[Hóa 12]Đề tổng hợp ôn ĐẠI HỌC (phần bài tập)

N

namnguyen_94

Câu 9: Nhiệt nhôm hoàn toàn mg hh Al, Fe3O4 thu hh A.HH + đủ 400g dd KOH 11,2%, ko có khí bay và còn 73,6g rắn B.Vậy mg là
A.44,11 B.114,4 C.46,4 D.92,8

+Do không có khí bay ra ---> Al phản ứng hết
--->2nAl2O3 = nKOH = 0,8 mol
---> m = mAl2O3 + 73,6 = 0,4.102 +73,6 = 114,4 gam
 
N

ngobaochauvodich

câu hỏi Trắc nghiệm

Đốt cháy hoàn toàn 6.48 gam hỗn hợp chất rắn X gồm : Cu,CuS,FeS,FeS2,FeCu2S2,S thì cần 2.52 lit O2 và thu được 1.568 lit SO2 . Mặt khác , cho 6.48g X tác dụng với dd HNO3 đặc nóng dư thu được V lit NO2 ( sản phẩm khử duy nhất) và dd A . Cho dd A tác dụng với dd Ba(OH)2 dư thu đựoc m gam kết tủa . Các thể tich đo ở đktc . Xác định V và m ?
 
N

namnguyen_94

111

Đốt cháy hoàn toàn 6.48 gam hỗn hợp chất rắn X gồm : Cu,CuS,FeS,FeS2,FeCu2S2,S thì cần 2.52 lit O2 và thu được 1.568 lit SO2 . Mặt khác , cho 6.48g X tác dụng với dd HNO3 đặc nóng dư thu được V lit NO2 ( sản phẩm khử duy nhất) và dd A . Cho dd A tác dụng với dd Ba(OH)2 dư thu đựoc m gam kết tủa . Các thể tich đo ở đktc . Xác định V và m ?

Giả sử hh có a mol Cu ; b mol Fe ; c mol S
--> c = nSO2 = 0,07 mol
+ nO2 = 0,1125 mol
Ta có hệ: [tex]\left{2a + 3b + 0,07.4= 0,1125.4 \\ 64a + 56b + 0,07.32 =6,48[/tex]

--> a = 0,04 mol ; b = 0,03 mol
---> V = 22,4.( 0,04.2 + 0,03.3 + 0,07.6 ) = 13,216 lít
---> m = mFe(OH)3 + mCu(OH)2 + mBaSO4 = 0,03.107 + 0,04.98 + 0,07.233 = 23,44 gam
Bạn xem lại bài giùm mình,có gì sai mong bạn chỉ giùm.THANKS !!!!
Chúc bạn có 1 giáng sinh vui vẻ,ấp áp nha:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x
 
N

ngobaochauvodich

câu hỏi Trắc nghiệm

Còn 6 tháng nữa là tới kì thi TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2012 , nên bắt đầu từ hôm nay 25/12/2011, mình sẽ sưu tập bài tập trắc nghiệm Hóa phù hợp với tinh thần tuyển sinh mới 2012 của Bộ Giáo Dục và post lên để chúng ta cùng giải, mong được sự ủng hộ của mọi người

Đề tổng hợp số 8 bắt đầu

Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm tan hết trong 200ml dung dịch chứa BaCl2 0,3M và Ba(HCO3)2 0,8M thu được 2,8 lít H2 (ở đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 43,34 B. 49,25 C. 31,52 D. 39,4

Câu 2:Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, propanal, ancol alylic (CH2=CH-CH2OH). Đốt 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có d Y/X=1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Y thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của V là:
A. 0,1 lít B. 0,2 lít C. 0,25 lit D. 0,3 mol

Câu 3:Để phản ứng hết a mol kim loại M cần 1,25a mol H2SO4 và sinh ra khí X (sản phẩm khử duy nhất). Hòa tan hết 19,2 gam kim loại M vào dung dịch H2SO4 tạo ra 4,48 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Kim loại M là:
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Al.

Câu 4: Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 14:1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít một khí duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T. Xác định số mol HNO3 đã phản ứng.
A. 0,28 B. 0,36 C. 0,32 D. 0,34

Câu 5:Đun nóng 10,71 gam hỗn hợp X gồm propyl clorua và phenyl clorua với dung dịch NaOH loãng, vừa đủ và đun nóng, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng thu được 8,61 gam kết tủa, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng phenyl clorua có trong hỗn hợp X là:
A. 4,0 gam. B. 2,71 gam. C. 4,71 gam D. 6,0 gam.

Câu 6:Trộn 3 dung dịch Ba(OH)2 0,1M, NaOH 0,2M, KOH 0,3 M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch A . Lấy 300ml dung dịch A cho phản ứng với V lít dung dịch B gồm HCl 0,2M và HNO3 0,29M, thu được dung dịch C có pH =12. Giá trị của V là:
A. 0,134 lít B. 0,414 lít C. 0,424 lít D. 0,214 lít

Câu 7**: Hòa tan một lượng ancol X vào nước thu được 6,4 gam dung dịch Y, nồng độ của X trong Y là 71,875%. Cho 6,4 gam dung dịch Y tác dụng với lượng dư Na thu được 2,8 lít H2 (đktc). Số nguyên tử H có trong công thức phân tử ancol X là:
A. 10 B. 6 C. 8 D. 4

Câu 8:Dung dịch X chứa 14,6 gam HCl và 22,56 gam Cu(NO3)2. Thêm m (gam) bột sắt vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng là 0,628m (gam) và chỉ tạo khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là:
A. 1,92. B. 9,28. C. 14,88. D. 20,00.

Câu 9:X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 19,455. B. 68,1. C. 17,025. D. 78,4

Câu 10:Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X (glucozơ, fructozơ, metanal và etanoic) cần 3,36 lít O2 (điều kiện chuẩn). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 10,0 B. 12,0 C. 15,0 D. 20,5

Câu 11:Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch chứa Na2CO3 0,5M và NaOH 0,75M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa có khối lượng là:
A. 29,55 gam. B. 19,7 gam. C. 9,85 gam. D. 39,4 gam.

Câu 12:Đốt cháy 3,2 gam một este E đơn chức, mạch hở được 3,584 lít CO2 (đktc) và 2,304 gam H2O. Nếu cho 15 gam E tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 14,3 gam chất rắn khan. Vậy công thức của ancol tạo nên este trên có thể là:
A. CH2=CH-OH B. CH3OH C. CH3CH2OH D. CH2=CH-CH2OH

Câu 13:Chia 38,1 gam FeCl2 thành 2 phần, phần 2 có khối lượng gấp 3 lần phần 1. Đem phần 1 phản ứng hết với dung dịch KMnO4 dư, trong môi trường H2SO4 loãng, dư, thu lấy khí thoát ra. Đem toàn bộ khí này phản ứng hết với phần 2, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 29,640. B. 28,575. C. 24,375. D. 33,900

Câu 14:X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amoni axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 87,3 gam B. 9,99 gam C. 107,1 gam D. 94,5 gam





 
L

loi_con_hua

Câu 2:Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, propanal, ancol alylic (CH2=CH-CH2OH). Đốt 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có d Y/X=1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Y thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của V là:
A. 0,1 lít B. 0,2 lít C. 0,25 litD.0,3 mol

Bài làm

Gọi nH2=a mol , nC3H6=b(mol) ,nC3H6O(propanal)=c ,nC3H6O(CH2=CH-CH2OH)=d mol==>a+b+c+d=1(mol)

Ta có nCO2=1,8 mol===>3(b+c+d)=1,8==>b+c+d=0,6 (mol)==>a=0,4 (mol)

Ta áp dụng định luật bảo toàn khối lượng==>M(tb của X).n(trước)=M(tb của Y).n(sau)

Mà theo bài ra M(tb của Y)/M(tb của X)=1,25 ==>n(sau)=0,8 (mol)
Ta thấy so với hỗn hợp ban đầu nó đã giảm mất 0,2 mol==>nH2 đã phản ứng là 0,2 mol
=>b+c+d lúc này còn 0,4 mol

Nhận xét:Trong 0,8 mol Y thì có 0,4 mol chất tác dụng với dd Br2==> Nếu lấy ra 0,1 mol Y thì có 0,05 (mol) tham gia phản ứng==>VBr2=0,25(lit)
 
N

namnguyen_94

Câu 7**: Hòa tan một lượng ancol X vào nước thu được 6,4 gam dung dịch Y, nồng độ của X trong Y là 71,875%. Cho 6,4 gam dung dịch Y tác dụng với lượng dư Na thu được 2,8 lít H2 (đktc). Số nguyên tử H có trong công thức phân tử ancol X là:
A. 10 B. 6 C. 8 D. 4

+ Ta có: m(ancol) = 4,6 gam ---> mH2O = 1,8 gam
+ nH2 = 0,125 mol
[TEX]H_2O + Na ---> NaOH + 1/2 H_2[/TEX]
Gọi ancol có n nhóm (-OH)
--->[tex]\frac{4,6.n}{2.M}[/tex] = 0,125 - 0,05
--> [tex]\frac{92.n}{3}[/tex] = M
--> n=2 ---> M = 92 ---> số H là 8
Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm tan hết trong 200ml dung dịch chứa BaCl2 0,3M và Ba(HCO3)2 0,8M thu được 2,8 lít H2 (ở đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 43,34 B. 49,25 C. 31,52 D. 39,4

+nH2 = 0,125 mol ---> n[tex]OH^{-}[/tex] = 0,25 mol
+ n[tex]HCO_3{-}[/tex] = 0,32 mol
[tex]OH^{-} + HCO_3^{-} ----> CO_3^{2-} + H_2O[/tex]
--> m = 0,25.197 = 49,25 gam
 
L

loi_con_hua

Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm tan hết trong 200ml dung dịch chứa BaCl2 0,3M và Ba(HCO3)2 0,8M thu được 2,8 lít H2 (ở đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 43,34 B. 49,25 C. 31,52 D. 39,4

+nH2 = 0,125 mol ---> n[tex]OH^{-}[/tex] = 0,25 mol
+ n[tex]HCO_3{-}[/tex] = 0,32 mol
[tex]OH^{-} + HCO_3^{-} ----> CO_3^{2-} + H_2O[/tex]
--> m = 0,25.197 = 49,25 gam[/QUOTE]

Tớ góp ý nhé!
n[tex]Ba^{2+}[/tex]=0,22 (mol)< n[tex]CO3^{2-}[/tex] = 0,25 mol
==>khối lượng kết tủa=0,22.197=43,34 gam==>Chọn A
 
V

vythuhien

Câu 9:X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 19,455. B. 68,1. C. 17,025. D. 78,4

số mol X là a, số mol Y là 3a
vậy có 2a mol Ala, 4a mol Gly, 7a mol Val
ta có
(89+22).2a+(75+22).4a+(117+22)7a=23,745
a=0,015mol
m=316.0,015+3.0,015.273=17,025g
 
V

vythuhien

Câu 10:Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X (glucozơ, fructozơ, metanal và etanoic) cần 3,36 lít O2 (điều kiện chuẩn). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 10,0 B. 12,0 C. 15,0 D. 20,5

(CH2O)n+nO2------>nH2O+nCO2
nCaCO3=nCO2=nO2=0,15mol
mCaCO3=15g
Câu 12:Đốt cháy 3,2 gam một este E đơn chức, mạch hở được 3,584 lít CO2 (đktc) và 2,304 gam H2O. Nếu cho 15 gam E tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 14,3 gam chất rắn khan. Vậy công thức của ancol tạo nên este trên có thể là:
A. CH2=CH-OH B. CH3OH C. CH3CH2OH D. CH2=CH-CH2OH

nCO2=0,16mol
nH2O=0,128mol
bảo toàn khối lượng:
mO2=2,304+0,16.44-3,2=6,144g
nO2=0,192mol
Bảo toàn O
nO2/este=neste=0,16+0,128/2-0,192=0,032mol
Meste=100
neste phản ứng với NaOH=0,15mol
vậy trong 14,3g rắn có 0,05.40=2g NaOH
m_muối=14,3-2=12,3g
M_muối=12,3/0,05=82
---->CH3COONa
Vậy este là CH3COOCH2CH=CH2( vì tạo bởi ancol)
ancol là CH2=CHCH2OH
 
Last edited by a moderator:
V

vythuhien

Câu 4: Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 14:1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít một khí duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T. Xác định số mol HNO3 đã phản ứng.
A. 0,28 B. 0,36 C. 0,32 D. 0,34

Mg(14x mol), MgO(x mol)
24.14x+40x=3,76
x=0,01 mol
Mg(0,14mol) và MgO(0,01 mol)
vì phản ứng hoàn toàn nên m_Mg(NO3)2=0,15.148=22,2g
mà rắn thu được là 23g
vậy có 0,8g NH4NO3
nNH4NO3=0,01mol
Vì Mg có tính khử mạnh nên khí tạo thành là N2(0,02 mol)
ta có
nHNO3(Mg)=12nN2+10nNH4NO3=0,02.12+10.0,01=0,34mol
nHNO3(MgO)=2nMgO=0,02mol
Vậy có 0,36 mol HNO3 phản ứng
Câu 6:Trộn 3 dung dịch Ba(OH)2 0,1M, NaOH 0,2M, KOH 0,3 M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch A . Lấy 300ml dung dịch A cho phản ứng với V lít dung dịch B gồm HCl 0,2M và HNO3 0,29M, thu được dung dịch C có pH =12. Giá trị của V là:
A. 0,134 lít B. 0,414 lít C. 0,424 lít D. 0,214 lít

nOH-=0,3.(0,1.2+0,2+0,3)=0,21mol
nH+=(0,2+0,29)V mol
pH=12---->CM(OH-)=0,01M
(0,21-0,49V)/(0,3+V)=0,01
vậy V=0,414 lít
 
N

newton97

Câu 6:Trộn 3 dung dịch Ba(OH)2 0,1M, NaOH 0,2M, KOH 0,3 M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch A . Lấy 300ml dung dịch A cho phản ứng với V lít dung dịch B gồm HCl 0,2M và HNO3 0,29M, thu được dung dịch C có pH =12. Giá trị của V là:
A. 0,134 lít B. 0,414 lít C. 0,424 lít D. 0,214 lít

nOH-=0,3.(0,1.2+0,2+0,3)=0,21mol
nH+=(0,2+0,29)V mol
pH=12---->CM(OH-)=0,01M
(0,21-0,49V)/(0,3+V)=0,01
vậy V=0,414 lít

Nếu vậy t nghĩ thể tích mỗi dung dịch là 100 ml thôi nhỉ??
Theo mình đáp án là A
 
V

vythuhien

Câu 6:Trộn 3 dung dịch Ba(OH)2 0,1M, NaOH 0,2M, KOH 0,3 M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch A . Lấy 300ml dung dịch A cho phản ứng với V lít dung dịch B gồm HCl 0,2M và HNO3 0,29M, thu được dung dịch C có pH =12. Giá trị của V là:
A. 0,134 lít B. 0,414 lít C. 0,424 lít D. 0,214 lít

nOH-=0,3.(0,1.2+0,2+0,3)=0,21mol
nH+=(0,2+0,29)V mol
pH=12---->CM(OH-)=0,01M
(0,21-0,49V)/(0,3+V)=0,01
vậy V=0,414 lít

Nếu vậy t nghĩ thể tích mỗi dung dịch là 100 ml thôi nhỉ??
Theo mình đáp án là A

Bạn xem lại đề nha. Người ta hỏi giá trị của V mà bạn
 
N

newton97

Bạn xem lại đề nha. Người ta hỏi giá trị của V mà bạn

Theo t thì :
nOH-=0,1.(0,1.2+0,2+0,3)=0,07mol
ko phải
nOH-=0,3.(0,1.2+0,2+0,3)=0,21mol
vì 3 dung dịch có thể tích bằng nhau mà tổng là 300 ml=> thể tích mỗi dung dịch là 100ml
=>(0,07-0,49V)/(0,3+V)=0,01
=> V= 0,134 lít
 
Last edited by a moderator:
N

ngobaochauvodich

câu hỏi Trắc nghiệm

1) Đun nóng hỗn hợp 3 ancol X, Y, Z với H2SO4 đặc ở [TEX]170^OC[/TEX] thu được hỗn hợp hai anken là đồng đẳng liên tiếp. Lấy 2 trong số 3 ancol trên đun nòng với H2SO4 đặc ở [TEX]140^OC[/TEX] thu được 1,32g hỗn hợp gồm 3 ete. Mặc khác làm bay hơi 1.32g hỗn hợp 3 ete này thu được thể tích bằng thể tích của 0,48g oxi (đo cùng điều kiện). Nếu đốt hoàn toàn 1,32g hỗn hợp ete trên rồi cho toàn bộ khí CO2 sinh ra vào 250ml dd Ba(OH)2 nồng độ C mol/lit thu được 9,85g kết tủa. Giá trị C là
A. 0,1 B. 0,2 C. 0,25 D. 0,5

2) Trộn các dung dịch HCl 0,75M; HNO3 0,15M; H2SO4 0,3M với các thể tích bằng nhau thì được dung dịch X. Trộn 300 ml dung dịch X với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,25M thu được m gam kết tủa và dung dịch Y có pH = x. Giá trị của x và m lần lượt là:
A. 1 và 2,23 gam B. 1 và 6,99 gam C. 2 và 2,23 gam D. 2 và 1,165 gam

3) X là tetrapeptit Ala – Gly – Val – Ala; Y là tripeptit Val – Gly – Val. Đun nóng m gam hỗn hợp chứa X và Y (trong đó tỉ lệ mol của X và Y tương ứng là 1 : 3) với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Z, cô cạn dung dịch Z thu được 25,328 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 17,025 gam B. 19,455 gam C. 34,105 gam D. 18,160 gam

4) Hấp thụ vừa đủ hỗn hợp etilen và propilen vào dung dịch KMnO4 31,6% thu được dung dịch X và kết tủa Y. Trong dung dịch X nồng độ % của etilenglicol là 6,906%. Nồng độ % của propan–1,2–điol trong dung dịch X là :
A. 13,24% B. 15,12% C. 12,88% D. 14,99%
 
N

ngobaochauvodich

câu hỏi Trắc nghiệm

GIẢI 1 SỐ CÂU KHÓ, LẠ TRONG ĐỀ THI THỬ LẦN 2 2012 KHTN HN

Câu 5:Đốt cháy hoàn toàn 0,3g chất hữu cơ X chỉ tạo 224ml CO2 (đktc) và 0,15g H2O.Khi cho X td với LiAlH4 thì 1 phân tử X tạo ra 2 chất hữu cơ Y. Công thức của X thỏa
A.CH3COOH B.HCOOCH3 C.HOCH2CHO DCH2O
 
G

giotbuonkhongten

GIẢI 1 SỐ CÂU KHÓ, LẠ TRONG ĐỀ THI THỬ LẦN 2 2012 KHTN HN


Câu 5:Đốt cháy hoàn toàn 0,3g chất hữu cơ X chỉ tạo 224ml CO2 (đktc) và 0,15g H2O.Khi cho X td với LiAlH4 thì 1 phân tử X tạo ra 2 chất hữu cơ Y. Công thức của X thỏa
A.CH3COOH B.HCOOCH3 C.HOCH2CHO DCH2O


Bài này dùng pt ngay bài đầu tiên Este

Este bị khử bởi liti nhôm hiđrua LiAlH4, khi đó nhóm R – CO – (gọi là nhóm axyl) trở thành ancol bậc I

Còn lại là phần biện luận :)
 
V

viettai304

câu 6

áp dụng định luật bảo toàn electron:
gọi x là số mol của Fe304
y là số mol của FeS2
ta có hệ:

232x+120Y=9.52
X+15Y=0.07
ta có thể dễ dàng tính được x=0.04 mol và y=0.002 mol
2Fe3O4->3Fe2O3 suy ra nFe2O3=0.06mol
2FeS2->Fe2O3 suy ra nFe2O3=0.001 mol
bảo toàn S tacó:
nBaSO4=0.004 mol
m rắn= 0.004*233+0.001*160+0.06*160=10.692gam->D đúng
 
N

ngobaochauvodich

câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 7: Biết rằng khi Cu2O tác dụng với axit tạo muối Cu2+ và Cu.Khi đốt cháy hoàn toàn hh X gồm những lượng bằng nhau về số mol của FeS2 và Cu2S thu 3,36 lít SO2 (đktc) và rắn Y gồm Fe2O3 và Cu2O.Hấp thụ hết SO2 thu được bởi dd nước brom vừa đủ được dd Z có nồng độ loãng.Cho toàn bộ Y vào Z , khuấy đều cho các pứ xảy ra hoàn toàn thì có m gam rắn không tan. Giá trị m :
A.6,4g B.3,2g C.1,6g D.0,8g
 
N

namnguyen_94

Ta có: nSO2 = 0,15 mol
Do nFeS2 = nCu2S = a mol ---> Bảo toàn S ---> a = 0,05 mol
--> nFe2O3 = 0,025 mol ; nCu2O = 0,05 mol
--> nH2SO4 = 0,15 mol
[TEX]Fe_2O_3 + 3 H_2SO_4 ---> Fe_2(SO_4)_3 + 3 H_2O[/TEX]
0,025----0,075
[TEX]Cu_2O + H_2SO_4 ---> CuSO_4 + Cu + H_2O[/TEX]
0,05----0,05---------0,05------0,05
[TEX]Cu + Fe_2(SO_4)_3 ---> CuSO_4 + 2 FeSO_4[/TEX]
0,025----0,025
--> m = 0,025.64 = 1,6 gam
 
D

desert_eagle_tl

GIẢI 1 SỐ CÂU KHÓ, LẠ TRONG ĐỀ THI THỬ LẦN 2 2012 KHTN HN

Câu 5:Đốt cháy hoàn toàn 0,3g chất hữu cơ X chỉ tạo 224ml CO2 (đktc) và 0,15g H2O.Khi cho X td với LiAlH4 thì 1 phân tử X tạo ra 2 chất hữu cơ Y. Công thức của X thỏa
A.CH3COOH B.HCOOCH3 C.HOCH2CHO DCH2O

Câu này là chương trình chuyên rồi , thi ĐH chắc cũng không ra đâu
........................................
........................................
........................................
 
Top Bottom