Hóa [Hoá 12]Ôn Tập Hoá Học với phương châm: Kiến thức hiện đại, phương pháp Hai lúa[Vô].

M

minhmlml

Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2
là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 38,34.
B. 34,08.
C. 106,38.
D. 97,98
 
M

minhmlml

Câu 19: Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là
A. 2,80 lít.
B. 1,68 lít.
C. 4,48 lít.
D. 3,92 lít.
 
W

whitetigerbaekho

Câu 18
Chú ý là các kim loại mạnh như Al, Mg pư với HNO3 có thể tạo sản phẩm khử là muối
NH4NO3
nAl=0,46, nhhY= 0,06 và M(tb)Y= 36 dùng pp
đường chéo hoặc dùng CT tính M(tb)
ta tính được nN2O=nN2= 0,03 mol (cái này chắc
bạn tự tính cũng được nhỉ) pt cho e- :
Al(0) - 3e => Al(+3)
0,46-->1,38
pt nhận e- :
N(+5) + 5e => N(0)
...........0,3 <-- 0,06 N(+5) + 4e => N(+1)
..........0,24<-- 0,06
ta thấy ne nhường > ne nhận => pư có tạo
NH4NO3
và ne nhận để tạo NH4+ = 1,38 - (0,3 + 0,24) = 0,84
N(+5) + 8e => N(-3) ..........0,84-->0,105
nNH4NO3=0,105
nAl(NO3)3=nAl=0,46
=> m = 0,105.80 + 0,46.213=106,38(g)
 
M

minhmlml

BÀI 20:Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào 375 ml dung dịch CuSO4 aM. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc, thu được 10,35 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Thêm dung dịch NaOH dư vào Z. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi đ¬ược 6,75 gam chất rắn. Giá trị của a là
A. 0,15.
B. 0,2.
C. 0,3.
D. 0,25.
 
P

phamthimai146

BÀI 20:Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào 375 ml dung dịch CuSO4 aM. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc, thu được 10,35 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Thêm dung dịch NaOH dư vào Z. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi đ¬ược 6,75 gam chất rắn. Giá trị của a là
A. 0,15.
B. 0,2.
C. 0,3.
D. 0,25.


Vì khối lượng oxit = 6,75 gam < khối lượng kim loại X = 7,65 ==> kim loại còn dư và CuSO4 hết
TH 1: Nếu chỉ có oxit MgO ==> mol MgO = mol Mg = mol Cu = 6.75/40 = 0,16875
==> mCu = 64*0,16875 = 10,8 > 10,35 ==> loại

TH 2 : ==> oxit gồm MgO và Fe2O3 ==> Fe dư 1 phần
Gọi x, y là mol Mg và Fe phản ứng và z là mol Fe dư
Mg - 2e ---> Mg2+ -----> MgO
x-------2x---------x---------------x
Fe - 2e ---> Fe2+ -----> Fe2O3
y-------2y---------y---------------0,5y
Cu2+ + 2e ----> Cu
0,375a--0,75a----0,375a
Bảo toàn mol e : 0,75a = 2(x+y)
Khồi lượng hh = 24x + 56(y+z) = 7,65
Khối lượng rắn = 64*0,375a + 56z = 10,35
Khối lượng oxit = 40x + 160*0,5y = 6,75

==> x = y = z = 0,05625
==> a = 2(x+y)/0,75 = 0,3 ==> câu C
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com


Các bạn giải bài nhiều rồi, bây giờ chúng ta ôn lại một chút lí thuyết về nguyên tử.

Một số chú ý cần quan tâm:
+Trật tự mức năng lượng các obitan nguyên tử (AO)
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d 7p

+Quy tắc bão hoà sớm và bán bão hoà sớm:
Cấu hình bền của phân lớp d ứng với trạng thái bão hoà (10e) hay nửa bão hoà (5e). Vì vậy, khi vỏ ngoài của nguyên tử ở phân lớp d có 9e hoặc 4e, thì có sự nhảy electron từ phân lớp s của lớp liền kề bên ngoài để phân lớp d đạt trạng thái bão hoà hay bán bão hoà bền vững.
Hiện tượng này hay xảy ra ở các nguyên tố nhóm IB và VIB như Cu, Cr ...

