[Hoá 9] Nhóm hoá 97

Status
Không mở trả lời sau này.
Y

yumi_26

Hoà tan m(g) hh (Zn và ZnO) cần vừa đủ 100,8 ml dd HCl 36,5% (D = 1,19g/ml) thấy thoát ra 1 chất khí và 161,352g dd A.
a) Tính khối lượng m(g) của hỗn hợp.
b) Cô cạn dung dịch A được bao nhiêu gam muối khan?
 
L

lovelybones311

Nhầm chỗ màu đỏ :D
[TEX] n_{Ba(OH)_2} = 0,25 (mol) [/TEX] chứ ko phải 0,025 :p

Cách khác:
Sau PƯ (1), Ba(OH)2 dư (quỳ có màu xanh). \Rightarrow Ba(OH)2 PƯ vừa đủ với cả 2 axit. Ta có:
[TEX] n_{Ba(OH)_2} = \frac{1}{2}.n_{HNO_3} + \frac{1}{2}.n_{HCl}[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX] 0,15 . 0,2 = \frac{1}{2}.(0,05x + 0,1 . 0,1) [/TEX]
\Rightarrow [TEX] x = 1 mol/l[/TEX]
ủa
0,03-0,005=0,025 mà
0,03-0,005=0,25 sao được......................................................
 
L

lovelybones311

Hoà tan m(g) hh (Zn và ZnO) cần vừa đủ 100,8 ml dd HCl 36,5% (D = 1,19g/ml) thấy thoát ra 1 chất khí và 161,352g dd A.
a) Tính khối lượng m(g) của hỗn hợp.
b) Cô cạn dung dịch A được bao nhiêu gam muối khan?
Zn +2hCl->ZnCl2+ h2
a->2a->a->a
ZnO+2HCl->ZnCl2+ h2P
b->2b->b
n HCl=2a+2b=1,2
m dd A=65a+81b+120-2a=161,352
=>63a+81b=41,352
=>a=0,403
b=0,197
m=65a+81b=42,152g
n ZnCl2=0,6 mol=>m ZnCl2=81,6
 
Y

yumi_26

ủa
0,03-0,005=0,025 mà
0,03-0,005=0,25 sao được......................................................

Để mình xem lại đã, nhưng 2 cách lại ra 2 kết quả khác nhau :D

Tiếp:

Chia hỗn hợp Cu - Al thành 2 phần bằng nhau.
Phần I nung nóng trong không khí tới PƯ hoàn toàn thu được 18,2 gam hỗn hợp hai oxit. Hoà tan hoàn toàn phần II bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thấy bay ra 8,96 lít SO2 (đkc)
1. Tính số mol mỗi KL trong hỗn hợp.
2. Nếu hoà tan hoàn toàn 14,93 gam kim loại X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng và thu được 1 lượng SO2 như trên thì X là KL gì?
 
Last edited by a moderator:
N

ngocthao1995

]
Chia hỗn hượp Cu - Al thành 2 phần bằng nhau.
Phần I nung nóng trong không khí tới PƯ hoàn toàn thu được 18,2 gam hỗn hợp hai oxit. Hoà tan hoàn toàn phần II bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thấy bay ra 8,96 lít SO2 (đkc)
1. Tính số mol mỗi KL trong hỗn hợp.
2. Nếu hoà tan hoàn toàn 14,93 gam kim loại X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng và thu được 1 lượng SO2 như trên thì X là KL gì?

Đặt x,y lần lượt là n từng chất

[TEX]80x+\frac{1}{2}.102y=18,2[/TEX] (bảo toàn nguyên tố)

[TEX]2x+3y=2.nSO2=0,8[/TEX] (bảo toàn e)

-->[TEX] x=0,1 mol , y=0,2 mol[/TEX]

[TEX]\frac{14,93}{X}.n=2.nSO2=0,8[/TEX]

n=3 và X=56 --> Fe
 
Y

yumi_26

1. Có thể coi sắt từ oxit là hỗn hợp có cùng số mol của FeO và Fe2O3 được không?
2. Để sản xuất 1 lượng gang như nhau người ta đã dùng m1 tấn quặng hematit chứa 60% Fe2O3 và m2 tấn quặng mahetit chứa 69,6% Fe3O4. Tính tỉ lệ m1 : m2
 
L

lovelybones311

1. Có thể coi sắt từ oxit là hỗn hợp có cùng số mol của FeO và Fe2O3 được không?
2. Để sản xuất 1 lượng gang như nhau người ta đã dùng m1 tấn quặng hematit chứa 60% Fe2O3 và m2 tấn quặng mahetit chứa 69,6% Fe3O4. Tính tỉ lệ m1 : m2
1.theo mình là có .Có thể viết Fe3O4 thành FeO.Fe2O3
2.Lượng gang như nhau=> lượng sắt như nhau
+ quặng hematit:
m Fe2O3=0,6m1 g
=> m Fe=0,42m1 g
+ quặng mahetit:
m Fe3O4=0,696 m2 g
=> m Fe=0,504 m2 g
do đó: 0,42m1=0,504m2
=>m1/m2=1,2
 
  • Like
Reactions: tú lê anh
Y

yumi_26

Tiếp:
Để hoà tan 3,9 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và có 1,344 lít H2 bay ra (đkc). Mặt khác để hoà tan 3,2 gam oxit của KL Y cũng cần dùng V ml dung dịch HCl ở trên. Hỏi X, Y là kim loại gì?
 
Y

your_ever

Tiếp:
Để hoà tan 3,9 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và có 1,344 lít H2 bay ra (đkc). Mặt khác để hoà tan 3,2 gam oxit của KL Y cũng cần dùng V ml dung dịch HCl ở trên. Hỏi X, Y là kim loại gì?

[TEX]2 X + 2x HCl ---> 2 XCl_x + x H_2[/TEX]

3,9/X......0,12......................0,06

--> 3,9.x/ X = 0,12 --> X = 32,5x --> x= 2, X là Zn

[TEX] Y_2O_y + 2y HCl ---> 2 YCl_y + y H_2O[/TEX]

3,2/(2Y+ 16y)..0,12

--> 3,2.2y/ (2Y + 16y) = 0,12 --> Y = 56y/3 --> y=3, Y là Fe
 
L

lovelybones311

Tiếp:
Để hoà tan 3,9 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và có 1,344 lít H2 bay ra (đkc). Mặt khác để hoà tan 3,2 gam oxit của KL Y cũng cần dùng V ml dung dịch HCl ở trên. Hỏi X, Y là kim loại gì?
2X + 2xHCl->2XClx+ xH2
0,12/x<- 0,06 mol
=> M_X=32,5x=> X là Zn
AxOy + 2yHCL->xACl2y/x + yH2O
0,06/y<-0,12 mol
=>A=18,67.2y/x
=>Fe
 
Last edited by a moderator:
M

minhtuyb

Trình bày phương pháp hoá học để lấy Ag nguyên chất từ hỗn hợp Ag, Al, Cu, Fe.
-Cho hh trên td với [TEX]O_2[/TEX] ở nhiệt độ cao.Sau pứ thu đc chất rắn A gồm [TEX]Ag;Al_2O_3;CuO;Fe_3O_4[/TEX] ([TEX]Ag[/TEX] không td với oxi)
[TEX]4Al + 3O_2 \longrightarrow^{t^o} 2Al_2O_3[/TEX]
[TEX]2Cu + O_2 \longrightarrow^{t^o} 2CuO[/TEX]
[TEX]3Fe + 2O_2 \longrightarrow^{t^o} Fe_3O_4[/TEX]
-Tống chất rắn A vào dd [TEX]HCl[/TEX] dư, sau phản ứng lọc phần không tan là [TEX]Ag[/TEX]. Bài toán xong òi, ngắn nhỉ, mình làm sai ở đâu ko: /:)/:)
[TEX]Al_2O_3 + 6HCl \rightarrow 2AlCl_3 + 3H_2O[/TEX]
[TEX]CuO + 2HCl \rightarrow CuCl_2 + H_2O[/TEX]
[TEX]Fe_3O_4 + 8HCl \rightarrow FeCl_2 + 2FeCl_3 + 4H_2O[/TEX]
 
Y

yumi_26

-Cho hh trên td với [TEX]O_2[/TEX] ở nhiệt độ cao.Sau pứ thu đc chất rắn A gồm [TEX]Ag;Al_2O_3;CuO;Fe_3O_4[/TEX] ([TEX]Ag[/TEX] không td với oxi)
[TEX]4Al + 3O_2 \longrightarrow^{t^o} 2Al_2O_3[/TEX]
[TEX]2Cu + O_2 \longrightarrow^{t^o} 2CuO[/TEX]
[TEX]3Fe + 2O_2 \longrightarrow^{t^o} Fe_3O_4[/TEX]
-Tống chất rắn A vào dd [TEX]HCl[/TEX] dư, sau phản ứng lọc phần không tan là [TEX]Ag[/TEX]. Bài toán xong òi, ngắn nhỉ, mình làm sai ở đâu ko: /:)/:)
[TEX]Al_2O_3 + 6HCl \rightarrow 2AlCl_3 + 3H_2O[/TEX]
[TEX]CuO + 2HCl \rightarrow CuCl_2 + H_2O[/TEX]
[TEX]Fe_3O_4 + 8HCl \rightarrow FeCl_2 + 2FeCl_3 + 4H_2O[/TEX]

Đúng ròi, ko sai chỗ nào cả ;))
Tuy nhiên trên thực tế các oxit Al2O3, Fe2O3 đã bị nung thì rất khó tan. :D

Tiếp:
Để làm sạch thuỷ ngân kim loại khỏi các kim loại tạp chất như Zn, Al, Mg, Sn người ta khuấy thuỷ ngân cần làm sạch với dung dịch HgSO4 bão hoà, dư. Giải thích quá trình làm sạch bằng các phương trình phản ứng.
 
M

minhtuyb

Đúng ròi, ko sai chỗ nào cả ;))
Tuy nhiên trên thực tế các oxit Al2O3, Fe2O3 đã bị nung thì rất khó tan. :D
Haha, mấy bài của bạn trong sách 150&350 đúng ko :D, nếu [TEX]Al_2O_3.Fe_2O_3[/TEX] khó tan thì đầu tiên. cho hh 4 loại [TEX]Ag,Cu,Al,Fe[/TEX] vào dd [TEX]HCl[/TEX] dư. Sau phản ứng tách đc phần không tan là [TEX]Ag,Cu[/TEX]
-Oxi hoá [TEX]Ag,Cu[/TEX] ở nhiệt độ cao, sẽ thu đc chất rắn gồm [TEX]Ag,CuO[/TEX].Cho chất rắn trên vào dd [TEX]HCl[/TEX] dư, thu đc phần không tan [TEX]Ag[/TEX]
Thế này đc chưa ;);)
 
M

minhtuyb

Tiếp:
Để làm sạch thuỷ ngân kim loại khỏi các kim loại tạp chất như Zn, Al, Mg, Sn người ta khuấy thuỷ ngân cần làm sạch với dung dịch HgSO4 bão hoà, dư. Giải thích quá trình làm sạch bằng các phương trình phản ứng.
-Các PTHH:
[TEX]Zn + HgSO_4 \rightarrow ZnSO_4 + Hg[/TEX]
[TEX]2Al + 3HgSO_4 \rightarrow Al_2(SO_4)_3 + 3Hg[/TEX]
[TEX]Mg + HgSO_4 \rightarrow MgSO_4 + Hg[/TEX]
[TEX]Sn + HgSO_4 \rightarrow SnSO_4 + Hg[/TEX]
-Vì các k/loại [TEX]Zn, Al, Mg, Sn[/TEX] có thể td với dd [TEX]HgSO_4[/TEX] tạo thành các muối tan và giải phóng ra thêm [TEX]Hg[/TEX] nên có thể dùng dd [TEX]HgSO_4[/TEX] để làm sạch thuỷ ngân lẫn tạp chất :):):)
 
Y

yumi_26

Trộn 100ml dung dịch CaCl2 0,15M với 50ml dung dịch Na2CO3 0,2M thì thu được 1 lượng kết tủa đúng bằng lượng kết tủa thu được khi trộn 50ml dung dịch Na2CO3 nói trên với 100ml dung dịch BaCl2 nồng độ x mol/l. Tính trị số x?
 
M

minhtuyb

-Ta có:
[TEX]n_{CaCl_2}=0,15.0,1=0,015 mol[/TEX]
[TEX]n_{Na_2CO_3}=0,05.0,2=0,01 mol[/TEX]
[TEX]n_{BaCl_2}=x.0,1=0,1x mol[/TEX]
-Cho [TEX]CaCl_2[/TEX] td [TEX]Na_2CO_3[/TEX] có PTHH:
[TEX]CaCl_2 + Na_2CO_3 \rightarrow CaCO_3 + 2NaCl[/TEX]
bra:0,015.......0,01
pứ: 0,01<------0,01
Sau:0,005.......0...........0,01 (mol)
-[TEX]0,01[/TEX] mol [TEX]CaCO_3=1(g)[/TEX]
-Vì klượng kết tủa thu đc là như nhau [TEX]\Rightarrow m_{BaCO_3}=m_{CaCO_3}=1(g)[/TEX]
-1(g) [TEX]BaCO_3=0,05(mol)[/TEX]
-Cho [TEX]Na_2CO_3[/TEX] td [TEX]BaCl_2[/TEX] có PTHH
[TEX]Na_2CO_3 + BaCl_2 \rightarrow BaCO_3 + 2NaCl[/TEX]
0.05<------0,05<-------0,05 (mol)
-Ta có pt:[TEX]0,1x=0,05 \Rightarrow x=0,5M[/TEX]
 
Y

yumi_26

Cho 20g bột kim loại đồng vào 1 bình đựng 0,5 lít dung dịch AgNO3 0,3M khuấy đều 1 thời gian ngắn, sau đó đem lọc ngay thì thu được 29,12g một chất rắn A và dung dịch B.
a) Tính nồng độ mol của các chất tan trong dung dịch B, giả thiết rằng thể tích dung dịch ko đổi.
b) Cho 30g 1 miếng kim loại R hoá trị II vào dung dịch B. Khuấy dềdedeesn khi PƯ xảy ra hết, lấy miếng kim loại ra, đem cân nặng 32,205g. Hãy xác định kim loại R, biết rằng sau PƯ trong dung dịch chỉ còn 1 muối tan.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom