn ak!
 
D

drthanhnam

1. điện phân 100ml dung dịch CuSO4 với điện cực sau một thời gian thấy khối lương dung dịch giảm 12 gam dung dịch sau diện phân tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2S 1M . Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trước khi điện phân là bao nhiêu?
CuSO4 điện phân.
Catot: Cu2+ +2e --> Cu
-------x------>2x
Anot:H2O ---> 2H+ +0,5O2+2e
-------x---------------0,5x---2x
KL dd giảm= mCu + mO2=80x=12=> x=0,15 mol
dd sau đp td vừa đủ 0,1 mol H2S--> nCu2+ chưa điện phân=0,1
Vậy tổng lượng Cu2+ ban đầu=0,15+0,1=0,25 mol
=> CM=0,25/0,1=2,5 M

2.nung nóng 34.8 gam gồm MCO3 và NCO3 thu được m gam chất rắn Y và 4.48 lít CO2 đktc nung Y cho đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp chất rắn Z và khí CO2 dẫn toàn bộ CO2 thu được qua KOH dư tiếp tục cho thêm CaCl2 dư thì được 10gam kết tủa hòa tan hoàn toàn Z trong V lít dung dịch HCl 0.4M vơà đủ được dung dịch T. tim giá trị m gam và V lít
Bài này mình thấy đề hơi chuối.
nung nóng 34.8 gam gồm MCO3 và NCO3 thu được m gam chất rắn Y và 4.48 lít CO2 đktc
Bao toàn khối lượng=> m= 34,8-0,2.44=26 gam ???
Nói chung là không hiểu đề bài này lắm.
 
A

aotrangyk

Câu 1:
Hoà tan hoàn toàn m gam Al(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 0,51mol KOH vào X thì thu được 3x gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 0,57 mol KOH vào X thì thu được x gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 21,30. B. 39,405. C. 31,95. D. 42,6
Câu 2:
Chia 30,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 6,72 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Hòa tan phần 2 trong 550ml dung dịch AgNO3 1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y. Nồng độ mol của Fe(NO3)2 trong dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng) là
A. 0,182M. B. 0,091M. C. 0,181M. D. 0,363M.
 
N

namnguyen_94

Bài 1:
(*) Th1: phần 1 kết tủa chưa bị hòa tan,phần 2 kết tủa bị hòa tan
==> Loại
(*) Th2: phần 1 và phần2 2 kết tủa đều bị hòa tan
Gọi [TEX]nAl(NO_3)_3 = b mol[/TEX]
+ phần 1: [TEX]nAl(OH)_3 = 4.b - 0,51 [/TEX]
+ phần 2: [TEX]nAl(OH)_3 = 4.b - 0,57 [/TEX]
==> kết tủa phần 1 gấp 3 lần kết tủa phần 2
==> [TEX]4b - 0,51 = 3.(4.b - 0,51) ==> b = 0,15 mol [/TEX]
==> [TEX]m = 31,95 gam [/TEX]

Bài 2: gọi [TEX]nFe = a mol ; nCu = b mol [/TEX]
==> hệ : [tex]\left{3a + 2b = 0,6 \\ 56a + 64b = 15,2[/tex]

==> [tex]a = 0,1 mol ; b = 0,15 mol[/tex]
Ta có: [tex]nAgNO_3 = 0,55 mol ---> n(e) = 0,55 mol[/tex]
Ta có: [tex]n(e) = 2a + 2b = 0,5 mol < 0,55 mol --> nFe(NO_3)_2 = 0,1 - 0,05 = 0,05 mol[/tex]
==> [tex]C_M Fe(NO_3)_2 = 0,091[/tex]
==> B
 
N

namnguyen_94

Mốt số bài hay nè các bạn:D:D


Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm hai chất nguyên chất FeS2 và FeCO3 với tỉ lệ số mol 1:1 vào bình kín chứa không khí với lượng gấp đôi lượng cần thiết để phản ứng với hỗn hợp X, áp suất trong bình ban đầu là P1 (atm). Nung bình ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình là P2 (atm). Áp suất khí trong bình trước và sau khi nung là
A. P1 = P2 B. P1 = P2 C. P1 = P2 D. P1 = 2P2

Câu 2: Trong bình kín dung tích không đổi chứa đầy không khí (chứa 20% thể tích O2 còn lại là N2) ở[tex]25^0C[/tex] và 2 atm. Bật tia lửa điện để phản ứng xảy ra: N2 + O2 --> 2NO.
Áp suất p và khối lượng mol phân tử trung bình của hỗn hợp sau phản ứng ở [tex]25^0C[/tex] là sẽ có giá trị
A. p = 2 atm, > 29 g/mol. B. p = 2 atm, < 29 g/mol.
C. p = 1 atm, = 29 g/mol. D. p = 2 atm, = 29 g/mol.