Mình đã bổ sung thêm hai thứ cần lưu ý về phần nguyên tử và về phần kim loại, phi kim sau này.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

Bài 21:
1/Cho 1 lượng halogen X2 tác dụng với 1 lượng vừa đủ kim loại M có hoá trị I thu được 4,12 g hợp chất A. Cũng lượng halogen đó tác dụng hết với Al tạo ra 3,56 g hợp chất B. Còn nếu cho lượng kim loại M trên tác dụng hết với S thì tạo ra 1,56 g hợp chất C. Xác định tên X và M
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

Bài 22
Trộn $5$ lít $H_2$ và $22,4$ lít $Cl_2$ (đktc) trong một bình kín rồi phơi ngoài ánh sáng đến khi phản ứng hoàn toàn. Hoà tan hết hỗn hợp trong bình sau phản ứng vào nước được $V1$ lít dung dịch $A$.Trộn $V1$ lit dung dịch $A$ với $V2$ lít dung dịch $HCl$ khác (dung dịch $B$) thu được $2$ lít dung dịch $C$. Một hỗn hợp gồm hai kim loại $X, Y$ thuộc $2$ chu kì liên tiếp của phân nhóm chính nhóm $2$ có khối lượng là $14,4$(g) hoà tan vừa đủ trong $2$ lít dung dịch $C$ giải phóng $9,856$ lít khí ở $27,3$ độ C $1 atm$

Xem có ai giải được không nào?
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

Bài 23
Hoà tan hoàn toàn Một hỗn hợp X gồm 3 muối halogenua của natri nặng 6,23g trong nước dc dd A.Sục khí clo dư vào dd A rồi cô cạn hoàn toàn dung dịch sau p/ứ thu đc 3,0525g muối khan B.Lấy 1/2 lượng muối khan này hòa tan vào nc rồi cho sản phẩm p/ư với dd AgNO3 dư thì thu đc 3,22875g kết tủa.
a)tìm công thức muối
b)tính %m các muối trong hỗn hợp X.

 
P

phamthimai146

Bài 21:
1/Cho 1 lượng halogen X2 tác dụng với 1 lượng vừa đủ kim loại M có hoá trị I thu được 4,12 g hợp chất A. Cũng lượng halogen đó tác dụng hết với Al tạo ra 3,56 g hợp chất B. Còn nếu cho lượng kim loại M trên tác dụng hết với S thì tạo ra 1,56 g hợp chất C. Xác định tên X và M

Gọi a là mol kim loại M ==> mol MX = a ==> mol X2 = 0,5a
0,5a mol X2 + Al ===> muối AlX3 = a/3
a mol M + S ---> M2S 0,5a mol
==> mol MX = 3 mol AlX3 = 2 mol M2S
$\dfrac{4,12}{M+X} = 3\dfrac{3,56}{M+3X} = 2\dfrac{1.56}{2M+32}$
==> M = 23 là Na và X = 80 là Br
 
P

phamthimai146

Bài 23
Hoà tan hoàn toàn Một hỗn hợp X gồm 3 muối halogenua của natri nặng 6,23g trong nước dc dd A.Sục khí clo dư vào dd A rồi cô cạn hoàn toàn dung dịch sau p/ứ thu đc 3,0525g muối khan B.Lấy 1/2 lượng muối khan này hòa tan vào nc rồi cho sản phẩm p/ư với dd AgNO3 dư thì thu đc 3,22875g kết tủa.
a)tìm công thức muối
b)tính %m các muối trong hỗn hợp X.


TH 1 : Nếu hh X không có NaF ==> muối B chỉ có NaCl
mol NaCl = 3,0525/58,5 = 0,0521
số mol kết tủa AgCl = mol Cl ===> 2*3,22875/143,5 = 0,045 < 0,0521 ==> loại ===> có muối NaF trong hh X
==> khối lượng NaCl = 58,5*0,045 = 2,6325

TH 2 : X có NaF
khối lượng B tăng = khối lượng NaF ===> mNaF = mB - mNaCl = 3,0525 - 2,6325 = 0,42
===> %mNaF = 0,42*100/6,23 = 6,74

Hai muối còn lại có công thức chung NaZ có khối lượng = 6,23 - 0,42 = 5,81
mol NaZ = mol NaCl = 0,045
==> 23 + Z = 5,81/0,045 = 129,1 ==> Z = 106,6 ==> Z có Iot

TH 2/1 : Hai muối là NaI a mol và NaBr b mol:
mol muối = a +b = 0,045
khối lượng muối = 150a + 103b = 5,81 ==> a = 0,025 và b = 0,02
===> mNaI = 150a = 3,75 ==> %mNaI = 60,19
===> mNaBr = 103b = 2,06 ==> %mNaBr = 33,06

TH 2/2 : Hai muối là NaI a mol và NaCl b mol:
mol muối = a +b = 0,045
khối lượng muối = 150a + 58,5b = 5,81 ==> a = 0,0347 và b = 0,0102
===> mNaI = 150a = 5,201 ==> %mNaI = 83,61
===> mNaCl = 58,5b = 0,6 ==> %mNaCl = 9,65
 
M

minhmlml

BÀI 24:Hòa tan hoàn toàn hh X gồm FeS và FeCO3 bằng dd H2SO4 đặc nóng dư thu được hh Y gồm 2 khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 27. % khối lượng của FeS có trong hh X:
A. 7,77%
B. 52,2%
C. 56,3%
D. 62,5%

 
H

hoangtramhoc11b3

BÀI 25 hòa tan 5,94g hh 2 muối clo của 2 kim loại A B thuộc nhóm 2A vào nước đc dd X để làm kết tủa ion clo trong dd X người ta cho td AgNo3 thu đc 17.22g kết tủa công thức hóa học 2muối clo là
 
H

hoangtramhoc11b3

BÀi 26 hòa tan 18,4 g hh 2muối cacbonat của 2 kl thuộc nhóm 2A +HCl thu đc 4,48l khí đktc và 1 dd A xác định 2 kl nếu chung thuộc 2 chu kì liên tiếp
 
H

hoangtramhoc11b3

BÀI 27:chia hh X gồm Al,Al2O3,ZnO thanh 2 phần bằng nhau
P1 Cho td NaOH dư thu đc 0.3mol khí
P2 cho dd HNo3 thu đc 0.075mol mol khí Y duy nhất
Y là
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

BÀi 26 hòa tan 18,4 g hh 2muối cacbonat của 2 kl thuộc nhóm 2A +HCl thu đc 4,48l khí đktc và 1 dd A xác định 2 kl nếu chung thuộc 2 chu kì liên tiếp

$\bar{X}CO_3 + 2HCl ------> \bar{X}Cl_2 + CO_2 + H2O$

Ta có $\dfrac{18,4}{\bar{X}} + 60 = \dfrac{4,48}{22,4}$

---> $\bar{X} = 32$

Hai kim loại là Ca Mg
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

BÀI 25 hòa tan 5,94g hh 2 muối clo của 2 kim loại A B thuộc nhóm 2A vào nước đc dd X để làm kết tủa ion clo trong dd X người ta cho td AgNo3 thu đc 17.22g kết tủa công thức hóa học 2muối clo là


$\bar{X}Cl_2 + 2AgNO_3 ---> 2AgCl + \bar{X}(NO_3)_2$
$\dfrac{5,94}{\bar{X}+71}$-------->$\dfrac{17,22}{215,5}$

$2.\dfrac{5,94}{\bar{X}+71}$ = $\dfrac{17,22}{215,5}$

$\bar{X} = 28$

Hai kim loại là Mg Ca ( lại là hai đứa này)
 
M

minhmlml

Bài 28:Khử 4,8g hỗn hợp CuO và một oxit sát có tỉ lệ số mol 1:1 bằng khí CO dư. Sau phản ứng thu được 3,52g chất rắn X. Hòa tan X vào dd HCl dư thấy thoát ra 0,896 lít khí ở đkc các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức sắt oxit?
 
Top Bottom