[Hóa 9] Chuyên đề hóa hữu cơ

N

nguyenthuhuong0808

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

HỢP CHẤT HỮU CƠ
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của Cacbon (trừ C[TEX]O,CO_2, H_2CO_3[/TEX], các muối cacbonat của kim loại,...)
Dựa vào thành phần phân tử các hợp chất hữu cơ được chia thành hai loại chính:
- hidrocacbon: chỉ gồm 2 nguyên tố C và H, có công thức tổng quát (CTTQ) là [TEX]C_xH_y[/TEX]
VD: C2H2, C4H10,...
- dẫn xuất hidrocacbon: ngoài C và H, trong phân tử còn có các nguyên tố khác
VD: C2H6O, CH3Cl, C2H4Br2,....

Hidrocacbon được phân thành các loại sau:

- Hidrocacbon no: (100% là kiên kết đơn)
+ ankan: [TEX]CTTQ: C_nH_{2n+2} (n \ge 1) [/TEX]

Cấu tạo phân tử (CTPT): mạch hở, 100% là các liên kết đơn
+ xicloankan: [TEX]CTTQ: C_nH_{2n} (n \ge 3) [/TEX]
CTPT: mạch vòng gồm 100% liên kết đơn
(xiclo nghĩa là vòng)
- Hidrocacbon không no gồm có:
+ anken: CTTQ: [TEX] C_nH_{2n} (n \ge 2) [/TEX]
CTPT: mạch hở có một liên kết đôi
+ ankin: CTTQ: [TEX]C_nH_{2n-2} (n \ge 2) [/TEX]
CTPT của ankin: mạch hở có một liên kết ba
+ ankađien: CTTQ: [TEX]C_nH_{2n-2}(n \ge 2)[/TEX]
CTPT : mạch hở, hai liên kết đôi
+ aren: CTTQ: [TEX] C_nH_{2n-6} ( n \ge 6)[/TEX]
CTPT : một vòng 6 cạnh




Dẫn xuất hidrocacbon gồm:
+ rượu
+ axit
+ este




để hiểu rõ về mạch hở, mạch vòng,... chúng ta cùng ghé qua phần



CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ



I - ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ

1. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử


Trong các hợp chất hữu cơ, C luôn có hóa trị IV, hidro có hóa trị I và O có hóa trị II.
[TEX]\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ |[/TEX]
Cacbon: [TEX] - C - [/TEX] hidro:[TEX]H -[/TEX] oxi:[TEX] - O - [/TEX]
[TEX]\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ |[/TEX]
Nối liền từng cặp các nét gạch hóa trị của hai nguyên tử liên kết với nhau để biểu diễn liên kết giữa chúng.
VD: [TEX]H[/TEX]
[TEX]\ \ \ \ \ | [/TEX]
[TEX]H - C - H[/TEX]
[TEX]\ \ \ \ \ | \ [/TEX]
[TEX]\ \ \ \ H[/TEX]
Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nối giữa hai nguyên tử.


2. Mạch cacbon
Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tao thành mạch cacbon.


Ta phân biệt ba loại mạch cacbon:
+ mạch thẳng: mọi C phía trong chỉ liên kết với 2 nguyên tử C bên cạnh.

+ mạch nhánh: môt hay nhiều C bên trong liên kết với 3-4 nguyên tử C khác.

+ mạch vòng: mọi nguyên tử C liên kết với nhau, không có C đầu mạch.


( mạch hở: mạch thẳng, mạch nhánh
mạch kín: mạch vòng)


3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
các bạn xem kĩ sgk nhé, mình chỉ nói qua về phần này thôi


Tuy rượu etylic (chất lỏng) và đimetyl ete (chất khí) có cùng công thức phân tử C2H6O nhưng lại là hai chất khác nhau do trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong hai phân tử này khác nhau. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho rượu etylic có tính chất khác với đimetyl ete.


Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.




II = CÔNG THỨC CẤU TẠO


Công thức hóa học biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức cấu tạo (CTCT). VD:
[TEX] \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ H \ \ \ [/TEX]
[TEX]\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ | \ \ [/TEX]
[TEX]Metan: H - C - H[/TEX]
[TEX]\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ | \ [/TEX]
[TEX]\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ H \ [/TEX]
được viết gọn là CH4


- rượu etylic:[TEX] H \ \ \ H[/TEX]
[TEX]\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ | \ \ \ \ | \ [/TEX]
[TEX] \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ H - C - C - O - H[/TEX]
[TEX]\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ | \ \ \ \ | \ \ [/TEX]
[TEX] \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ H \ \ H \[/TEX]
viết gọn: [TEX]CH_3 - CH_2 - OH[/TEX]


CTCT cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
 
Last edited by a moderator:
M

minhtuyenhttv

hơ hơ, thiếu phần dạy cách vẽ mạch Cacbon rồi, mình vẽ cũng gần Ok nhưng cô giáo mình dạy là
Từ 3 NT C trở lên => có mạch vòng
4 NT C trở lên => có mạch nhánh nữa,
cho mình hỏi có liên kết đôi giữa N vs C và liên ees đơn giữa N vs H ko?
viết thế này này (trích một đoạn thôi)
.... C=N-H (.....C=NH) ???
 
N

nguyenthuhuong0808

hơ hơ, thiếu phần dạy cách vẽ mạch Cacbon rồi, mình vẽ cũng gần Ok nhưng cô giáo mình dạy là
Từ 3 NT C trở lên => có mạch vòng
4 NT C trở lên => có mạch nhánh nữa,
cho mình hỏi có liên kết đôi giữa N vs C và liên ees đơn giữa N vs H ko?
viết thế này này (trích một đoạn thôi)
.... C=N-H (.....C=NH) ???
^^!
rồi sẽ có mà
nhưng dạy như cô con thì khó xác định được bao giờ thì viết hết tất cả đồng phân lắm
cái đó có thể viết như thế
NH là thu gọn của N - H
 
N

nguyenthuhuong0808

CÁCH VIẾT CTCT CỦA HIDROCACBON
B1: Phân loại hợp chất để biết được đặc điểm liên kết
VD: C3H6 có thể là anken hoặc xicloankan
-> CTCT của C3H6 có thể là mạch hở và có 1 liên kết đôi hoặc mạch vòng với các liên kết đơn
Như thế sẽ không bỏ xót bất kì đồng phân nào.
B2: Viết mạch C và các liên kết.
B3: Điền H theo thuyết cấu tạo cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
( các liên kết đúng hóa trị: C(IV) ; H(I) ; O(II) )
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenthuhuong0808

ANKAN
I - Dãy đồng đẳng của ankan: CTTQ: [TEX]C_nH_{2n+2} ( n \ge 1)[/TEX]
n................ankan...........tên ankan...........gốc ankan..........tên gốc ankan
..................CnH2n+2.................................CnH2n+1................................
n = 1..........CH4..............metan................ -CH3.................. metyl
n = 2 .........C2H6............etan.................. - C2H5................ etyl
n = 3 .........C3H8............propan.............. - C3H7................ propyl
n = 4..........C4H10..........butan................ - C4H9................butyl
n = 5..........C5H12..........pentan.............. - C5H11.............. pentyl
n = 6 .........C6H14..........hexan................ - C6H13 .............. hexyl
n = 7 .........C7H16..........heptan............... - C7H15 .............. heptyl
n = 8 .........C8H18..........octan.................. - C8H17 .............octyl
n = 9..........C9H20..........nonan................ - C9H19..............nonyl
n = 10........C10H22........decan................. - C10H21...........decyl
với [TEX]n \le 4[/TEX] thì ankan ở thể khí

(Đồng đẳng là những chất có tính chất hóa học tương tự nhau, có cấu tạo giống nhau và hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2.
Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử nhưng cấu tạo phân tử khác nhau, tính chất hóa học khác nhau.)

II - Đặc điểm cấu tạo
mạch hở với 100% liên kết đơn
III - Tích chất hóa học
1. Phản ứng cháy
[TEX]C_nH_{2n+2} + \frac{3n+1}{2} O_2 \to\limits^{t^o} n CO2 + (n+1) H_2O[/TEX]

Khi đốt ankan thì [TEX]n_{H_2O} > n_{CO_2}[/TEX]
[TEX]n_{ankan} = n_{H_2O} - n_{CO_2}[/TEX]
[TEX]n = \frac{n_{CO_2} }{ n_{ankan} }[/TEX]

2. Phản ứng thế ( phản ứng đặc trưng của ankan)

[TEX]C_nH_{2n+2} + Cl_2 {-------\to}\limits^{as} C_nH_{2n+1}Cl + HCl[/TEX]
Quy tắc thế: ưu tiên thế vào C bậc cao hơn
(Bậc C bằng số liên kết C - C)

VD: [TEX]\matrix{{CH_2}&{- CH}&{- CH_2}&{- CH_3} \ \ \ + Cl - Cl \ \ \ {-----\to}\limits^{as}\ \ \ \cr{}&|&{}{}\cr{}&{CH_4}&{}&{}\cr} \matrix{{CH_3}&{- CCl}&{- CH_2}&{- CH_3} \ \ \ \ + H - Cl \ \ \ \ \cr{}&|&{}&{}\cr{}&{CH_3}&{}&{} [/TEX]

3. Phản ứng tách H2 ( phản ứng đề H2)
[TEX]C_nH_{2n+2} {----------\to}\limits^{xt, t*(>570*C)} C_nH_{2n} + H_2[/TEX]

(phản ứng điều chế anken)

4. Phản ứng crắc- kinh ( Bẻ gãy)
VD: [TEX]C_4H_{10} {-------------\to}\limits^{cracking} C_3H_6 + CH_4[/TEX]
[TEX]C_4H_{10}{-------------\to}\limits^{cracking} C_2H_4 + C_2H_6 [/TEX]
[TEX]C_4H_{10}{-------------\to}\limits^{cracking} C_4H_8 + H_2[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenthuhuong0808

[hóa 9] Bài tập HÓA HỮU CƠ

BÀI TẬP VỀ ANKAN

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít khí ankan sinh ra 3l khí CO2(đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tìm CTPT và gọi tên ankan đó.
Bài 2: Một bình kim loại chứa hỗn hợp gồm [TEX]30cm^3[/TEX] một ankan thể khí và [TEX]180 cm^3[/TEX] khí O2. Đốt cháy hoàn toàn ankan trên, sau đó đưa hỗn hợp khí trong bình về điều kiện ban đầu, thấy trong bình còn dư [TEX]30 cm^3[/TEX] khí O2. Hãy xác định CTPT,CTCT và gọi tên ankan.
Bài 3: Đốt cháy một thể tích khí hidrocacbon A cần 6 thể tích khí O2 sinh ra 4 thể tích khí CO2.
a. Tìm CTPT của A.
b. Viết CTCT các đồng phân của A.
 
A

anline1234

Hì! Mình mới biết sơ sơ nên có gì các bạn chỉ bảo mình với nha:
Bài 1 : 2 CnH(2n+2) +(3n+1) O2 -> 2n CO2 + (2n+2) H2O
................1......................................3
Giả sử số mol ankan phản ứng là 1 mol
Vì ở cùng đk và áp suất nên ta có nCO2 = 3
Ta có: (2n . 1):2 =3
<=> n = 3
Vậy công thức ankan là C3H8
Gọi tên ankan :..........<ko pit> hihi :d
Mình mới biết sơ qua nên ko biết đúng không! Có gì mọi ng` giúp minh` nhk! tk
 
N

nguyenthuhuong0808

Hì! Mình mới biết sơ sơ nên có gì các bạn chỉ bảo mình với nha:
Bài 1 : 2 CnH(2n+2) +(3n+1) O2 -> 2n CO2 + (2n+2) H2O
................1......................................3
Giả sử số mol ankan phản ứng là 1 mol
Vì ở cùng đk và áp suất nên ta có nCO2 = 3
Ta có: (2n . 1):2 =3
<=> n = 3
Vậy công thức ankan là C3H8
Gọi tên ankan :..........<ko pit> hihi :d
Mình mới biết sơ qua nên ko biết đúng không! Có gì mọi ng` giúp minh` nhk! tk
bạn ko cần gọi số mol đâu
vì tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol nên có thể đặt tỉ lệ
[TEX]]C_nH_{2n+2} {------- \to}\limits^{ + O_2} 3 CO2 + H2O][/TEX]
=> Cn = 3C
=> n = 3
=> ankan là C3H8
bài này có rất nhiều cách giải
còn bạn ko biết cách đọc tên chứng tỏ bạn chưa đọc kĩ phần lý thuyết tớ ghi rồi
C3H8 là propan
 
Last edited by a moderator:
M

minhtuyenhttv

Bài 3: Đốt cháy một thể tích khí hidrocacbon A cần 6 thể tích khí O2 sinh ra 4 thể tích khí CO2.
a. Tìm CTPT của A.
b. Viết CTCT các đồng phân của A.
giả sử có 6 mol O2 tham gia PƯ' và 4 mol CO2 tạo thành
trong 6mol O2 có 12 mol nguyên tử O
trong 4mol CO2 có 8 mol nguyên tử O vậy nO trong H2O là 4 mol
=> nH2O = 4mol
=> nH= 8mol
ta có nC= nCO2=4 mol
lập tỷ lệ x/y= 4/8=1/2
vậy CT đơn giản có dạng (CH2)n
???? định làm theo bất đẳng thưc nhưng mà hình như sai rồi háyao ấy
PS: bài 2 ko bik làm :-?
 
N

nguyenthuhuong0808

Bài 3: Đốt cháy một thể tích khí hidrocacbon A cần 6 thể tích khí O2 sinh ra 4 thể tích khí CO2.
a. Tìm CTPT của A.
b. Viết CTCT các đồng phân của A.
giả sử có 6 mol O2 tham gia PƯ' và 4 mol CO2 tạo thành
trong 6mol O2 có 12 mol nguyên tử O
trong 4mol CO2 có 8 mol nguyên tử O vậy nO trong H2O là 4 mol
=> nH2O = 4mol
=> nH= 8mol
ta có nC= nCO2=4 mol
lập tỷ lệ x/y= 4/8=1/2
vậy CT đơn giản có dạng (CH2)n
???? định làm theo bất đẳng thưc nhưng mà hình như sai rồi háyao ấy
PS: bài 2 ko bik làm :-?
con sai ở chỗ là ko để ý rằng đốt 1 thể tích A , trong trường hợp con giả sử thì nA = 1 mol bài nè con tính thẳng ra x và y ko cần lập tỉ lệ
như cách của con thì trong 1 mol A sẽ có 4 mol C và 8 mol H vậy A là C4H8
bài nè có nhiều cách giải
mà má ra đề hơi lỗi
bài nè ra anken mà đang học ankan chứ ko phải anken
^^!
 
N

nguyenthuhuong0808

Cho thêm bài đi chủ Pic ơi!
Đọc xong rùi xoá đi với lí do Spam nhak!
^^
................................................
ý ý... còn bài 2 chưa ai làm kìa
Bài 2: Một bình kim loại chứa hỗn hợp gồm [TEX]30cm^3[/TEX] một ankan thể khí và [TEX]180 cm^3[/TEX] khí O2. Đốt cháy hoàn toàn ankan trên, sau đó đưa hỗn hợp khí trong bình về điều kiện ban đầu, thấy trong bình còn dư [TEX]30 cm^3[/TEX] khí O2. Hãy xác định CTPT,CTCT và gọi tên ankan.
tiếp nữa nhé...
Bài 4: Đốt 1 thể tích hidrocacbon thuộc loại ankan cần 5 thể tích khí O2. Xác định CTPT của hidrocacbon đó. Biết thể tích các khí đo ở cùng điều kiện.
tạm thế đã...
để tớ tìm đề tiếp đã....
mọi người trình bày bài cẩn thận, chi tiết nhé
 
Last edited by a moderator:
A

anline1234

Bài 2: Một bình kim loại chứa hỗn hợp gồm [TEX]30cm^3[/TEX] một ankan thể khí và [TEX]180 cm^3[/TEX] khí O2. Đốt cháy hoàn toàn ankan trên, sau đó đưa hỗn hợp khí trong bình về điều kiện ban đầu, thấy trong bình còn dư [TEX]30 cm^3[/TEX] khí O2. Hãy xác định CTPT,CTCT và gọi tên ankan.
Hi! Mình thử giải bài 2 nhak
2 CnH(2n+2) +(3n+1) O2 -> 2n CO2 + (2n+2) H2O
....3/2240............3/448
Đổi [TEX]30cm^3[/TEX] = 0.03(l)
[TEX]180 cm^3[/TEX] = 0.18(l)
[TEX]^n C_nH_{2n+2}[/TEX] = 0.03 : 22.4 = 3/2240
[TEX]^n O_2[/TEX] = 0.18 : 22.4 = 9/1120

=> [TEX]^n O_2[/TEX] phản ứng = 9/1120 - 3/2240 = 3/448

Ta có: 3/2240 . (3n+1) : 2 =3/448
=> n=3
Vậy CT là [TEX]C_3H_8[/TEX]
Tên gọi propan /:)
Hok pít đúng ko nữa



ý ý... còn bài 2 chưa ai làm kìa

tiếp nữa nhé...
Bài 4: Đốt 1 thể tích hidrocacbon thuộc loại ankan cần 5 thể tích khí O2. Xác định CTPT của hidrocacbon đó. Biết thể tích các khí đo ở cùng điều kiện.
tạm thế đã...
để tớ tìm đề tiếp đã....
mọi người trình bày bài cẩn thận, chi tiết nhé
Sao chủ píc toàn ra [TEX]C_3H_8[/TEX] thía này
[TEX]2 C_nH_{2n+2} +(3n+1) O_2 -> 2n CO_2 + (2n+2) H_2O[/TEX]
.............1............................5
Ta Có :
1 . (3n+1) :2 = 5
=> n = 3
Vậy CT là [TEX]C_3H_8[/TEX]
Gọi tên propan
:(:(:(:(
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenthuhuong0808


Hi! Mình thử giải bài 2 nhak
2 CnH(2n+2) +(3n+1) O2 -> 2n CO2 + (2n+2) H2O
....3/2240............3/448
Đổi
[TEX]30cm^3[/TEX] = 0.03(l)
[TEX]180 cm^3[/TEX] = 0.18(l)
[TEX]^n C_nH_{2n+2}[/TEX] = 0.03 : 22.4 = 3/2240
[TEX]^n O_2[/TEX] = 0.18 : 22.4 = 9/1120

=> [TEX]^n O_2[/TEX] phản ứng = 9/1120 - 3/2240 = 3/448

Ta có: 3/2240 . (3n+1) : 2 =3/448
=> n=3
Vậy CT là [TEX]C_3H_8[/TEX]
Tên gọi propan
/:)
Hok pít đúng ko nữa
bài này có cách giải khác nhanh hơn nè

2 CnH(2n+2) +(3n+1) O2 -> 2n CO2 + (2n+2) H2O
2.................. 3n+1...............mol
Vì tỉ lệ thể tích = tỉ lệ số mol
[TEX]=> \frac {n_{O_2}}{n_{ankan}} = \frac{150}{30} = 5[/TEX]
[TEX]=> \frac{3n+1}{2} = 5 => n = 3[/TEX]

 
Last edited by a moderator:
T

thanhduc20100

bài này có cách giải khác nhanh hơn nè

2 CnH(2n+2) +(3n+1) O2 -> 2n CO2 + (2n+2) H2O
2.................. 3n+1...............mol
Vì tỉ lệ thể tích = tỉ lệ số mol
[TEX]=> \frac {n_{O_2}}{n_{ankan}} = \frac{150}{30} = 5[/TEX]
[TEX]=> \frac{3n+1}{2} = 5 => n = 3[/TEX]

Bài này do cùng thể tich nên coi các số đó là số mol luôn không cần đổi ra đâu cũng được
 
N

nguyenthuhuong0808

tiếp nào........
Bài 5: Một hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon thuộc cùng một dãy đồng đẳng và đều ở thể tích ở đktc. Đốt cháy X với 64g O2(lấy dư) và cho hỗn hợp CO2,H2O,O2 dư đi qua bình Ca(OH)2 dư thì có 100g kết tủa và còn lại một khí thoát ra có V = 11,2 lít(0,4atm,0*C).
a. Xác định dãy đồng đẳng của A,B.
b. Xác định CTPT của A,B.
c. Chọn trường hợp A,B là đồng đẳng kế tiếp. Lấy 1 hỗn hợp Y gồm A,B với [TEX]d_{Y/H2} = 11,5[/TEX]. Tính số mol A,B. Biết rằng khi đốt cháy Y và cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 có 15g kết tủa.
Bài 6: Nhiệt phân 8,8g C3H8 thu được hỗn hợp Y gồm C3H8, Ch4, C2H4, C3H6, H2.
a. Biết rằng 90% C3H8 bị nhiệt phân. Tính M trung bình của Y.
b. Tính V O2 (đktc) dùng để đốt cháy hết hỗn hợp Y, m CO2, m H2O thu được.
 
Last edited by a moderator:
A

anline1234

tiếp nào........
Bài 5: Một hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon thuộc cùng một dãy đồng đẳng và đều ở thể tích ở đktc. Đốt cháy X với 64g O2(lấy dư) và cho hỗn hợp CO2,H2O,O2 dư đi qua bình Ca(OH)2 dư thì có 100g kết tủa và còn lại một khí thoát ra có V = 11,2 lít
(0,4atm,0*C).
a. Xác định dãy đồng đẳng của A,B.
b. Xác định CTPT của A,B.
c. Chọn trường hợp A,B là đồng đẳng kế tiếp. Lấy 1 hỗn hợp Y gồm A,B với [TEX]d_{Y/H2} = 11,5[/TEX]. Tính số mol A,B. Biết rằng khi đốt cháy Y và cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 có 15g kết tủa.
Bài 6: Nhiệt phân 8,8g C3H8 thu được hỗn hợp Y gồm C3H8, Ch4, C2H4, C3H6, H2.
a. Biết rằng 90% C3H8 bị nhiệt phân. Tính M trung bình của Y.
b. Tính V O2 (đktc) dùng để đốt cháy hết hỗn hợp Y, m CO2, m H2O thu được
.
(0,4atm,0*C). cái này là sao vậy.không hiểu. Nếu đktc chuẩn thì làm kiểu này không biết đc không:
5/a)
Gọi CT của 2 hidrocacbon là
[TEX]C_xH_{2x+y}[/TEX]
Ta có:
[TEX] 4 C_xH_{2x+y} + (6x+y)O_2 -> 4x CO_2 + (4x+2y) H_2O[/TEX] (1)
..........................................1.5...................1
[TEX] CO_2 + Ca(OH)_2 -> CaCO_3 + H_2O[/TEX] (2)
...........1...............................1
[TEX]^VO_2 pt(2) = 11.2[/TEX]
[TEX]=> ^nO_2 = 0.5[/TEX]
[TEX]^nO_2 [/TEX] ban đầu = [TEX] \frac{64}{32} = 2[/TEX]
[TEX]=> ^nO_2 pt (1) = 2 - 0.5 = 1.5[/TEX]
[TEX]^nCaCO_3 = \frac{100}{100} = 1 [/TEX]
Theo pt phản ứng (1) , ta có:
[TEX]1,5 . \frac{4x}{6x+y} = 1[/TEX]
<=> 6x = 6x + y
=> y = 0
Vậy, dãy đồng đẳng là enken [TEX] C_xH_2x[/TEX]
Đúng hok ta :-SS

 
Last edited by a moderator:
M

minhtuyenhttv

có CT quy đổi số mol theo nhiệt độ và áp suất nữa nhưng mà tui quên rồi :D
má cho cái CT đi chứ ;))
 
N

nguyenthuhuong0808

[tex]n = \frac{P.V}{R.T}[/tex]
n là số mol
P là áp suất, đơn vị atm
V là thể tích, đơn vị lít
R là hằng số . R = 22,4/273
T là nhiệt độ kevin( cái nè mình không nhớ rõ lắm)
T = 273 + t*C
@ anline1234: làm lại nhé ^^! luôn chờ đợi bài giải của bạn
ý ý cũng như tất cả mọi người chứ nhỉ ^^!

 
Last edited by a moderator:
Top Bottom