Câu 3: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Chiếu sáng vào hỗn hợp khí (CH4 và Cl2) (2) Nhiệt phân Al(OH)3.
(3) Đun NaBr với H2SO4 đặc nóng. (4) Hoà tan nhôm bằng dung dịch NaOH.
(5) Cho canxicacbua tác dụng với dung dịch HCl.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là:
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2

Câu 4: Cho 0,25a/17 mol P2O5 vào 125 gam dung dịch NaOH 16% được dung dịch B chứa hai muối NaH2PO4 và Na2HPO4. Giá trị a ở trong khoảng:
A. 8,5 < a< 17 B. 17 < a< 34 C. 4,25 <a < 8,5 D. 8,5 < a < 34

Câu 5: Trộn 10,8 gam bột Al với 32 gam bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí( giả sử chỉ có phản ứng khử Fe2O3 thành Fe ). Hòa tan hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 10,08 lít H2 ( đktC ). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là :
A. 75%. B. 90%. C. 85%. D. 80%.
 
N

namnguyen_94

..

Mốt số bài hay nè các bạn:D:D


Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm hai chất nguyên chất FeS2 và FeCO3 với tỉ lệ số mol 1:1 vào bình kín chứa không khí với lượng gấp đôi lượng cần thiết để phản ứng với hỗn hợp X, áp suất trong bình ban đầu là P1 (atm). Nung bình ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình là P2 (atm). Áp suất khí trong bình trước và sau khi nung là
A. P1 = P2 B. P1 = P2 C. P1 = P2 D. P1 = 2P2

Câu 2: Trong bình kín dung tích không đổi chứa đầy không khí (chứa 20% thể tích O2 còn lại là N2) ở[tex]25^0C[/tex] và 2 atm. Bật tia lửa điện để phản ứng xảy ra: N2 + O2 --> 2NO.
Áp suất p và khối lượng mol phân tử trung bình của hỗn hợp sau phản ứng ở [tex]25^0C[/tex] là sẽ có giá trị
A. p = 2 atm, > 29 g/mol. B. p = 2 atm, < 29 g/mol.
C. p = 1 atm, = 29 g/mol. D. p = 2 atm, = 29 g/mol.

Câu 3: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Chiếu sáng vào hỗn hợp khí (CH4 và Cl2) (2) Nhiệt phân Al(OH)3.
(3) Đun NaBr với H2SO4 đặc nóng. (4) Hoà tan nhôm bằng dung dịch NaOH.
(5) Cho canxicacbua tác dụng với dung dịch HCl.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là:
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2

Câu 4: Cho 0,25a/17 mol P2O5 vào 125 gam dung dịch NaOH 16% được dung dịch B chứa hai muối NaH2PO4 và Na2HPO4. Giá trị a ở trong khoảng:
A. 8,5 < a< 17 B. 17 < a< 34 C. 4,25 <a < 8,5 D. 8,5 < a < 34

Câu 5: Trộn 10,8 gam bột Al với 32 gam bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí( giả sử chỉ có phản ứng khử Fe2O3 thành Fe ). Hòa tan hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 10,08 lít H2 ( đktC ). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là :
A. 75%. B. 90%. C. 85%. D. 80%.

Mọi người làm thử xem,bài không khó lắm đâu:D:D
_____________________________________
 
N

ngobaochauvodich

HỆ THỐNG CÁC DẠNG TRỌNG TÂM ( GIAI ĐOẠN TỔNG ÔN TẬP)

Câu 13: Dung dịch X chứa 0,025 mol CO3 2- ; 0,1 mol Na+; 0,25 mol NH4+ ; 0,3 mol Cl-. Đun nóng nhẹ dung dịch X và cho 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 giảm:
A. 4,215 gam B. 5,269 gam C. 6,761 gam D. 7,015 gam

Câu 14: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO4 2- , NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam
kết tủa;
- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi):
A. 3,73 gam. B. 7,04 gam. C. 7,46 gam. D. 3,52 gam.

Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3, 0,016 mol
Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 2,568. B. 1,560. C. 4,128. D. 5,064.

Dạng này lạ:

Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau và o 200 ml dung dịch chứa BaCl2 0,3M và Ba(HCO3)2 0,8M thu được 2,8 lít H2 và m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 31,52 gam B. 39,4 gam C. 43,34 gam D. 49,25 gam

Câu 2: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 0,5M.
Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 147,75 gam B. 146,25 gam C. 145,75 gam D. 154,75 gam


 
L

li94




Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm hai chất nguyên chất FeS2 và FeCO3 với tỉ lệ số mol 1:1 vào bình kín chứa không khí với lượng gấp đôi lượng cần thiết để phản ứng với hỗn hợp X, áp suất trong bình ban đầu là P1 (atm). Nung bình ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình là P2 (atm). Áp suất khí trong bình trước và sau khi nung là
A. P1 = P2 B. P1 = P2 C. P1 = P2 D. P1 = 2P2




4FeS2 + 11O2 --> 2Fe2O3 + 8SO2
a.............11a/4.......................2a

2FeCO3 + 1/2O2 --> Fe2O3 + 2CO2
a...............1/4a.........................a

theo PT thì n1 = n2 , mà lấy dư gấp đôi

nên P1 = 2P2




Câu 3: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Chiếu sáng vào hỗn hợp khí (CH4 và Cl2)
(2) Nhiệt phân Al(OH)3.
(3) Đun NaBr với H2SO4 đặc nóng.
(4) Hoà tan nhôm bằng dung dịch NaOH.
(5) Cho canxicacbua tác dụng với dung dịch HCl.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là:
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2

chắc có 2 pư thôi nhỉ.


Câu 5: Trộn 10,8 gam bột Al với 32 gam bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí( giả sử chỉ có phản ứng khử Fe2O3 thành Fe ). Hòa tan hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 10,08 lít H2 ( đktC ). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là :
A. 75%. B. 90%. C. 85%. D. 80%.




2Al + Fe2O3 --> Al2O3 + 2Fe

a........a/2.........................a
0,4......0,2

0,45.2 = 2a + (0,4 - a).3

a = 0,3

--> H = 75%



 
L

li94



Câu 13: Dung dịch X chứa 0,025 mol CO3 2- ; 0,1 mol Na+; 0,25 mol NH4+ ; 0,3 mol Cl-. Đun nóng nhẹ dung dịch X và cho 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 giảm:
A. 4,215 gam B. 5,269 gam C. 6,761 gam D. 7,015 gam


m giảm = m khí + mkt = 0,108.17 + 0,025.197 = 6,761

Câu 14: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO4 2- , NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam
kết tủa;
- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi):
A. 3,73 gam. B. 7,04 gam. C. 7,46 gam. D. 3,52 gam.

Phần I : nNH4+ = 0,03 ; nFe3+ = 0,01

Phần II : nSO42- = 0,02

Btđt --> nCl- = 0,02

m = 3,73 --> trong cả dd X thì m = 7,46


Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3, 0,016 mol
Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 2,568. B. 1,560. C. 4,128. D. 5,064.

nOH- = 0,26 ; nFe3+ = 0,024 ; nAl3+ = 0,032 ; nH+ = 0,08

nOH- = 3.nAl3+ + 3.nFe3+ + nH+ = 0,248

nOH- dư = 0,012 --> Al(OH03 còn lại là 0,032 - 0,012 = 0,02

mkt = mFe(OH)3 + mAl(OH)3 = 4,128




Dạng này lạ:Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau và o 200 ml dung dịch chứa BaCl2 0,3M và Ba(HCO3)2 0,8M thu được 2,8 lít H2 và m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 31,52 gam B. 39,4 gam C. 43,34 gam D. 49,25 gam


nOH- = 2.nH2 = 0,25

nHCO3- = 0,32 --> nCO32- = 0,25 ; nBa2+ = 0,22

m kt = 43,34





Câu 2: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 0,5M.
Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 147,75 gam B. 146,25 gam C. 145,75 gam D. 154,75 gam

nCO32- = 0,75 --> mkt = 147,75
 
N

ngobaochauvodich

Cho 10,6g hh A gồm 1 kim loại kiềm X và 1 kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với 300ml dd HCl 1M(loãng) thu dd B và 5,6lít khí (đktc).Dẫn từ từ CO2 vào dd B. Số gam kết tủa cực đại tạo thành là
A.20g
B.15g
C.10g
D.5g.


Cho Fe phản ứng với H2SO4 thu khí A và 11,04g muối.Tính số gam Fe pứ biết rằng số mol Fe pứ = 37,5% số mol H2SO4 pứ
A.33,6g
B.3,2256g
C.4,24g
D.3,36g
 
P

pe_kho_12412

Cho Fe phản ứng với H2SO4 thu khí A và 11,04g muối.Tính số gam Fe pứ biết rằng số mol Fe pứ = 37,5% số mol H2SO4 pứ
A.33,6g
B.3,2256g
C.4,24g
D.3,36g

ko biết đúng k, thử phát :D
đặt nH2SO4=x=>nFe=0.375x
do tỉ lệ nFe:nH2SO4 là 0.375=> A là SO2, dung dịch gồm Fe2+ và Fe3+
nH2S04=x=> nSO2=0.5x=> nSO42-=0.5x
ta có 11,04g= x Fe(n+), SO4(2-)= 0.5x
=> x=0.16=> m=56*0.375*0.16=3.36
 
N

namnguyen_94

Cho 10,6g hh A gồm 1 kim loại kiềm X và 1 kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với 300ml dd HCl 1M(loãng) thu dd B và 5,6lít khí (đktc).Dẫn từ từ CO2 vào dd B. Số gam kết tủa cực đại tạo thành là
A.20g
B.15g
C.10g
D.5g.
Bài này vừa làm xong,ai có cách khác thì post mọi người tham khảo:D
Ta có: nH2 = 0,25 mol > 1/2 nHCl = 0,15 mol
Giả sử chỉ có kim loại kiềm --> [TEX]M(tb)> \frac{10,6}{0,5} = 21,2[/TEX]
Giả sử chỉ có kim loại kiềm thổ --> [TEX]M(tb)< \frac{10,6}{0,25} = 42,4[/TEX]
==> [TEX]21,2 < M(tb) < 42,4[/TEX]
==> có Na và Ca thỏa mãn
==> nNa = 0,2 mol ; nCa = 0,15 mol
==> trong dd gồm: 0,2 mol Na+; 0,15 mol Ca2+; 0,3 molCl- và 0,2 mol OH-
==> sục CO2 vào,để kết tủa max --> có 0,1 mol Ca(OH)2
==> m = 10 gam

Cho Fe phản ứng với H2SO4 thu khí A và 11,04g muối.Tính số gam Fe pứ biết rằng số mol Fe pứ = 37,5% số mol H2SO4 pứ
A.33,6g
B.3,2256g
C.4,24g
D.3,36g
Ta có: [tex]nFe = 0,375.nH_2SO_4[/tex]=>a mol Fe(2+) và b mol Fe(3+)
=>hệ 2a + 3b = (a+b)/0,375152a + 400b/2 =11,04
=>a=0,02 và b=0,04
=>m=3,36 g
 
N

namnguyen_94

Mình post 1 số bài hay trong đề thi thử nè:D:D

Câu 1: Một hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và K2SO4, trong đó số nguyên tử oxi chiếm 20/31 tổng số nguyên tử có trong hỗn hợp. Hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, hỏi khối lượng kết tủa thu được gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp ban đầu?
A. 1,588 lần B. 1,788 lần C. 1,488 lần D. 1,688 lần

Câu 2: Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%. Sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,20%. Thêm vào X một lượng bột MgCO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y trong đó nồng độ HCl còn là 21,10%. Nồng độ phần trăm MgCl2 trong dung dịch Y là
A. 3,54%. B. 10,35%. C. 12,35%. D. 8,54%.

Câu 3: Nhỏ từ từ 3V1 ml dung dịch Ba(OH)2 (dung dịch X) vào V1 ml dung dịch Al2(SO4)3 (dung dịch Y) thì phản ứng vừa đủ và ta thu được kết tủa lớn nhất là m gam. Nếu trộn V2 ml dung dịch X ở trên vào V1 ml dung dịch Y thì kết tủa thu được có khối lượng bằng 0,9m gam. So sánh tỉ lệ V2/V1 thấy
A. V2/V1 = 0,9 hoặc V2/V1 = 1,183 B. V2/V1 = 2,7 hoặc V2/V1 = 3,55
C. V2/V1 = 2,5 hoặc V2/V1 = 3,55 D. V2/V1 = 1,7 hoặc V2/V1 = 3,75

Câu 4: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2(đktc) vào bình đựng 200ml dung dịch X ( NaOH 1M và Na2CO3 0,5M).kết tinh dung dịch thu được sau phản ứng(chỉ làm bay hơi H2O ( thì thu được 19,9 gam chất rắn khan.Giá trị V là:
A.2,24................B.3,36..................C.5,6..........................D.1,12


Câu 5: Cho hỗn hợp A gồm 3 kim loại X, Y, Z có hóa trị lần lượt là III, II, I và tỉ lệ mol là 1:2:3, trong đó số mol của X bằng x mol. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch có chứa y (gam) HNO3 (lấy dư 25%). Sau phản ứng thu được V lít khí NO2 và NO (là sản phẩm khử duy nhất và ở đktc). Biểu thức tính y theo x và V.
A. [tex]y = 1,5.(9x + \frac{V}{22,4} ).63[/tex] B. [tex]y = 1,5.(10x + \frac{V}{22,4} ).63[/tex]
C. [tex]y = 1,25.(9x + \frac{V}{22,4} ).63[/tex] D. [tex]y = 1,25.(10x + \frac{V}{22,4} ).63[/tex]
 
D

drthanhnam

Câu 3: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Chiếu sáng vào hỗn hợp khí (CH4 và Cl2)
(2) Nhiệt phân Al(OH)3.
(3) Đun NaBr với H2SO4 đặc nóng.
(4) Hoà tan nhôm bằng dung dịch NaOH.

(5) Cho canxicacbua tác dụng với dung dịch HCl.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là:
Chú ý phản ứng NaBr+ H2SO4:
2NaBr + 2H2SO4 ---> Na2SO4 +Br2 + SO2 + 2H2O

Các bác không làm thì em làm hết vậy ^^
Câu 2: Trong bình kín dung tích không đổi chứa đầy không khí (chứa 20% thể tích O2 còn lại là N2) ở25^0C và 2 atm. Bật tia lửa điện để phản ứng xảy ra: N2 + O2 --> 2NO.
Áp suất p và khối lượng mol phân tử trung bình của hỗn hợp sau phản ứng ở 25^0C là sẽ có giá trị
A. p = 2 atm, > 29 g/mol. B. p = 2 atm, < 29 g/mol.
C. p = 1 atm, = 29 g/mol. D. p = 2 atm, = 29 g/mol.
Do số mol khí tạo thành trước và sau phản ứng không đổi => p=2 atm
N2+ O2 --> 2 NO
8----2
x----x------>2x
8-x-->2-x--->2x
Với điều kiện x <2
KL mol PT trung bình: [tex]\frac{28(8-x)+32(2-x)+30.2x}{10}=\frac{288}{10}=28,8[/tex]
28,8 vẫn xem là < 29 nhỉ ^^
 
Last edited by a moderator:
P

pe_kho_12412

Câu 5: Cho hỗn hợp A gồm 3 kim loại X, Y, Z có hóa trị lần lượt là III, II, I và tỉ lệ mol là 1:2:3, trong đó số mol của X bằng x mol. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch có chứa y (gam) HNO3 (lấy dư 25%). Sau phản ứng thu được V lít khí NO2 và NO (là sản phẩm khử duy nhất và ở đktc). Biểu thức tính y theo x và V.
A. [tex]y = 1,5.(9x + \frac{V}{22,4} ).63[/tex] B. [tex]y = 1,5.(10x + \frac{V}{22,4} ).63[/tex]
C. [tex]y = 1,25.(9x + \frac{V}{22,4} ).63[/tex] D. [tex]y = 1,25.(10x + \frac{V}{22,4} ).63[/tex]


Gọi a, b là số mol NO và NO2 sinh ra.
Số mol e hh kim loại cho = 3x + 2x.2 + 3x.1 = 10x.

NO3- + 3e + 4H+ = NO&shy; + 2H2O
3a 4a a
NO3- + e + 2H+ = NO2&shy; + H2O
b 2b b
→ 3a + b = 10x (I)
a + b = V / 22,4 (II)
Từ (I), (II) → a = 1/2 (10x - V / 22,4) và b = 1/2 (3V / 22,4 - 10x)
→ Số mol HNO3 = Số mol H+ = 4a + 2b = 10x + V / 22,4
→ y = 63 (10x + V / 22,4) + 25/100 . 63 (10x + V / 22,4) = 78,75 (10x + V / 22,4)

không biết chậm quá ko :(
 
P

pe_kho_12412

Câu 3: Nhỏ từ từ 3V1 ml dung dịch Ba(OH)2 (dung dịch X) vào V1 ml dung dịch Al2(SO4)3 (dung dịch Y) thì phản ứng vừa đủ và ta thu được kết tủa lớn nhất là m gam. Nếu trộn V2 ml dung dịch X ở trên vào V1 ml dung dịch Y thì kết tủa thu được có khối lượng bằng 0,9m gam. So sánh tỉ lệ V2/V1 thấy
A. V2/V1 = 0,9 hoặc V2/V1 = 1,183 B. V2/V1 = 2,7 hoặc V2/V1 = 3,55
C. V2/V1 = 2,5 hoặc V2/V1 = 3,55 D. V2/V1 = 1,7 hoặc V2/V1 = 3,75

câu này ;)) hơi theo trắc nghiệm chút nha :D
x = CMBa(OH)2 --> nBa(2+) = 3V1x; nOH- = 3V1*2x = 6V1x

y = CMAl2(SO4)3 --> nAl(3+) = 2V1y; nSO4 = 3V1y

Ba(2+) + SO4(2-) ---> BaSO4
3V1x ----- 3V1y

Al(3+) + 3OH- ----> Al(OH)3
2V1y --- 6V1x

---> để kt max thi` x = y --> m = 233*3V1x + 78*2V1x = 855V1x

Khi dùng V2: nBa(OH)2 = V2x = nBa(2+); nOH- = 2V2x

TH1: Ba(OH)2 thieu': mktua = 233*V2x + 78*2V2x/3 = 285V2x

vi` mktua = 0.9m --> 285V2x = 0.9*855V1x --> V2/V1 = 2.7

vì chỉ có đáp án B thỏa mãn nên ;)
 
P

pe_kho_12412

vì để gộp bài phải sửa mà bài ko trích câu hỏi của Nam đk sorry hey :(

Câu 2: Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%. Sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,20%. Thêm vào X một lượng bột MgCO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y trong đó nồng độ HCl còn là 21,10%. Nồng độ phần trăm MgCl2 trong dung dịch Y là
A. 3,54%. B. 10,35%. C. 12,35%. D. 8,54%.


Giả sử có 1 mol CaCO3 vào x gam dung dịch HCl 32,85% và phản ứng hoàn toàn.

m HCl nguyên chất trong dung dịch axit là 0,3285x gam =>số mol là 0,009x mol.

ptpu: :D

CaCO3 + 2 HCl --> CaCl2 + CO2 + H2O

n HCl pư =2 mol --> n HCl dư là (0,009x - 2) mol nặng 0,3285x - 73 g

Khối lượng dung dịch sau phản ứng = 100 gam (CaCO3) + x gam (HCl) - 44 gam (CO2) = (56 + x) gam

ta có (0,3285x - 73)/(56 + x) = 0,242

=> x = 1000,6011 g

m dd sau pư = 56 + 000,6011 = 1056,6011 (g)

m CaCl2 = 111 (g)

--> C% của CaCl2 = (111 x 100)/1056,6011 = 10,5 %

:) đúng ko , dài quá hey :(
 
D

drthanhnam

Câu 1: Một hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và K2SO4, trong đó số nguyên tử oxi chiếm 20/31 tổng số nguyên tử có trong hỗn hợp. Hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, hỏi khối lượng kết tủa thu được gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp ban đầu?
A. 1,588 lần B. 1,788 lần C. 1,488 lần D. 1,688 lần
Giả sử có x mol Al2(SO4)3 và y mol K2SO4 ta có:
(12x+4y)/(17x+7y)=20/31=>372x+124y=340x+140y
=>32x=16y=> y=2x
Chọn y=2 và x=1
Ta có:nSO4 2-= 3+2=5 mol
=> mBaSO4=1165
m(hh ban đầu)=690
=> 1165/690=1,688 lần

Câu 2: Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%. Sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,20%. Thêm vào X một lượng bột MgCO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y trong đó nồng độ HCl còn là 21,10%. Nồng độ phần trăm MgCl2 trong dung dịch Y là
A. 3,54%. B. 10,35%. C. 12,35%. D. 8,54%.
Giả sử ban đầu có 100 gam dd HCl-> mHCl=32,85 gam => nHCl=0,9 mol
CaCO3 + 2HCl --> CaCL2 + CO2 + H2O
x---------2x---------x-------x-----x
(0,9-2x).36,5/(100+100x-44x)=24,2%
=> x=0,1
MgCO3 + 2HCl--> MgCl2 + H2O +CO2
y---------2y---------y-------y----y
(0,7-2y).36,5/(105,6+40y)=21,10%
y=0,04
Vậy % của MgCl2 trong Y=3,8/107,2=3,544%
Phù, mấy câu này không khó, chỉ mỗi cái dài.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom