[Hóa học]Ôn luyện hóa vô cơ 2

  • Thread starter namnguyen_94
  • Ngày gửi
  • Replies 735
  • Views 446,300

Status
Không mở trả lời sau này.
N

namnguyen_94

Tiếp tục nào các bạn:D:D

Câu 31: Hỗn hợp Z gồm hai este X, Y tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16 lít khí O2 (ở đktc), thu được 5,6 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức este X và giá trị m tương ứng là
A. HCOOCH3 và 6,7. B. HCOOC2H5 và 9,5
C. (HCOO)2C2H4 và 6,6. D. CH3COOCH3 và 6,7.

Câu 32: Cho 10,8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3 0,8M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và 46 gam chất rắn D . Thành phần % khối lượng của một kim loại trong hỗn hợp A là
A. 22,32% B. 25,93% C. 51,85% D. 77,78%

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 200 ml hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) với 1200 ml khí O2 (lấy dư). Sau phản ứng thể tích còn 1700 ml, sau khi đi qua H2SO4 đặc còn 900 ml và sau khi qua KOH còn 300 ml. Xác định công thức phân tử của X, biết các khí được đo ở cùng điều kiện.
A. C4H8O. B. C3H8O. C. C4H8O2. D. C3H6O2.

Câu 34: Hỗn hợp X gồm CO và NO có tỉ khối hơi so với H2 là 14,5. V(l) hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 1,6g O2 được hỗn hợp Y. Cho Y sục vào 200 ml dung dịch NaOH 2M được 200ml dung dịch A . Số chất tan trong dung dịch A và nồng độ của một chất trong dung dịch A là
A. 4 và 0,25M B. 4 và 0,20M C. 3 và 0,20M D. 3 và 0,25M

Câu 35: Hợp chất A tạo bởi ion M2+ và ion [TEX]X_2^{2-}[/TEX] . Tổng số hạt cơ bản tạo nên hợp chất A là 241 trong đó, tổng số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 47. Tổng số hạt mang điện của ion M2+ nhiều hơn của ion X là 76 hạt. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
A. 12, chu kì 3, nhóm IIA B. 20, chu kì 4, nhóm IIA
C. 56, chu kì 6, nhóm IIA D. 38, chu kì 5, nhóm IIA
 
Last edited by a moderator:
V

vctpro

câu 33
VCO2=600,VH2O=800,O2(dư)=100 mà VX=200 =>C3H8Ox
200x+900.2=600.2+800<=>x=1
=>C3H8O=>B
 
S

smileandhappy1995

help me!
trộn 100ml dd NaOH 0,102M với 100ml dd NaHCO3 0,1M .tính PH của dd sau khi trộn .biết H2CO3 có : k_a1= 10^-6,25 : k_a2= 10^-10,25
 
Last edited by a moderator:
H

hoi_a5_1995

Tiếp tục nào các bạn:D:D


Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 200 ml hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) với 1200 ml khí O2 (lấy dư). Sau phản ứng thể tích còn 1700 ml, sau khi đi qua H2SO4 đặc còn 900 ml và sau khi qua KOH còn 300 ml. Xác định công thức phân tử của X, biết các khí được đo ở cùng điều kiện.
A. C4H8O. B. C3H8O. C. C4H8O2. D. C3H6O2.


nO2 pư = 900ml
=> nO (X) = 200 ml
=> CT : C3H8O
đa B
 
S

smileandhappy1995

Tiếp tục nào các bạn:D
Câu 35: Hợp chất A tạo bởi ion M2+ và ion X . Tổng số hạt cơ bản tạo nên hợp chất A là 241 trong đó, tổng số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 47. Tổng số hạt mang điện của ion M2+ nhiều hơn của ion X là 76 hạt. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
A. 12, chu kì 3, nhóm IIA B. 20, chu kì 4, nhóm IIA
C. 56, chu kì 6, nhóm IIA D. 38, chu kì 5, nhóm IIA


namnguyen_94 hinh như câu này thiếu đề thi p
ion X là sao zz
 
N

ngobaochauvodich

Hấp thụ hoàn toàn 13,44 lít CO2 (đktc) bằng 500 ml dd NaOH a M thu dd X.Cho từ từ 200ml dd HCl 1M vào X có 1,12 lít khí (đktc) thoát ra.Giá trị a là
A.1,5M B.1,2M C.2M D1M
 
D

drthanhnam

Hấp thụ hoàn toàn 13,44 lít CO2 (đktc) bằng 500 ml dd NaOH a M thu dd X.Cho từ từ 200ml dd HCl 1M vào X có 1,12 lít khí (đktc) thoát ra.Giá trị a là
A.1,5M B.1,2M C.2M D1M

nCO2=0,6; nNaOH=0,5a ; nHCl=0,2 ; nCO2 ( thoát ra)=0,05 mol
CO2+NaOH----->NaHCO3
CO2+2NaOH---> Na2CO3
Na2CO3+HCl--->NaHCO3+NaCl
NaHCO3+HCl--->NaCl+H2O+CO2
Mình viết ra như trên cho mọi người dễ hiểu, khi làm không cần viết pt.
dd sau cùng có các ion: 0,5a Na+; 0,2 Cl- ;HCO3-
nHCO3-=nCO2(ban đầu)-nCO2(thoát ra)=0,55 mol
=> nNa+=0,2+0,55=0,75 mol
=>a=1,5 M => Đáp án A
 
D

drthanhnam

Câu 31: Hỗn hợp Z gồm hai este X, Y tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16 lít khí O2 (ở đktc), thu được 5,6 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức este X và giá trị m tương ứng là
A. HCOOCH3 và 6,7. B. HCOOC2H5 và 9,5
C. (HCOO)2C2H4 và 6,6. D. CH3COOCH3 và 6,7.

nCO2=0,25; nH2O=0,25, nO2=0,275
=> este no, đơn , hở=> loại C
CnH2nO2+ (1,5n-1)O2 ---> nCO2 +nH2O
n/(1,5n-1)=0,25/0,275=> n=2,5
=> C2H4O2 và C3H6O2=> Đáp án A
Các bạn cần chú ý rằng n=2,5 =(2+3)/2=> số mol C2H4O2=C3H6O2 ( Một cách phân tích rất nhanh những bài toán bằng pp trung bình)
Nếu cần tính m nữa thì các bạn có rất nhiều cách giải, xin ví dụ:
+Bảo toàn khối lượng.
+Bảo toàn nguyên tố.
...
Mình sẽ tính m bằng pp trung bình. M(trung bình Z)=(60+74)/2=67
nZ=0,25/2,5=0,1 => m=67.0,1=6,7
Câu 32: Cho 10,8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3 0,8M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và 46 gam chất rắn D . Thành phần % khối lượng của một kim loại trong hỗn hợp A là
A. 22,32% B. 25,93% C. 51,85% D. 77,78%

nAgNO3=0,4=> nAg=43,2< 46
=> D gồm 43,2 gam Ag và 2,8 gam Fe dư
Gọi số mol Mg2+ và Fe2+ trong dd B là x và y.
24x+56y=8
2x+2y=0,4
=> x=y=0,1 mol
=> mMg=2,4 gam=> %mMg=2,4/10,8=22,22%; %Fe=77,78%
Chỉ đáp án D thoã mãn
Câu 35: Hợp chất A tạo bởi ion M2+ và ion X . Tổng số hạt cơ bản tạo nên hợp chất A là 241 trong đó, tổng số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 47. Tổng số hạt mang điện của ion M2+ nhiều hơn của ion X là 76 hạt. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
A. 12, chu kì 3, nhóm IIA B. 20, chu kì 4, nhóm IIA
C. 56, chu kì 6, nhóm IIA D. 38, chu kì 5, nhóm IIA

2(pM+pX)+(nM+nX)=241
2(pM+pX)-(nM+nX)=47
=> pM+pX=72
2pM-2-2pX-a=76 ( a là điện tích của X, a=1,2)
=> 2pM-2pX=78+a
a chắc chắn bằng 2 vì 2pM-2pX là số chẵn.
=> pM=56 và pX=16=> Đáp án C
( M là Ba, X là S)
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Mình cũng post mấy câu nhé :D
Câu 1. Cấu hình electron của S (Z = 16) ở trạng thái oxi hoá +4 là
A. [Ne] 3s23p6.
B. [Ne] 3s23p33d1.
C. [Ne] 3s13p33d2.
D. [Ne] 3s23p4.
Câu 2. Cho từ từ dung dịch chứa x mol hỗn hợp gồm HCl và HBr vào dung dịch chứa y mol hỗn hợp gồm Na2CO3 và K2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là
A. V = 22,4(x - y).
B. V = 11,2(x - y).
C. V = 22,4(ax + y).
D. V = 11,2(x + y).
Câu này đề chẳng hiểu như thế nào, mọi người xem thử nha :)

Câu 3.Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Fomon hay fomalin là dung dịch chứa khoảng 37 - 40% về thể tích HCHO.
B. Anđehit fomic tan tốt trong nước vì HCHO tồn tại chủ yếu ở dạng HCH(OH)2 dễ tan. Mặt khác, phân tử HCHO cũng tạo được liên kết hiđro với nước.
C. Phân tử HCHO có cấu tạo phẳng, các góc liên kết HCH và HCO đều xấp xỉ 1200.
D. Anđehit fomic vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hoá.
Câu 4. Giặt bằng xà phòng trong nước cứng sẽ tạo thành chất kết tủa bám trên sợi vải làm vải bị ố vàng, mau mục nát. Chất kết tủa được tạo thành do nguyên nhân chính là
A. ion Ca2+ trong nước cứng tạo kết tủa với ion C17H35COO- trong xà phòng.
B. các ion Cl-, SO42-, HCO3- trong nước cứng tạo kết tủa với ion Na+ trong xà phòng.
C. ion Ca2+ trong nước cứng tác dụng với khí cacbonic tạo ra CaCO3.
D. Ca(HCO3)2 trong nước cứng bị phân huỷ thành CaCO3.
Câu 5. Cho 3 chất : CH3CH2CH2Cl (1), CH2=CHCH2Cl (2) và C6H5Cl (3). Đun từng chất với dung dịch NaOH dư, gạn lấy lớp nước và axit hoá bằng dung dịch HNO3, sau đó nhỏ dung dịch AgNO3 vào thì các chất có xuất hiện kết tủa trắng là
A. (1), (3).
B. (1), (2).
C. (2), (3).
D. (1), (2), (3).
Câu 6. Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure ?
A. H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH(CH2C6H5)COOH.
B. H2NCH2CONHCH2CONHCH(CH3)COOH.
C. H2NCONHCH(CH2C6H5)CONHCH(CH3)COOH.
D. H2NCH(CH2C6H5)CONHCH(CH2C6H5)COOH.
Câu 7.Thực hiện phản ứng trùng hợp 10,4 gam stiren. Hỗn hợp thu được sau phản ứng cho tác dụng với 200 ml dung dịch Br2 0,15M rồi thêm tiếp dung dịch KI dư vào thì thu được 1,27 gam I2. Khối lượng polistiren tạo thành là
A. 9,6 g.
B. 18,6 g.
C. 7,8 g.
D. 5,0 g.
Câu 8PVC được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% khí metan về thể tích) theo sơ đồ chuyển hoá và hiệu suất của mỗi giai đoạn như sau: metan--H=15%--->axetilen --H=95% --> vinyl clorua--90%-->PVC
Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy để tổng hợp được 1 tấn PVC là
A. 5589 m3.
B. 5883 m3.
C. 2941 m3.
D. 5880 m3.
Câu 9. Một loại nước thải bị ô nhiễm bởi các ion kim loại nặng là Pb2+, Cu2+, Fe3+, Mn2+. Chất tốt nhất để loại bỏ hết các ion kim loại nặng là
A. dung dịch NaOH dư.
B. nước vôi trong.
C. khí H2S.
D. dung dịch H2SO4.
Câu 10.Trong số các chất : etilen, axetilen, stiren, buta-1,3-đien, caprolactam, metyletilen oxit, số chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
 
S

smileandhappy1995

35) ta có:
2(pM+pX)+(nM+nX)=241
2(pM+pX)-(nM+nX)=47
=> pM+pX=72
2pM-2-2pX -2 =76
\Rightarrow pM=56 . pX =16
\Rightarrow chọn C
 
N

namnguyen_94

...

Mình cũng post mấy câu nhé :D
Câu 1. Cấu hình electron của S (Z = 16) ở trạng thái oxi hoá +4 là
A. [Ne] 3s23p6.
B. [Ne] 3s23p33d1.
C. [Ne] 3s13p33d2.
D. [Ne] 3s23p4.
Câu 2. Cho từ từ dung dịch chứa x mol hỗn hợp gồm HCl và HBr vào dung dịch chứa y mol hỗn hợp gồm Na2CO3 và K2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là
A. V = 22,4(x - y).
B. V = 11,2(x - y).
C. V = 22,4(ax + y).
D. V = 11,2(x + y).
Câu này đề chẳng hiểu như thế nào, mọi người xem thử nha :)

Câu 3.Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Fomon hay fomalin là dung dịch chứa khoảng 37 - 40% về thể tích HCHO.
B. Anđehit fomic tan tốt trong nước vì HCHO tồn tại chủ yếu ở dạng HCH(OH)2 dễ tan. Mặt khác, phân tử HCHO cũng tạo được liên kết hiđro với nước.
C. Phân tử HCHO có cấu tạo phẳng, các góc liên kết HCH và HCO đều xấp xỉ 1200.
D. Anđehit fomic vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hoá.
Câu 4. Giặt bằng xà phòng trong nước cứng sẽ tạo thành chất kết tủa bám trên sợi vải làm vải bị ố vàng, mau mục nát. Chất kết tủa được tạo thành do nguyên nhân chính là
A. ion Ca2+ trong nước cứng tạo kết tủa với ion C17H35COO- trong xà phòng.
B. các ion Cl-, SO42-, HCO3- trong nước cứng tạo kết tủa với ion Na+ trong xà phòng.
C. ion Ca2+ trong nước cứng tác dụng với khí cacbonic tạo ra CaCO3.
D. Ca(HCO3)2 trong nước cứng bị phân huỷ thành CaCO3.
Câu 5. Cho 3 chất : CH3CH2CH2Cl (1), CH2=CHCH2Cl (2) và C6H5Cl (3). Đun từng chất với dung dịch NaOH dư, gạn lấy lớp nước và axit hoá bằng dung dịch HNO3, sau đó nhỏ dung dịch AgNO3 vào thì các chất có xuất hiện kết tủa trắng là
A. (1), (3).
B. (1), (2).
C. (2), (3).
D. (1), (2), (3).
Câu 6. Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure ?
A. H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH(CH2C6H5)COOH.
B. H2NCH2CONHCH2CONHCH(CH3)COOH.
C. H2NCONHCH(CH2C6H5)CONHCH(CH3)COOH.
D. H2NCH(CH2C6H5)CONHCH(CH2C6H5)COOH.
Câu 7.Thực hiện phản ứng trùng hợp 10,4 gam stiren. Hỗn hợp thu được sau phản ứng cho tác dụng với 200 ml dung dịch Br2 0,15M rồi thêm tiếp dung dịch KI dư vào thì thu được 1,27 gam I2. Khối lượng polistiren tạo thành là
A. 9,6 g.
B. 18,6 g.
C. 7,8 g.
D. 5,0 g.
Câu 8PVC được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% khí metan về thể tích) theo sơ đồ chuyển hoá và hiệu suất của mỗi giai đoạn như sau: metan--H=15%--->axetilen --H=95% --> vinyl clorua--90%-->PVC
Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy để tổng hợp được 1 tấn PVC là
A. 5589 m3.
B. 5883 m3.
C. 2941 m3.
D. 5880 m3.
Câu 9. Một loại nước thải bị ô nhiễm bởi các ion kim loại nặng là Pb2+, Cu2+, Fe3+, Mn2+. Chất tốt nhất để loại bỏ hết các ion kim loại nặng là
A. dung dịch NaOH dư.
B. nước vôi trong.
C. khí H2S.
D. dung dịch H2SO4.
Câu 10.Trong số các chất : etilen, axetilen, stiren, buta-1,3-đien, caprolactam, metyletilen oxit, số chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
................................................................................................
 
K

kkdc06

Bài 1:
Do phản ứng với [TEX]AgNO_3[/TEX] --> có 1 trong 2 este có gốc axit fomic
--> A là axit có gốc fomic ; B là este còn lại
--> nA = 0,2 mol --> nB = 0,3 mol
+ trong 14,08 gam hh có 0,2.k mol A ; 0,3.k mol B
(*) TH1: A có CTCT là: [TEX]HCOO-R[/TEX] --> B là : [TEX]CH_3COO-(R+14)[/TEX]
--> hệ: [tex]\left{0,2.k.(R+45) + 0,3.k.(R+73) = 14,08 \\ 0,2.k.(R+17) + 0,3.k.(R+31) = 8,256[/tex]

--> k = 0,32 --> nA = 0,064 mol ; nB = 0,096 mol
--> R = 26,2 ==> Loại
(*) TH2: A có CTCT là: [TEX]HCOO-R[/TEX] --> B là : [TEX]CH_3COO-(R-14)[/TEX]
--> hệ : [tex]\left{0,2.k.(R+45) + 0,3.k.(R+45) = 14,08 \\ 0,2.k.(R+17) + 0,3.k.(R+3) = 8,256[/tex]

--> k = 0,32 --> R = 43 --> gốc [TEX]CH_3-CH_2-CH_2[/TEX]
--> A là : [TEX]HCOO-CH_2-CH_2-CH_3[/TEX] ; B là : [TEX]CH_3COO-CH_2-CH_3[/TEX]
Bài 2: n(kk) = 7,5 mol ; n(hh sau) = 7,5 mol
--> nN2(kk) = 6 mol ; nO2(kk) = 1,5 mol
--> nH2O = 7 mol

Bạn xem lại đề bài 2 sao số mol H2O lớn vậy:confused::confused::confused:
uh để tớ xem lại đề hihi thanh bạn nhiều nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
N

namnguyen_94

Tiếp tục nha các bạn,sắp hoàn thiện 1 đề rồi:D:D:D:D


Câu 36: Thêm từ từ 300ml dung dịch HCl 1M vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 1M và NaHCO3 0,5M được dung dịch A và giải phóng V lít khí CO2 đktc . Cho thêm nước vôi vào dung dịch A tới dư thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của m và V là
A. 15gam và 3,36lít B. 15gam và 2,24lít C. 10gam và 3,36lít D. 10gam và 2,24lít

Câu 37: Cho phản ứng sau Fe3O4 + HNO3 --> Fe(NO3)3 + NO2 + NO + H2O
Nếu tỉ lệ số mol giữa NO và NO2 là 1 : 2 thì hệ số cân bằng của HNO3 trong phương trình hoá học là
A. 38 B. 66 C. 48 D. 30

Câu 38: Hiện tượng của thí nghiệm nào dưới đây được mô tả không đúng?
A. Cho Br2 vào dung dich phenol xuất hiện kết tủa màu trắng.
B. Cho phenol vào dung dịch NaOH, ban đầu phân lớp, sau tạo dung dịch đồng nhất.
C. Thổi khí CO2 qua dung dịch natri phenolat xuất hiện vẩn đục màu trắng.
D. Cho quì tím vào dung dịch phenol, quì chuyển màu đỏ.

Câu 39: Trạng thái lai hóa của các nguyên tử cacbon trong các phân tử: CO2; C2H6; C2H2 và C2H4 lần lượt là
A. sp; sp3; sp2; sp. B. sp; sp2; sp; sp3. C. sp; sp3; sp; sp2. D. sp2; sp3; sp; sp2.

Câu 40: Khi thuỷ phân 0,01 mol este E tạo bởi axit hữu cơ đơn chức X và ancol Y thì dùng đúng 1,68 gam KOH, còn khi thuỷ phân 6,35 gam E thì cần 3,0 gam NaOH và thu được 7,05 gam muối. Công thức phân tử của este đó là
A. C12H14O6. B. C12H20O6. C. C14H18O6. D. C9H12O6.
 
S

smileandhappy1995

Tiếp tục nha các bạn,sắp hoàn thiện 1 đề rồi:D:D:D:D
Câu 37: Cho phản ứng sau Fe3O4 + HNO3 --> Fe(NO3)3 + NO2 + NO + H2O
Nếu tỉ lệ số mol giữa NO và NO2 là 1 : 2 thì hệ số cân bằng của HNO3 trong phương trình hoá học là
A. 38 B. 66 C. 48 D. 30
Câu 38: Hiện tượng của thí nghiệm nào dưới đây được mô tả không đúng?
A. Cho Br2 vào dung dich phenol xuất hiện kết tủa màu trắng.
B. Cho phenol vào dung dịch NaOH, ban đầu phân lớp, sau tạo dung dịch đồng nhất.
C. Thổi khí CO2 qua dung dịch natri phenolat xuất hiện vẩn đục màu trắng.
D. Cho quì tím vào dung dịch phenol, quì chuyển màu đỏ.
.

moi ng lam gium tớ bài tinh Ph ở trang 25 cai thanks
 
H

heartrock_159

help me!
trộn 100ml dd NaOH 0,102M với 100ml dd NaHCO3 0,1M .tính PH của dd sau khi trộn .biết H2CO3 có : k_a1= 10^-6,25 : k_a2= 10^-10,25

Vì k1 >> k2 nên ta chọn k1 = ka của H2CO3

NaHCO3 ---> Na+ + HCO3-
0.1------------------------0.1
HCO3- ---> H+ + CO3(2-)
0.1-----------0--------0
x-------------x---------x
0.1-x--------x---------x

Mà ka = 10^-6.25 ---> x = 2.37x10^-4

[H+] = 2.37x10^-4 ---> nH+ = 2.37x10^-5 mol
nOH- = 1.02x10^-2 mol

Vậy ta có : [TEX][OH][/TEX] dư =[TEX] \frac{n_{OH^-} - n_{H^+}}{0.2} = 0.05 [/TEX]

---> pOH = 1.3 ---> pH = 12.7
 
D

drthanhnam

Câu 36: Thêm từ từ 300ml dung dịch HCl 1M vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 1M và NaHCO3 0,5M được dung dịch A và giải phóng V lít khí CO2 đktc . Cho thêm nước vôi vào dung dịch A tới dư thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của m và V là
A. 15gam và 3,36lít B. 15gam và 2,24lít C. 10gam và 3,36lít D. 10gam và 2,24lít

Na2CO3+HCl-->NaHCO3 +NaCl
0,2----->0,2---->0,2
NaHCO3+HCl--> NaCl+H2O+CO2
0,1 <----0,1-------------->0,1
=> V=2,24 lit
m=10 gam
D
Câu 39: Trạng thái lai hóa của các nguyên tử cacbon trong các phân tử: CO2; C2H6; C2H2 và C2H4 lần lượt là
A. sp; sp3; sp2; sp. B. sp; sp2; sp; sp3. C. sp; sp3; sp; sp2. D. sp2; sp3; sp; sp2.

Đáp án C
 
N

nhungdieuhanhphuc_sethuocvetoi

Cho mình hỏi với!

1.(36)
[tex]\ Fe_xO_y + CO--> Fe_mO_n + CO_2[/tex]

cân bằng !

2.(39)
45.75(g) caosubuna S p/u 20g Br trong CCl4. tỉ lệ mắt xích butadien va stiren
trong caosubuna-S là?

3.(27)
dd X gồm [tex] Al^3+[/tex] , [tex] Fe^3+[/tex] , 0.1mol [tex] Na^+[/tex],0.2mol [tex] SO_4 ^2-[/tex] và 0.3mol [tex] Cl^-[/tex]

Cho V(l) NaOH1M vào X hỏi V= bao nhiu để kết tủa là lớn nhất

4.(30)
 
D

drthanhnam

Câu 1. Cân bằng: [tex]mFe_xO_y+(my-xn)CO-->xFe_mO_n+(my-xn)CO2[/tex]
Câu 3
Ta có 3nAl3+ +3nFe3+ =0,6 (Bảo toàn điện tích)
=> nAl3+ +nFe3+ =0,2 mol
Kết tủa lớn nhất khi nOH- =3nAl3+ +3nFe3+=0,6
=>V(NaOH)=600ml
 
N

namnguyen_94

Câu 2: Gọi CT là : [TEX] -(CH_2-CH=CH-CH_2)_n-CH_2-CH(C_6H_5)_m-[/TEX]
+ n[TEX]Br_2 = 0,125 mol[/TEX]
--> [TEX]n Cao su = \frac{0,125}{n} mol[/TEX]
--> [TEX]\frac{45,75}{54.n + 104.m} = \frac{0,125}{n}[/TEX]
--> [TEX]\frac{n}{m} = \frac{1}{3}[/TEX]
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom