[Hóa học]Ôn luyện hóa vô cơ 2

  • Thread starter namnguyen_94
  • Ngày gửi
  • Replies 735
  • Views 445,221

Status
Không mở trả lời sau này.
N

namnguyen_94

Còn bài sót này:D:D
Câu 40: Khi thuỷ phân 0,01 mol este E tạo bởi axit hữu cơ đơn chức X và ancol Y thì dùng đúng 1,68 gam KOH, còn khi thuỷ phân 6,35 gam E thì cần 3,0 gam NaOH và thu được 7,05 gam muối. Công thức phân tử của este đó là
A. C12H14O6. B. C12H20O6. C. C14H18O6. D. C9H12O6.
__________________


Câu 41: Có 6 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch sau: glixerol; glucozơ; lòng trắng trứng; axit fomic; natri hiđroxit; axit axetic . Để phân biệt 6 dung dịch này có thể dùng một loại thuốc thử là
A. Br2. B. AgNO3/NH3. C. Qùi tím. D. CuSO4.

Câu 42: Cho m gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,9M và H2SO4 0,2M thu được 0,672 lít khí NO ở đktc là sản phẩm duy nhất và dung dịch X có pH = x. Giá trị của m và x là
A. 2,88 và 1,5. B. 1,92 và 1,0 C. 2,88 và 1,0 D. 1,92 và 1,5.

Câu 43: Đun nóng 132,35 gam axit axetic với 200 gam ancol isoamylic ((CH3)2CH-CH2CH2-OH) có H2SO4 làm xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Tính lượng dầu chuối thu được, biết hiệu suất phản ứng đạt 68%.
A. 97,5 gam. B. 195,0 gam. C. 292,5 gam. D. 159,0 gam

Câu 44: Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt bốn chất rắn: NaCl, CaCO3, Na2CO3 và BaSO4
A. Nước B. Nước và CO2 C. Nhiệt phân D. Quỳ tím

Câu 45: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. Fe2O3, CO2, H2, HNO3 (đặc) B. CO, Al2O3, HNO3 (đặc), H2SO4 (đặc)
C. Fe2O3, Al2O3, CO2,HNO3 D. CO, Al2O3, K2O, Ca
 
D

drthanhnam

Câu 40: Khi thuỷ phân 0,01 mol este E tạo bởi axit hữu cơ đơn chức X và ancol Y thì dùng đúng 1,68 gam KOH, còn khi thuỷ phân 6,35 gam E thì cần 3,0 gam NaOH và thu được 7,05 gam muối. Công thức phân tử của este đó là
A. C12H14O6. B. C12H20O6. C. C14H18O6. D. C9H12O6.

Nhìn đáp số=> este của axit đơn chức X và ancol Y 3 chức :D
nKOH=0,03=3nE
nNaOH=0,075=> nE=0,025=>M(E)=6,35/0,025=254
=> C12H14O6
Câu 41: Có 6 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch sau: glixerol; glucozơ; lòng trắng trứng; axit fomic; natri hiđroxit; axit axetic . Để phân biệt 6 dung dịch này có thể dùng một loại thuốc thử là
A. Br2. B. AgNO3/NH3. C. Qùi tím. D. CuSO4.

Đáp án D.
Sau khi nhận biết được NaOH (Tạo kết tủa) Ta có thuốc thử Cu(OH)2/OH- :D
Câu 42: Cho m gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,9M và H2SO4 0,2M thu được 0,672 lít khí NO ở đktc là sản phẩm duy nhất và dung dịch X có pH = x. Giá trị của m và x là
A. 2,88 và 1,5. B. 1,92 và 1,0 C. 2,88 và 1,0 D. 1,92 và 1,5.

3Cu + 8H+ +2NO3---> 3Cu2+ +2NO+4H2O
------0,13---0,09
0,045<--0,12--0,03-------------0,03
-------0,01---0,06
Vậy:m=0,045.64=2,88 gam và x=-log(0,01/0,1)=1
Đáp án C.
Câu 43: Đun nóng 132,35 gam axit axetic với 200 gam ancol isoamylic ((CH3)2CH-CH2CH2-OH) có H2SO4 làm xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Tính lượng dầu chuối thu được, biết hiệu suất phản ứng đạt 68%.
A. 97,5 gam. B. 195,0 gam. C. 292,5 gam. D. 159,0 gam

nCH3COOH=2,2 mol
n(ancol)=2,27 mol
hiệu suất 68%=> n(dầu chuối)=1,5mol=>m=195 gam
Câu 44: Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt bốn chất rắn: NaCl, CaCO3, Na2CO3 và BaSO4
A. Nước B. Nước và CO2 C. Nhiệt phân D. Quỳ tím

Dùng pp loại trừ :D
Câu 45: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. Fe2O3, CO2, H2, HNO3 (đặc) B. CO, Al2O3, HNO3 (đặc), H2SO4 (đặc)
C. Fe2O3, Al2O3, CO2,HNO3 D. CO, Al2O3, K2O, Ca

Đáp án A
Vì C không thể khử Al2O3-> loại B,C,D
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

Hoàn thiện :D:D:D

Câu 46: Cho cân bằng sau: 3A(k) ⇄ 2B(k) + D(r). Khi tăng nhiệt độ của phản ứng, tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với H2 tăng lên. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Phản ứng thuận là thu nhiệt; khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thuận.
B. Phản ứng thuận là toả nhiệt; khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thuận.
C. Phản ứng thuận là toả nhiệt; khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng nghịch.
D. Phản ứng thuận là thu nhiệt; khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng nghịch.

Câu 47: Khi trùng ngưng 7,5 gam axit amino axetic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit còn dư, thu được m gam polime và 1,44 gam H2O. Giá trị của m là
A. 4,56. B. 4,25. C. 6,00. D. 5,56.

Câu 48: Nung hỗn hợp gồm 11,2g Fe; 6,4g Cu và 26g Zn với một lượng dư lưu huỳnh đến hoàn toàn. Sản phẩm của phản ứng tác dụng với dung dich HCl dư thu được khí A . Tính thể tích dung dịch CuSO4 10% (d = 1,1g/ml) tối thiểu cần dùng để hấp thụ hết khí A?
A. 872,73ml B. 750,25lm C. 525,25ml D. 1018,18ml

Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH; CxHyCOOCH3 và CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (ở đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là
A. CH3COOH. B. C2H5COOH. C. C3H5COOH. D. C2H3COOH

Câu 50: Hỗn hợp X gồm NaBr và NaI. Cho hỗn hợp X tan trong nước thu được dung dịch A. Nếu cho brom dư vào dung dịch A, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn thấy khối lượng muối khan thu được giảm 7,05 gam. Nếu sục khí clo dư vào dung dịch A, phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thấy khối lượng muối khan giảm 22,625 gam. Thành phần % khối lượng của một chất trong hỗn hợp X là
A. 47,8% D. 35,9% C. 64,3% D. 39,1%
 
N

ngobaochauvodich

Câu 1: Thêm 150 ml dung dịch NaOH 2M vào cốc đựng 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ xM, khuấy đều thu được 0,1 mol kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch NaOH 2M vào cốc, khuấy đều thì thu được 0,14 mol kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,8. B. 1,6. C. 2,0. D. 1,2.

Câu 2: Cho 0,25 mol hỗn hợp hai anđehit cùng dãy đồng đẳng vào bình đựng AgNO3 dư trong NH3 thấy tạo ra 86,4 gam Ag, khối lượng bình tăng 11,7 gam. Hai anđehit là:
A. (CHO)2 và HCHO B. HCHO và C3H7CHO
C. HCHO và C2H5CHO D. CH3CHO và C3H7CHO

Câu 3:Cho m gam Fe vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và4,48 lít NO(duy nhất). Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu được thêm 1,792 lít khí NO duy nhất nữa và dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan vừa hết 8,32 gam Cu không có khí bay ra (các khí đo ở đktc). Khối lượng của Fe đã cho vào là
A. 9,6 gam. B. 16,8 gam. C. 11,2 gam. D. 16,24 gam.

Câu 4: X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val; Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu .Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gốm X và Y trong môi trường axit thu được 4 loại aminoaxit trong đó có 30 gam glixin và 28,48 gam alanin. m có giá trị là :
A. 73,4 gam B. 77,6 gam C. 83,2 gam D. 87,4 gam
 
H

huyhoang94

Câu 47: Khi trùng ngưng 7,5 gam axit amino axetic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit còn dư, thu được m gam polime và 1,44 gam H2O. Giá trị của m là
A. 4,56. B. 4,25. C. 6,00. D. 5,56.

Câu 48: Nung hỗn hợp gồm 11,2g Fe; 6,4g Cu và 26g Zn với một lượng dư lưu huỳnh đến hoàn toàn. Sản phẩm của phản ứng tác dụng với dung dich HCl dư thu được khí A . Tính thể tích dung dịch CuSO4 10% (d = 1,1g/ml) tối thiểu cần dùng để hấp thụ hết khí A?
A. 872,73ml B. 750,25lm C. 525,25ml D. 1018,18ml

Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH; CxHyCOOCH3 và CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (ở đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là
A. CH3COOH. B. C2H5COOH. C. C3H5COOH. D. C2H3COOH

47. A

bảo toàn khối lượng : 7.5*0.8 =m + 1.44 --> m =4.56

48. D

khí là H2S , có n = n Fe + n Cu + n Zn =0.7 mol

--> Vdd CuSO4 =1018,18

49.D

Đốt cháy thu dc :

a ( x+1) + b ( x+2 ) +c =0.12 (1)

a ( y+1) + b( y+3) + 4c =0.2 (2)

X+ NaOH

gt --> a+b =b+ c = 0.03 --> a=c

thay vào (1) --> x=2

thay vào (2) kết hợp gt : a*(12x +y +45) + b*(12x+y+59) + 32a =2.76

--> giải ra dc y=3

\Rightarrow C2H3COOH
 
D

drthanhnam

Câu 46: Cho cân bằng sau: 3A(k) ⇄ 2B(k) + D(r). Khi tăng nhiệt độ của phản ứng, tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với H2 tăng lên. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Phản ứng thuận là thu nhiệt; khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thuận.
B. Phản ứng thuận là toả nhiệt; khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thuận.
C. Phản ứng thuận là toả nhiệt; khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng nghịch.
D. Phản ứng thuận là thu nhiệt; khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng nghịch.

Ta có: [tex]\frac{V_s}{V_t}=\frac{M_t}{M_s}[/tex]=> khối lượng hh tỉ lệ nghịch với thể tích.
Khi tăng nhiệt độ tỉ khối hơi tăng lên=> thể tích khí giảm=> phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch=> phản ứng toả nhiệt.
Câu 47: Khi trùng ngưng 7,5 gam axit amino axetic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit còn dư, thu được m gam polime và 1,44 gam H2O. Giá trị của m là
A. 4,56. B. 4,25. C. 6,00. D. 5,56.

nGly=0,1 mol
nH2O=0,08 mol
Hiệu suất 80% => nGly (phản ứng)=0,08 mol =nH2O ???
Mình thấy không ổn lắm, bạn xem lại đề dùm. Vì số mol H2O phải bé hơn số mol axit amin chứ. Ta luôn có số mol nước tách ra+số mol polipeptit=số mol axit amin
Nếu đề đúng thì người ra đề đã không để ý đến điều này mà chỉ nhằm mục đích sử dụng bảo toàn KL đơn thuần.

Câu 48: Nung hỗn hợp gồm 11,2g Fe; 6,4g Cu và 26g Zn với một lượng dư lưu huỳnh đến hoàn toàn. Sản phẩm của phản ứng tác dụng với dung dich HCl dư thu được khí A . Tính thể tích dung dịch CuSO4 10% (d = 1,1g/ml) tối thiểu cần dùng để hấp thụ hết khí A?
A. 872,73ml B. 750,25lm C. 525,25ml D. 1018,18ml

nFe=0,2 ; nCu=0,1 và nZn=0,4
Sau khi td S (dư)--> 0,2 FeS và 0,1CuS, 0,4ZnS
Td với HCl chỉ có FeS và ZnS--> 0,6H2S
(Bạn ở trên đã sai ở chỗ CuS không tan trong dd HCl :D )
=> nCuSO4=0,6=> V=0,6.160/1,1.100/10=872,73ml

Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH; CxHyCOOCH3 và CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (ở đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là
A. CH3COOH. B. C2H5COOH. C. C3H5COOH. D. C2H3COOH

nCO2=0,12 và nH2O=0,1
Do nCO2>nH2O=> CxHy không no=> loại A và B
2,76 gam X td với 0,03 mol NaOH=> nCxHyCOOH+nCxHyCOOCH3=0,03 và nCxHyCOOCH3+nCH3OH=0,03=> nCH3OH=nCxHyCOOH=> quy hh X về 0,03 mol CxHyCOOCH3 và H2O
Đốt cháy tạo 0,12 mol CO2--> x+2=4=> x=2=> C2H3COOH
Đáp án D

Câu 50: Hỗn hợp X gồm NaBr và NaI. Cho hỗn hợp X tan trong nước thu được dung dịch A. Nếu cho brom dư vào dung dịch A, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn thấy khối lượng muối khan thu được giảm 7,05 gam. Nếu sục khí clo dư vào dung dịch A, phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thấy khối lượng muối khan giảm 22,625 gam. Thành phần % khối lượng của một chất trong hỗn hợp X là
A. 47,8% D. 35,9% C. 64,3% D. 39,1%

Br2+2NaI--> 2NaBr+I2
1mol NaI--> 1 mol NaBr giảm 47 gam
giảm 7,05 gam=>0,15 mol NaI
Cl2+2NaI--> 2NaCl+I2
----0,15---->giảm 13,725 gam
Cl2+2NaBr--> 2NaCl+Br2
1 mol NaBr--> 1 mol NaCl giảm 44,5 gam
giảm 8,9 gam=> 0,2 mol NaBr
mNaI=22,5 và mNaBr=20,6
=> %mNaBr=47,8%=> Đáp án A
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

Câu 1: Thêm 150 ml dung dịch NaOH 2M vào cốc đựng 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ xM, khuấy đều thu được 0,1 mol kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch NaOH 2M vào cốc, khuấy đều thì thu được 0,14 mol kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,8. B. 1,6. C. 2,0. D. 1,2.

Ta có: nNaOH = 0,5 mol ; nAl(OH)3 = 0,14 mol
--> nAlCl3 = 0,16 mol --> x = 1,6M

Câu 2: Cho 0,25 mol hỗn hợp hai anđehit cùng dãy đồng đẳng vào bình đựng AgNO3 dư trong NH3 thấy tạo ra 86,4 gam Ag, khối lượng bình tăng 11,7 gam. Hai anđehit là:
A. (CHO)2 và HCHO B. HCHO và C3H7CHO
C. HCHO và C2H5CHO D. CH3CHO và C3H7CHO

Do cùng thuộc dãy đồng đẳng --> chỉ có 1 nhóm (-CHO)
--> nHCHO = 0,15 mol , n[TEX]C_nH_2nO [/TEX]
+ m(tăng) = 11,7 gam
--> 0,15.30 + 0,1.(14n + 16) =11,7
--> n = 4

Câu 3:Cho m gam Fe vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và4,48 lít NO(duy nhất). Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu được thêm 1,792 lít khí NO duy nhất nữa và dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan vừa hết 8,32 gam Cu không có khí bay ra (các khí đo ở đktc). Khối lượng của Fe đã cho vào là
A. 9,6 gam. B. 16,8 gam. C. 11,2 gam. D. 16,24 gam.

Gọi [TEX]nFe^{2+} = x mol ; nFe^{3+} = y mol[/TEX]
+ nCu = 0,13 mol ; nNO = 0,28 mol
--> [tex]\left{2x+3y = 0,28.3 \\ y =0,13.2[/tex]

--> x = 0,03 mol ; y = 0,26 mol
--> nFe = 0,29 mol --> mFe = 16,24 gam

Câu 4: X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val; Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu .Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gốm X và Y trong môi trường axit thu được 4 loại aminoaxit trong đó có 30 gam glixin và 28,48 gam alanin. m có giá trị là :
A. 73,4 gam B. 77,6 gam C. 83,2 gam D. 87,4 gam

Gọi nX = x mol ; nY = y mol
+ nGli = 0,4 mol ; nAla = 0,32 mol
--> [tex]\left{2x+2y = 0,4 \\ 2x + y =0,32[/tex]

--> x = 0,12 mol ; y = 0,08 mol
--> m = 83,28 gam
 
D

drthanhnam

Câu 1: Thêm 150 ml dung dịch NaOH 2M vào cốc đựng 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ xM, khuấy đều thu được 0,1 mol kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch NaOH 2M vào cốc, khuấy đều thì thu được 0,14 mol kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,8. B. 1,6. C. 2,0. D. 1,2.

nAlCl3=0,1x
Vẽ đồ thị ra, dễ thấy 0,3 < 0,3x < 0,5 < 0,4x
=> 1,25 <x<1,667
=> B là phù hợp
Câu 2: Cho 0,25 mol hỗn hợp hai anđehit cùng dãy đồng đẳng vào bình đựng AgNO3 dư trong NH3 thấy tạo ra 86,4 gam Ag, khối lượng bình tăng 11,7 gam. Hai anđehit là:
A. (CHO)2 và HCHO B. HCHO và C3H7CHO
C. HCHO và C2H5CHO D. CH3CHO và C3H7CHO

nAg=0,8 mol Mà n(and)=0,25=> phải có HCHO và 1 thằng còn lại là andehit no, đơn, hở.
Loại A, D
Ta có: x+y=0,25 và 4x+2y=0,8=> x=0,15 và y=0,1
=> M(andehit còn lại)=(11,7-4,5)/0,1=72=> C3H7CHO
Đáp án B

(Trời! Bị Namnguyen_94 bóc tem trước mất rồi, khoong làm nữa vậy :D )
 
N

namnguyen_94

..

Cuối cùng đã hoàn thiện 1 đề thi thử:D:D
Sau đây là 1 số câu hay của đề thi thử vừa rồi,nếu không chú ý dễ hay sai:D:D:D


Câu 50: Cho etan qua xt (ở nhiệt độ cao) thu được một hỗn hợp X gồm etan, etilen, axetilen và H2. Tỷ khối của hỗn hợp X đối với etan là 0,4. Hãy cho biết nếu cho 0,4 mol hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 đã phản ứng là bao nhiêu?
A. 0,24 mol B. 0,16 mol C. 0,40 mol D. 0,32 mol

Câu 39: Đun nóng 3,42 gam mantozơ trong dung dịch axit sunfuric loãng, đun nóng, trung hòa axit sau phản ứng rồi cho hỗn hợp tác dụng hoàn toàn với Ag2O dư (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 3,78 gam Ag. Vậy hiệu suất phản ứng thủy phân mantozơ là:
A. 69,27% B. 87,5% C. 62,5% D. 75,0%

Câu 32: Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được V lít CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 2V lít CO2. So sánh a và b.
A. a = 0,8b B. a = 0,35b C. a = 0,75b D. a = 0,5b

Và đây là một đề mà mình thấy hay,mọi người cùng tham khảo đề của hocmai ra nha:D
 

Attachments

  • De thi thu dai hoc so 001 mon hoa 2012.pdf
    229.2 KB · Đọc: 0
N

ngobaochauvodich

1 đề thi offline của Hà Nội, rất hay, mình post lên trước mấy câu các bạn cùng làm nhé :

1) Hỗn hợp X gồm Fe2(SO4)3, FeSO4 và Al2(SO4)3. Thành phần phần trăm về khối lượng của oxi trong X là 49,4845%. Cho 97 gam X tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa có khối lượng là
A. 31,375 gam. B. 50,5 gam. C. 76 gam. D. 37,75 gam.
2) Nhiệt phân hoàn toàn 44,1 gam hỗn hợp X gồm AgNO3 và KNO3 thu được hỗn hợp khí Y. Trộn Y với a mol NO2 rồi cho toàn bộ vào nước chỉ thu được 6 lít dung dịch (chứa một chất tan duy nhất) có pH = 1. Giá trị của a là
A. 0,5. B. 0,4. C. 0,3. D. 0,2.
3) Hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức, mạch hở và một ankin (phân tử ankin có cùng số nguyên tử H nhưng ít hơn một nguyên tử C so với phân tử anđehit). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X thu được 2,4 mol CO2 và 1 mol nước. Nếu cho 1 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là
A. 301,2 gam. B. 144 gam. C. 308 gam. D. 230,4 gam.
4) Khi cho 200 ml dung dịch X gồm AlCl3 a mol/l và NaCl b mol/l (a : b = 4 : 3) tác dụng với 325 ml dung dịch KOH 2M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 11,7 gam kết tủa. Nếu cho 80 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được kết tủa có khối lượng là
A. 43,05 gam. B. 45,92 gam. C. 107,625 gam. D. 50,225 gam.
5) Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 54,85 gam hỗn hợp chất rắn khan. Hòa tan hoàn toàn 45 gam hỗn hợp X vào nước thu được dung dịch Z. Cho từ từ đến hết dung dịch Z vào 0,4 lít dung dịch ZnCl2 1M đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa có khối lượng là
A. 25,9875 gam. B. 27,225 gam. C. 34,65 gam. D. 39,6 gam.


 
K

khvu

1) Hỗn hợp X gồm Fe2(SO4)3, FeSO4 và Al2(SO4)3. Thành phần phần trăm về khối lượng của oxi trong X là 49,4845%. Cho 97 gam X tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa có khối lượng là
A. 31,375 gam. B. 50,5 gam. C. 76 gam. D. 37,75 gam.

n Oxi = 3 mol -> n SO4 = 0,75 mol
Cứ 1 mol SO4 được thay thế bởi 2 mol OH- thì khối lượng giảm 62 g
vậy 0,75 mol SO4 thì khối lượng giảm 46,5 g
vậy m kết tủa = 97 - 46,5 = 50,5 g
Ghé thăm topic của mình...và tham gia nhé anh bạn : http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=210591

 
D

drthanhnam

2) Nhiệt phân hoàn toàn 44,1 gam hỗn hợp X gồm AgNO3 và KNO3 thu được hỗn hợp khí Y. Trộn Y với a mol NO2 rồi cho toàn bộ vào nước chỉ thu được 6 lít dung dịch (chứa một chất tan duy nhất) có pH = 1. Giá trị của a là
A. 0,5. B. 0,4. C. 0,3. D. 0,2.

AgNO3--> Ag+NO2+0,5O2
x------------->x--->0,5x
KNO3--> KNO2+0,5O2
y---------->y--->0,5y
Ta có:170x+101y=44,1
2NO2+0,5O2+H2O--> 2HNO3
pH=1=> [H+]=0,1=>nHNO3=0,6mol=> nNO2=0,6 và nO2=0,15
=> 0,5x+0,5y=0,15
=> x=0,2 và y=0,1
=> a=0,6-x=0,4 mol
3) Hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức, mạch hở và một ankin (phân tử ankin có cùng số nguyên tử H nhưng ít hơn một nguyên tử C so với phân tử anđehit). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X thu được 2,4 mol CO2 và 1 mol nước. Nếu cho 1 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là
A. 301,2 gam. B. 144 gam. C. 308 gam. D. 230,4 gam.

Đốt 1mol hh X--> 2,4mol CO2 và 1mol H2O
=> số H của cả andehit và ankin là 2
Số C của andehit là 3 và của ankin là 2
=> C2H2 và CHC-CHO
Dễ tính được nC2H2=0,6 và nC3H2O=0,4
C2H2--> Ag2C2
0,6------>0,6
C3H2O--> AgC2-COONH4 +2Ag
0,4------->0,4------------>0,8
=> khối lượng kết tủa=0,6.240+0,4.194+0,8.108=308 gam
Đáp án C
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

4) Khi cho 200 ml dung dịch X gồm AlCl3 a mol/l và NaCl b mol/l (a : b = 4 : 3) tác dụng với 325 ml dung dịch KOH 2M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 11,7 gam kết tủa. Nếu cho 80 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được kết tủa có khối lượng là
A. 43,05 gam. B. 45,92 gam. C. 107,625 gam. D. 50,225 gam.

nKOH=0,65 mol
n(kết tủa)=0,15 mol
kết tủa chưa tan hết=> KOH hết, kết tủa tan một phần.
Ta có: 0,6a-0,45=3(0,65-0,6a)=> a=1
=> b=0,75
=> AgCl tạo thành có số mol=(a+b)0,2=0,35=> m=0,35.143,5=50,225
Đáp án D
5) Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 54,85 gam hỗn hợp chất rắn khan. Hòa tan hoàn toàn 45 gam hỗn hợp X vào nước thu được dung dịch Z. Cho từ từ đến hết dung dịch Z vào 0,4 lít dung dịch ZnCl2 1M đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa có khối lượng là
A. 25,9875 gam. B. 27,225 gam. C. 34,65 gam. D. 39,6 gam.

30g Na, K, Ba vào HCl dư--> puw hoàn toàn chỉ thu được hh các muối NaCl,KCl, BaCl2
=> mCl-=24,85 gam=> nCl-=0,7 mol
45 gam X vào nước--> hh Z dd kiềm ( NaOH, KOH, Ba(OH)2 )
Số mol OH-=nCl-
30 gam--> 0,7 mol OH- => 45gam => 1,05 mol OH-
Dễ tính được n(kết tủa)=0,4-0,125=0,275 mol
=> m(kết tủa)=27,225 gam=> B
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Tiếp 3 bài của namnguyen_94 :D
Câu 50: Cho etan qua xt (ở nhiệt độ cao) thu được một hỗn hợp X gồm etan, etilen, axetilen và H2. Tỷ khối của hỗn hợp X đối với etan là 0,4. Hãy cho biết nếu cho 0,4 mol hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 đã phản ứng là bao nhiêu?
A. 0,24 mol B. 0,16 mol C. 0,40 mol D. 0,32 mol

Ta có: Mt/Ms=ns/nt
Vậy ns/nt=2,5
0,4 mol X=> n(etan)=0,16
Số mol khí tăng lên chính là số mol H2 bị tách ra trong phản ứng đề hidro hoá=0,4-0,16=0,24
Số mol Br2 có thể cộng vào cũng bằng số mol H2 đã bị tách ra=0,24 mol
=> Đáp án A
Câu 39: Đun nóng 3,42 gam mantozơ trong dung dịch axit sunfuric loãng, đun nóng, trung hòa axit sau phản ứng rồi cho hỗn hợp tác dụng hoàn toàn với Ag2O dư (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 3,78 gam Ag. Vậy hiệu suất phản ứng thủy phân mantozơ là:
A. 69,27% B. 87,5% C. 62,5% D. 75,0%

n(man)=3,42/342=0,01 mol
C12H22O11--> 2C6H12O6
x--------------->2x
0,01-x
C6H12O6--> 2Ag
2x---------->4x
C12H22O11-->2Ag
0,01-x-------->0,2-2x
Vậy 4x+0,02-2x=0,035
=> x=0,0075
Vậy H=75%

Câu 32: Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được V lít CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 2V lít CO2. So sánh a và b.
A. a = 0,8b B. a = 0,35b C. a = 0,75b D. a = 0,5b

Khi nhỏ HCl vào Na2CO3 và NaHCO3 sẽ tạo muối axit trước sau đó tạo muối trung hoà.
Na2CO3+HCl--> NaHCO3+NaCl
NaHCO3+HCl-->NaCl+H2O+CO2
--> V/22,4=b-a=> b>a
Ngược lại Cho từ từ Na2CO3 vào HCl thì tạo muối trung hoà luôn vì HCl dư
Na2CO3+2HCl--> 2NaCl+H2O+CO2
2V/22,4=2a
=>b-a=a=> a=0,5b
Câu này không chắc lắm :D
 
D

drthanhnam

Làm ké của các bạn nhiều, ngại lắm. Cũng xin post mấy bài lên đây cho anh em làm cho vui nha. :D
Không khó lắm đâu :D
Bai 1: Cho m gam hh X ( Fe2O3, FeO, Fe3O4, CuO và MgO ) Vào dd H2SO4 đặc, nóng--> 0,672l SO2 (đktc). Mặt khác cho CO dư qua m gam X nung nóng--> chất rắn Y và hh khí Z. Cho Z vào Ca(OH)2 dư--> 8 gam kết tủa. CHo Y vào HNO3 dư--> V lit hh T gồm NO và N2O (dktc). Tỉ khối của T/H2=18,5 ( Biết không tạo NH4NO3). Giá trị của V là:
A.0,896 B. 2,24 C.1,12 D.0,448
Bài 2: Hoà tan 30 gam Glyxin trong 60ml etanol ( d=0,8 gam/ml) rồi cho thêm từ từ khí HCl bão hoà, đun nóng khonagr 3 giờ, để nguội. Cho hh vào nước lạnh rồi trung hoà bằng amoniac--> một sản phẩm hữu cơ có khối lượng 33 gam. Hiệu suất phản ứng:
A.85% B.80% C.75% D.60%
Bài 3. Cho khis Co dư qua 40 gam hh X gồm MgO, Fe3O4 và Al2O3 đun nóng--> 33,6 gam chất rắn Y. CHo Y vào H2SO4 loãng dư. Tính thể tích H2 thoát ra (dktc)
A.8,4 lit B.8,96 lit C.11,2 lit D.6,72 lit
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

...

Làm ké của các bạn nhiều, ngại lắm. Cũng xin post mấy bài lên đây cho anh em làm cho vui nha. :D
Không khó lắm đâu :D
Bai 1: Cho m gam hh X ( Fe2O3, FeO, Fe3O4, CuO và MgO ) Vào dd H2SO4 đặc, nóng--> 0,672l SO2 (đktc). Mặt khác cho CO dư qua m gam X nung nóng--> chất rắn Y và hh khí Z. Cho Z vào Ca(OH)2 dư--> 8 gam kết tủa. CHo Y vào HNO3 dư--> V lit hh T gồm NO và N2O (dktc). Tỉ khối của T/H2=18,5 ( Biết không tạo NH4NO3). Giá trị của V là:
A.0,896 B. 2,24 C.1,12 D.0,448
Bài 2: Hoà tan 30 gam Glyxin trong 60ml etanol ( d=0,8 gam/ml) rồi cho thêm từ từ khí HCl bão hoà, đun nóng khonagr 3 giờ, để nguội. Cho hh vào nước lạnh rồi trung hoà bằng amoniac--> một sản phẩm hữu cơ có khối lượng 33 gam. Hiệu suất phản ứng:
A.85% B.80% C.75% D.60%
Bài 3. Cho khí Co dư qua 40 gam hh X gồm MgO, Fe3O4 và Al2O3 đun nóng--> 33,6 gam chất rắn Y. CHo Y vào H2SO4 loãng dư. Tính thể tích H2 thoát ra (dktc)
A.8,4 lit B.8,96 lit C.11,2 lit D.6,72 lit

Cho mình chém tay ko nha,không biết đúng không(lười viết:D:D:D:D:D )................
 
N

namnguyen_94

Làm mấy câu tiếp nha các bạn,làm chút ít về lý thuyết nha:D


1. Một hỗn hợp gồm hai bột kim loại Mg và Al được chia thành hai phần bằng nhau.
- Phần 1: cho tác dụng với HCl dư thu được 3,36 lít H2.
- Phần 2: hoà tan hết trong HNO3 loãng dư thu được V lít một khí không màu, hoá nâu trong không khí (các thể tích khí đều đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,6 lít.
2. Dãy chất nào sau đây là các chất điện li mạnh?
A. NaCl, CuSO4, Fe(OH)3, HBr .
B. KNO3, H2SO4, CH3COOH, NaOH.
C. CuSO4, HNO3, NaOH, MgCl2.
D. KNO3, NaOH, C2H5OH, HCl.

3. Khi thay đổi nhiệt độ của dung dịch chất điện li thì
A. độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi.
B. độ điện li và hằng số điện li đều không đổi.
C. độ điện li thay đổi và hằng số điện li không đổi.
D. độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi.
Chọn câu đúng?

4. Điều nào sau đây không đúng?
A. Đi từ nitơ đến bitmut, tính axit của các oxit tăng dần, tính bazơ giảm dần.
B. Hợp chất với hiđro của các nguyên tố nhóm nitơ có công thức chung là RH3.
C. Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm nitơ có số oxi hoá cao nhất là +5.
D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm nitơ là ns2np3

5. Có thể dùng dãy chất nào sau đây để làm khô khí amoniac
A. CaCl2 khan, P2O5, CuSO4 khan.
B. H2SO4 đặc, CaO khan, P2O5.
C. NaOH rắn, Na, CaO khan.
D. CaCl2 khan, CaO khan, NaOH rắn.
 
D

drthanhnam

1. Một hỗn hợp gồm hai bột kim loại Mg và Al được chia thành hai phần bằng nhau.
- Phần 1: cho tác dụng với HCl dư thu được 3,36 lít H2.
- Phần 2: hoà tan hết trong HNO3 loãng dư thu được V lít một khí không màu, hoá nâu trong không khí (các thể tích khí đều đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,6 lít.

Phần 1: Ta có nMg+1,5nAl=0,15=> 2nMg+3nAl=0,3
Phần 2: Thu được khí NO: Bảo toàn e ta có: 2nMg+3nAl=3nNO=> nNO=0,1=> V=2,24 lit
Bài nì chắc không có NH4NO3 đâu nhỉ :D
2. Dãy chất nào sau đây là các chất điện li mạnh?
A. NaCl, CuSO4, Fe(OH)3, HBr .
B. KNO3, H2SO4, CH3COOH, NaOH.
C. CuSO4, HNO3, NaOH, MgCl2.
D. KNO3, NaOH, C2H5OH, HCl.

Loại trừ :D
3. Khi thay đổi nhiệt độ của dung dịch chất điện li thì
A. độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi.
B. độ điện li và hằng số điện li đều không đổi.
C. độ điện li thay đổi và hằng số điện li không đổi.
D. độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi.
Chọn câu đúng?


4. Điều nào sau đây không đúng?
A. Đi từ nitơ đến bitmut, tính axit của các oxit tăng dần, tính bazơ giảm dần.
B. Hợp chất với hiđro của các nguyên tố nhóm nitơ có công thức chung là RH3.
C. Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm nitơ có số oxi hoá cao nhất là +5.
D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm nitơ là ns2np3


5. Có thể dùng dãy chất nào sau đây để làm khô khí amoniac
A. CaCl2 khan, P2O5, CuSO4 khan.
B. H2SO4 đặc, CaO khan, P2O5.
C. NaOH rắn, Na, CaO khan.
D. CaCl2 khan, CaO khan, NaOH rắn.

Mấy câu lý thuyết không chắc lắm :D
 
N

namnguyen_94

Mình lấy 1 số câu trong đề thi thử trường Nguyễn Huệ nha:D:D:D:D


Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 31,25 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn trong dung dịch HNO3, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol NO. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 157,05 gam hỗn hợp muối. Vậy số mol HNO3 đã bị khử trong phản ứng trên là:
A. 0,45 mol B. 0,5 mol C. 0,30 mol D. 0,40 mol

Câu 7: Khí CO2 tác dụng được với: (1) nước Gia-ven; (2) dung dịch K2CO3; (3) nước Brom; (4) dung dịch NaHSO3; (5) dung dịch KOH, (6) dung dịch NaHCO3, (7) Mg nung nóng.
A. 1, 2, 5, 6 B. 2, 4, 5, 7 C. 1, 2, 5, 7 D. 2, 3, 4, 5

Câu 8: Giả sử gang cũng như thép chỉ là hợp kim của Sắt với Cacbon và Sắt phế liệu chỉ gồm Sắt, Cacbon và Fe2O3. Coi phản ứng xảy ra trong lò luyện thép Martanh là: Fe2O3 + 3 C --> 2 Fe + 3 CO
Khối lượng Sắt phế liệu (chứa 40% Fe2O3, 1%C) cần dùng để khi luyện với 6 tấn gang 5%C trong lò luyện thép Martanh, nhằm thu được loại thép 1%C, là:
A. 1,82 tấn B. 2,73 tấn C. 1,98 tấn D. 2,93 tấn

Câu 9: Cho từ từ 300ml dung dịch NaHCO3 0,1M, K2CO3 0,2M vào 100ml dung dịch HCl 0,2M; NaHSO4 0,6M thu được V lít CO2 thoát ra ở đktc và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100ml dung dịch KOH 0,6M; BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là:
A. 0,448 lít và 11,82g B. 0,448 lít và 25,8g
C. 1,0752 lít và 23,436g D. 1,0752 lít và 24,224g

Câu 10: Sục 13,44 lít CO2 ( đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M . Sau phản ứng thu được m1 gam kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 200ml dung dịch BaCl2 1,2M; KOH 1,5M thu được m2 gam kết tủa. Giá trị của m2 là:
A. 39,4 gam B. 47,28 gam C. 59,1 gam D. 66,98 gam
 
K

khvu

Bai 1: Cho m gam hh X ( Fe2O3, FeO, Fe3O4, CuO và MgO ) Vào dd H2SO4 đặc, nóng--> 0,672l SO2 (đktc). Mặt khác cho CO dư qua m gam X nung nóng--> chất rắn Y và hh khí Z. Cho Z vào Ca(OH)2 dư--> 8 gam kết tủa. CHo Y vào HNO3 dư--> V lit hh T gồm NO và N2O (dktc). Tỉ khối của T/H2=18,5 ( Biết không tạo NH4NO3). Giá trị của V là:
A.0,896 B. 2,24 C.1,12 D.0,448

(Feo , CuO , MgO) = 0,06 mol

Fe2O3 +
(Feo , CuO , MgO) = 0,08 mol ( số mol oxi) -> n Fe2O3 = 0,02/3 mol -> e nhường khi tác dụng HNO3 = 0,04 mol

(Feo , CuO , MgO) = 0,06 mol → x + y + z = 0,06 ( x < 0,06 mol)
-> (x + 0,12) số mol e nhường ..
→ số mol e nhận = (x+ 0,16) mol
→ V khí = 44,8(x + 0,16)/11 lít -> V > 0,65 lít
với x < 0,06 mol -> V không vượt quá 0,896 lít
→ V = 0,896 lít
Nhận xét : vậy số mol của CuO và MgO có giá trị là 0 ( hơi điêu nhỉ :)| )
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom