[Hóa học 11]Nào chúng ta cùng làm cho box hóa sôi động!

S

suphu_of_linh

2) Cho m(g) Al vào cốc đựng HNO3 1M thu đc 1,792 lit hh khí X gồm 2 khí ko màu trong đó 1 khí hoá nâu trong ko khí (đktc) dX/H2=20,25

a/x/đ 2 khí trong X, tính số mol
b/ tính m
c/ lượng HNO3 lấy dư trong 10% so với lượng p/ứ tính V(HNO3) đó

[TEX]M_X = 20,25.2 = 40,5[/TEX]

2 khí thu trong đó:
Khí hoá nâu trong không khí là NO.
[TEX]M_{NO} > M_X[/TEX]. Nên khí còn lại phải là N_2O.

a/ ta tính đc [TEX]n_{NO} = 0,02; n_{N_2O} = 0,06[/TEX]

b/Áp dụng định luật bảo toàn e tao có

[TEX]\frac{m}{27}.3 = 0,02.3 + 0,06.8[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow m = 4,86g[/TEX]

[TEX]c/ [NO_3]^- + 3e + 4H^+ \rightarrow NO + 2H_2O[/TEX]

[TEX]2[NO_3]^- + 8e + 10H^+ \rightarrow N_2O + 5H_2O[/TEX]

[TEX]n_{HNO_3 pu} = 4n_{NO} + 10.n_{N_2O} = 0,68[/TEX]

Do HNO3 dư 10% so với lượng phản ứng

[TEX]\rightarrow n_{HNO_3 du} = 10%.0,68 = 0,068 (mol)[/TEX]

[TEX]\rightarrow n_{HNO_3 ban dau} = 0,68 + 0,068 = 0,748(mol)[/TEX]

[TEX]\rightarrow C_M = 0,748M[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Z

zero_flyer

sửa lại một chút về latex đi, hok thấy gì hết àh........Nhân tiện giải thích dùm hai pt của câu c đi
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhdihoc

Công nhận sôi độgnt hật đấy, giờ đa số mem là 11 và 12 nên chương trình này là chuẩn rồi...........HÌnh như làm hết rồi phải k các bạn, thế còn bài nào không? Cho típ đi :D
 
L

longtt1992

Post vài PT oxi hoá khử lên đây nhé:

Viết và cân bằng các PT sau:

[TEX]K_2SO_3+KMnO_4+KHSO_4 \rightarrow ....[/TEX]

[TEX]Al+NaOH+NaNO_3 \rightarrow NH_3+...[/TEX]

[TEX]Zn+NO_3^-+OH^- \rightarrow NH_3+...[/TEX]

[TEX]Cu+H_2SO_4+Cu(NO_3)_2 \rightarrow NO+...[/TEX]

Các khí sau phản ứng là duy nhất.

Ai giải đi mình chưa biết làm những bài như thế này ai giải giùm với. :D
 
L

longtt1992

Hình như các bạn ơi cái pứ cuối cùng để nhận biết gốc nitrat à mình thấy nó quen quen ai giải giùm mình với. Tẹo nữa mình sẽ post thêm mấy bài bảo toàn e nữa cho các bạn cùng giải. :)
 
L

longtt1992

Thêm một vài bài nữa về định luật bảo toàn e nhé:
Bài 1:
Hòa tan a gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào [TEX]HNO_3[/TEX]đặc nguội, dư thì thu được 0,336 lít [TEX]NO_2[/TEX](ở [TEX]0^o[/TEX], 2atm). Cũng a gam hỗn hợp X trên khi hòa tan trong [TEX]HNO_3[/TEX] loãng dư, thì thu được 0,168 lí NO (ờ [TEX]0^o[/TEX], 4atm). Khối lượng hai kim loại Al và Mg trong a gam hỗn hợp X lần lượt là bao nhiêu?
A. 4,05g và 4,8g
B. 0.54g và 0,36g
C. 5,4g và 3,6g
D Kết quả khác.
Bài 2:
Hòa tan hết 12 gam một kim lọa chưa rõ hóa trị được 2.24 lít (đktc) một khí duy nhất có đặc tính không màu không mùi không cháy. Kim loại đã dùng là:
A. Cu
B. Pb
C. Ni
D. Mg
Bài 3:
Thể tích dd [TEX]FeSO_4 0,5M[/TEX]cần thiết để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch chứa [TEX]KMnO_4 0,2M[/TEX]và [TEX]K_2Cr_2O_7 0,1M[/TEX] ở môi trường axit là:
A. 0,16 lít
B. 0.32 lít
C. 0.08 lít
D. 0.64 lít
Bài 4:
Mọt oxit nitơ (X) chứa 30,43% N về khối luợng. Tỉ khối của X so với không khí là 1,5862. Cần bao nhiêu gam dung dịch [TEX]HNO_3 40%[/TEX] tác dụng với u để điều chế 1 lít khí X (ở 134^o C, 1atm) giả sử phản ứng chỉ giải phóng duy nhất khí X?
A. 13,4g
B. 9,45g
C. 12,3g
D. Kết quả khác.
Bài 5:
Cho [TEX]H_2SO_4[/TEX]loãng dư tác dụng với 6,66g hỗn hợp 2 kim loại X và Y đều hóa trị II, người ta thu được 0,1 mol hỗn hợp khí, đồng thời khối lượng hỗn hợp giảm 6,5g. Hòa tan phần còn lại bằng [TEX]H_2SO_4[/TEX]đặc nóng người ta thấy thoát ra 0.16 lít khí [TEX]SO_2[/TEX], X, Y là những kim loại sau đây:
A. Hg và Zn
B. Cu và Zn
C. Cu và Ca
D. Kết quả khác.

Tôi đã bôi xanh các kết quả đúng nếu các bạn làm mà không ra đúng kết quả hãy kiểm tra lại rồi hãy post bài giải lên.
Nếu ai có bài hãy post lên để mọi người cùng giải. :D
 
O

oack

ủa cho hết đáp án oy à :D mà sao chưa ai giải bài 1 của tớ thì fai :p chưa thấy bài giải của bài 1 đâu :D
còn bài giải của suphu.... đúng oy :D
 
O

oack

pp đường chéo là gì thế, ai chỉ dùm tui đi, chưa nghe cái pp nào như thế bao giờ

pp đường chéo là khi mà có hỗn hợp (thường là 2 khí ) mà cho biết kl trung bình của 2 chất trong hh và khối lượng mol của các chất đó thì ta sẽ ---> tỉ lệ về số mol - hichic hơi khó nói 1 chút nhưng mà cậu áp dụng hay ko cũng đc :D ko nhất thiết :D nhưng mà cái này làm nhanh hơn đó :D(muốn chi tiết thì qua tin nhắn post cho mà biết :p cái nay....!:|
 
M

mcdat

Post vài PT oxi hoá khử lên đây nhé:

Viết và cân bằng các PT sau:

[TEX]K_2SO_3+KMnO_4+KHSO_4 \rightarrow ....[/TEX]

[TEX]Al+NaOH+NaNO_3 \rightarrow NH_3+...[/TEX]

[TEX]Zn+NO_3^-+OH^- \rightarrow NH_3+...[/TEX]

[TEX]Cu+H_2SO_4+Cu(NO_3)_2 \rightarrow NO+...[/TEX]

Các khí sau phản ứng là duy nhất.
1:Bản chất: [TEX]5SO_3^{2-} + 2MnO_4^{-}+6H^{+} \rightarrow 5SO_4^{2-}+2Mn^{2+}+3H_2O[/TEX]

PTHH:[TEX]5K_2SO_3+2KMnO_4+6KHSO_4 \rightarrow 9K_2SO_4+2MnSO_4+3H_2O [/TEX]

2:pTHH: [TEX]8Al+5NaOH+3NaNO_3+H_2O \rightarrow 8NaAlO_2+3NH_3[/TEX]

3:pTHH: [TEX]4Zn+NO_3^-+7OH- \rightarrow 4ZnO_2^{2-}+NH_3+2H_2O[/TEX](Bản chất của bài 2)

4:Bản chất: [TEX]3Cu+8H^++2NO_3^- \rightarrow 3Cu^{2+}+2NO+4H_2O [/TEX]

PTHH: [TEX]3Cu+4H_2SO_4+Cu(NO_3)_2 \rightarrow 2NO+4Cu(SO_4)+4H_2O[/TEX]

(Các phương trình hh 1, 4 chỉ là 1 cách viết mà thôi, thực ra còn nhiều cách # nhưng được xây dựng từ các PT ion)
 
Last edited by a moderator:
G

giangln.thanglong11a6

1:Bản chất: [TEX]5SO_3^{2-} + 2MnO_4^{-}+6H^{+} \rightarrow 5SO_4^{2-}+2Mn^{2+}+3H_2O[/TEX]

PTHH:[TEX]5K_2SO_3+2KMnO_4+6KHSO_4 \rightarrow 9K_2SO_4+2MnSO_4+3H_2O [/TEX]

Nếu đưa về dạng ion thì cân bằng là khá đơn giản, tuy nhiên nếu cân bằng trực tiếp ở dạng phân tử thì lại khác.

Sơ đồ: [TEX]K_2SO_3+KMnO_4+KHSO_4 \rightarrow K_2SO_4+MnSO_4+H_2O[/TEX].
--------------5-------------2---------------x----------------y------------2
[TEX]5* \mid S^{+4} \rightarrow S^{+6}+2e[/TEX]
[TEX]2* \mid Mn^{+7}+5e \rightarrow Mn^{+2}[/TEX]
Đến đây cân bằng theo K: 12+x=2y
Cân bằng theo S: 5+x=y+2
[TEX]\Leftrightarrow \left{x=6\\y=9[/TEX]

Ta thu được PT như trên.
 
Last edited by a moderator:
P

pttd

sao đang K2SO3 (của mcdat) lại thành K2SO4 vậy nhỉ (giangtl thanglong11a6)
chẳng biết ai đúng nữa ??? thế rốt cuộc là K2SO3 hay K2SO4 đây
??????????????????
 
G

giangln.thanglong11a6

sao đang K2SO3 (của mcdat) lại thành K2SO4 vậy nhỉ (giangtl thanglong11a6)
chẳng biết ai đúng nữa ??? thế rốt cuộc là K2SO3 hay K2SO4 đây
??????????????????

Gõ nhầm 1 số mà gây tai hại thế sao.

Ở các PT (2) và (3) có 1 chú ý là mặc dù đều bị oxi hoá bởi ion [TEX]NO_3^-[/TEX] trong môi trường kiềm nhưng với Al sản phẩm [TEX]H_2O[/TEX] luôn ở VT còn với Zn thì ngược lại.
PT (4) là phản ứng nhận biết muối nitrat.
 
C

cogang2

tớ có vài bài trắc nghiệm mọi người làm nha tuy dễ thôi nhưng vì là trắc nghiệm nên kiểm tra thầy chỉ cho 1,2 phút 1 câu như thế này
Bài 1:
cho m gam hỗn hợp (Mg,Zn,Fe) tác dụng với dung dịch [tex]H_2SO_4[/tex] đặc nóng vừa đủ thu được dung dịch X có khối lượng muối sun fat là (m+9,6) gam và 2,24 lít khí [tex]SO_2[/tex](đktc) duy nhất .Cho từ từ tác dụng với NaOH vào X đến khi kết tủa đạt max thì dừng lại thu được kết tủa Y .Nung Y đến khối lượng không đổi thu được a gam hỗn hợp oxit .Giá trị của a là:
A: m+16
B: m-1,6
C: m+1,6
D: m+32
Bài 2:
chia m gam hỗn hợp kim loại có giá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau
-Phần 1 cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch [tex]H_2SO_4[/tex] vừa đủ thu được 7,84 lít khí [tex]H_2[/tex] (đktc) và [tex]m_1[/tex]muối sunfat
-phấn 2 cho tác dụng hoàn toàn với oxi với thu được [tex]m_2[/tex] gam oxit
Giá trị m1-m2 là:
A: 28 gam
B: 34 gam
C: 14 gam
D: 56 gam
Bài 3:
cho hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1 và R2 có hóa trị x,y không đổi ,R1 và R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy điện hóa .Cho hỗn hợp A tác dụng với dung dịch [tex] CuSO_4[/tex] dư thu được Cu .Lấy Cu cho vào dung dịch [tex]HNO_3[/tex] dư thu được 1.12 lít khí NO(đktc) .Hỏi nếu lượng hỗn hợp như trên vào dung dịch [tex]HNO_3[/tex] loãng thì thể tích khí [tex]N_2[/tex] giải phóng ra bao nhiêu?
A: 0,672 lít
B: 0,896 lít
C: 0,336 lít
D: 0,448 lít
Bài 4:
Đốt cháy hoàn toàn 3 gam [tex]FeS_2[/tex] trong oxi thu được a gam [tex]SO_2[/tex], oxi hóa hoàn toàn a gam [tex]SO_2[/tex] thu được b gam [tex]SO_3[/tex] tác dụng hết với dung dịch NaOH dư sinh ra c gam [tex]Na_2SO_4[/tex] .Cho [tex]Na_2SO_4[/tex] tác dụng hết với dung dịch [tex]Ba(OH)_2[/tex] dư thu được m gam kết tủa.m có giá trị là:
A:11,56 gam
B: 1,165 gam
C:11.65 gam
D: 15,16 gam
Bài 5:
cho m gam hỗn hợp gồm Cu,Fe, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng được (m+31) gam muối nitrat .Nếu cho m gam hỗn hợp kim loại trên tác dụng với O2 được các oxit CuO,Fe2O3,Al2O3 thì khỗi lượng m của oxit là:
A: (m+31) gam
B: (m+16) gam
C: (m+4) gam
D: (m+48) gam
mọi người làm tạm mấy bài này nha
 
Last edited by a moderator:
L

longtt1992

Thêm một vài bài nữa về định luật bảo toàn e nhé:
Bài 1:
Hòa tan a gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào [TEX]HNO_3[/TEX]đặc nguội, dư thì thu được 0,336 lít [TEX]NO_2[/TEX](ở [TEX]0^o[/TEX], 2atm). Cũng a gam hỗn hợp X trên khi hòa tan trong [TEX]HNO_3[/TEX] loãng dư, thì thu được 0,168 lí NO (ờ [TEX]0^o[/TEX], 4atm). Khối lượng hai kim loại Al và Mg trong a gam hỗn hợp X lần lượt là bao nhiêu?
A. 4,05g và 4,8g
B. 0.54g và 0,36g
C. 5,4g và 3,6g
D Kết quả khác.
Bài 2:
Hòa tan hết 12 gam một kim lọa chưa rõ hóa trị được 2.24 lít (đktc) một khí duy nhất có đặc tính không màu không mùi không cháy. Kim loại đã dùng là:
A. Cu
B. Pb
C. Ni
D. Mg
Bài 3:
Thể tích dd [TEX]FeSO_4 0,5M[/TEX]cần thiết để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch chứa [TEX]KMnO_4 0,2M[/TEX]và [TEX]K_2Cr_2O_7 0,1M[/TEX] ở môi trường axit là:
A. 0,16 lít
B. 0.32 lít
C. 0.08 lít
D. 0.64 lít
Bài 4:
Mọt oxit nitơ (X) chứa 30,43% N về khối luợng. Tỉ khối của X so với không khí là 1,5862. Cần bao nhiêu gam dung dịch [TEX]HNO_3 40%[/TEX] tác dụng với u để điều chế 1 lít khí X (ở 134^o C, 1atm) giả sử phản ứng chỉ giải phóng duy nhất khí X?
A. 13,4g
B. 9,45g
C. 12,3g
D. Kết quả khác.
Bài 5:
Cho [TEX]H_2SO_4[/TEX]loãng dư tác dụng với 6,66g hỗn hợp 2 kim loại X và Y đều hóa trị II, người ta thu được 0,1 mol hỗn hợp khí, đồng thời khối lượng hỗn hợp giảm 6,5g. Hòa tan phần còn lại bằng [TEX]H_2SO_4[/TEX]đặc nóng người ta thấy thoát ra 0.16 lít khí [TEX]SO_2[/TEX], X, Y là những kim loại sau đây:
A. Hg và Zn
B. Cu và Zn
C. Cu và Ca
D. Kết quả khác.

Tôi đã bôi xanh các kết quả đúng nếu các bạn làm mà không ra đúng kết quả hãy kiểm tra lại rồi hãy post bài giải lên.
Nếu ai có bài hãy post lên để mọi người cùng giải. :D

Các bạn ơi giải bài của mình đi. Mình mới post lên đó
 
L

longtt1992

tớ có vài bài trắc nghiệm mọi người làm nha tuy dễ thôi nhưng vì là trắc nghiệm nên kiểm tra thầy chỉ cho 1,2 phút 1 câu như thế này
Bài 4:
Đốt cháy hoàn toàn 3 gam [tex]FeS_2[/tex] trong oxi thu được a gam [tex]SO_2[/tex], oxi hóa hoàn toàn a gam [tex]SO_2[/tex] thu được b gam [tex]SO_3[/tex] tác dụng hết với dung dịch NaOH dư sinh ra c gam [tex]Na_2SO_4[/tex] .Cho [tex]Na_2SO_4[/tex] tác dụng hết với dung dịch [tex]Ba(OH)_2[/tex] dư thu được m gam kết tủa.m có giá trị là:
A:11,56 gam
B: 1,165 gam
C:11.65 gam
D: 15,16 gam

Bài này của bạn dùng bảo toàn nguyên tố S là ra ngay thôi Đáp án là C hi hi :D 20s mình làm ra đâu cần 1 phút :D
 
L

longtt1992

tớ có vài bài trắc nghiệm mọi người làm nha tuy dễ thôi nhưng vì là trắc nghiệm nên kiểm tra thầy chỉ cho 1,2 phút 1 câu như thế này
Bài 1:
cho m gam hỗn hợp (Mg,Zn,Fe) tác dụng với dung dịch [tex]H_2SO_4[/tex] đặc nóng vừa đủ thu được dung dịch X có khối lượng muối sun fat là (m+9,6) gam và 2,24 lít khí [tex]SO_2[/tex](đktc) duy nhất .Cho từ từ tác dụng với NaOH vào X đến khi kết tủa đạt max thì dừng lại thu được kết tủa Y .Nung Y đến khối lượng không đổi thu được a gam hỗn hợp oxit .Giá trị của a là:
A: m+16
B: m-1,6
C: m+1,6
D: m+32
Bài 2:
chia m gam hỗn hợp kim loại có giá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau
-Phần 1 cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch [tex]H_2SO_4[/tex] vừa đủ thu được 7,84 lít khí [tex]H_2[/tex] (đktc) và [tex]m_1[/tex]muối sunfat
-phấn 2 cho tác dụng hoàn toàn với oxi với thu được [tex]m_2[/tex] gam oxit
Giá trị m1-m2 là:
A: 28 gam
B: 34 gam
C: 14 gam
D: 56 gam
Bài 3:
cho hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1 và R2 có hóa trị x,y không đổi ,R1 và R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy điện hóa .Cho hỗn hợp A tác dụng với dung dịch [tex] CuSO_4[/tex] dư thu được Cu .Lấy Cu cho vào dung dịch [tex]HNO_3[/tex] dư thu được 1.12 lít khí NO(đktc) .Hỏi nếu lượng hỗn hợp như trên vào dung dịch [tex]HNO_3[/tex] loãng thì thể tích khí [tex]N_2[/tex] giải phóng ra bao nhiêu?
A: 0,672 lít
B: 0,896 lít
C: 0,336 lít
D: 0,448 lít
Bài 4:
Đốt cháy hoàn toàn 3 gam [tex]FeS_2[/tex] trong oxi thu được a gam [tex]SO_2[/tex], oxi hóa hoàn toàn a gam [tex]SO_2[/tex] thu được b gam [tex]SO_3[/tex] tác dụng hết với dung dịch NaOH dư sinh ra c gam [tex]Na_2SO_4[/tex] .Cho [tex]Na_2SO_4[/tex] tác dụng hết với dung dịch [tex]Ba(OH)_2[/tex] dư thu được m gam kết tủa.m có giá trị là:
A:11,56 gam
B: 1,165 gam
C:11.65 gam
D: 15,16 gam
Bài 5:
cho m gam hỗn hợp gồm Cu,Fe, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng được (m+31) gam muối nitrat .Nếu cho m gam hỗn hợp kim loại trên tác dụng với O2 được các oxit CuO,Fe2O3,Al2O3 thì khỗi lượng m của oxit là:
A: (m+31) gam
B: (m+16) gam
C: (m+4) gam
D: (m+48) gam
mọi người làm tạm mấy bài này nha

Bài 1 và 5 hình như dùng tăng giảm khối lượng đúng không. Mình kém nhất 2 pp này ai giải giùm với.
 
C

_cherry_

Bài 1:
Ta có dãy chuyển hóa : Mg --> [tex]MgSO_4[/tex] --> [tex]Mg(OH)_2[/tex] --> MgO
Fe --> [tex]Fe_2(SO_4)_3[/tex] --> [tex]Fe(OH)_3[/tex] --> [tex]Fe_2O_3[/Tex]
Zn --> [tex]ZnSO_4[/tex] --> [tex]Zn(OH)_2[/tex] --> ZnO
Xét từ [tex]MgSO_4[/Tex] --> MgO
[tex]Fe_2(SO_4)_3[/Tex] --> [tex]Fe_2O_3[/Tex]
[tex]ZnSO_4[/Tex] --> ZnO
toàn bộ gốc [tex]SO_4[/Tex] được thay bởi nguyên tố O
=> [tex]n_O[/Tex] = 9,6/(64+16.4) = 0,1
=> a= m+ 0,1.16 = m+1,6 g
đáp án C

Bài 5 tương tự nhé!
đáp án C
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom